Hút dịch khớp gối có đau không

Bỏ mặc đầu gối sưng phồng lâu ngày, bạn có thể phải đối mặt với “bản án” tràn dịch khớp gối - Mầm mống phá hủy xương khớp dẫn đến bại liệt, mất khả năng vận động. Để biết còn những dấu hiệu nào chúng ta thường “phớt lờ” là triệu chứng của căn bệnh nguy hiểm này? Các bạn hãy dành thời gian theo dõi nội dung dưới đây.


  1. Tổng quan tràn dịch khớp gối
    1. Tràn dịch khớp gối là gì?
    2. Mối nguy hiểm của tràn dịch khớp 
  2. Triệu chứng của tràn dịch khớp gối
  3. Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối
    1. Chấn thương
    2. Bệnh lý xương khớp
    3. Thừa cân béo phì
    4. Nguyên nhân tiềm ẩn khác
  4. Đối tượng có nguy cơ tràn dịch khớp gối cao
  5. Chẩn đoán tràn dịch khớp gối
    1. Thu thập lịch sử Y tế
    2. Xét nghiệm dịch khớp
    3. Xét nghiệm hình ảnh
  6. Điều trị tràn dịch khớp gối như thế nào?
    1. Uống hoặc tiêm thuốc giảm đau chống viêm
    2. Nội soi chọc hút dịch khớp
    3. Vật lý trị liệu
    4. Phẫu thuật
  7. Kiểm soát biến chứng và phòng ngừa tái tràn dịch khớp gối

  1. Tổng quan tràn dịch khớp gối
    1. Tràn dịch khớp gối là gì?
    2. Mối nguy hiểm của tràn dịch khớp 
  2. Triệu chứng của tràn dịch khớp gối
  3. Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối
    1. Chấn thương
    2. Bệnh lý xương khớp
    3. Thừa cân béo phì
    4. Nguyên nhân tiềm ẩn khác
  4. Đối tượng có nguy cơ tràn dịch khớp gối cao
  5. Chẩn đoán tràn dịch khớp gối
    1. Thu thập lịch sử Y tế
    2. Xét nghiệm dịch khớp
    3. Xét nghiệm hình ảnh
  6. Điều trị tràn dịch khớp gối như thế nào?
    1. Uống hoặc tiêm thuốc giảm đau chống viêm
    2. Nội soi chọc hút dịch khớp
    3. Vật lý trị liệu
    4. Phẫu thuật
  7. Kiểm soát biến chứng và phòng ngừa tái tràn dịch khớp gối

Hút dịch khớp gối có đau không

Sưng phồng lâu ngày không loại trừ nguy cơ tràn dịch khớp gối
 

Tổng quan tràn dịch khớp gối

Giống như dầu nhờn bôi trơn động cơ, chất dịch nhầy giúp hệ thống cơ khớp vận hành trơn tru và linh hoạt trong mọi cử động của cơ thể. Tuy nhiên, khi dịch khớp gia tăng quá mức lại trở thành “mối hiểm họa” đối với sức khỏe xương khớp.

Tràn dịch khớp gối là gì?

Tràn dịch khớp gối xảy ra khi chất nhầy sản xuất ra bị dư thừa, tích tụ lại bên trong hoặc xung quanh khớp gối. Sự tăng sinh bất thường của chất nhờn có thể do viêm khớp gối hoặc chấn thương dây chằng và sụn khớp gối… khiến đầu gối bị sưng tấy.

Mối nguy hiểm của tràn dịch khớp 

“Cái gì quá cũng không tốt” - Quá nhiều chất nhờn trong khớp cũng vậy! Và dưới đây là những tác hại của tình trạng tràn dịch khớp gối:

  • Nhiễm trùng khớp (đối với trường hợp chọc hút dịch khớp nhiều lần).

  • Sự hình thành u nang Baker (nang hoạt dịch) trong khớp khiến cơ căng cứng, khó co duỗi chân.

  • Có thể phá hủy cơ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ vận động của toàn cơ thể.

Để tránh những biến chứng nguy hiểm này, chúng ta cần điều trị tràn dịch khớp gối kịp thời. Nhưng muốn điều trị kịp thời thì cần phải phát hiện bệnh sớm và để làm được điều này, chúng ta cần nắm chắc những triệu chứng của tràn dịch khớp gối là gì?

Triệu chứng của tràn dịch khớp gối

Biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh tràn dịch khớp gối là đầu gối sưng tấy. Tuy nhiên, ở giai đoạn nhẹ, khi dịch khớp chưa tăng sinh nhiều, mức độ sưng phồng chưa rõ rệt thì để nhận biết bệnh lý này, bạn cần xác định thêm các dấu hiệu và triệu chứng đi kèm như:

  • Hầu hết các trường hợp đều chỉ sưng phồng ở một bên đầu gối.

  • Sưng kèm đỏ da xung quanh vùng xương bánh chè.

  • Khớp có hiện tượng căng cứng dẫn đến khó duỗi thẳng hoặc uốn cong chân.

  • Đầu gối bị đau, nhất là khi chịu lực đè lớn. 

  • Sờ đầu gối bị tràn dịch sẽ cảm thấy ấm hơn đầu gối còn lại.

Hút dịch khớp gối có đau không

Đầu gối bị đỏ và nóng rát do dịch khớp tăng sinh quá mức

Khi tình trạng tràn dịch khớp gối đã chuyển biến nặng, đầu gối sẽ sưng phồng to thấy rõ và tất cả những triệu chứng như đau nhức, căng cơ đều gia tăng. Lúc này, việc đi lại của người bệnh trở nên vô cùng khó khăn. 

Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối do nhiều nguyên nhân gây ra và để tiện cho việc tiếp cận, chuyên gia JEX thế hệ mới đã phân các yếu tố gây tăng sinh dịch khớp thành 3 nhóm cụ thể sau:

Chấn thương

Những chấn thương ở khớp gối trong sinh hoạt hàng ngày hay tham gia thể dục thể thao như gãy xương, rách dây chằng, bong gân… kích thích sản sinh dịch nhầy để bảo vệ và giảm tổn thương sâu ở khớp.

Bệnh lý xương khớp

Một số bệnh xương khớp như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, gút… cũng dẫn đến tràn dịch khớp gối.

Thừa cân béo phì

Béo phì gia tăng trọng lực lên đầu gối gây ra sự hao mòn ở khớp. Theo phản ứng tự nhiên, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều chất lỏng hơn bình thường để bảo vệ khớp.

Nguyên nhân tiềm ẩn khác

Khớp gối tăng sinh dịch nhầy bất thường có thể do cơ thể bị nhiễm khuẩn, xuất hiện u nang hay khối u. Ngoài ra, tràn dịch khớp gối còn bởi người bệnh lạm dụng khớp gối quá mức (lặp đi lặp lại các cử động ở khớp gối). 

Như vậy, tràn dịch khớp gối có thể đến từ những tác động ngoại lực bên ngoài hoặc sức khỏe nội tại của xương khớp hoặc vấn đề toàn thân. Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp rút ngắn được tối đa thời gian điều trị cũng như điều trị dứt điểm tràn dịch khớp gối.

Đối tượng có nguy cơ tràn dịch khớp gối cao

Bất cứ ai cũng có thể bị tràn dịch khớp gối, nhưng những đối tượng dưới đây sẽ nguy cơ mắc bệnh cao hơn: 

  • Người chơi các môn thể thao như bóng rổ, bóng đá, đấu vật…

  • Người làm công việc thường xuyên co duỗi khớp gối hoặc khớp gối phải chịu áp lực lớn như chăm sóc vườn, lau chùi tòa nhà, thợ xây dựng, khuân vác…

  • Người thừa cân béo phì.

  • Người có tiền sử mắc các bệnh lý xương khớp.

  • Người lớn tuổi (từ 55 tuổi trở lên).

Hút dịch khớp gối có đau không

Người lớn tuổi là đối tượng dễ bị tràn dịch khớp gối

Không bao giờ được chủ quan với tràn dịch khớp gối các bạn nhé! Dù còn trẻ và còn khỏe, xương khớp hoạt động bình thường thì chúng ta vẫn có thể bị gia tăng dịch khớp quá mức bất cứ lúc nào.

Chẩn đoán tràn dịch khớp gối

Các xét nghiệm được tiến hành nhằm mục đích xác định chính xác nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối. Và các bước chẩn đoán tràn dịch khớp gối được tiến hành tuần tự như sau:

Thu thập lịch sử Y tế

Cùng với việc tiến hành kiểm tra thể chất và phạm vi chuyển động của chân thông qua việc quan sát cử động ở khớp gối, Bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân một số vấn đề về lịch sử Y tế, chẳng hạn như:

  • Bạn đã từng bị chấn thương nghiêm trọng ở đầu gối?
  • Bạn từng mắc vấn đề về xương khớp trước đó?
  • Bạn cảm thấy khó uốn cong hoặc duỗi thẳng đầu gối từ khi nào?
  • Bạn có cảm thấy đau nhức khi đứng hoặc đi bộ trong vài phút?
  • .......

Xét nghiệm dịch khớp

Sau khi đánh giá thể chất, cử động khớp và lịch sử Y tế, bác sĩ sẽ lấy dịch khớp gối để xét nghiệm. Từ đặc tính và màu sắc của dịch khớp, bác sĩ có thể biết được nguyên nhân gây tràn dịch khớp có phải do nhiễm khuẩn hay bệnh gút hay không?

Xét nghiệm hình ảnh

Trong quá trình chẩn đoán bệnh, không thể bỏ qua các xét nghiệm hình ảnh như X-quang, MRI, CT scan. Thông qua những hình ảnh bên trong khớp được chụp lại một cách sắc nét và chi tiết, bác sĩ sẽ dễ dàng nhận ra điều bất thường khiến dịch khớp tăng sinh quá mức.

Hút dịch khớp gối có đau không

Xét nghiệm hình ảnh phản ánh rõ những tổn thương ở khớp gối

Việc thăm khám tràn dịch khớp gối không quá phức tạp, thế nên bạn sẽ biết kết quả ngay trong ngày. Dù vậy, bạn vẫn phải lựa chọn bệnh viện chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán và điều trị theo đúng tiêu chuẩn Y tế, đảm bảo an toàn.

Điều trị tràn dịch khớp gối như thế nào?

Phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối đều được tư vấn dựa trên nguyên nhân gây bệnh, thế nên mỗi người sẽ có hướng chữa trị khác nhau. Dưới đây là những cách loại bỏ dịch nhầy ứ đọng ở khớp gối cũng như ngăn chặn tình trạng này tái diễn đang được áp dụng hiện nay:

Uống hoặc tiêm thuốc giảm đau chống viêm

Nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau kháng viêm để điều trị viêm nhiễm. Thuốc chống viêm có thể là thuốc uống hoặc được tiêm trực tiếp vào khớp gối.

Nội soi chọc hút dịch khớp

Đối với những bệnh nhân có quá nhiều dịch lỏng bao quanh khớp, bác sĩ phải thực hiện nội soi chọc hút dịch để giải phóng khớp gối.

Vật lý trị liệu

Các bài tập vận động phù hợp mà bác sĩ vật lý trị liệu hướng dẫn giúp tăng diện tích khớp và cải thiện chức năng vận động của khớp. Nhờ đó, đầu gối sẽ khỏe hơn và điều tiết sản xuất dịch nhầy tốt hơn.

Phẫu thuật

Nếu tình trạng tràn dịch khớp gối vẫn tái diễn dù đã áp dụng các phương pháp điều trị kể trên, bác sĩ buộc phải phẫu thuật cắt bỏ túi hoạt dịch. Một số trường hợp phải phẫu thuật thay khớp gối bởi các bộ phận trong khớp như dây chằng, sụn, xương dưới sụn...bị tổn thương quá nặng, không thể phục hồi được nữa.

Để tránh phải phẫu thuật tràn dịch khớp gối, các bạn đừng chần chừ việc đến bệnh viện kiểm tra khi đầu gối có biểu hiện sưng phồng và đau nhức. Dù cho không phải là do tăng dịch khớp đi chăng nữa, thì khi xuất hiện những dấu hiệu như đau nhức, sưng tấy bất thường như vậy có nghĩa đầu gối của bạn đang gặp vấn đề cần được giải quyết.

Kiểm soát biến chứng và phòng ngừa tái tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp có thể chữa khỏi nhưng dễ dàng tái lại nhiều lần nếu chúng ta không bảo vệ và chăm sóc các khớp xương đúng cách. Lưu ý những điều sau đây sẽ giúp bạn kiểm soát biến chứng và phòng ngừa tình trạng gia tăng quá mức dịch khớp gối lặp lại:

  • Nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh và làm việc nặng.

  • Tránh thay đổi chuyển động đột ngột khi chơi thể thao, di chuyển.

  • Duy trì cân nặng hợp lý (nếu thừa cân phải giảm cân).

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng với những thực phẩm tốt cho dịch khớp.

  • Tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày.

  • Kiểm tra sức khỏe xương khớp theo lịch hẹn của bác sĩ.

  • Uống thuốc theo kê đơn bác sĩ chuyên khoa.

Một số bệnh nhân khi uống thuốc giảm đau chống viêm (không kê toa) thấy đầu gối bớt sưng đau nên đã sử dụng liên tục trong nhiều ngày, thậm chí hàng tháng mà không tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Chuyên gia Nguyễn Thị Kim Loan (Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh) khuyến cáo: Việc lạm dụng các loại thuốc chống viêm, giảm đau trong một thời gian dài có thể gây tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn. Chưa kể, một số sản phẩm gắn mác Đông y nhưng có thể chứa cả thuốc Tây y như Corticosteroid, Dexamethasone…, nếu tùy tiện sử dụng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng như phù nề, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, tổn thương gan, thận, thưa loãng xương nặng (mục xương)…

Hút dịch khớp gối có đau không

Tuân thủ nghiêm ngặt kê đơn bác sĩ khi dùng thuốc giảm đau chống viêm 

Để tránh “khoét sâu” thêm tổn thương mà khớp gối đang phải gánh chịu, bệnh nhân cần uống thuốc theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Trong và sau quá trình điều trị, bạn có thể bổ sung các sản phẩm chứa dưỡng chất chuyên biệt có cơ chế giảm đau tận gốc, hỗ trợ tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn. 

Nhờ khả năng ngăn viêm, không làm viêm tiến triển bằng cách ngăn chặn sản sinh các tự kháng thể kháng màng hoạt dịch và sụn khớp; làm giảm các yếu tố gây viêm (TNFα, IL-1,2,6, interferon gamma…) giúp khớp gối khỏe mạnh, các hoạt chất như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… có trong JEX thế hệ mới đang được các chuyên gia khuyến nghị là giải pháp an toàn và hiệu quả.

Để biết thêm thông tin về công dụng của các dưỡng chất tự nhiên có trong JEX thế hệ mới các bạn có thể liên hệ đến số Hotline 1800 556 889 để được Chuyên gia Y khoa Dược Phẩm ECO tư vấn miễn phí nhé!