Huyết heo ăn có tốt không

Huyết là loại thực phẩm quen thuộc với gia đình Việt. Tuy các loại huyết đều mang giá trị dinh dưỡng tương đương nhau, với mỗi loại động vật lại có một số chất khác biệt. Nổi bật trong đó, huyết vịt được nhiều chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao.

Huyết vịt và huyết heo: giá trị dinh dưỡng vô cùng khác biệt

Được xem là món “thịt mềm”, nhìn chung cả huyết vịt và huyết heo đều giàu chất sắt, protein được xem là thực phẩm tốt để bổ máu.

Theo nghiên cứu cho thấy rằng, huyết vịt chứa thành phần sắt cao gấp 19 lần so với huyết heo. Hơn nữa, hàm lượng kali, phốt pho và natri của huyết vịt cũng cao hơn.

Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng, huyết vịt cũng như huyết heo có chứa một loại chất đạm, sau khi được tiêu hóa trong dạ dày sẽ tạo ra hoạt chất giúp khử trùng, loại bỏ vi khuẩn có hại ra khỏi đường ruột.

Hơn thế, hoạt chất này sau khi di chuyển trong toàn cơ thể, kết hợp cùng các loại axit tạo ra các phản ứng hóa sinh loại bỏ chất độc hại. Do đó, chúng được xem là “công nhân vệ sinh” của cơ thể.

Cách phân biệt huyết vịt với các loại huyết khác

So với huyết heo, huyết vịt khó tìm hơn, vì vậy mà loại thực phẩm này chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Ở nhiều nơi, huyết heo bị “phù phép” thành huyết vịt. Tuy hai loại huyết này đều tốt cho sức khỏe nhưng để chọn đúng huyết vịt, bạn hãy quan sát những yếu tố sau nhé!

+ Màu sắc: Huyết vịt có màu cà phê, huyết heo có màu đỏ gạch.

+ Bề mặt: Huyết vịt càng tươi bề mặt càng trơn mượt, mềm mướt, không có lỗ khí như huyết heo.

+ Mùi: Huyết vịt có mùi tanh ít hơn huyết heo. Nếu cắt lát và luộc qua nước sôi thì chỉ còn mùi nhẹ.

+ Vị khi ăn: Huyết vịt mềm, nấu lâu cũng không bị khô cứng như huyết heo. Khi ăn, bạn sẽ cảm thấy huyết mềm, mượt và mát.

Huyết vịt, món đặc biệt trong thực đơn lẩu của Jianghu

Món ăn này hiện nay chưa phổ biến trong mâm cơm của gia đình Việt, bởi số lượng chưa đáp ứng được nhu cầu. Huyết vịt được xem là một trong những thực phẩm kết hợp với lẩu tạo nên món ăn đặc sắc.

Chính vì giá trị dinh dưỡng của huyết vịt và hương vị đặc trưng của nó, nhà hàng lẩu Jianghu đã ưu tiên lựa chọn nó cho thực đơn món đặc biệt. Nếu tò mò về mùi vị của huyết vịt ăn cùng lẩu, bạn hãy đến ngay nhà hàng Jianghu thưởng thức cùng người thân và bạn bè nhé.

Thịt lợn là thực phẩm rất thông dụng trong cuộc sống, không chỉ thơm ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số bộ phận trên con lợn bác sĩ khuyên không nên ăn nhiều.

Tiết lợn là một loại thức ăn nội tạng động vật rất phổ biến, giàu chất sắt.

Huyết heo ăn có tốt không

Ảnh minh họa

Thịt lợn chứa nhiều carbohydrate, chất béo và protein, nó cũng chứa các khoáng chất như ion natri và sắt, mà có thể duy trì trao đổi chất của cơ thể, thúc đẩy sản xuất hemoglobin, tăng sức mạnh của xương.

Mặc dù thịt lợn rất tốt, không phải bộ phận nào ăn cũng tốt, các bác sĩ khuyên bạn nên ăn ít những bộ phận dưới đây của lợn:

Tiết lợn

Tiết lợn là một loại thức ăn nội tạng động vật rất phổ biến, giàu chất sắt. Ăn tiết lợn đúng cách có thể ngăn ngừa hiệu quả tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, nâng cao khả năng miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus, bổ khí và dưỡng huyết.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo mọi người không nên ăn quá nhiều tiết lợn cùng lúc. Cơ thể con người khó có thể hấp thụ nhiều sắt trong khoảng thời gian ngắn.

Thậm chí, lượng sắt quá nhiều có thể dẫn tới ngộ độc. Nếu bị tình trạng này, bạn có thể nôn mửa, đau dạ dày và bị các phản ứng có hại cho sức khỏe.

Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên ăn tiết lợn một lần một tuần hoặc 2-3 lần trong một tháng. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm tới việc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác cho cơ thể.

Thêm vào đó, không phải mọi người đều thích hợp ăn món tiết lợn. Các trường hợp bị chảy máu đường ruột tốt nhất không nên ăn. Danh sách đối tượng cần tránh xa món ăn này còn có người có mỡ máu cao, huyết áp không ổn định, cholesterol cao.

Phổi lợn

Phổi lợn cũng là một trong những loại thực phẩm phổ biến. Lợn rất thích nằm, điều này cũng có thể dẫn đến việc hít phải một lượng lớn đất và phân cũng như các chất thải nguy hại khác vào phổi của lợn.

Các chất độc hại này tích tụ trong phổi lợn lâu ngày sẽ dẫn đến hàm lượng kim loại nặng trong phổi lợn quá cao. Cơ thể người ăn phải một lượng lớn phổi lợn có kim loại nặng cao trong thời gian dài cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Phổi lợn ngon nhưng nên ăn ít.

Thận lợn (cật)

Thận lợn có nhiều cholesterol. Ăn với số lượng lớn trong thời gian dài dễ gây xơ vữa động mạch vành. Những người thích ăn cật lợn nên chú ý hơn.

Thay đổi thói quen ăn uống phù hợp có lợi cho sức khỏe, đặc biệt những người có hàm lượng cholesterol cao càng phải chú ý, thường xuyên ăn thận lợn có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh mạch vành và có thể gây ra các cơn đau thắt ngực. Vì vậy, người bệnh tim cũng nên chú ý hơn, ăn ít nhất có thể. Tốt nhất, bệnh nhân nhồi máu cơ tim không nên ăn thận lợn.

Ruột (lòng) lợn

Ruột lợn cũng là một loại thực phẩm được nhiều người rất ưa thích, trong khi đó, đây là bộ phận sẽ bị nhiễm nhiều vi khuẩn. Ăn thường xuyên dễ gây ra hàng loạt bệnh tật.

Ngoài ra, ruột lợn cũng chứa nhiều chất béo. Ăn trong thời gian dài không chỉ gây béo phì mà còn gây ra hàng loạt bệnh mạn tính khác.