Hạn chế tiếp cận thị trường GATS

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu về Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
  • 2. Giới thiệu Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS)
  • 3. Thương mại trong dịch vụ củaHiệp định GATS
  • 4. Vấn đề khác quy định trong Hiệp định GATS về thương mại dịch vụ
  • 5.Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) liên quan tới thương mại đầu tư

1. Giới thiệu về Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization). Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.

Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư).

Các thành viên trong WTO: Tính đến ngày 26/6/2014, tổ chức này có 160 thành viên. Thành viên của WTO là các quốc gia (ví dụ Hoa Kỳ, Việt Nam…) hoặc các vùng lãnh thổ tự trị về quan hệ ngoại thương (ví dụ EU, Đài Loan, Hồng Kông…).

Những công cụ tiếp sau là bộ phận của Điều luật cuối cùng chứa đựng những Kết quả của Vòng đàm phán thương mại đa phương Uruguay bao gồm những qui tắc, hoặc những vấn đề khác liên quan tới thương mại trong dịch vụ và/hoặc đầu tư.

2. Giới thiệu Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS)

Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS)là tập hợp đầu tiên và duy nhất những quy định đa biên điều chỉnh thương mại dịch vụ thế giới. Được đàm phán trong vòng Uruguay, hiệp định được soạn thảo trong bối cảnh ngành dịch vụ đạt mức tăng trưởng nhanh chóng trong vòng 30 năm qua và đang có thêm nhiều tiềm năng phát triển nhờ cuộc cách mạng thông tin.

Hiệp định chung về thương mại dịch vụ bao gồm các phần sau đây: văn bản chính của hiệp định nêu ra những nghĩa vụ và quy định chung, phần phụ lục bao gồm các quy định được áp dụng cho các lĩnh vực khác nhau và các cam kết cụ thể của các nước nhằm đảm bảo mở cửa thị trường nội địa, kể cả những chỉ dẫn đối với trường hợp các nước tạm thời từ bỏ nguyên tắc không phân biệt đối xử, nền tảng của điều khoản tối huệ quốc.

3. Thương mại trong dịch vụ củaHiệp định GATS

Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) là một hiệp định toàn diện nhất áp dụng “những biện pháp do các thành viên đưa ra (chính phủ hay chính quyền trung ương, vùng hay địa phương) tác động đến thương mại trong dịch vụ” (Điều I, đoạn 1).

Về nguyên tắc, điều này bao gồm bất cứ dịch vụ nào được cung cấp, không kể có dựa ưên cơ sở qua biên giới hay thông qua sự hiện diện thương mại hoặc sự hiện diện của tự nhiên nhân hay tiêu thụ ngoài nước. GATS không áp dụng cho những dịch vụ do chính quyền thực thi (Điều I, đoạn 3, mục b) hoặc cũng không áp dụng cho “những biện pháp tấc động đến các tự nhiên nhân tìm cách tiếp cận thị trường việc làm của một nước Thành viên” và “những biện pháp liên quan đến quyền công dân, cư trú hay việc làm trên cơ sở thường xuyên” (xem Phụ lục về Sự di chuyển của Tự nhiên nhân cung cấp Dịch vụ).

Hiệp định bao gồm văn bản hiện thời (Điều I đến XXIX), Tiến trình của những Cam kết cụ thể, Phụ lục về những miễn trừ nghĩa vụ tối huệ quốc (MFN) và nhiều Phụ lục và Nghị định thư cụ thể theo ngành (Những nghị định thư chứa đựng sự mở rộng các danh mục của nhũng cam kết cụ thể về dịch vụ tài chính, viễn thông và sự di chuyển của các tự nhiên nhân).

Tại thời điểm ký kết, nhiều công cụ có liên quan đến GATS được chấp thuận dưới dạng những Quyết định và Tuyên bó cấp Bộ trưởng, đề cập cả những khía cạnh chung của GATS (bao gồm những thể chế và các thủ tục) lẫn các ngành dịch vụ riêng biệt.

Phần chủ yếu của Hiệp định đề ra những nghĩa vụ chung, những hệ thống kỷ luật, những điều khoản và điều kiện của những cạm kết cụ thể và cung cấp tự do hoá tiến triển và khuôn khổ thể chế.

Giống như trường hợp Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), điều khoản Tối huệ quốc là hòn đá tảng của GATS. Đây là nghĩa vụ chung buộc mỗi thành viên, không kể mức độ cam kết tự do hoá thương mại và dịch vụ đến đâu, cũng “đồng ý đối xử ngay lập tức và vô điều kiện với những dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của các thành viên khác không kém thuận lợi hơn so với sự đồng ý đối với dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ quốc gia nào khác” (Điều n, đoạn 1, GATS).

Có một số ngưng xử liên quan đến đối xử MFN:

- Một thành viên có thể được miễn trừ MFN (Điều II, đoạn 2, GATS và Phụ lục về Điều n, Miễn trừ), tuy nhiên phải phụ thuộc vào việc rà soát và, “về nguyên tắc”, phải kết thúc sau 10 năm;

- Những lợi thế có thể được cân nhắc đối với các nước cận kề để tạo thuận lợi cho việc trao đổi những dịch vụ sản xuất và tiêu thụ tại chỗ ở những vùng biên giới (Điều II, đoạn 3, GATS);

- Một thành viên có thể thừa nhận giáo dục, kinh nghiệm chuyên môn, bằng sáng chế, bằng cấp chứng chỉ v.v... được phê duyệt ở một nước riêng biệt khác (Điều VII, đoạn 1, GATS về “Sự thừa nhận”): trong trường hợp này các thành viên có liên quan có được “cơ hội thoả đáng” để đàm phán những thoả thuận có thể so sánh (đoạn 2): sự thừa nhận lẫn nhau sẽ không “tạo nên một phương tiện để phân biệt giữa các nước” (đoạn 3);

- Điều cuối cùng nhưng không kém quan trọng là các nước thành viên thuộc một bên của những thoả thuận tự do hoá thương mại trong dịch vụ chỉ ở trong số các bên ký kết nếu những thoả thuận đó có bao trùm ngành quan trọng và về cơ bản đem lại sự đối xử quốc gia (Điều V, đoạn 1, GATS về “Sự hội nhập kinh tế”) hoặc những thoả thuận hội nhập thị trường lao động (Điều Vbis, GATS). uỷ ban về các Hiệp định Thương mại Khu vực đang xem xét Khu vực NAFTA và việc mở rộng EC (kết nạp thêm áo, Phần Lan và Thuy Điển), điều này, cùng với các điều khâc, bao gồm những vấn đề có tính tương ứng của những thoả thuận ưu đãi này với Điều V, GATS. Áo và Niu Dilân đã thông báo Nghị định thư về Thương mại Dịch vụ của họ (một thoả thuận hội nhập cung cấp thương mại tự do trong hầu hết các dịch vụ giữa hai quốc gia).

4. Vấn đề khác quy định trong Hiệp định GATS về thương mại dịch vụ

Các kỷ luật chung khác liên quan đến tính minh bạch (Điều III, GATS), sự độc quyền (Điều VIII, GATS), thanh toán và chuyển đổi tự do trong các giao dịch đã được tự do hoá (Điều XI, GATS) và những ngoại trừ khác nhau (thuế, bảo hộ khẩn cấp, các vấn đề cân cân thanh toán, y tế, trật tự công cộng, an ninh, xem Điều X, XII, XIV, và XlVbis, GATS). Cũng còn có điều khoản lý thú về các tập quản kinh doanh hạn chế tư nhân của các nhà cung cấp dịch vụ nhằm hạn chế sự cạnh tranh, và do vậy hạn chế thương mại trong dịch vụ (Điều IX, GATS). Theo yêu cầu của bất cứ thành viên nào, các thành viên khác phải tiến hành tham khảo nhằm giảm bớt những tập quán này.

Khác với những nghĩa vụ chung áp dụng cho mọi thành viên, bất kể họ có thực sự thi hành tự do hóa thương mại hay không, những cam kết riêng biệt tạo thành một bộ phận cần thiết của Hiệp định. Điều đó phản ảnh mục tiêu chính ở thời điểm của Vòng Uruguay, tức là nhất trí một thoả thuận khuôn khổ chung về các dịch vụ cho phép thực hiện tự do hoá có tiến triển.

Theo nguyên tắc chung, về mặt lý thuyết, một thành viên được miễn không phải tiến hành những bước tự do hoá khác. Điều này không tác động đến việc thành viên đó được hưởng những lợi thế được các thành viên khác phê duyệt, song “những thành viên miễn trừ ấy” bị sức ép chính trị phải mở cửa kinh tế, nhất là khi họ phải từ bỏ thị phần quan trọng. Một thành viên chỉ buộc phải nhượng bộ đến mức độ mô tả trong “Tiến trình của những Cam kết Riêng biệt” (Điều XX, GATS).

Những danh mục tích cực này có thể chứa đựng những giới hạn, những điều kiện và phẩm cấp của hai loại chính trong những cam kết riêng biệt, tức là tiếp cận thị trường (Điều XVI, GATS) và sự đối xử quốc gia (Điều xvn, GATS), ngay cả khi một cam kết được hình thành về nguyên tắc. Tiếp cận thị trường là “chiếc vé vào của” và bao trùm mọi cách thức cung cấp dịch vụ. Điều đó không chỉ có ý nghĩa sự hiện diện vật chất ở nước ngoài, mà còn có nghĩa là tiếp cận các khách hàng (cung cấp qua biên giới và tiêu thụ dịch vụ ở nước ngoài). Tiếp cận thị trường nhằm xoá bỏ những hạn chế số lượng nhà cung cấp, nhà kinh doanh và các nhân viên, hạn chế về giá trị của các doanh vụ và về sự tham gia của vốn nước ngoài cũng như những yêu cầu liên quan đến thể thức pháp lý của tổ chức.

5.Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) liên quan tới thương mại đầu tư

Sở dĩ FDI được GATS đề cập đến do bởi có sự bao gồm cung cấp dịch vụ thông qua “sự hiện diện thương mại” ở nước ngoài (Điều I, đoạn 2, điểm c), nghĩa là thông qua một pháp nhân, chi nhánh hay văn phòng đại diện. Nếu một thành viên phê duyệt tiếp cận thị trường cho việc cung ứng dịch vụ thông qua sự hiện diện thương mại, điều này sẽ tác động hạn chế đến sự tham gia của vốn nước ngoài (Điều XVI, đoạn 2, điểm f), và được phép chuyển vốn liên quan đến cách thức cung cấp đó (ghi chú 9 của Điều XVI, đoạn 1).

Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) đã dự đoán những vòng đàm phán tiếp theo (Điều XIX, đoạn 1) với mục đích đạt tới trình độ tự do hoá cao hơn. Vòng đàm phán tự do hoá thương mại tiếp theo chắc chắn sẽ hướng tới những cam kết tự do hoá cụ thể hơn của các thành viên WTO. Từ khi GATS bắt đầu có hiệu lực, những cam kết riêng biệt đã được cải thiện rõ rệt trong lĩnh vực dịch vụ tài chính (xem Nghị định thư số 5 của GATS có hiệu lực từ ngày 29 tháng 1 năm 1998) và vĩnh vục viễn thông (xem Nghị định thư số 4, có hiệu lục từ ngày 5 tháng 2 năm 1998) và một mức độ nhất định liên quan đến sự di chuyển của tự nhiên nhân (Nghị định thư số 3, hiệu lục từ ngày 31 tháng 1 năm 1996).

Nhiều thành viên đã đảm nhiệm những cam kết tự do hóa, đòi hỏi những điều chỉnh pháp lý nội bộ. Trong lĩnh vục viễn thông, “Những cam kết bổ sung” (Điều XVHI, GATS) đã được nhất trí, cung cấp một số qui tắc chung nhằm tránh những tập quán chống cạnh tranh như các chi nhánh dịch vụ ở ngoài nước và tiếp cận có giới hạn những thiết bị chủ yếu và thông tin thương mại hên quan.

Hội đồng Thương mại Dịch vụ và các tổ chức trực thuộc (Điều XXIX) có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động của GATS. Hiệu lực của Hiệp định (Điều XXIH) được đảm bảo thông qua việc áp dụng Bản Ghi nhớ về các Qui tắc và Thủ tục Điều chỉnh việc Giải quyết các Tranh chấp (DSU) áp dụng cho tất cả các hiệp định đa phương thuộc WTO. Những thủ tục này bao gồm khả năng của các khiếu kiện “không vi phạm”, tức là những khiếu kiện đưa ra vì lý do vô hiệu hoá hoặc sút giảm các lọi ích phát sinh từ GATS “do kết quả áp dụng bất cứ biện pháp nào không xung đột vói các điều khoản của Hiệp định này” (Điều xxin, đoạn 3, GATS).

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và biên tập).