Fujifilm là gì
Bài viết là chia sẻ của nhiếp ảnh gia, nhà biên tập video Chris Lee với kênh Youtube pal2tech HDR (High Dynamic Range) là một kỹ thuật trong nhiếp ảnh nhằm tăng chất lượng ảnh chụp, vượt qua những giới hạn mà phần cứng cho phép. Bằng cách chụp 3 hoặc nhiều tấm hình ở các mức độ sáng khác nhau sau đó sử dụng phần mềm để lồng ghép, ta có được một tấm hình cuối cùng với dải biến động sáng rộng, khi mà cả những mảng tối và sáng đều rõ ràng, không bị 'cháy' nếu như chỉ chụp 1 lần duy nhất. Hãng máy ảnh Fujifilm đã trang bị tính năng này cho rất nhiều những sản phẩm của mình, nhưng thay vì chỉ chụp ảnh rồi bắt người dùng tự ghép bằng phần mềm hậu kỳ thì sẽ tự động hóa hoàn toàn, cho ra bức ảnh để sử dụng được luôn. Nhưng chắc chắn rất nhiều người dùng máy ảnh Fujifilm cũng sẽ không hiểu được rằng tại sao tính năng này lại được đánh dấu theo phần trăm, bao gồm 200%, 400% và 800% và 800% . Những tấm hình để thực hiện ghép HDR Để giải thích một cách đơn giản, con số phần trăm càng cao thì máy sẽ chụp các bức ảnh ở các ngưỡng sáng càng cách xa nhau, giúp cho dải biến động sáng càng rộng hơn. Hãng cho phép người dùng điều chỉnh cường độ HDR cho từng hoàn cảnh chụp khác nhau, cụ thể: - HDR 200%: Chụp 3 tấm cách nhau 1 bước sáng - HDR 400%: Chụp 3 tấm cách nhau 2 bước sáng - HDR 800%: Tương tự với 3 bước sáng - HDR 800% : Máy sẽ cố gắng chụp lại được tất cả chi tiết trong ảnh, chuyển chế độ Tối ưu hóa dải biến động sáng (D Range Priority) lên mức cao nhất. Trong chế độ này, máy sẽ cho ra một bức hình hơi 'phẳng' hay 'đục', vì vậy người dùng có thể tăng Độ trong trẻo (Clarity) và Độ nét (Sharpness) để cho bức hình đẹp mắt hơn. - HDR Auto: Máy sẽ tự động chọn giữa HDR 200% và HDR 400% tùy vào điều kiện môi trường Trong bài thử nghiệm của anh Lee, HDR 200% cho hiệu ứng khá nhẹ, vùng sáng đỡ 'cháy' hơn 1 chút HDR 400% cũng tương tự, ta thấy được sự khác biệt chủ yếu ở vùng sáng Đến với HDR 800% thì sự khác biệt ở vùng tối đã bắt đầu rõ ràng hơn So sánh ảnh chụp thông thường và ở mức HDR 800% , ta có thể thấy ảnh phẳng hơn nhưng với lượng thông tin vùng tối và vùng sáng vượt trội, thấy được sự khác biệt hoàn toàn Tăng Độ trong trẻo (Clarity) và Độ nét (Sharpness) để ảnh sống động trở lại Tính năng HDR của Fujifilm cũng ảnh hưởng đến cả file RAW Nếu như chụp ảnh JPEG, bạn sẽ có 1 tấm hình cuối cùng để sử dụng được luôn, không cần phải lo nghĩ nhiều. Còn đối với những ai thích điều chỉnh, thường chụp ảnh RAW thì tính năng HDR của Fujifilm vẫn có tác dụng! Ảnh RAW khi bật HDR sẽ nặng hơn tới 3 lần so với ảnh RAW thông thường, vì trong một tệp .RAF đã có tới 3 bức ảnh ở các ngưỡng sáng khác nhau. Ảnh RAW HDR nặng hơn khá nhiều so với ảnh thường Điểm hay của tệp HDR RAF này đó là khi đưa vào các phần mềm hậu kỳ như Lightroom, Photoshop, Capture One thì chỉ hiện ra là 1 ảnh duy nhất, nhưng khi chỉnh sửa sẽ có lượng thông tin giống như 3 bức ảnh. Ta cũng có thể chuyển đổi tệp này thành dạng Adobe DNG bằng cách nhấn vào nút “Convert Photo to DNG" và tích thanh “Embed original Raw file". Hiện vẫn chưa có cách nào để tách được tệp này thành 3 bức ảnh riêng biệt để người dùng có nhiều khả năng điều khiển hơn trong quá trình ghép. Nhưng đối với những người chơi Fujifilm thường chụp ảnh JPEG lấy ngay hoặc chỉ chỉnh sửa nhẹ với tệp RAF thì điều này không còn quá quan trọng.
Fujifilm có thể đã bắt đầu như là một nhà sản xuất phim ảnh, nhưng quyết định của công ty là phân nhánh thành nhiều lĩnh vực kinh doanh - bao gồm cả việc chuyển đổi sang nhà sản xuất máy ảnh kỹ thuật số trong vài năm qua - đã thành công. Năm 2007, các máy ảnh của Fujifilm xếp thứ tám trên toàn thế giới về số lượng máy ảnh kỹ thuật số được sản xuất, với khoảng 8,3 triệu chiếc, theo một báo cáo của Techno Systems Research. Máy ảnh Fujifilm, đôi khi được rút ngắn về máy ảnh Fuji, chiếm thị phần khoảng 6,3%. Fujifilm cung cấp một số máy ảnh kỹ thuật số dưới tên thương hiệu Finepix, bao gồm các mô hình điểm và bắn và các mô hình SLR kỹ thuật số . Lịch sử của FujifilmĐược thành lập vào năm 1934 với tư cách là Fuji Photo Film Co., công ty đã thực hiện một mong muốn từ chính phủ Nhật Bản cho ngành công nghiệp sản xuất phim ảnh trong nước. Fuji Photo nhanh chóng mở rộng, mở một số nhà máy và thành lập công ty con. Đến năm 1965, công ty thành lập một công ty con của Mỹ tại Valhalla, NY, được gọi là Fuji Photo Film USA. Các chi nhánh châu Âu sẽ sớm theo sau. Một số công ty con bắt đầu sử dụng tên Fujifilm vào giữa những năm 1990 khi công ty bắt đầu chuyển dịch vụ kinh doanh của mình khỏi sự phụ thuộc nặng nề vào phim ảnh, và toàn bộ công ty chính thức trở thành Fujifilm vào năm 2006. Trong lịch sử của công ty, Fujifilm đã cung cấp phim ảnh, phim ảnh chuyển động, phim x-ray, phim đảo chiều màu (slide), microfilm, âm bản màu, phim ảnh chuyển động 8mm và băng video. Ngoài phim, công ty cũng đã cung cấp băng lưu trữ máy tính, đĩa mềm máy tính, đĩa in offset, hình ảnh x-quang kỹ thuật số và hệ thống hình ảnh y tế. Fujifilm sản xuất camera kỹ thuật số đầu tiên vào năm 1988, DS-1P, và nó là chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới với các thiết bị tháo rời. Công ty cũng đã tạo ra máy quay phim có thể tái chế một lần đầu tiên, QuickSnap, vào năm 1986. Các sản phẩm Fujifilm và Finepix của Hôm nayHầu hết các máy ảnh của Fujifilm đều hướng đến các nhiếp ảnh gia, nhưng công ty cũng cung cấp một số máy ảnh loại SLR kỹ thuật số nhắm vào các nhiếp ảnh gia trung gian và một số máy ảnh SLR đầy đủ nhắm vào các chuyên gia.
|