Đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển

Coggle requires JavaScript to display documents.

    • SỰ ĐÁNH ĐỔI NGẮN HẠN GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP

        • Là đường mô tả mối quan hệ nghịch biến giữa thất nghiệp và lạm phát.

          • Mở rộng tổng cầu, lạm phát cao - thất nghiệp thấp

          • Thu hẹp tổng cầu, lạm phát thấp - thất nghiệp cao

          • Đường phillips ngắn hạn dịch chuyển

          • Đường phillips dài hạn là đường dốc đứng

          • Thất nghiệp không đổi tại tỉ lệ tự nhiên

        • Đường phillips ngắn hạn dịch chuyển sang phải

        • Gây ra hiện tượng đình lạm
          Sản lượng giảm - giá cả tăng

        • Thất nghiệp và lạm phát cao hơn

        • Gây ra thời kỳ thất nghiệp cao và sản lượng thấp

          • Phẩn trăm tổn thất sản lượng hàng năm trong quá trình giảm 1% lạm phát

            • Người dân sử dụng một các tối ưu thông tin họ có được để dự báo về tương lai, bao gồm thông tin về chính sách của chính phủ.

CHƯƠNG 13Câu 1. Trường hợp nào sau đây là đúng, nếu có một cú sốc cung thuận lợia. Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái và đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển sang phải.b. Cả 2 đường tổng cung ngắn hạn và đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển sang phải.c. Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải và đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển sang trái.d. Cả 2 đường tổng cung ngắn hạn và đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển sang tráiCâu 2. Trong dài hạn, một sự gia tăng cung tiềna. Làm dịch chuyển đường Phillips dài hạn sang trái và đường Phillips ngắn hạn sang phảib. Làm dịch chuyển cả đường Phillips dài hạn và đường Phillips ngắn hạn sang phải.c. Làm dịch chuyển đường Phillips dài hạn sang phải và đường Phillips ngắn hạn sang tráid. Không có câu nào đúngCâu 3. Nếu lạm phát kỳ vọng tăng, đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển sanga. Trái, vì vậy ở bất kỳ tỷ lệ lạm phát nào, thất nghiệp trong ngắn hạn đều thấp hơn trước đây.b. Phải, vì vậy ở bất kỳ tỷ lệ lạm phát nào, thất nghiệp trong ngắn hạn đều cao hơn trước đây.c. Trái, vì vậy ở bất kỳ tỷ lệ lạm phát nào, thất nghiệp trong ngắn hạn đều cao hơn trước đây.d. Phải, vì vậy ở bất kỳ tỷ lệ lạm phát nào, thất nghiệp trong ngắn hạn đều thấp hơn trước đâyCâu 4. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn thường được gọi làa. Đường Phillipsb. Tính trung lập của tiềnc. Sự phân đôi cổ điểnd. Không câu nào đúng.Câu 5. Nếu sự gia tăng lạm phát có thể làm giảm thất nghiệp trong dài hạna.Tiền tệ sẽ không còn trung tính và đường cong Phillips trong dài hạn sẽ dốc lên.b.Tiền tệ sẽ không còn trung tính và đường cong Phillips trong dài hạn sẽ dốc xuống.c.Tiền tệ sẽ là trung tính và đường cong Phillips trong dài hạn sẽ dốc lên.d.Tiền tệ sẽ không còn trung tính và đường cong Phillips trong dài hạn sẽ dốc xuốngCâu 6. Với giả thuyết đường Phillips trong ngắn hạn dốc xuống về phía bên phải, một sự cắt giảm lạm pháta.Tạo ra chi phí vì GDP thực giảm.b.Phải trả giá cho việc tăng tỷ lệ thất nghiệp nhưng không ảnh hưởng đến sản lượng.c.Không tạo ra chi phí vì không ảnh hưởng đến sản lượng .d.Các câu trên đều sai.1Câu 7. Mối liên hệ được thể hiện trong đường Phillip ngắn hạn nói lên rằng:a.Tỷ lệ thất nghiệp luôn bằng tỷ lệ thất nghiệp chuẩn, lạm phát vừa phảib.Muốn giảm tỷ lệ thất nghiệp thì phải chịu tỷ lệ lạm phát cao hơn.c.Tỷ lệ thất nghiệp luôn là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cho dù tỷ lệ lạm phát cao hay thấpd.Một quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao thì tỷ lệ lạm phát cao.2

biến thực tế [sản lượng và thất nghiệp]. Cho dù NHTƯ theo đuổi chính sách tiền tệ nào, thì sảnlượng và tỷ lệ thất nghiệp trong dài hạn vẫn ở mức tự nhiên của chúng.Hình 6.7. Đường Phillips dài hạn. Theo Friedman và Phelps, không có sự đánh đổi giữa lạm phátvà thất nghiệp trong dài hạn. Sự gia tăng cung tiền quyết định tỷ lệ lạm phát. Cho dù lạm phát làbao nhiêu, thì tỷ lệ thất nghiệp vẫn bị hút về tỷ lệ tự nhiên của nó. Kết quả là đường Phillips dàihạn thẳng đứng.Khái niệm tự nhiên hàm ý gì khi được dùng để chỉ tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên? Friedman và Phelpssử dụng tính từ này để mô tả tỷ lệ thất nghiệp mà nền kinh tế có xu hướng bị hút tới trong dài hạn.Nhưng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên không nhất thiết phải là tỷ lệ thất nghiệp mà xã hội mong muốn.Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên không phải không thay đổi theo thời gian. Ví dụ, giả sử rằng một côngđoàn mới thành lập sử dụng sức mạnh thị trường của công nhân bị dôi ra, do đó tỷ lệ thất nghiệptự nhiên cao hơn. Thất nghiệp này là “tự nhiên” không phải nó tốt, mà bởi vì nó nằm ngoài ảnhhưởng của chính sách tiền tệ. Sự gia tăng cung tiền nhanh hơn không làm giảm được sức mạnhthị trường của công đoàn hoặc tỷ lệ thất nghiệp mà chỉ dẫn đến lạm phát cao hơn.Mặc dù chính sách tiền tệ không thể tác động đến tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, song chính sáchkhác lại có thể làm điều đó. Để giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, các nhà hoạch định chính sáchcần tìm ra chính sách cải thiện hoạt động của thị trường lao động. Như chúng ta đã biết các chínhsách khác nhau đối với thị trường: luật tiền lương tối thiểu, luật thương lượng tập thể, bảo hiểmthất nghiệp và chương trình đào tạo làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ làm dịch chuyểnđường Phillips dài hạn sang trái. Ngoài ra, vì thất nghiệp thấp hơn hàm ý có nhiều công nhân hơnđang sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ, nên lượng cung về hàng hóa và dịch vụ lớn hơn ở bất kỳmức giá đã cho nào và đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang phải. Nền kinh tế khi đó đượchưởng mức thất nghiệp thấp hơn và sản lượng cao hơn, cho dù tỷ lệ tăng tiền và lạm phát là baonhiêu. Hình 6.8. Đường Phillips dài hạn gắn với mô hình tổng cầu và tổng cung như thế nào. Phần [a]chỉ ra mô hình tổng cầu và tổng cung vời đường tổng cung thẳng đứng. Khi chính sách tiền tệ mởrộng làm dịch đường tổng cầu sang phải từ AD1 tới AD2 , trạng thái cân bằng chuyển từ điểm Atới điểm B. Mức giá tăng từ P1 lên P2 , trong khi sản lượng vẫn như cũ. Phần [b] vẽ đườngPhillips dài hạn thẳng đứng tại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Chính sách tiền tệ mở rộng chuyển nềnkinh tế từ mức lạm phát thấp [điểm A] tới mức lạm phát cao hơn [điểm B], nhưng không làm thayđổi tỷ lệ thất nghiệp.4.2.2. Kỳ vọng và đường Phillips ngắn hạn.Ban đầu, việc phủ nhận sự đánh đổi dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp của Friedman vàPhelps dường như không có sức thuyết phục. Lập luận của họ dựa trên yêu cầu biện minh cho lýthuyết. Ngược lại, mối quan hệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp do Phillips, Samuelson vàSolow nêu ra dựa trên số liệu thực nghiệm. Tại sao người ta phải tin rằng các nhà hoạch địnhchính sách đối mặt với đường Phillips thẳng đứng, trong khi nền kinh tế chứng tỏ rằng nó tuântheo đường Phillips dốc xuống? Những phát hiện của Phillips, Samuelson và Solow có đưa chúngta tới chỗ bác bỏ kết luận cổ điển về tính trung lập của tiền không?Friedman và Phelps ý thức rõ về những vần đề này và họ đã đưa ra một cách để dung hoà lýthuyết kinh tế vĩ mô cổ điển với phát hiện của đường Phillips dốc xuống được thiết lập từ số liệucủa Anh và Mỹ. Họ quả quyết rằng mối quan hệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp đùng trongngắn hạn, nhưng các nhà hoạch định chính sách không thể sử dụng nó trong dài hạn. Nói cáchkhác, các nhà hoạch định chính sách có thể theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng để đạt đượcmức thất nghiệp thấp hơn trong một thời gian, nhưng cuối cùng thất nghiệp sẽ trở lại tỷ lệ tựnhiên của nó và chính sách tiền tệ mở rộng hơn chỉ dẫn tới lạm phát cao hơn.Friedman và Phelps giải thích sự khác nhau giữa đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn. Như bạnđã biết, đường tổng cung dốc lên hàm ý sự gia mức giá làm tăng lượng hàng hóa và dịch vụ màdoanh nghiệp cung ứng. Ngược lại, đường tổng cung dài hạn thẳng đứng hàm ý mức giá khôngảnh hưởng tới lượng cung trong dài hạn. Ba lý thuyết để lý giải độ dốc dương của đường tổngcung ngắn hạn: nhận thức sai lầm về giá tương đối, tiền lương cứng nhắc và giá cả cứng nhắc.Do nhận thức, tiền lương và giá cả điều chỉnh theo thời gian để đáp lại sự thay đổi trong điều kiệnkinh tế, nên mối quan hệ thuận giữa mức giá và lượng cung đúng trong ngắn hạn, nhưng khôngđúng trong dài hạn. Friedman và Phelps áp dụng chính lô gích này vào đường Phillips. Cũng nhưđường tổng cung dốc lên chỉ đúng trong ngắn hạn, mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệpcũng chỉ đúng trong ngắn hạn. Và vì đường tổng cung dài hạn thẳng đứng, nên đường Phillips dàihạn cũng thẳng đứng.Để giúp cho việc giải thích mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp,Friedman và Phelps đưa một biến mới vào phân tích: lạm phát dự kiến. Lạm phát dự kiến phản ánh quy mô thay đổi của mức giá chung mà mọi người dự kiến. Mức giá dự kiến tác động tớinhận thức của mọi người về giá tương đối, tiền lương và giá cả mà họ quy định. Kết quả là, lạmphát dự kiến là một yếu tố quyết định vị trí của đường tổng cung ngắn hạn. Trong ngắn hạn,NHTƯ có thể coi lạm phát dự kiến [và cả đường tổng cung ngắn hạn] là cho trước. Khi cung ứngtiền tệ thay đổi, đường tổng cung ngắn hạn, những thay đổi về tiền tệ dẫn đến các biến độngkhông dự kiến trong sản lượng, giá cả, thất nghiệp và lạm phát. Bằng cách này, Friedman vàPhelps đã giải thích được đường Phillips mà Phillips, Samuelson và Solow nêu ra.Song khả năng của NHTƯ trong việc tạo ra lạm phát không dự kiến bằng cách tăng cung tiền chỉtồn tại trong ngắn hạn. Trong dài hạn, mọi người dự kiến mức lạm phát mà NHTƯ quyết định tạora. Do nhận thức, tiền lương và giá cuối cùng sẽ điều chỉnh để đáp lại tỷ lệ lạm phát, nên đườngtổng cung dài hạn thẳng đứng. Trong trường hợp này, sự thay đổi của tổng cầu, chẳng hạn do sựthay đổi của cung tiền, không ảnh hưởng tới sản lượng hàng hóa và dịch vụ. Như vậy, Friedmanvà Phelps kết luận rằng thất nghiệp trở lại tỷ lệ tự nhiên của nó trong dài hạn.Phân tích của Friedman và Phelps có thể tổng kết bằng phương trình dưới đây.Tỷ lệ thất nghiệp = tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên – a [lạm phát thực tế - lạm phát dự kiến]Phương trình này gắn tỷ lệ thất nghiệp với tỷ lệ thất nghiệp ngắn hạn, lạm phát thực tế với lạmphát dự kiến. Trong ngắn hạn, lạm phát dự kiến không thay đổi. Vì vậy, lạm phát thực tế cao hơngắn với thất nghiệp thấp hơn. [Mức độ phản ứng của thất nghiệp đối với lạm phát không dự kiếnlà do a quyết định và độ dốc của đường tổng cung ngắn hạn quyết định độ lớn của a]. Tuy nhiêntrong dài hạn, mọi người bắt đầu dự kiến NHTƯ sẽ tạo ra mức lạm phát nào. Bởi vậy, lạm phátthực tế bằng lạm phát dự kiến và thất nghiệp bằng tỷ lệ tự nhiên của nó.Hình 6.9. Lạm phát dự kiến làm dịch chuyển đường Phillips ngắn hạn như thế nào. Tỷ lệ lạm phátdự kiến càng cao, sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp càng cao. Tại điểm A, cảlạm phát dự kiến và lạm phát thực tế đều thấp, còn thất nghiệp ở mức tự nhiên. Nếu Fed theođuổi chính sách tiền tệ mở rộng, nền kinh tế chuyển từ điểm A tới điểm B trong ngắn hạn. Tạiđiểm B, lạm phát dự kiến vẫn thấp, nhưng lạm phát thực tế đã cao và thất nghiệp thấp hơn tỷ lệtự nhiên của nó. Trong dài hạn, lạm phát dự kiến tăng lên và nền kinh tế chuyển tới điểm C. Tạiđiểm C, cả lạm phát dự kiến và lạm phát thực tế đều cao trong khi thất nghiệp trở lại tỷ lệ tự nhiêncủa nó.Phương trình này hàm ý không có đường Phillips ngắn hạn ổn định. Mỗi đường Phillips nhàhoạch định chính sách có thể lựa chọn là rất nguy hiểm. Để hiểu tại sao, chúng ta hãy hình dungra rằng nền kinh tế đang nằm ở mức thất nghiệp tự nhiên của nó với lạm phát thấp và lạm phátdự kiến thấp, như được minh hoạ bằng điểm A trong hình 6.9. Bây giờgiả sử các nhà hoạch định chính sách tìm cách đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp bằng cáchsử dụng chính sách tiền tệ và tài khoá để mở rộng tổng cầu. Trong ngắn hạn, khi lạm phát dựkiến cố định, nền kinh tế chuyển từ điểm A đến điểm B. Thất nghiệp giảm xuống thấp hơn tỷ lệ tự nhiên của nó và lạm phát tăng lên cao hơn lạm phát dự kiến. Theo thời gian, mọi người đã quenvới tỷ lệ lạm phát cao hơn này và họ tăng kỳ vọng của mình về lạm phát. Khi lạm phát dự kiếntăng lên, doanh nghiệp và công nhân bắt đầu tính đến mức lạm phát cao hơn khi quy định tiềnlương và giá cả. Khi đó, đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển sang phải như được chỉ ra tronghình 6.9. Cuối cùng, nền kinh tế dừng lại ở điểm C với mức lạm phát cao hơn so với điểm A,nhưng có mức thất nghiệp như cũ.Bởi vậy, Friedman và Phelps kết luận rằng các nhà hoạch định chính sách đối mặt với sự đánhđổi giữa thất nghiệp và lạm phát, nhưng chỉ là sự đánh đổi tạm thời. Nếu các nhà hoạch địnhchính sách sử dụng sự đánh đổi này, họ sẽ đánh mất nó.4.2.3. Thực nghiệm tự nhiên cho giả thiết tỷ lệ tự nhiênFriedman và Phelps đã đưa ra một dự báo vào năm 1968: nếu các nhà hoạch định chính sách cốnắm lấy lợi thế của đường Phillips bằng việc chọn mức lạm phát cao để cắt giảm thất nghiệp, họsẽ chỉ tạm thời thành công trong việc cắt giảm thất nghiệp. Quan điểm này - tức quan điểm chorằng thất nghiệp cuối cùng sẽ chỉ trở lại thất nghiệp tự nhiên của nó cho dù tỷ lệ lạm phát là baonhiêu- được gọi là giả thiết tỷ lệ tự nhiên.Hình 6.10 Đường Phillips trong những năm 1960. Hình này sử dụng số liệu hàng năm từ 1961đến 1968 về tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát [tính bằng chỉ số điều chỉnh GDP] để chỉ ra mốiquan hệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp.Tuy nhiên, trước khi bàn về kết quả của phép kiểm định này, chúng ta hãy xem xét số liệu màFriedman và Phelps có khi họ đưa ra dự báo của mình vào năm 1968. Hình 6.10 ghi tỷ lệ thấtnghiệp và tỷ lệ lạm phát trong thời kỳ 1961 – 1968. Các số liệu này chỉ ra đường Phillips. Vì lạmphát tăng qua tám năm này, nên thất nghiệp giảm. Số liệu kinh tế từ thời kỳ này phù hợp với sựđánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.Thành công bề ngoài của đường Phillips trong những năm 1960 làm cho dự báo của Friedman vàPhels trở nên đúng hơn. Vào năm 1958, Phillips đã nêu ra mối quan hệ nghịch giữa lạm phát vàthất nghiệp. Năm 1960, Samuelson và Solow đã chỉ ra rằng điều này đúng với số liệu của Mỹ. Sốliệu của một thập kỷ nữa khẳng định mối quan hệ đó. Đối với một số nhà kinh tế trong thời kỳ này, dường như là lố bịch nếu quả quyết rằng đường Phillips sụp đổ mỗi khi các nhà hoạch định chínhsách tìm cách sử dụng nó.Hình 6.11. Sự sụp đổ của đường Phillips. Hình này biểu thị số liệu hàng năm từ 1961 tới 1973 vềtỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát [tính bằng chỉ số điều chỉnh GDP]. Hãy chú ý rằng đườngPhillips của những năm 1960 đã sụp đổ vào đầu những năm 1970.Nhưng trong thực tế, đây chính là điều đã xảy ra. Vào cuối những năm 1960, chính phủ Mỹ theođuổi chính sách mở rộng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ. Một phần sự mở rộng này là nhờchính sách tài khoá: Chi tiêu của chính phủ tăng khi cuộc chiến ở Việt nam nóng lên. Một phần lànhờ chính sách tiền tệ: Vì Fed [NHTƯ Mỹ] tìm cách làm giảm lãi suất khi đứng trước chính sáchtài khoá mở rộng, cung tiền [tính bằng M2] đã tăng khoảng 13% mỗi năm trong thời kỳ từ 1970đến 1972 so với 7% năm trong đầu những năm 1960. Kết quả là, lạm phát ở mức cao [từ 5 đến6% vào đầu những năm 1970 so với từ 1 đến 2 % năm vào đầu những năm 1960]. Nhưng nhưFriedman và Phelps đã dự báo, thất nghiệp không còn ở mức thấp nữa.Hình 6.11 biểu thị lịch sử của lạm phát và thất nghiệp từ 1961 đến 1973. Nó chỉ ra rằng mối quanhệ nghịch giản đơn giữa hai biến bắt đầu bị phá vỡ vào năm 1970. Cụ thể, vì lạm phát vẫn giữ ởmức cao vào đầu những năm 1970, kỳ vọng của mọi người về lạm phát đã bắt kịp với thực tế vàtỷ lệ thất nghiệp trở lại mức 5 đến 6%, mức phổ biến vào đầu những năm 1960. Hãy chú ý rằnglịch sử được minh hoạ trên hình 6.11 rất giống với lý thuyết về sự dịch chuyển của đường Phillipsngắn hạn được chỉ ra trong hình 6.9. Vào năm 1973, các nhà hoạch định chính sách đã hiểu rằngFriedman và Phelps có lý: không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn.4.3Sự dịch chuyển của đường Phillips: vai trò của các cúsốc cungVào năm 1968, Friedman và Phelps đã nhận định rằng những thay đổi trong lạm phát dự kiến làmdịch chuyển đường Phillips và kinh nghiệm thu nhập được vào đầu những năm 1979 đã thuyếtphục hầu hết các nhà kinh tế tin rằng Friedman và Phelps có lý. Song trong vòng vài năm, cácnhà kinh tế đã tập trung sự chú ý vào một nguồn khác làm dịch chuyển đường Phillips ngắn hạn:các cú sốc đối với tổng cung. Trong thời kỳ này, sự dịch chuyển được chú ý không xuất phát từ các giáo sư kinh tế Mỹ, mà từcác nước Ảrập. Vào năm 1974, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ [OPEC] bắt đầu áp đặt sứcmạnh thị trường với tư cách một các ten trên thị trường dầu mỏ thế giới nhằm làm tăng lợi nhuậncủa các nước thành viên. Các nước OPEC, chẳng hạn Saudi Arabia, Kuwait và Iraq, đã cắt giảmcung này làm cho giá dầu tăng gấp đôi.Sự tăng mạnh mẽ trong giá dầu thế giới là một ví dụ về cú sốc cung. Cú sốc cung là sự kiện tácđộng trực tiếp vào chi phí sản xuất của các doanh nghiệp và qua đó vào giá cả của họ; nó làmdịch chuyển đường tổng cung của nền kinh tế và đường Phillips. Ví dụ, khi giá dầu làm tăng chiphí sản xuất xăng, dầu đốt, lốp ô tô và nhiều sản phẩm khác, nó làm giảm lượng cung về hànghóa và dịch vụ ở bất cứ giá cho trước nào. Như phần [a] của hình 6.12 chỉ ra, sự giảm sút củacung được biểu thị bằng sự dịch chuyển sang trái của đường tổng cung từ AS1 tới AS2. Mức giátăng từ P1 lên P2 và sản lượng giảm từ Y1 xuống Y2. Kết hợp tăng giá và giảm sản lượng đôi khiđược gọi là lạm phát kèm suy thoái.Sự dịch chuyển này của đường tổng cung gắn với sự dịch chuyển tương tự của đường Phillipsngắn hạn được vẽ trong phần [b]. Vì các doanh nghiệp cần ít công nhân hơn để sản xuất ra mứcsản lượng thấp hơn, nên việc làm giảm và thất nghiệp tăng. Do mức giá cao hơn, tỷ lệ lạm phát tức phần trăm thay đổi trong mức giá so với năm trước – cũng cao hơn. Như vậy, sự dịch chuyểncủa tổng cung dẫn tới thất nghiệp cao hơn và lạm phát cao hơn. Sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạmphát và thất nghiệp chuyển sang phải, từ PC1 sang PC2.Do phải đương đầu với cú sốc cung bất lợi, các nhà hoạch định chính sách đứng trước sự lựachọn khó khăn giữa chống lạm phát và chống thất nghiệp. Nếu thu hẹp tổng cầu để chống lạmphát, họ sẽ làm tăng thất nghiệp thêm nữa. Nếu mở rộng tổng cầu để chống thất nghiệp, họ sẽlàm tăng lạm phát lên cao hơn nữa. Nói cách khác, các nhà hoạch định chính sách đứng trước sựđánh đổi ít mong muốn hơn giữa lạm phát và thất nghiệp so với trước khi có sự dịch chuyển củađường tổng cung. Họ phải sống chung với tỷ lệ lạm phát cao hơn tại bất kỳ tỷ lệ thất nghiệp nàohoặc với tỷ lệ thất nghiệp cao hơn tại bất kỳ tỷ lệ lạm phát nào hoặc một kết hợp nào đó của mứcthất nghiệp cao hơn và lạm phát cao hơn.Một câu hỏi quan trọng là sự dịch chuyển bất lợi của đường Phillips chỉ có tính tạm thời hay lâudài. Câu trả lời phụ thuộc vào việc mọi người điều chỉnh kỳ vọng của họ về lạm phát như thế nào.Nếu mọi người coi sự gia tăng lạm phát do cú sốc cung gây ra là sự lệch lạc tạm thời, lạm phátdự kiến sẽ không thay đổi và đường Phillips sớm trở lại vị trí cũ. Nhưng nếu mọi người tin rằng cúsốc dẫn tới một thời kỳ mới có lạm phát cao hơn, thì lạm phát dự kiến sẽ tăng lên và đườngPhillips vẫn nằm ở vị trí mới, kém mong muốn hơn.

Video liên quan