Lá chúc làm gì

Cây chúc là cây có múi được coi là cây đặc sản của tỉnh An Giang, sở dĩ cây mang tên chúc vì cây được trồng nhiều ở ngôi làng này. Các bộ phận của cây đều có công dụng trong nhiều lĩnh vực, hãy cùng tìm hiểu xem cây có công dụng gì nhé! 

I. Giới thiệu về cây Chúc

Tên thường gọi: Cây chúc
Tên gọi khác: Cây chanh thái, cây trấp, cây chanh não người, cây chanh số 8, chanh rừng.
Tên tiếng anh: Kaffir Lime
Tên khoa học: Citrus hystrix
Họ thực vật: Thuộc chi cam chanh
Nguồn gốc xuất xứ: Là loại cây bản địa của Lào, Indonesia và Thái Lan.
Phân bố: Hiện nay được trồng rộng rãi trên khắp thế giới
Tuổi thọ: Cây sống lâu năm
Thời gian nở hoa: Cây ra hoa quanh năm
Màu sắc của hoa: Màu trắng pha tím

Lá chúc làm gì

Cây chúc có tên gọi khác là cây chanh thái, cây trấp, cây chanh não người, cây chanh số 8, chanh rừng…

II. Đặc điểm của cây Chúc

  • Hình dáng bên ngoài: Cây chúc là cây thân gỗ nhỏ nhưng rất chắc khỏe, lúc nhỏ thân cây có màu xanh nhạt, bóng khi trưởng thành thân cây chuyển màu nâu sẫm. Thân cây và các cành nhánh có rất nhiều gai mọc ngang chĩa ra nhọn hoắt.
  • Kích thước: Cây chúc cao trung bình khoảng 3 – 4m, riêng cây già có thể  cao tới 8 – 10m nếu phát triển trên đất màu mỡ.
  • Lá: Lá cây chúc thuôn dài, cứng, nhẵn, bóng đôi khi hình trái xoan đôi khi hình mũi giáo, mép lá không có khía. Chóp lá khi tròn, khi hơi nhọn, lá non màu xanh lá mạ, lá già chuyển màu xanh đậm, mọc đối xứng. Ở giữa lá thắt eo lại lộ rõ gân lá rồi lại phình ra như hình số 8. Lá chúc cũng gần giống lá bưởi nhưng phần eo cánh của lá bưởi nhỏ hơn, mặt trên của lá chúc có màu xanh đậm, mặt dưới màu xanh trắng. Lá chúc có mùi rất thơm và chứa nhiều tinh dầu. 
  • Hoa: Hoa cây chúc nhỏ có 5 cánh màu trắng mép cánh hơi tím thường mọc theo chùm ở nách lá hoặc ở cuối cành gần giống hoa chanh. Hoa, quả chúc thường ra quanh năm, hoa nở vào mùa đông có màu tím.
  • Quả: Quả tròn, vỏ sần sùi có các khe, rãnh như não của con người, màu xanh lục, khi chín vỏ chuyển màu vàng, dày, trong lõi quả non màu vàng xanh, lõi quả chín màu vàng cam. Quả chúc chứa ít nước nhưng nước có vị rất chua và he, trong lõi quả có chứa nhiều hạt màu trắng hạt có vị hơi đắng.

III. Tác dụng của cây Chúc

Toàn thân cây chúc  có chứa tinh dầu rất thơm nên được dùng rộng rãi trên khắp thế giới được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: Ẩm thực, mỹ phẩm, dược phẩm..

1. Giá trị ẩm thực

Lá của cây chúc có mùi thơm nồng và vị the hơn lá chanh ta hay dùng để làm gia vị và chế biến các món ăn như: Lá chúc thái chỉ để rắc lên đĩa thịt gà, lá thái chỉ làm nước chấm, lá tươi dùng để luộc hoặc xào ốc, có địa phương cũng hay dùng lá chúc để kẹp xiên thịt nướng…Do lá chúc chế biến được nhiều món nên được rất nhiều người ưa chuộng.

Lá chúc còn là gia vị chính trong ẩm thực Thái Lan, lá non của cây chúc được dùng để ăn sống như một loại salad, lá già và lá bánh tẻ thường dùng trong các món cà ri, súp, lẩu thái,…hoặc chế vào nước sốt dùng ướp nướng thịt lợn, thịt gà và thịt cừu.

Nước quả chúc có vị chua gắt, hơi the, dùng để vắt nước cốt pha chấm, khử mùi tanh hải sản, bò, gà,  rắn, lươn…

2. Tác dụng chữa bệnh

Quả chúc cũng được dùng để ngâm rượu làm thuốc có tác dụng chữa đau bụng hay cảm mạo.

Vỏ quả chúc phơi, sấy khô sắc uống có tác dụng chữa bệnh đường tiêu hóa, chống nôn, chống say xe.

3. Tác dụng khác

Cây chúc được ươm hạt nhiều chủ yếu để lấy thân làm gốc ghép với các cây khác như: chanh, cam, bưởi..

Một số địa phương còn dùng quả chúc để vắt nước tắm rửa hoặc gội đầu trị gàu rất tốt.

Vỏ quả dùng để chiết xuất tinh dầu sản xuất mỹ phẩm, làm hương liệu sản xuất xà phòng, Làm mứt, kẹo..

Nhiều gia đình cũng dùng cây chúc để làm cây cảnh, có thể trồng ngoài đất hoặc trồng trong chậu.

Lá chúc làm gì

Cây chúc được ươm hạt nhiều chủ yếu để lấy thân làm gốc ghép với các cây khác như: chanh, cam, bưởi..

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Chúc

1. Cách trồng cây

  • Cách chọn giống chúc

Cây chúc được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp ươm hạt, chiết cành và ghép cành thường ít dùng. Chọn hạt giống mẩy, chắc hạt không bị mốc thối, không biến đổi màu để ươm hạt, trước khi ươm nên ngâm hạt trong dung dịch kích thích nảy mầm khoảng 2 tiếng rồi vớt ra để ráo nước xà cho ủ kín khoảng 2 ngày nứt nanh là gieo được. Đối với cây giống nên chọn cây chúc khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, thân cây không có vết tổn thương, chiều cao cây khoảng 40 – 50cm, lá xanh tốt.

  • Thời vụ trồng cây chúc

Thời vụ ươm trồng cây chúc thích hợp nhất là vào mùa xuân, tiết trời ấm áp cây cối đâm chồi nảy lộc, ươm hay trồng cây sẽ sinh trưởng nhanh.

  • Đất trồng cây chúc

Cây chúc trồng được trên mọi loại đất nhưng trừ đất mặn và đất bị ngập úng, để cây sinh trưởng tốt nhất nên chọn đất thịt hoặc đất phù sa nhiều mùn tơi xốp và thoát nước tốt. 

  • Kỹ thuật ươm, trồng cây chúc

Ươm: Cần cày bừa kỹ làm luống cao khoảng 30cm, rộng khoảng 100cm, luống cách luống khoảng 40cm. Trước khi gieo phải rắc phân chuồng ủ ải rồi vằm trộn với đất sau đó tưới nước cho ẩm đất. Gieo thưa  đều tay rồi dùng rơm, rạ phủ kín luống để giữ ẩm cho đất. Sau khi gieo khoảng 5 ngày là hạt nảy mầm, lúc này gỡ hết vật che phủ cho mầm phát triển. 

Trồng: Sau khi chuẩn bị sẵn đất trồng, tiến hành trồng cây ghép, xé túi bầu  đặt cây xuống hố, vùi đất chặt tránh gió lay hoặc mưa đổ hoặc cắm cọc cố định cây. Cây non mới trồng cần che chắn nắng đảm bảo cây không bị héo chết. 

2. Cách chăm sóc cây

  • Tưới nước

Tần suất tưới nước phải được thay đổi theo nhiệt độ môi trường, nếu mưa nhiều thì không tưới, nếu khô hạn lâu ngày phải tưới thường xuyên.

Luống ươm và cây non mới trồng phải thường xuyên tưới nước khoảng 2 ngày/lần, khi cây được 2 –  3 tháng tuổi thì tưới thưa hơn và tưới đẫm 1 tuần/lần

  • Cắt tỉa

Cắt tỉa cành để giúp cây sinh trưởng  tốt, tán đẹp, cành khỏe, hạn chế sâu bệnh hại cây. Cắt bỏ các cành kề nhau, các cành tăm dưới gốc bị bóng lá.

Cắt bỏ các lá bị nấm, sâu hại để không bị lây lan sang cây khác.

Cắt bỏ các cành chồi vượt từ gốc hoặc bấm ngọn để hạn chế chiều cao của cây 

  • Phòng trừ sâu bệnh cho cây chúc

Cây chúc thường bị các loại sâu bệnh hại như sau: Sâu vẽ bùa, bọ nhảy, bọ trĩ, nhện đỏ, nhện trắng, rầy, rệp hoặc ghẻ. Các loại sâu bệnh này thường gặp từ  giai đoạn ra lộc non, ra hoa, quả non đến khi quả được thu hoạch. Các bệnh này khi ở giai đoạn quả nhỏ nên dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật dòng hóa học mới triệt hết mầm bệnh. Khi quả sắp đến giai đoạn thu hoạch dừng phun thuốc chỉ khi thật cần thiết mới phun dòng thuốc sinh học tránh gây hại cho người dùng quả.  

Các thuốc hay dùng như sau:

  • Sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rầy, rệp dùng kết hợp Monifos 500EC + Comite 73EC
  • Bọ nhảy, bọ trĩ dùng Selecron 500EC của hãng Syngenta.
  • Nhện trắng dùng Sufurlux, sulox 800WP
  • Bệnh ghẻ do nấm dùng kết hợp 2 loại Timan + Anvil 5SC. Tất cả các loại thuốc trên đều pha theo nồng độ chỉ dẫn trên bao bì không nên phun quá nặng thuốc gây tổn hại cho cây non.

Cây chúc cùng chi họ với cam, chanh, bưởi nên kỹ  thuật trồng và chăm sóc cây cũng như các loại sâu bệnh gây hại cũng giống nhau nên rất dễ dàng cho những ai đã và đang canh tác các loại cây này. Còn những bạn chưa hề biết đến cây chúc hãy tìm hiểu bài viết trên nhé.