Giải bài 6, 7, 8 trang 7, 8 sgk toán 6 tập 1 - Bài trang sgk toán tập

c) Vi 13 x nên x = 13 là một phần tử của tập hợp C; tương tự x = 15 cũng là những phần tử của tập hợp C. Vậy C = {13; 14; 15}.

Bài 6 trang 7 sgk toán 6 tập 1

6.

a) Viết số tự nhiên liền sau mỗi số:
17; 99; a (với a N).

b) Viết số tự nhiên liền trước mỗi số:

35; 1000; b (với b N*).

Bài giải:

a) 18; 100; a + 1.

b) Số liền trước của số tự nhiên a nhỏ hơn a 1 đơn vị. Mọi số tự nhiên khác 0 đều có số liền trước. Vì b N* nên b 0.

Vậy đáp số là: 34; 999; b - 1


Bài 7 trang 8 sgk toán 6 tập 1

7. Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử:
a) A = {x N\(\mid\) 12 < x < 16};

b) B = { x N*\(\mid\) x < 5};

c) C = { x N\(\mid\) 13 x 15}

Bài giải:

a) Vì x > 12 nên 12 \(\notin\) A, tương tự 16 \(\notin\) A. Ta có A = {13; 14; 15}

b) Chú ý rằng 0\(\notin\) N*, do đó B = {1; 2; 3; 4}.

c) Vi 13 x nên x = 13 là một phần tử của tập hợp C; tương tự x = 15 cũng là những phần tử của tập hợp C. Vậy C = {13; 14; 15}.


Bài 8 trang 8 sgk toán 6 tập 1

8. Viết tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 5 bằng hai cách. Biểu diễn trên tia số các phần tử của tập hợp A.

Bài giải:

Các số tự nhiên không vượt quá 5 có nghĩa là các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 0 và nhỏ hơn hoặc bằng 5.

(Liệt kê các phần tử) A = {0; 1; 2; 3; 4; 5}

(Dùng tính chất đặc trưng cho các phần tử) A = { x N\(\mid\) x 5}.

Giải bài 6, 7, 8 trang 7, 8 sgk toán 6 tập 1 - Bài trang sgk toán tập