Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập ra nhà Lý vào năm nào đầu năm hãy cuối năm

Câu hỏi:  Lý Công Uẩn lên ngôi vào cuối năm 1009. Đến năm 1010, ông (lúc này là vua Lý Thái Tổ) ra một quyết định quan trọng nào?

Thông tin thêm: Sau khi lên ngôi, năm 1010, Lý Thái Tổ đã có một quyết định rất quan trọng đối với vương triều Lý và với cả dân tộc lúc bấy giờ là dời kinh đô từ Hoa Lư (Trường Yên, Ninh Bình) về Đại La (Hà Nội) và đổi tên là kinh thành Thăng Long. Vào thế kỷ X, khi Đinh Tiên Hoàng lên ngôi, trước yêu cầu phải lo đề phòng các thế lực cát cứ và nạn ngoại xâm, kinh đô Hoa Lư được vua Đinh và sau này là các vua Tiền Lê chọn làm Quốc đô là phù hợp với hoàn cảnh lịch sử đất nước. Nhưng sang thế kỷ XI, do nhu cầu đòi hỏi ngày càng lớn của công cuộc xây dựng đất nước cũng như đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập, hùng cường thì kinh đô Hoa Lư với địa thế chật hẹp và núi non hiểm trở đã không còn phù hợp. Sách Lịch sử Việt Nam ghi ngay từ mùa xuân, tháng 2 năm Canh Tuất (1010), sau khi về thăm châu Cổ Pháp, ban tiền lụa cho các bô lão trong làng, vua đã tự tay viết Chiếu truyền, hỏi ý kiến quần thần, quyết định việc dời chuyển kinh đô. Trong Chiếu dời đô, vua Lý Thái Tổ đã nói rõ việc dời chuyển kinh đô là một việc trọng đại “không thể theo ý riêng tự dời” mà để “mưu nghiệp lớn”, “làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân”. Theo lời trong bài Chiếu, chỉ có Đại La nơi "ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước, mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tốt tươi phồn thịnh" mới là nơi "thắng địa", mới thực sự là chỗ "tụ hội quan yếu của 4 phương" và mới đúng là nơi "thượng đô Kinh sư mãi muôn đời". Khi đã được bầy tôi đồng lòng, vào một ngày mùa thu tháng 7, năm Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ đã thực hiện cuộc dời đô lịch sử từ Hoa Lư ra Đại La. Đại Việt sử ký toàn thư ghi: "Vua từ thành Hoa Lư dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành là thành Thăng Long". Việc định đô ở Thăng Long vào năm 1010 được coi là một mốc son lịch sử của Thăng Long Hà Nội và của cả đất nước.

Giải thích: Sau khi lên ngôi, năm 1010, Lý Thái Tổ đã có một quyết định rất quan trọng đối với vương triều Lý và với cả dân tộc lúc bấy giờ là dời kinh đô từ Hoa Lư (Trường Yên, Ninh Bình) về Đại La (Hà Nội) và đổi tên là kinh thành Thăng Long. Vào thế kỷ X, khi Đinh Tiên Hoàng lên ngôi, trước yêu cầu phải lo đề phòng các thế lực cát cứ và nạn ngoại xâm, kinh đô Hoa Lư được vua Đinh và sau này là các vua Tiền Lê chọn làm Quốc đô là phù hợp với hoàn cảnh lịch sử đất nước. Nhưng sang thế kỷ XI, do nhu cầu đòi hỏi ngày càng lớn của công cuộc xây dựng đất nước cũng như đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập, hùng cường thì kinh đô Hoa Lư với địa thế chật hẹp và núi non hiểm trở đã không còn phù hợp. Sách Lịch sử Việt Nam ghi ngay từ mùa xuân, tháng 2 năm Canh Tuất (1010), sau khi về thăm châu Cổ Pháp, ban tiền lụa cho các bô lão trong làng, vua đã tự tay viết Chiếu truyền, hỏi ý kiến quần thần, quyết định việc dời chuyển kinh đô. Trong Chiếu dời đô, vua Lý Thái Tổ đã nói rõ việc dời chuyển kinh đô là một việc trọng đại “không thể theo ý riêng tự dời” mà để “mưu nghiệp lớn”, “làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân”. Theo lời trong bài Chiếu, chỉ có Đại La nơi "ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước, mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tốt tươi phồn thịnh" mới là nơi "thắng địa", mới thực sự là chỗ "tụ hội quan yếu của 4 phương" và mới đúng là nơi "thượng đô Kinh sư mãi muôn đời". Khi đã được bầy tôi đồng lòng, vào một ngày mùa thu tháng 7, năm Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ đã thực hiện cuộc dời đô lịch sử từ Hoa Lư ra Đại La. Đại Việt sử ký toàn thư ghi: "Vua từ thành Hoa Lư dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành là thành Thăng Long". Việc định đô ở Thăng Long vào năm 1010 được coi là một mốc son lịch sử của Thăng Long Hà Nội và của cả đất nước.

Tag bạn Facebook để trợ giúp

Nhà Lý được thành lập:- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, là một ông vua tàn bạo nên trong triều ai cũng căm phẫn.

- Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập.

Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì:

- Kinh đô Hoa Lư với địa thế hiểm trở, thích hợp trong thời chiến và khi thế lực quốc gia còn yếu.

- Nay, khi đất nước đã thái bình, yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn một nơi có địa thế thích hợp nhất để làm căn cứ đóng đô, ổn định về kinh trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.

- Thăng Long là nơi có vị trí thích hợp nhất “xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.

=> Vì vậy, năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định rời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên).

Nhà Lý được thành lập như thế nào ?

Đề bài

Nhà Lý được thành lập như thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 35 để trả lời.

Lời giải chi tiết

- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, là một ông vua tàn bạo nên trong triều ai cũng căm phẫn.

- Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 - Xem ngay

Tóm tắt mục 1. Sự thành lập nhà lý. Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đình lên ngôi vua. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời.

Mục 1

1. Sự thành lập nhà Lý

* Sự thành lập:

- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua.

- Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.

- Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành là Thăng Long.

* Bộ máy nhà nước

- Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.

- Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm giữ mọi quyền hành. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối.

- Các chức vụ quan trọng nhà vua đều cử những người thân cận nắm giữ. Giúp vua lo việc nước có các đại thần, các quan văn, võ.

- Ở các địa phương, nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, phủ (ở miền núi gọi là châu), đặt các chức tri phủ, tri châu; giao cho con cháu nhà vua hoặc các đại thần cai quản. Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 - Xem ngay

Câu 12. Lê Hoàn chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống giành thắng lợi ở đâu?

A. Ở sông Như Nguyệt

B. Ở Chi Lăng-Xương Giang

C. Ở Rạch Gầm-Xoài mút

D. Ở sông Bạch Đằng

Câu 1. Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý vào năm nào?

A. Cuối năm 1009

B. Đầu năm 1009

C. Cuối năm 1010

D. Đầu năm 1010

Câu 2. Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là gì và quyết định dời đô về đâu?

A. Nhiên hiệu Thiên Phúc. Dời đô về Đại La

B. Niên hiệu Thuận Thiên. Dời đô về Đại La

C. Niên hiệu Thái Bình. Dời đô về Cổ Loa

D. Niên hiệu Thiên Phúc. Dời đô về Thăng Long

Câu 3. Dưới thời nhà Lý, đến năm 1054 tên nước ta là gì?

A. Đại Việt

B. Đại Cổ Việt

C. Đại Nam

D. Việt Nam

Câu 4. Kinh đô Thăng Long chính thức được thành lập vào năm nào?

A. Năm 939

B. Năm 1009

C. Năm 1010

D. Năm 1012

Câu 5. Nhà Lý chia nước ra bao nhiêu lộ, phủ?

A. 24 lộ, phủ

B. 22 lộ, phủ

C. 40 lộ, phủ

D. 42 lộ, phủ

Câu 6. Thời gian nào nhà Lý ban hành bộ Hình thư?

A. Năm 1010

B. Năm 1042

C. Năm 1005

D. Năm 1008

Câu 7. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là:

A. Quốc triều hình luật

B. Luật Hồng Đức

C. Luật Gia Long

D. Hình thư

Câu 8. Bộ “Hình thư”, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta được ban hành dưới thời vua nào?

A. Lý Thái Tổ (1010)

B. Lý Thái Tông (1042)

C. Lý Thánh Tông (1054)

D. Lý Nhân Tông (1072)

Câu 9. Tại sao luật pháp thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?

A. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp

B. Đạo phật được đề cao, nên cấm sát sinh

C. Trâu bò là động vật quý hiếm

D. Trâu bò là động vật linh thiêng :)))

Ai là người sáng lập nên nhà Lý vào năm 1009?

A. Lý Anh Tông

BLý Nhân Tông

C. Lý Công Uẩn

D. Lý Thánh Tông

Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) Vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long năm 1010, thuộc thế kỉ ………………
b) Lương Thế Vinh là nhà toán học của Việt Nam, ông sinh năm 1441, thuộc thế kỉ ……
c) Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 – 9 – 1045, thuộc thế kỉ ………
d) Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu từ những năm 2000, thuộc thế kỉ ………