Mẫu biên bản niêm phong nhà xưởng

YOMEDIA

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

Mẫu biên bản niêm phong nhà xưởng

YOMEDIA

Đang xử lý...
Mẫu biên bản niêm phong nhà xưởng

Biên bản niêm phong là gì? Mục đích của biên bản niêm phong là gì? Mẫu biên bản niêm phong? Hướng dẫn viết biên bản niêm phong? Quy định về niêm phong hàng hóa

Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền kiểm tra chất lượng cần niên phong những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn  và hoạt động niêm phong phải được lập biên bản. Vậy biên bản niêm phong là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về vấn đề này.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Biên bản niêm phong là gì?

Biên bản niêm phong là mẫu biên bản do Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền tiến hành niêm phong đối với hàng hóa của cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa. Hoạt động niêm phong phải được công khai và được ghi nhận rõ vào trong biên bản niêm phong.

2. Mục đích của biên bản niêm phong là gì?

Biên bản niêm phong dùng để ghi chép lại nội dung của hoạt động niêm phong hàng hóa của Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền tiến hành niêm phong đối với cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa. biên bản niêm phong phải có sự xác nhận của trường đoàn kiểm tra, thành viên của đoàn kiểm tra và đại diện pháp luật của cơ sở được kiểm tra.

3. Mẫu biên bản niêm phong:

CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH KIỂM TRA

ĐOÀN KIỂM TRA

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

Xem thêm: Mẫu biên bản niêm phong đồ vật, tài liệu bị tạm giữ mới nhất hiện nay

……, ngày…tháng…năm 20…

BIÊN BẢN NIÊM PHONG

– Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

– Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

– Căn cứ Thông tư số 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Thông báo về việc tạm đình chỉ sản xuất số…

Hôm nay, hồi… giờ … ngày … tháng … năm

Chúng tôi gồm:

Xem thêm: Có được niêm phong nhà chờ phân chia di sản thừa kế không?

Đoàn kiểm tra (Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra)

– Họ và tên ………………… Chức vụ …………… Trưởng đoàn

– Họ và tên ………………… Chức vụ …………… thành viên

Đại diện cơ sở được kiểm tra

– Họ và tên ……………………………………Chức vụ

Tiến hành niêm phong (lô sản phẩm) ………………… số lượng……………lưu giữ tại (kho cơ sở) ……………

Tình trạng sản phẩm khi niêm phong:

Biên bản này được lập thành 02 bản có nội dung và giá trị như nhau, 01 bản lưu tại cơ quan kiểm tra, 01 bản lưu tại cơ sở được kiểm tra

Xem thêm: Tội vi phạm việc niêm phong kê biên tài sản

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA

(Ký, ghi rõ họ tên)

THÀNH VIÊN ĐOÀN KIỂM TRA

(Ký, ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn viết biên bản niêm phong:

– Ghi rõ tên Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định  kiểm tra, niêm phong, những thành viên trong đoàn kiểm tra thực hiện việc niêm phong.

– Người lập biên bản sẽ cung cấp những thông sau vào biên bản niêm phong: đoàn kiểm tra (Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra), đại diện cơ sở được kiểm tra, sản phẩm mà bị niêm phong.

Xem thêm: Mẫu biên bản mở niêm phong đồ vật, tài liệu bị tạm giữ mới nhất

– Biên bản này được lập thành 02 bản có nội dung và giá trị như nhau, 01 bản lưu tại cơ quan kiểm tra, 01 bản lưu tại cơ sở được kiểm tra

5. Quy định về niêm phong hàng hóa: 

Trong trường hợp kết quả thử nghiệm mẫu hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ng thì tùy theo tính chất, mức độ vphạm, đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng áp dng các biện pháp xử lý như sau:

– Niêm phong hàng hóa, không cho người bán hàng được phép tiếp tục bán hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và trong thời hạn không quá 24 giờ phải báo cáo với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa để xử lý theo thẩm quyền;

– Yêu cầu người bán hàng ln hệ với người sản xuất, người nhập khẩu để thực hiện các biện pháp xử lý, khc phục, sa cha;

– Trường hợp người bán hàng vẫn tiếp tục vi phạm hoặc hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đdọa sự an toàn của người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên, đa chỉ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, tên hàng hóa không phù hợp và mức độ không phù hợp của hàng hóa;

– Sau khi thông báo công khai mà người bán hàng vẫn tiếp tục vi phm thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền x lý theo quy đnh của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn kiểm tra chất lượng sản phẩm bao gồm:

Trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đoàn kiểm tra có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Xem thêm: Mẫu biên bản niêm phong tang vật, phương tiện VPHC bị tạm giữ (64/BB-NP)

1. Yêu cu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh xuất trình các tài liệu ln quan đến sản phẩm, hàng hóa theo nội dung kiểm tra quy định tại Điều 27 và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 30 và Điều 40 của Luật này; khi cần thiết, yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp bản sao các tàliệu quy định tại khoản này;

2. Lấy mẫu để thử nghiệm khi cn thiết;

3. Niêm phong hàng hóa, tạm dừng bán hàng hóa không phù hợp trong quá trình kiểm tra trên thị trưng;

4. Yêu cầu t chc, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có biện pháp khc phục, sa chữa;

5. Kiến nghị cơ quan kiểm tra chất lượng sn phẩm, hàng hóa xử lý theo thm quyền quy định tại Điều 46 của Luật này.

6. Bảo đảm nguyên tắc khách quan, chính xác và không phân biệt đi xử khi tiến hành kim tra;

7. Bo mật kết quả kiểm tra và các thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được kiểm tra;

8. Báo cáo chính xác và kịp thời kết quả kiểm tra cho cơ quan kitra chất lượng sản phm, hàng hóa;

Xem thêm: Mẫu biên bản niêm phong tài sản (75/PTHA) chi tiết nhất

9. Chu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, kết luận và xử lý vi phạm của mình.

Như vậy có thể thấy, niêm phong hàng hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa để có thể đảm bảo hàng hóa được đưa ra thị trường phải đảm bảo chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên để niêm phong hàng hóa cần phải có sự kiểm tra sản phẩm và thấy sản phẩm không đủ chất lượng sẽ phải thực hiện việc niêm phong theo quyết định của Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra.

Những nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa bao gồm những nguyên tắc sau đây:

+ Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn công bố áp dng, quy chuẩn kỹ thuật tương ng. Căn cứ vào khả năng gây mt an toàn, sản phẩm, hàng hóa được quản lý như sau:

– Sản phẩm, hàng hóa nhóm được quản lý chất lượng trên cơ sở tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng;

– Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được quản lý chất lượng trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng,

Chính phủ quy định cụ thể việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2.

+ Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa là trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh nhằm bảo đảm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường; nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam.

Xem thêm: Mẫu biên bản niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

+ Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm thực thi các quy đnh của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải bảo đảm minh bạch, khách quan, không phân biệt đi xử về xuất xứ hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế, bo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

Nhà nước cần tuyên truyền, ph biến chính sách, pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; xây dựng ý thức sản xut, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có chất lượng, vì quyền lợi người tiêu dùng, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường; nâng cao nhận thức xã hội về tiêu dùng, xây dựng tập quán tiêu dùng văn minh.

Đồng thời phải mở rộng hợp tác với các quốc gia, các vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, tổ chức và cá nhân nước ngoài trong hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Tăng cường ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực về kết quả đánh giá sự phù hợp.  Khuyến khích các tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam ký kết thỏa thuận thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp với tổ chức tương ứng của các nước, vùng lãnh thổ nhằm tạo thuận lợi cho phát triển thương mại giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ.