Giải bài luyện tập miêu tả đồ vật

Giải vở bài tập tiếng việt 4 tập 1, hướng dẫn giải chi tiết bài Tập làm văn- Luyện tập miêu tả đồ vật tuần 15. Hi vọng, thông qua sự hướng dẫn của thầy cô, các em sẽ hiểu bài và làm bài tốt hơn để được đạt những điểm số cao như mình mong muốn

Câu 1. Đọc bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư (Tiếng Việt 4, tập một, trang 150 -151), thực hiện các yêu cầu ở dưới.

a) Ghi lại phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn trên :

M: - Mở bài: Từ đầu đến chiếc xe đạp của chú.

b) Ở Phần thân bài, chiếc xe đạp được tả theo trình tự như thế nào?

c) Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng những giác quan nào?

d) Tìm lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài. Lời kể nói lên điều gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe?

Lời kể xen lẫn lời tả

Lời kể nói gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe

- ..............................

- ..............................

Trả lời.

a. Các phần:

  • Mở bài: Từ đầu đến chiếc xe đạp của chú.
  • Thân bài: Ở xóm vườn đến chú đưa chân đá ngược ra sau.
  • Kết bài: Đám con nít cười rộ chiếc xe của mình.

b. Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được tả theo trình tự:

Trình tự tảChi tiết miêu tảTả bao quát            trội hơn người khác, đẹp nhất, không có xe nào sánh bằngĐặc điểm nổi bậtmàu vàng, hai vành láng bóng, kêu ro ro, gắn bướm giữa tay cầm, có khi cắm hoaNêu bật tình cảm của người tảLau phủi sạch sẽ, gọi âu yếm là ngựa sắt, sợ mọi người đụng đến

c. Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng những giác quan:

Giác quanChi tiết miêu tảmắt    màu vàng, vành láng bóng, hai con bướm cánh vàng lấm tấm đỏ. tairo ro êm tai, hí “kính coong”.

d.

Lời kể xen lẫn lời tả

Lời kể nói gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe

Chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa / Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ, chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt/ chú dặn bọn nhỏ: "Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây", (chú hãnh diện với chiếc xe của mình).

Thời gian trôi nhanh quá. Chẳng mấy chốc đã đến ngày sinh nhật thứ chín của em. Bố có gởi tặng em một món quà bất ngờ: đó là một con búp bê rất đẹp.

Đôi mắt búp bê đen láy thỉnh thoảng lại chớp chớp như một em bé trông đáng yêu làm sao. Búp bê có bộ tóc vàng óng và được cài một chiếc nơ xinh xinh. Em buộc cho búp bê hai bím tóc vắt vẻo ở hai bên, làn tóc mai cong cong ôm gọn lấy khuôn mặt trái xoan bầu bĩnh ửng hồng. Búp bê mặc một bộ váy hoa được viền những đăng ten đủ màu sặc sỡ. Búp bê có đôi môi đỏ như son và chiếc miệng nhỏ nhắn hình trái tim. Những ngón tay thon thon như những búp măng. Đôi bàn chân được đeo hài óng ánh hạt cườm rất đẹp.

Em rất thích con búp bê này. Mỗi lần đi ngủ, em cho búp bê ngủ cùng em. Em giữ nó rất cẩn thận vì đó là một kỉ vật mà bố em đã tặng cho em.

– Thân bài: Ở xóm vườn… Nó đá đó: Tả chiếc xe đạp và tình cảm yêu quý chiếc xe hãnh diện vì nó của chú Tư.

– Kết bài: Câu còn lại: Niềm vui của đám con nít và của cả chú Tư bên chiếc xe.

b. Trình tự miêu tả chiếc xe đạp: (Thân bài):

– Bao quát: đẹp nhất, không có chiếc nào sánh bằng.

– Những bộ phận nổi bật: xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ gắn ngang giữa tay cầm, có khi cả một cành hoa.

– Tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe đạp của mình: Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. Coi thì coi đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây.

Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng mắt nhìn (hình dáng màu sắc…) tai nghe (tá âm thanh ro ro thật êm tai)

d. Trong bài, lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả:

Chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa. Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt. Chủ dặn sắp nhỏ: – Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây/Chú hãnh diện với chiếc xe của mình.

Nhằm thể hiện tình cảm của chú Tư đối với “con ngựa sắt của mình”: Chú yêu quý chiếc xe đạp và rất hãnh diện về nó. 

Câu 2 (trang 151 sgk Tiếng Việt 4) : Lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay.

Trả lời:

a. Mở bài: Giới thiệu đồ vật cần tả: chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay: áo sơ mi đã cũ, mặc hơn sáu tháng.

b. Thân bài:

Tả bao quát: màu trắng, vải cô tông.

Dáng rộng, tay vừa vặn, mặc thoải mái.

— Tả từng bộ phận: cổ lót cồn mềm — Áo có hai túi trước ngực, có thể cài bút – Hàng khuy trắng bóng xinh xắn và chắc chắn.

Tập làm văn lớp 4 Luyện tập miêu tả đồ vật là dạng bài tập làm văn đòi hỏi khả năng quan sát và ghi nhớ của các em học sinh. Hơn nữa, dạng bài tập này còn muốn các em phải tư duy thật tốt để có thể liên kết các sự vật sự việc mình đã quan sát trước đó thật hợp lí. Baiontap.com sẽ giúp các em nắm bắt được những kiến thức cần thiết liên quan đến bài học quan phần Hướng dẫn soạn và học bài Tập làm văn lớp 4 Luyện tập miêu tả đồ vật. Cùng theo dõi nhé !

I.  Đọc bài văn “chiếc xe đạp của chú Tư” và trả lời câu hỏi

Để trả lời tốt các câu hỏi liên quan đến bài đọc thì bắt buộc các em phải đọc thật kĩ và nắm bắt nội dung bài đọc: 

1. Đọc bài văn: 

                                              Chiếc xe đạp của chú Tư

Trong làng tôi, hầu như ai cũng biết chú Tư Chia, không chỉ vì chú là chủ trại xuồng, mà còn vì chiếc xe đạp của chú.

Ở xóm vườn, có một chiếc xe đã là trội hơn người khác rồi, chiếc xe của chú lại là chiếc xe đẹp nhất, không có chiếc nào sánh bằng. Xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, khi chú ngừng đạp, chiếc xe cứ ro ro thật êm tai. Ngay giữa tay cầm, chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ. Có khi chú cắm cả một cành hoa. Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ rồi mới bước vào nhà, vào tiệm. Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt.

– Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây.

Ấy là chú dặn sắp nhỏ đứng vây quanh chiếc xe của chú.

– Ngựa chú biết hí không chú ?

Chú đưa tay bóp cái chuông kính coong :

– Nghe ngựa hí chưa ?

– Nó đá được không chú ?

Chú đưa chân đá ngược ra sau :

– Nó đá đó.

Đám con nít cười rộ, còn chú thì hãnh diện với chiếc xe của mình.

                                                                                             Theo Nguyễn Quang Sáng

                                                                     (SGK Tiếng việt lớp 4, tập 1, trang 150-151)

a. Giải thích những từ khó hiểu: 

Giải bài luyện tập miêu tả đồ vật

b. Nội dung bài đọc:

Câu chuyện kể về Chú Tư, người có chiếc xe đạp đẹp nhất ở trong làng. Chú Tư gọi nó bằng cái tên là “Con ngựa sắt”. Đám trẻ con trong làng rất thích chiếc xe đạp của Chú Tư. Mỗi lần chú dừng xe ở đâu, đám nhỏ đều bu lại để khám phá chiếc xe đạp ấy.

2. Trả lời câu hỏi:

Sau khi đọc xong câu chuyện, chúng ta cùng trả lời những câu hỏi liên quan: 

a. Tìm các phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn trên.

–  Phần mở bài: đoạn văn đầu trong bài đọc (Trong làng tôi… vì chiếc xe đạp của chú)

Đoạn này giới thiệu về chiếc xe đạp của chú Tư. Đây là đồ vật cần miêu tả

– Phần thân bài: những câu văn tiếp theo (Ở xóm vườn… Nó đá đó)

Phần này miêu tả chi tiết chiếc xe đạp, cũng như tình cảm của bọn trẻ con trong làng dành cho nó. Chú Tư cũng hãnh diện về nó.

– Phần kết bài: Câu còn lại

Chú Tư và lũ trẻ vui vẻ cười đùa bên chiếc xe đạp.

b. Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được tả theo trình tự như thế nào?

Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được tả theo trình tự như sau: 

– Tả bao quát hay tổng thể: Đây là chiếc xe đẹp đạp đẹp nhất làng và không có chiếc nào có thể sánh bằng.

– Tả chi tiết: xe có màu vàng, hai cái vành láng bóng, hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ gắn ngang giữa tay cầm, có khi là cành hoa. Khi ngừng đạp, tiếng xe kêu ro ro thật êm tai.

– Tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe đạp: Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. Chú căn dặn mọi người đừng đụng vào con ngựa sắt của mình.

c. Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng những giác quan nào?

Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng những giác quan sau: 

– Thị giác (đôi mắt): hình sáng, màu sắc, các chi tiết trên xe đạp

– Thính giác (đôi tai): Khi ngừng đạp xe kêu ro ro thật êm tai

d. Tìm lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài. Lời kể nói lên điều gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe?

Lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài là: 

– Chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa. 

– Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. 

– Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt. 

– Chú dặn sắp nhỏ:  Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây

– Chú hãnh diện với chiếc xe của mình.

Lời kể nói lên rằng Chú Tư rất yêu mến và gìn giữ chiếc xe đạp của mình

Giải bài luyện tập miêu tả đồ vật

II. Lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay.

Để lập dàn ý cho bài văn miêu tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay, các em cần nhớ lại sáng nay mình đã mặc chiếc áo như thế nào. Sau đó các chọn lọc ra những chi tiết cần miêu tả, sắp xếp chung theo đúng trình tự hợp lí 

1. Mở bài: 

Giới thiệu đồ vật cần tả:

– Đó là áo gì ? – áo thun hay áo sơ mi

– Chiếc áo như thế nào?- mới hay cũ

– Thời gian là bao lâu ? – Chiếc áo được mua hay tặng cách đây vài tháng hay vài ngày.

2. Thân bài:

Tả bao quát:

–  Áo màu gì ? – trắng , xanh, hồng….

– Vại thoại loại nào ? – vải cô tông, vải tơ tằm….

– Hình dáng ra sao ? –  Dáng rộng, tay vừa vặn, mặc thoải mái….

 Tả từng bộ phận: 

– Cổ áo như thế nào ? – lót cồn mềm, cổ cứng, cổ tròn…

– Áo có hai túi trước ngực, có thể cài bút…

– Hàng khuy trắng bóng xinh xắn và chắc chắn…

3. Kết bài:

Tình cảm của em với chiếc áo như thế nào? – Em rất thích chiếc áo hay em không thích chiếc áo?

Em làm gì để gìn giữ áo? 

III. Lời kết bài học Tập làm văn lớp 4 Luyện tập miêu tả đồ vật

Tập làm văn lớp 4 Luyện tập miêu tả đồ vật là một dạng đề bài thú vị. Bài tập này giúp các em học sinh gia tăng khả năng quan sát và ghi nhớ các sự vật, sự việc mà các em quan sát.

Ngoài ra, bài tập này còn giúp các em tăng thêm khả năng tư duy. Nhờ đó, các em có thể sắp xếp, liên kết các chi tiết với nhau cách hợp lí.

Qua bài hướng dẫn soạn và học bài Tập làm văn lớp 4 Luyện tập miêu tả đồ vật, baiontap.com mong muốn rằng các em học sinh có thể nắm bắt được những kiến thức và kĩ năng cần thiết để làm văn miêu tả.