Ký hiệu đường dây 171 e nghĩa là gì

Võ Minh Phúc  Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí của trạm biến áp  Khái niệm, phân loại và nguyên lí trạm biến áp  Máy biến áp

Trần Cao Hoàng Tìm hiểu về chức năng phân loại cấu tạo nguyên lí làm việc của  Máy biến điện áp  Chống sét van  Máy biến dòng

Ngô Văn Bính Tìm hiểu về chức năng phân loại cấu tạo nguyên lí làm việc của  Máy cắt  Dao cách ly

Lê Trung Nhân Tìm hiểu về chức năng phân loại cấu tạo nguyên lí làm việc của  Hệ thống tiếp địa  Máy biến áp tự dùng

TRẠM BIẾN ÁP

I. KHÁI NIỆM

Trạm biến áp là nơi đặt máy biến áp và các thiết bị phân phối điện khác nhằm tạo nên một hệ thống truyền tải điện năng hoàn chỉnh làm nhiệm vụ cung cấp điện.

IIÂN LOẠI

 Phân loại dựa theo điện áp

Dựa theo điện áp thì sẽ có 4 loại trạm sau đây:

 Siêu cao áp: Trạm có điện áp lớn hơn 500kV

 Cao áp: Trạm biến áp có điện áp 66kV, 110kV, 220kV và 500kV

 Trung áp: Gồm các trạm biến áp có điện áp 6kV, 10kV, 15kV, 22kV và 35kV

 Hạ áp: Là những trạm biến áp có điện áp nhỏ hơn thường là 0,4kV và 0,2kV

 Phân loại dựa trên điện lực

 Trạm trung gian

Là máy biến áp có chức năng tiếp nhận điện từ cấp điện áp 110kV – 220kV và chuyển đổi sang cấp điện áp 22kV – 35kV. Các trạm biến áp này được đặt ngoài trời nên công suất của nó rất cao, máy biến áp cùng các thiết bị đóng cắt khác cũng có kích thước không hề nhỏ.

Ngoài ra, máy biến áp còn được dùng trong các lò nung, trong lĩnh vực đo lường, hàn điện hoặc làm nguồn điện cho các trang thiết bị điện tử sử dụng điện.

IIIẤU TẠO

Máy biến áp có cấu tạo từ 3 phần, cụ thể như sau:

Phần lõi thép

Lõi thép của máy biến áp được dùng để dẫn từ, nó được chế tạo từ các vật liệu có đặc tính dẫn từ cực tốt. Thông thường thì nó được ghép bởi các lá thép kỹ thuật điện để tạo thành một mạch vòng khép kín. Các lá thép này mỏng với kích thước chỉ từ 0 - 0, bề mặt phía người có sơn cách điện.

Lõi thép có 2 phần là trụ và gông. Trụ dùng để đặt dây quấn còn phần gông để nối các trụ lại với nhau nhằm tạo ra một mạch từ khép kín.

Phần dây quấn

Phần dây quấn trong máy biến áp đảm nhận nhiệm vụ chính là nhận năng lượng vào và truyền ra.

Dây quấn có thể được làm bằng chất liệu đồng hoặc nhôm, thường có tiết diện hình chữ nhật hoặc tròn, bên ngoài sẽ có lớp cách điện. Dây quấn sẽ quấn nhiều vòng quanh trụ thép và giữa dây quấn với lõi, dây quấn với dây quấn, đều có lớp cách điện.

Một máy biến áp thường có từ 2 hoặc nhiều dây quấn, mỗi máy sẽ có số vòng dây khác nhau và tùy thuộc vào nhiệm vụ biến áp của nó đảm nhận như thế nào. Hiện nay có 2 loại dây quấn là sơ cấp và thứ cấp, cụ thể:

 Dây quấn sơ cấp nhận năng lượng từ lưới.  Dây quấn thứ cấp cung cấp năng lượng cho phụ tải. Số vòng dây của cuộn thứ cấp và sơ cấp khác nhau. Máy biến áp có chức năng hạ áp thì cuộn sơ cấp có số vòng lớn hơn cuộn thứ cấp. Máy biến áp thực hiện chức năng tăng áp thì số vòng của cuộn thứ cấp sẽ lớn hơn cuộn sơ cấp.

Ngoài ra, còn phân loại dây quấn thành dây quấn hạ áp có điện áp thấp và dây quấn cao áp có điện áp cao. Không những vậy, dây quấn còn được chia thành 2 loại là xen kẽ và đồng tâm.

 Dây quấn đồng tâm thường có tiết diện ngang hình vòng tròn đồng tâm. Để tạo hình tròn đồng tâm có thể quấn hình trụ, quấn hình xoắn hoặc quấn hình xoắn ốc liên tục.  Dây quấn xen kẽ thì các dây hạ áp và cao áp được quấn xen kẽ với nhau theo trụ thép.

Phần vỏ máy

Vỏ máy biến áp được làm từ nhiều chất liệu khác nhau tùy theo từng loại máy. Phổ biến nhất là vỏ thường được làm bằng các chất liệu như thép, nhựa, gỗ, tôn mỏng, gang. Nhiệm vụ chính của vỏ là bảo về các thành phần bên trong của máy biến áp.

IVÊN LÍ HOẠT ĐỘNG

Máy biến áp được tạo ra dựa theo 2 hiện tượng của vật lý đó là:

 Hiện tượng 1: Dòng điện khi chạy qua dây dẫn sẽ sinh ra từ trường.  Hiện tượng 2: Hiện tượng cảm ứng điện từ được sinh ra do sự biến thiên từ thông trong cuộn dây, nhờ đó tạo là một hiệu điện thế có tính cảm ứng.

Cuộn dây N1 và N2 được quấn quanh một lõi theo tạo thành vòng tròn khép kín. Khi đặt vào đầu dây N1 một điện áp xoay chiều U1, dòng điện L1 sẽ xuất hiện và chạy trong dây dẫn. Không những vậy, nó cũng sinh ra từ thông móc vòng cho 2 cuộn dây N1 và N2. Cuộn N2 được nối với điện áp U2 sẽ tạo ra dòng điện L2. Như vậy năng lượng trong dòng điện xoay chiều được truyền từ dây N1 sang N2.

VÂN LOẠI

  1. Phân loại theo cấu tạo
  1. Máy biến áp 1 pha

Máy biến áp đo lường: Máy biến áp chuyên dùng: Máy biến áp điện lực: Máy biến áp tự ngẫu:

  1. Phân loại theo thông số kỹ thuật

 Công suát máy biến áp  Điện áp đầu vào , điện áp đầu ra  Tổn hao máy biến áp  Vật liệu quấn máy biến áp

  1. Phân loại theo cách thức cách điện
  1. Máy biến áp khô.
  1. Máy biến áp dầu

DAO CÁCH LY

I. ĐỊNH NGHĨA

  • Dao cách ly (Disconnecting Switch) là khí cụ điện dùng để đóng cắt mạch điện cao áp không có dòng điện hoặc dòng điện nhỏ hơn dòng định mức nhiều lần và tạo nên khoảng cách an toàn, có thể nhìn thấy được giữa bộ phận đang mang dòng điện và bộ phận cách điện, mục đích đảm bảo an toàn.
  • Do đó ở những nơi cần sửa chữa luôn, người ta đặt thêm cầu dao cách ly ngoài các thiết bị đóng ngắt. IIÔNG DỤNG
  • Dao cách ly có thể đóng cắt dòng điện dung của đường dây hoặc cáp không tải, dòng điện không tải của máy biến áp
  • Trong lưới điện dao cách ly thường được lắp đặt trước thiết bị bảo vệ như cầu chì, máy cắt,
  • Nhiệm vụ chủ yếu của dao cách ly là tạo ra một khoảng hở cách điện trông thấy được giữa bộ phận đang mang điện và bộ phận cách điện, nhằm đảm bảo an toàn và tạo cho nhân viên sửa chữa thiết bị an tâm khi làm việc. Do đó ở những nơi cần sửa chữa luôn đặt thêm dao cách ly ngoài các thiết bị đóng cắt,

dao cách ly không có bộ phận dập hồ quang nên không thể cắt dòng điện lớn. vì vậy dao cách ly chỉ dùng để đóng cắt khi không có dòng. IIIÂN LOẠI

  • Theo kết cấu ta có: dao cách ly một pha, dao cách ly 3 pha.

 dao cách ly một pha

 dao cách ly 3 pha

  • Theo môi trường lắp đặt ta có: loại lắp đặt trong nhà và loại lắp đặt ngoài trời.
  • Theo kiểu truyền động của tiếp điểm, ta có dao cách ly kiểu chém, kiểu tru quay, kiểu treo, kiểu khung truyền.
  • Máy biến dòng hay còn gọi tắt là biến dòng, có tên Tiếng Anh là Current

Transformer: Đây là một thiết bị không thể thiếu trong hệ thống giám sát, đo lường điện năng.

  • Có nhiệm vụ biến đổi dòng điện có trị số lớn và điện áp cao xuống dòng điện

có trị số tiêu chuẩn 5A hoặc 1A, điện áp an toàn cung cấp cho mạch đo lường, điều khiển và bảo vệ

  • Bên cạnh đó còn có nhiệm vụ cách ly mạch sơ cấp và thứ cấp

Kí hiệu: CT, BI,TI IIẤU TẠO :

  • Primary Current: Dòng điện sơ cấp
  • Secondary Winding: cuộn dây thứ cấp
  • Hollow Core: lõi rỗng
  • Ammeter : Đồng hồ đo dòng

Cuộn dây sơ cấp của máy biến dòng có số vòng rất nhỏ, có khi chỉ có vài vòng , còn cuộn thứ cấp có số vòng nhiều hơn và luôn được nối đất đề phòng khi cách điện giữa sơ cấp và thứ cấp bị chọc thủng thì không gây nguy hiểm cho dụng cụ phía sơ cấp và thứ cấp và người phục vụ

Phụ tải thứ cấp của biến dòng điện rất nhỏ vì vậy có thể coi biến dòng luôn làm việc ở trạng thái ngắn mạch Trong trường hợp không có phụ tải phải nối đất cuộn thứ cấp để tránh quá điện áp cho thiết bị

IIIÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi dòng điện xoay chiều chạy qua 1 dây dẫn,

xung quanh nó sẽ xuất hiện một điện trường, điện trường này cảm ứng lên cuộn dây

và sẽ xuất hiện một dòng điện trong đó. Tỷ lệ dòng điện này được căn cứ vào số

vòng dây được cuốn trong cuộn dây biến dòng.

MÁY CẮT

I. ĐỊNH NGHĨA:

Máy cắt điện là thiết bị điện dùng để đóng cắt mạch điện ở mọi chế độ vận hành: chế độ không tải, chế độ tải định mức, chế độ sự cố, trong đó chế độ đóng cắt dòng ngắt mạch là chế độ nặng nề nhất. II. PHÂN LOẠI:

1ân theo môi trường dập hồ quang

 Máy cắt dầu (nhiều dầu ,ít dầu)  Máy cắt khí nén  Máy cắt chân không  Máy cắt tự sinh khí  Máy cắt khí SF

  • Trong vận hành không phải tiêu tốn dầu cho máy ngắt
  • Trọng lượng tương đối nhẹ
  • Có khả năng tạo thành một loạt với những mối thống nhất lớn  NH ƯỢC ĐI M Ể
  • Đòi hỏi trạm khí nén, ống dẫn khí và cấu tạo các chi tiết phức tạp hơn, mức độ chính xác gia công cao
  • Giá thành tương đối cao
  • Đặt máy biến dòng bên trong khó khăn
  • Ở trạm biến áp cần thiết phải có các thiết bị nén và lọc không khí

HỆ THỐNG TIẾP ĐỊA

IÁI NIỆM:

 Hệ thống tiếp địa trong trạm biến áp còn gọi là hệ thống tiếp đất có vai trò quan trọng trong vận hành.

 Khi xảy ra hiện tượng cách điện của thiết bị điện, cách điện của sứ bị hỏng sẽ xuất hiện dòng điện ngắn mạch, dòng điện rò chạy qua vỏ thiết bị điện hoặc chạy qua sứ đi theo dây dẫn xuống các điện cực và chạy tản vào đất.

 Khi có sét đánh vào đường dây, sóng sét mang điện áp cao lan truyền vào trạm biến áp, lúc đó các thiết bị chống sét làm việc dẫn dòng điện sét đi theo dây dẫn xuống các điện cực và chạy tản vào đất.

 Khi xảy ra sự cố chạm đất trong hệ thống điện 3 pha trung điểm không nối đất. Dòng điện chạm đất sẽ đi qua các điện cực và chạy tản vào đất.

 Trong một số trường hợp trạm biến áp có những đường ống kim loại, vật kim loại được chôn ngầm thuộc các hệ thống kỹ thuật khác đi gần hoặc chéo ngang qua. Nhất là ở những vùng đông dân cư như trong các thành phố, khu công nghiệp  Nếu được sự đồng ý của cơ quan có hệ thống các đường dây, đường ống kỹ thuật ngầm và các đường ống đó dùng để chuyên tải những vật liệu không thể gây cháy nổ thì việc kết hợp các hệ thống đường dây, đường ống kỹ thuật ngầm với hệ thống nối đất để tăng nhanh khả năng tản dòng điện sét hoặc dòng điện sự cố vào trong đất là hết sức cần thiết. Hệ thống các đường dây, đường ống kỹ thuật ngầm trong các trường hợp này được xem như là bộ phận nối đất tự nhiên.

 Hai thành phần chính của hệ thống tiếp địa là: điện cực và dây tiếp địa.

 Các điện cực nối đất gồm điện cực thẳng đứng hoặc điện cực nằm ngang chôn ngầm dưới đất ở một độ sâu nhất định. Trong thực tế điện cực thường được làm bằng thép mạ kẽm hoặc bằng thép tròn mạ kẽm có chiều dài từ 2m đến 3m được đóng sâu xuống đất theo phương vuông góc, đầu trên cọc nằm cách mặt đất từ 0,5m đến 0,8m được hàn liên kết với nhau trong lòng đất bằng các thanh sắt dẹt. Khoảng cách giữa hai cọc từ 2m đến 5m.

Hình 1:Lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét

 Dây tiếp địa nằm phía trên mặt đất làm bằng thép tròn mạ hoặc dây đồng mạ nhiều sợi. Một đầu dây tiếp địa bắt vào các cọc tiếp địa, một đầu bắt vào các bộ