Giáo án hướng dẫn trò chơi nu na nu nống

Nu na nu nống là một trong rất nhiều các trò chơi dân gian đã đi vào tuổi thơ của không biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Trò chơi này phù hợp với mọi lứa tuổi, giúp các bé vừa học đếm, vừa học hát lại biết cách chơi với nhau vui vẻ, đoàn kết.

Giáo án hướng dẫn trò chơi nu na nu nống

CÁCH CHƠI TRÒ CHƠI NU NA NU NỐNG

Phần 1: Chuẩn bị trước khi chơi:

Số trẻ tham gia: Trò chơi không giới hạn về số lượng người chơi, không giới hạn độ tuổi, càng đông càng vui. Tuy nhiên nếu áp dụng cho môi trường các bé nhỏ tuổi mẫu giáo, thì chỉ nên từ 6-10 trẻ để dễ chơi, dễ kiểm soát.

Không gian chơi: Chọn không gian chơi sạch sẽ, thoáng rộng và yên tĩnh do trẻ có hoạt động ngồi và hát cùng nhau. Địa điểm gợi ý phù hợp nhất là trong lớp học, phòng tập thể, sân chơi cỏ sạch…

Học bài đồng dao: Trước khi tổ chức trò chơi cần tiến hành cho trẻ học thuộc bài đồng dao để trẻ khi tham gia không bị bỡ ngỡ. Xem chi tiết nội dung bài đồng dao ở mục dưới.

Phần 2: Cách chơi Nu na nu nống:

- Các trẻ tham gia chơi ngồi xuống thành một hàng, bên cạnh nhau. Chân duỗi thẳng về phía trước.

- Bắt đầu hát bài đồng dao. Trẻ vừa hát vừa lấy tay đập nhịp vào đùi sao cho mỗi từ của bài hát rơi vào một nhịp gõ vào 1 chân liền nhau. Gõ nhịp chân từ trẻ đầu hàng lần lượt đến các trẻ bên cạnh.

Ví dụ: Khi hát từ “ nu”, lấy tay đập nhẹ vào một chân của trẻ đầu tiên. Tiếp đến khi hát đến từ “ na”, đập tay vào chân thứ 2 của trẻ đầu tiên. Đến từ “nu”, đập tay vào chân kế của trẻ thứ 2… Lần lượt như vậy cho đến khi kết thúc bài hát.

- Khi đến từ “ trống” cuối cùng( hoặc “ thụt” trong phiên bản lời thứ 2), chân của trẻ nào gõ nhịp từ “ trống” thì co chân đó lại và lần chơi tiếp theo sẽ không gõ nhịp vào chân đó nữa.

- Tiếp tục chơi vòng chơi tiếp theo từ chân tiếp theo chân vừa co lên đó.

- Người chơi lần lượt rút hết chân của mình lên. Người nào co được cả 2 chân lên đầu tiên là người chiến thắng. Người còn lại cuối cùng một chân chưa co, gọi là “ thối chân”, là người thua cuộc.

Phần 3:Bài hát Nu na nu nống:

Bài đồng daocho trò chơi Nu na nu nống có nhiều phiên bản tùy vùng miền, nhưng thường bắt đầu bằng câu "nu na nu nống". Dưới đây là 2 lời hát phổ biến nhất thường được sử dụng

“Nu na nu nống, cái bống nằm trong, con ong nằm ngoài…” Bạn có thấy câu hát này quen không? Đó là bài đồng dao trong trò chơi nu na nu nống gắn liền với nhiều thế hệ tuổi thơ. Cùng nhớ lại cách chơi trong bài viết dưới đây.

1. Nguồn gốc của trò chơi nu na nu nống

Theo nhiều nghiên cứu, trò chơi này đã có từ trước thời Hán thuộc. Đã có từ rất lâu đời. Trải qua hàng ngàn năm trò chơi này vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

2. Lứa tuổi, giới tính nào phù hợp chơi nu na nu nống?

Nu na nu nống là trò chơi phù hợp với các trẻ mẫu giáo/ mầm non và cấp một. Về cơ bản thì ai cũng có thể chơi được nu na nu nống dù là người lớn hay trẻ em, gái hay trai. Người lớn có thể tham gia với vai trò là người quản trò tổ chức cho các trẻ chơi với nhau.

3. Nu na nu nống cần bao nhiêu người chơi?

Nu na nu nống không giới hạn người chơi, tuy nhiên con số phù hợp là 4 – 6 trẻ một hàng vì độ dài của bài đồng dao có hạn. Nếu đông người hơn thì có thể tách thành nhiều nhóm nhỏ.

4. Chơi nu na nu nống ở đâu?

Chỗ chơi là nền bằng phẳng, rộng rãi, có chiếu hoặc thảm để trẻ ngồi duỗi chân thoải mái.

Số lượng người chơi càng nhiều thì càng cần không gian rộng hơn và ngược lại.

Giáo án hướng dẫn trò chơi nu na nu nống

5. Luật chơi và cách chơi trò chơi dung dăng dung dẻ

Chuẩn bị:

Diện tích rộng vừa phải, bằng phẳng để trẻ có thể ngồi duỗi chân thoải mái.

Bài đồng dao Dung dăng dung dẻ

“Nu na nu nống

Đánh trống phất cờ

Mở cuộc thi đua

Thi chân đẹp đẽ

Chân ai sạch sẽ

Gót đỏ hồng hào

Không bẩn tí nào

Được vào đánh trống.”

Luật chơi trò chơi dung dăng dung dẻ:

Trẻ đọc bài đồng dao theo nhịp. Mỗi từ của bài đồng dao được đập nhẹ vào một bàn chân của trẻ. Nếu từ cuối cùng, trúng vào chân trẻ nào thì trẻ đó co nhanh chân lại.

Nếu trẻ nào rút chân chậm phải nhảy lò cò một vòng. Trẻ nào được rút hết trước tiên thì được làm quản trò.

Cách chơi trò chơi dung dăng dung dẻ:

Mỗi nhóm chơi từ 4 – 6 trẻ. Trẻ ngồi xếp thành hàng ngang, sát cạnh nhau, chân duỗi thẳng, bàn chân đứng, Tất cả đồng thanh đọc một trong ba lời ca đồng dao ở trên.

Một trẻ làm “quản trò” lấy tay đập nhẹ vào bàn chân của bạn đầu tiên (bạn ngồi ngoài cùng) theo nhịp của lời đồng dao. Bắt đầu từ “nu na nu nống” cho đến cuối cùng.

Tất cả các trẻ cùng đọc theo và quan sát xem “quản trò” có đập đúng chân của mình không và từ cuối cùng sẽ dừng ở chân của bạn nào để kịp rút chân lại.

Bạn nào rút chân chậm sẽ bị phạt phải nhảy lò cò một vòng quanh chỗ ngồi sau khi trò chơi kết thúc. Trò chơi cứ tiếp tục cho đến khi các chân trẻ rút hết thì trò chơi dừng lại và quay trở lại từ đầu.

6. Ý nghĩa của trò chơi nu na nu nống

Trẻ được vận động nhẹ nhàng cánh tay, ngón tay linh hoạt. Tập cho trẻ cách di chuyển bàn tay từ trái sang phải và ngược lại.

Trẻ thuộc lời bài đồng dao và đọc đúng theo nhịp bài đồng dao. Rèn cho trẻ khả năng phát âm rõ ràng, rành mạch theo vần điệu.

Giáo án hướng dẫn trò chơi nu na nu nống

7. Những điều cần chú ý khi chơi nu na nu nống

Trò chơi này đơn giản, không phải chạy nhảy, vận động nhiều nên không có nhiều điều cần chú ý khi chơi. Để tránh xảy ra tranh cãi khi tham gia trò chơi bạn cần đảm bảo phổ biến luật chơi cho tất cả các bé tham gia đều hiểu. Mục đích của nu na nu nống cũng giống với các trò chơi dân gian kết hợp đồng giao khác. Chúng đều là những trò dễ chơi, hoạt động nhẹ nhàng, chủ yếu để rèn luyện khả năng phát âm và học thuộc của trẻ. Các phụ huynh nên tổ chức cho các bé chơi trò này.

Trò chơi nu na nu nống chơi như thế nào?

Trò chơi này cần có nhiều hơn 1 bé chơi.Duỗi thẳng chân và đọc bài vè của trò chơi này. Mỗi một từ sẽ vỗ vào một chân. * Từ cuối cùng của bài vè rơi trúng vào chân nào chân đó được co lại. Chân cuối cùng không được co là chân thua cuộc.

Nu na là trò chơi gì?

Nu na nu nống là trò chơi quen thuộc của trẻ con vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trò chơi này có cách chơi rất đơn giản, bé có thể chơi cùng bạn bè hoặc cả gia đình mỗi buổi tối trước giờ đi ngủ để thư giãn và gắn kết tình cảm.