Mối quan hệ hai thuộc tính của hàng hóa

Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và đem trao đổi, đem bán.

hàng hóa có 2 thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị (hay giá trị trao đổi)

– Giá trị sử dụng của hàng hóa là công cụ của vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người (như lương thực để ăn, quần áo để mặc…).

Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của nó quy định, nên nó là phạm trù vĩnh viễn. Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng cho người khác, cho xã hội chứ không phải cho người sản xuất ra nó. Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng đã mang giá trị thay đổi.

– Giá trị hàng hóa:

Muốn hiểu giá trị phải thông qua giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là biểu hiện quan hệ tỷ lệ về lượng trao đổi với nhau giữa các giá trị sử dụng khác nhau.

Chẳng hạn một mét vải trao đổi lấy 10 kg thóc, 2 hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau có thể trao đổi được với nhau theo một tỷ lệ nhất định, vì chúng đều là sản phẩm của lao động, có cơ sở chung là sự hao phí lao động chung của con người.

Vậy giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị.

Giá trị của hàng hóa biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa và là một phạm trù lịch sử. Chỉ tồn tại trong kinh tế hàng hóa.

Quan hệ của 2 thuộc tính đó với tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa

Hàng hóa có 2 thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị, vì lao động sản xuất hàng hóa có tính chất 2 mặt là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.

Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, phương pháp hoạt động riêng, công cụ lao động riêng, đối tượng lao động và kết quả lao động riêng.

Ví dụ: thợ mộc dùng rìu, cưa, bào để làm ra đồ dùng bằng gỗ như bàn, ghế, tủ…; thợ may dùng máy may, kéo, kim chỉ để may quần áo. Kết quả của lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.

– Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa, không kể đến hình thức cụ thể của nó. Các loại lao động cụ thể có điểm chung giống nhau là sự hao phí sức óc, thần kinh và bắp thịt sau một quá trình lao động. Đó là lao động trừu tượng nó tạo ra giá trị của hàng hóa.

Trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn, tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa là sự biểu hiện của mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội của những người sản xuất hàng hóa.

Đó là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa giản đơn. Mâu thuẫn này còn biểu hiện ở lao động cụ thể với lao động trừu tượng, ở giá trị sử dụng với giá trị của hàng hóa.

Mác là người đầu tiên phát hiện tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Mác gọi tính chất 2 mặt là “Điểm mấu chốt để hiểu biết kinh tế chính trị học”.

là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi với nhau. Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, sản xuất hàng hoá có bản chất khác nhau, nhưnghàng hoá đều có hai thuộc tính:

a) Giá trị sử dụng

Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, ví dụ: cơm để ăn, xe đạp để đi, máy móc, nguyên, nhiên vật liệu để sản xuất... Vật phẩm nào cũng có một số công dụng nhất định. Công dụng của vật phẩm do thuộc tính tự nhiên của vật chất quyết định. Khoa học kỹ thuật càng phát triển, người ta càng phát hiện thêm những thuộc tính mới của sản phẩm và lợi dụng chúng để tạo ra những giá trị sử dụng mới. Giá trị sử dụng chỉ thể hiện ở việc sử dụng hay tiêu dùng. Nó là nội dung vật chất của của cải. Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn.

Giá trị sử dụng nói ở đây với tư cách là thuộc tính của hàng hoá, nó không phải là giá trị sử dụng cho bản thân người sản xuất hàng hoá, mà là giá trị sử dụng cho người khác, cho xã hội thông qua trao đổi - mua bán. Trongkinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.

b) Giá trị hàng hoá:

Muốn hiểu được giá trị phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác.

Vậy giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Chất của giá trị là lao động, vì vậy sản phẩm nào không có lao động của người sản xuất chứa đựng trong đó, thì nó không có giá trị. Sản phẩm nào lao động hao phí để sản xuất ra chúng càng nhiều thì giá trị càng cao.

c) Mối quan hệ giữa hai thuộc tính

Giữa hai thuộc tính của hàng hóaluôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Trong đó, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi; còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài. Khi trao đổi sản phẩm cho nhau, những người sản xuấtngầm so sánh lao động ẩn giấu trong hàng hoá với nhau. Thực chất của quan hệ trao đổilà người ta trao đổi lượng lao động hao phí của mình chứa đựng trongcác hàng hoá. Vì vậy, giá trị là biểu hiện quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hoá. Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nềnsản xuất hàng hoá. Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hoá.

Như vậy,hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tínhgiá trị sử dụng và giá trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập.Đối với người sản xuất hàng hoá, họ tạo ra giá trị sử dụng, nhưng mục đích của họ không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, họ quan tâm đến giá trị sử dụng là để đạt được mục đích giá trị mà thôi. Ngược lại, đối với người mua, cái mà họ quan tâm là giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Nhưng, muốn có giá trị sử dụng thì phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Như vậy, trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải thực hiện giá trị của nó. Nếu không thực hiện được giá trị, sẽ không thực hiện được giá trị sử dụng.