Frederick Sanger - Nhà hóa học - Anh

Một nhà khoa họa Anh và một nhà khoa học Đức được trao giải Nobel Hóa học "cho sự phát triển quá trình xúc tác hữu cơ không đối xứng".

Ông Benjamin List người Đức và ông David MacMillan người Anh được trao giải thưởng danh tiếng tại một sự kiện ở Stockholm, Thụy Điển.

Công trình hóa học của họ có ứng dụng to lớn trong việc phát triển các loại dược phẩm mới và tạo ra các phân tử có khả năng thu giữ ánh sáng trong các tế bào mặt trời.

Hai nhà khoa học sẽ chung giải thưởng tiền mặt 10 triệu krona (khoảng 1,134,000 USD).

Nghiên cứu của ông List và ông MacMillan khiến cho việc tạo ra các phân tử bất đối xứng - các phân tử tồn tại trên hai phiên bản, mà bản này là hình ảnh phản chiếu của bản kia - dễ dàng hơn rất nhiều.

Các nhà hóa học thường chỉ muốn có một trong hai hình ảnh phản chiếu này - đặc biệt là khi sản xuất dược phẩm - nhưng trước đây họ khó tìm được phương pháp hữu hiệu để làm điều này.

Ủy ban Giải Nobel nói phát minh của hai ông, được gọi là phân tích xúc tác hữu cơ bất đối xứng đã "đưa việc phát triển phân tử lên một tầm cao hoàn toàn mới."

Chụp lại video,

Nguồn gốc giải Nobel

GS Peter Somfai, thành viên ủy ban Nobel, từ Đại học Lund của Thụy Điển, gọi nghiên cứu này là "cuộc cách mạng", và nói thêm: "Chúng ta có một công cụ hoàn toàn mới trong hóa hữu cơ, và đây là lợi ích lớn nhất cho loài người."

GS Somfai đưa ra ví dụ của limonene, một phân tử tồn tại dưới hai phiên bản phản chiếu giống hệt nhau. Hai phân tử này hoạt động theo các cách khác nhau: một phiên bản của phân tử limonene có mùi chanh, còn phiên bản phản chiếu của nó lại có mùi cam.

"Điều đó có nghĩa cơ thể chúng ta có thể phân biệt được hai hình ảnh phản chiếu. Và thông điệp đáng nhớ ở đây là… điều tương tự có lẽ cũng đúng với các loại thuốc chúng ta dùng để chữa bệnh," GS Somfai giải thích trong một cuộc họp báo ở Học viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển.

"Điều quan trọng là chúng ta có khả năng chỉ chế tạo hình ảnh phản chiếu có tác động sinh lý học mong đợi của dược phẩm."

Frederick Sanger - Nhà hóa học - Anh

Nguồn hình ảnh, Nobel Prize

Chụp lại hình ảnh,

Một phiên bản (trái) của phân tử limonene có mùi chanh, trong khi phiên bản kia (phải) lại có mùi cam

Giải thưởng Nobel do nhà công nghiệp Alfred Nobel người Thụy Điển thành lập, được viết trong di chúc của ông một năm trước khi ông qua đời vào năm 1896.

Tổng số có 187 cá nhân đã nhận giải Nobel Hóa học từ khi giải này được trao lần đầu năm 1901.

Trong số đó chỉ có bảy người là phụ nữ. Nhà sinh hóa học người Anh Frederick Sanger được trao giải hai lần - năm 1958 và 1980.

Quốc gia có nhiều người giành giải Nobel Hóa học nhất là Hoa Kỳ, với 72 người. Đức và Anh cùng ở vị trí thứ hai với 34 người đoạt giải.

Các chủ nhân giải Nobel Hóa học những năm gần đây

Frederick Sanger - Nhà hóa học - Anh

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Emmanuelle Charpentier (trái) và Jennifer Doudna bắt đầu cộng tác từ 2011

2020 - Emmanuelle Charpentier và Jennifer Doudna nhận giải thưởng nhờ công trình phát triển công cụ thay đổi DNA

2019 - John B Goodenough, M Stanley Whittingham và Akira Yoshino nhận chung giải Nobel cho nghiên cứu của họ về pin lithium-ion.

2018 - Các phát minh về enzyme giúp Frances Arnold, George P Smith và Gregory Winter giành giải

2017 - Jacques Dubochet, Joachim Frank và Richard Henderson được trao giải nhờ công trình cải thiện hình ảnh của các phân tử sinh học

2016 - Jean-Pierre Sauvage, Fraser Stoddart và Bernard Feringa là chủ nhân giải Nobel Hóa học nhờ công trình chế tạo máy kích cỡ phân tử

2015 - Các phát minh sửa chữa DNA đem lại giải thưởng cho Tomas Lindahl, Paul Modrich và Aziz Sancar.

Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển (KVA) nơi trao giải Nobel Hóa học thường niên, ghi nhận nhà hóa sinh người Anh Frederick Sanger (1918-2013) đã 2 lần được trao giải Nobel Hóa học vào các năm 1958 và 1980, là người đầu tiên được trao 2 giải Nobel Hóa học.

  • Người Châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học: Thầy học vĩ đại

Frederick Sanger - Nhà hóa học - Anh

Cụ thể, lần thứ nhất Tiến sĩ F. Sanger được vinh dự nhận giải Nobel Hóa học của năm 1958, về công trình nghiên cứu làm sáng tỏ cấu trúc của các protein, đặc biệt là insulin, mở đường cho việc thiết lập nền tảng luận thuyết trung tâm của di truyền học và sinh học phân tử.

Lần thứ 2 là giải Nobel Hóa học của năm 1980, Tiến sĩ F. Sanger nhận chung giải thưởng với hai nhà hóa học người Mỹ là Paul Berg (1926-2023) và Walter Gilbert, cho những nghiên cứu liên quan đến chuỗi axít nucleic giúp phát triển và cải tiến kỹ thuật giải trình tự ADN.

Tính đến năm 2022, Tiến sĩ F. Sanger là một trong 5 người được trao tới 2 giải Nobel, bốn người là Marie Curie người Pháp gốc Ba Lan gồm giải Nobel Vật lý (năm 1903) và giải Nobel Hóa học (năm 1911); Linus Pauling, người Mỹ gồm giải Nobel Hóa học (năm 1954) và giải Nobel Hòa bình (năm 1962); John Bardeen, người Mỹ gồm 2 giải Nobel Vật lý (năm 1956 và năm 1972) và Karl Barry Sharpless, người Mỹ gồm 2 giải Nobel Hóa học (năm 2001 và 2022).