Giải bài 63, 64, 65 trang 126 sách giáo khoa toán 6 tập 1 - Bài trang - Sách giáo khoa toán tập

Bài 64 cho hai đoạn thẳng \(AB\) dài \(6cm\). Gọi \(C\) là trung điểm của \(AB\) lấy \(D\) và \(E\) là hai điểm thuộc đoạn thẳng \(AB\) sao cho \(AD=BE=2cm\). Vì sao \(C\) là trung điểm của \(DE\)?

Bài 63 trang 126 - Sách giáo khoa toán 6 tập 1

Bài 63 Khi nào ta kết luận được I là trung điểm của đoạn thẳng AB? Em hãy chọn những câu trả lời đúng trong các câu sau:

a) IA=IB.

b) AI+IB=AB.

c) AI+IB=AB và IA=IB.

d) IA=IB=AB/2.

Giải:

Câu c), câu d) đúng.


Bài 64 trang 126 - Sách giáo khoa toán 6 tập 1

Bài 64 cho hai đoạn thẳng \(AB\) dài \(6cm\). Gọi \(C\) là trung điểm của \(AB\) lấy \(D\) và \(E\) là hai điểm thuộc đoạn thẳng \(AB\) sao cho \(AD=BE=2cm\). Vì sao \(C\) là trung điểm của \(DE\)?

Giải:

Giải bài 63, 64, 65 trang 126 sách giáo khoa toán 6 tập 1 - Bài trang - Sách giáo khoa toán tập

Vì \(C\) là trung điểm của \(AB\) nên \(C\) nằm giữa \(A\) và \(B\) và \(CA=CB= 6:2 = 3(cm)\).

Trên tia \(AB\) có: \(AD < AC (2<3)\) nên điểm \(D\) nằm giữa \(A\) và \(C\), do đó \(CD=AC-AD=3 2 = 1 (cm)\).

Trên tia \(BA\) có: \(BE

Từ các dữ kiện trên suy ra điểm \(C\) nằm giữa \(D\) và \(E\).

Mặt khác có \(CD=CE(=1cm)\) nên \(C\) là trung điểm của \(D\) và \(E\).


Bài 65 trang 126 - Sách giáo khoa toán 6 tập 1

Bài 65 Đo các đoạn thẳng \(AB, BC, CD, CA\) rồi điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:

Giải bài 63, 64, 65 trang 126 sách giáo khoa toán 6 tập 1 - Bài trang - Sách giáo khoa toán tập

a) Điểm \(C\) là trung điểm của vì

b) Điểm \(C\) không là trung điểm của vì \(C\) không thuộc đoạn thẳng \(AB\).

c) Điểm \(A\) không là trung điểm của \(BC\) vì

Giải

a) \(DB\);

\(C\) nằm giữa \(B,D\) và \(CB= CD(2,5cm)\).

b) \(AB\);

c) \(A\) không nằm giữa \(B\) và \(C\).