Mụn rộp sinh dục nữ là gì

Vi khuẩn không phải là thủ phạm gây nên bệnh này mà chính là do một loại virut herpes 2. Đây là vi rút phát triển ở niêm mạc cơ quan sinh dục mà mụn rộp sinh dục là một biểu hiện của bệnh lây truyền này khi quan hệ tình dục không bảo vệ. Mụn rộp vùng kín xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới.

Nếu vùng kín của cả nam giới và nữ giới không được vệ sinh đúng cách hoặc không có biện pháp bảo vệ khi quan hệ thì các cặp đôi có nguy cơ mắc nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục ghé thăm trong đó có bệnh mụn rộp sinh dục.

Không phải lúc nào bạn cũng có thể phát hiện những triệu chứng của bệnh này như: tình trạng giả cúm (sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ toàn thân) sau đó xuất hiện đau, ngứa, đái khó, tiết dịch âm đạo, niệu đạo, các mụn nước nổi lên ở bộ phận sinh dục ngoài, lan rộng, sau vài ngày tự vỡ chảy nước vàng và để lại vết loét trợt rất nông, nền đỏ, đau, ngứa. Các vết loét này đóng vảy sau vài ngày đến vài tuần, không để lại sẹo, dễ tái phát…

Mụn rộp sinh dục nữ là gì

Các mụn nước nổi lên ở bộ phận sinh dục ngoài, lan rộng, sau vài ngày tự vỡ chảy nước vàng và để lại vết loét trợt rất nông

Ngược lại 80% trường hợp nhiễm bệnh không thể hiện triệu chứng gì cho đến khi chúng đã lây nhiễm. Các tổn thương này cũng có thể không nhìn thấy nếu như phát triển trong âm đạo, thậm chí cả trên cổ tử cung hay trong niệu đạo của nam giới.

Nếu không điều trị sớm và dứt điểm, bệnh vẫn có thể có biến chứng từ nặng đến nhẹ như hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ví như hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, ví dụ viêm màng não vô khuẩn. Những tổn thương ở cả những vị trí khác như ở mông, háng, đùi, ngón tay, mắt.

Do những triệu chứng của mụn rộp rất giống với bệnh nấm nên đôi khi bác sĩ có thể nhầm lẫn với bệnh khác khi chẩn đoán.

Thuốc kháng virus như acylovir, valacyclovir cũng được áp dụng khi bạn nhiễm mụn rộp vùng kín. Tuy nhiên những thuốc này không diệt dược virus, không loại được virus ra khỏi cơ thể mà chỉ kìm hãm được tốc độ phát triển của virus trong cơ thể, điều đó sẽ làm giảm các triệu chứng (mụn rộp, đau, ngứa), không ngăn ngừa được bệnh tái phát.

Mụn rộp sinh dục nữ là gì

Điều trị mụn rộp vùng kín cần sử dụng đúng loại thuốc

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Mụn rộp sinh dục là một trong những bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục phổ biến, khiến chị em gặp phải những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời tiềm ẩn mối nguy hại khôn lường đối với sức khỏe sinh sản.

1. Mụn rộp sinh dục nữ là gì?

Mụn rộp sinh dục là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục ( STDs ). Nhiễm trùng HSV có thể gây ra vết loét và mụn nước quanh môi, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Đôi khi, nhiễm HSV không gây ra vết loét hoặc bạn bị nhiễm HSV nhưng không phát hiện ra. Mụn rộp sinh dục là loại bệnh khó chữa khỏi, tuy nhiên có một số loại thuốc có thể rút ngắn thời gian tái phát các thương tổn và làm cho nó ít nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí ngăn chặn xảy ra.

2. Các nguyên nhân gây bệnh mụn rộp sinh dục

2.1.Nguyên nhân gây bệnh:

 Có 2 loại virus gây bệnh mụn rộp ở sinh dục ở nữ là HSV 1 và HSV 2. Đó là:

  • HSV 1 thường lây truyền qua đường tiếp xúc gần, da kề da và có thể gây nhiễm trùng bộ phận sinh dục khi quan hệ bằng miệng. HSV 1 phần lớn gây ra các vết phồng nước hoặc các vết loét ở các vùng từ eo trở lên như ngực,cánh tay,...

  • HSV 2 cũng lây truyền khi da tiếp xúc da nhưng cũng lây qua cả đường quan hệ tình dục không an toàn. Đây là chủng virus rất phổ biến, có khả năng lây nhiễm cao, dù cho người bị nhiễm có vết thương hở hay không. Virus này gây ra mụn rộp sinh dục ở các vùng dưới thắt lưng như mông, chân,...

Mụn rộp sinh dục nữ là gì

2.2. Yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh mụn rộp sinh dục nữ:

- Đối tượng là nữ giới: bởi nữ giới thường dễ mắc bệnh HSV hơn nam. Đặc biệt, các loại virus lây truyền qua đường tình dục thường dễ lây từ nam sang nữ hơn là từ nữ sang nam.

- Quan hệ tình dục không an toàn.

- Quan hệ tình dục vào thời điểm bệnh đang bùng phát.

3. Triệu chứng mụn rộp sinh dục ở nữ giới

Tùy vào từng giai đoạn mà bệnh mụn rộp sinh dục HSV lại có những biểu hiện khác nhau.

- Giai đoạn bộc phát

Đây là giai đoạn người bệnh mới nhiễm virus. Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ có một số triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu, nổi hạch… nên dễ bị nhầm với các bệnh cúm.

- Giai đoạn bùng phát bệnh

Từ 2 – 7 ngày là giai đoạn khoảng sau khi nhiễm virus. Người bệnh sẽ thấy sự xuất hiện của các nốt mụn nước ở niêm mạc vùng cơ quan sinh dục (âm đạo, bên trong âm đạo, bên trong cổ tử cung) hoặc mông, đùi, bên trong hậu môn…  Khi các mụn nước xuất hiện dày đặc, ở gần nhau tạo thành chùm và tiến triển thành các ổ loét sẽ gây ra cảm giác ngứa, đau rát. Khi các ổ loét bị vỡ thì người bệnh sẽ thấy có hiện tượng rỉ dịch hoặc có thể chảy máu.

Vì môi trường trong âm đạo rất phù hợp để virus có thể tồn tại nên bệnh khó có thể được điều trị triệt để. Do đó, bệnh có khả năng tái phát hàng tháng hoặc hàng năm, theo chu kỳ và không có dấu hiệu báo trước.

4. Mụn rộp sinh dục ở nữ có thể ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Nếu một phụ nữ đang mang thai và bị nhiễm HSV, nó có thể truyền cho thai nhi trong khi sinh (khi đi qua bộ phận sinh sản phụ nữ bị nhiễm bệnh). Nguy cơ truyền nhiễm cũng rất cao nếu người mẹ lần đầu tiên bị nhiễm HSV trong khi mang thai hoặc có đợt bùng phát đầu tiên vào cuối thai kỳ. Tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra trong một đợt bùng phát tái phát nếu người mẹ bị nhiễm bệnh trước khi mang thai, nhưng nguy cơ truyền bệnh thấp hơn nhiều.

Nếu có vết loét hoặc dấu hiệu cảnh báo về sự bùng phát tại thời điểm sinh nở, thai phụ có thể cần phải sinh mổ để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Quyết định phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả vết loét trên cơ thể bạn và liệu thai nhi có tiếp xúc với chúng trong khi sinh hay không.

Có thể cho con bú nếu người mẹ bị nhiễm virus herpes hay không?

Virus herpes không thể truyền sang em bé qua sữa mẹ. Tuy nhiên, em bé có thể bị nhiễm bệnh bằng cách chạm vào vết đau trên cơ thể bạn. Hãy chắc chắn rằng bất kỳ vết loét nào em bé có thể tiếp xúc đều được che chắn khi bế em bé hoặc trong khi cho con bú. Rửa tay bằng xà phòng và nước trước và sau khi cho bé ăn. Nếu người mẹ có vết loét trên vú, mẹ không nên cho bé bú từ vú đó.

5. Điều trị và phòng ngừa bệnh:

- Điều trị bệnh:

Hiện nay vẫn chưa có phương án nào giúp điều trị dứt điểm bệnh này. Bởi vì virus HSV có khả năng tồn tại trong cơ thể suốt đời. Khi bị nhiễm virus, người bệnh chỉ có thể dùng 1 vài loại thuốc để ức chế sự tấn công của virus. Những loại thuốc đặc trị đó giúp vết loét nhanh khô hơn, nhanh lành hơn, hạn chế nguy cơ tái phát.

Mụn rộp sinh dục nữ là gì

Lưu ý: Những chị em đã từng mắc bệnh mà có ý định mang thai thì cần thông báo trước với bác sĩ để có hướng theo dõi và thực hiện các xét nghiệm phù hợp nhằm hạn chế nguy cơ lây cho em bé

- Phòng ngừa bệnh:

  • Quan hệ tình dục an toàn, chỉ quan hệ với 1 người và sử dụng bao cao su khi quan hệ

  • Luôn giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là bộ phận sinh dục, nhất là trước và sau khi có quan hệ tình dục

  • Không quan hệ tình dục bằng bất cứ hình thức nào nếu 1 trong 2 người đang ở giai đoạn phát bệnh

  • Nếu có dấu hiệu, nhanh chóng và chủ động tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán sớm và có hướng điều trị kịp thời hiệu quả.

Với thông tin cơ bản và đầy đủ về bệnh mụn rộp sinh dục ở nữ giới. Hy vọng sau bài viết này, các chị em phụ nữ đã hiểu hơn về bệnh mụn rộp sinh dục nữ, từ đó có phương án chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh. Để được tư vấn khám phụ khoa cũng như tham khảo các gói khám sức khỏe và tầm soát ung thư ở nữ giới tại bệnh viện đa khoa Bảo Sơn, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 599 858Hotline 091 585 0770

(Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa)