Giải bài 1, 2, 3 trang 242 sgk hóa học 11 nâng cao - Câu trang SGK Hóa học Nâng cao

Liên kết đôi C=O gồm liên kết \(\sigma \) và liên kết \(\pi \). C và O đều ở trạng thái lai hóa \(s{p^2}\), O có độ âm điện lớn hơn nên hút electron về phía mình và làm cho liên kết C=O trở nên phân cực. O mang điện tích \({\delta ^ - }\) , C mang điện tích \({\delta ^ + }\)

Câu 1 trang 242 SGK Hóa học 11 Nâng cao

Hãy điền các cụm từ hoặc kí hiệu dưới đây vào chỗ trống trong câu sau sao cho phù hợp:

Liên kết đôi C=O gồm (1) và (2), C và O đều ở trạng thái (3), O có (4), lớn hơn nên hút (5) về phía mình và làm cho (6) trở thành (7); O mang điện tích (8), C mang điện tích(9)

Giải

Liên kết đôi C=O gồm liên kết \(\sigma \) và liên kết \(\pi \). C và O đều ở trạng thái lai hóa \(s{p^2}\), O có độ âm điện lớn hơn nên hút electron về phía mình và làm cho liên kết C=O trở nên phân cực. O mang điện tích \({\delta ^ - }\) , C mang điện tích \({\delta ^ + }\)


Câu 2 trang 243 SGK Hóa Học 11 Nâng cao

Hãy lập công thức chung cho dãy đồng đẳng anđehit fomic và cho dãy đồng đẳng của axeton.

Giải

Dãy đồng đẳng của anđehit fomic (anđehit no đơn chức):

\({C_n}{H_{2n + 1}}CHO\) hay \({C_m}{H_{2m}}O(n \ge 0,m \ge 2)\)

Dãy đồng đẳng của axeton:

\({C_n}{H_{2n + 1}}CO{C_m}{H_{2m + 1}}\) hoặc \({C_k}{H_{2k}}O(n,m \ge km \ge 3)\)


Câu 3 trang 243 SGK Hóa học 11 Nâng cao

Hãy gọi tên thay thế và tên thông thường (nếu có) các anđehit và xeton sau:

a) \(C{H_3}CHO\)

b) \(C{H_3}CH(Cl)CHO\)

c) \({(C{H_3})_2}CHCHO\)

d) \(C{H_2} = CH - CHO\)

e) \({\rm{trans - }}C{H_3}CH = CHCHO\)

g) \(C{H_3}CO{C_2}{H_5}\)

h) \(p - C{H_3}{C_6}{H_4}CHO\)

i) \(C{l_3}CCHO\)

k) \(C{H_2} = CHCOC{H_3}\)

Giải

Giải bài 1, 2, 3 trang 242 sgk hóa học 11 nâng cao - Câu trang SGK Hóa học Nâng cao