Nằm ngủ khoanh chân có tốt không

Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng mỗi tư thế ngủ, dù là nằm ngửa, nằm nghiêng hay nằm sấp, đều có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ cũng như sức khoẻ tổng thể của bạn. Chúng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể vào ngày hôm sau mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của não và góp phần gây ra các rối loạn não như chứng mất trí, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson...

Dưới đây là những ưu và nhược điểm ảnh hưởng đến sức khỏe của từng tư thế ngủ:

Nằm sấp

Nằm ngủ khoanh chân có tốt không

Mặc dù nằm sấp giúp giữ cho đường thở trên trở nên rộng mở hơn, do đó giảm ngáy ngủ. Nhưng ngủ sấp bị coi là tư thế ngủ tồi tệ nhất khiến cột sống bị thay đổi và gây áp lực lên toàn bộ cơ thể.

Nằm sấp không hỗ trợ đường cong tự nhiên của cột sống mà còn gây căng thẳng trên phần thắt lưng cũng như các khớp khác và cơ bắp, dẫn đến đau đớn và tê liệt. Nếu ngủ lâu ở vị trí này có thể có tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa của bạn.

Nghiêng đầu về một bên hoặc úp mặt xuống gối có thể gây căng cổ và hạn chế hô hấp, cản trở lưu thông máu. Vậy nên, tư thế này không được khuyến cáo dành cho những người bị đau cổ hoặc đau lưng.

Hơn nữa khi nằm như vậy, mặt sẽ xuất hiện nhiều nếp nhăn và mụn cho da mặt vì tiếp xúc quá lâu với đệm và vỏ gối.

Đối với người béo phì, kiểu ngủ này gây thêm áp lực lên các cơ quan nội tạng như phổi. Thêm vào đó, ngay cả sau khi ngủ ngon ở tư thế nằm sấp, bạn vẫn dễ cảm thấy đau hoặc cứng cổ vào ngày hôm sau.

Vì vậy, chúng ta cần hạn chế tối đa nằm ở tư thế này vì chúng mang lại quá nhiều bất lợi cho sức khỏe.

Nếu bạn thích nằm sấp khi ngủ, hãy thử ở tư thế nằm nghiêng và đặt 1 cái gối giữa bụng và đệm. Điều này sẽ làm cho bạn thoải mái hơn so với ngủ úp trực tiếp bụng lên đệm.

Nằm ngủ nghiêng một bên

Nằm ngủ khoanh chân có tốt không

Nằm nghiêng là một trong những tư thế ngủ phổ biến nhất.

Mặc dù được khuyến cáo là nghiêng bên trái có thể chữa được chứng ợ nóng, đầy hơi và tốt cho bà bầu khi nằm về phía bên phải. Tuy nhiên, tư thế này cũng có mặt trái là gia tăng áp lực lên dạ dày và phổi, hạn chế lượng máu lưu thông làm cánh tay bị tê, gây hại cơ bắp và dây thần kinh.

Ngoài ra, nằm nghiêng một bên cũng dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể lên cơ bắp ở vai và cổ, thậm chí có thể làm biến dạng khuôn ngực.

Giải pháp khắc phục đơn giản là dùng một chiếc gối dày để lấp khoảng trống trên vai, giúp đầu và cổ được hỗ trợ ở vị trí trung lập.

Uốn cong người kiểu thai nhi

Nằm ngủ khoanh chân có tốt không

Nghiên cứu cho thấy có 41% người trên thế giới thường nằm co người, ôm đầu gối giống như tư thế của thai nhi trong tử cung. Tư thế ngủ này có thể tốt cho phụ nữ mang thai và những người ngủ ngáy.

Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo bạn có thể bị đau lưng và các khớp gối khi thức dậy. Áp lực khi nằm nghiêng cũng khiến da mặt có thêm nhiều nếp nhăn, ngực chảy xệ. Ngủ trong tư thế này lâu dài ảnh hưởng xấu tới cổ và cột sống, hạn chế việc thở bằng cơ hoành.

Các chuyên gia khuyến cáo nếu chọn tư thế ngủ này bạn cố gắng để lưng không bị cong quá nhiều và nên dùng một chiếc gối dày để lấp khoảng cách trên vai.

Nằm ngửa

Nằm ngủ khoanh chân có tốt không

Tư thế này có thể cải thiện sự liên kết của cơ thể và giữ cho cột sống , khớp và cơ khỏe mạnh.

Những người bị ngưng thở khi ngủ, đau lưng và ngủ ngáy có thể tìm thấy sự thoải mái ở tư thế này. Nó cũng giúp giảm đau đầu gối và hông.

Nhược điểm là người ngủ tư thế này dễ ngáy. Các bác sĩ gợi ý một vài thay đổi nhỏ cho vị trí này để giúp giấc ngủ ngon hơn. Hãy thử đặt một chiếc gối mềm hoặc khăn cuộn lại dưới đầu gối của bạn cho phù hợp với các đường cong tự nhiên của cột sống đồng thời giúp đường khí quản lưu thông dễ dàng.

Với tư thế nằm ngửa, tay đặt trên đầu sẽ tốt hơn nhiều so với lên ngực. Tuy nhiên, nếu nằm suốt đêm ở tư thế này cũng có thể khiến vai bị mỏi. Vì thế, nếu đây là kiểu ngủ ưa thích thì tốt nhất không nên giữ quá lâu và phải thường xuyên đổi tư thế.

Nằm ngủ tư thế nào tốt cho sức khỏe? Có thể nói chừng một phần ba cuộc đời là chìm trong giấc ngủ. Bởi vậy, các chuyện liên quan đến giấc ngủ có vai trò hết sức quan trọng, trong đó có việc chọn tư thế nằm tốt nhất.

Người ta không thể giữ mãi một tư thế ngủ suốt đêm mà mỗi đêm người ta trở mình có thể từ 20 – 45 lần. Tuy nhiên, theo thói quen, mỗi người vẫn có một tư thế nằm ngủ chủ đạo. Có người nằm thẳng đơ, có người thích nằm sấp úp mặt vào gối, có người nằm co như con tôm, nằm dang tay, duỗi chân hoặc khoanh tay trên ngực mà ngủ.

Dân gian có câu: “Đứng như tùng, ngồi như chuông, nằm như cung”. Trong sách Luận ngữ, Khổng Tử đã khuyên “Tầm bất thi” (không nằm như xác chết). Sách Thiên kim yếu phương viết: “Co gối nằm nghiêng lợi cho khí lực”

Theo các nhà dưỡng sinh cổ truyền, tư thế nằm ngủ tốt nhất là nằm nghiêng về bên phải, thân thể co tự nhiên. Bởi lẽ, với tư thế này, cơ bắp toàn thân được thư giãn triệt để, các cơ quan tạng phủ luôn được giữ trong vị trí tự nhiên, khí huyết lưu thông được dễ dàng nhất, rất có lợi cho việc giải trừ mệt mỏi, phục hồi và nâng cao sức khỏe.

Nằm ngủ khoanh chân có tốt không

Nếu nằm ngủ ở tư thế ngửa hay sấp hoặc thân mình và hai chân luôn ở vị trí duỗi thẳng thì cơ bắp không được thư giãn đầy đủ. Vả lại, khi ngửa mặt lên, lúc ngủ say, cuống lưỡi sẽ hạ xuống, nước bọt dễ lọt vào khí quản gây ho sặc, tạo ra tiếng ngáy rất khó chịu cho người khác.

Khi nằm sấp, ngực bị đè ép khiến hoạt động của tim và phổi không được thuận lợi, mũi bị gối lấp kín buộc người ta phải nghiêng đầu sang một bên tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh chứng lạc chẩm (vẹo cổ, đau gáy).

Trẻ em nên nằm ngủ tư thế nào?

Với trẻ em, tư thế nằm sấp khi ngủ trong một thời gian dài khiến xương mặt dễ biến dạng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ do xương mặt và vòm họng ở lứa tuổi này chưa phát triển đầy đủ. Nằm nghiêng bên trái, tim bị đè nén ảnh hưởng đến tuần hoàn và với người có bệnh lý dạ dày thì sẽ lâu khỏi, thậm chí có thể nặng lên.

Các yếu tố quyết định tư thế nằm ngủ

Về lý thuyết là vậy nhưng thực ra, tư thế nằm ngủ còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố sinh, bệnh lý. Ví như phụ nữ có thai, không nên nằm ngửa, vì với tư thế này, tử cung sẽ đè lên các tĩnh mạch làm lượng máu về tim giảm đi khiến lượng oxy cung cấp cho não cũng theo đó suy giảm, phát sinh các chứng tức ngực, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, thậm chí tụt huyết áp.

Người bị bệnh tim nặng, viêm khí phế quản, hen phế quản chỉ có thể chọn tư thế nửa nằm nửa ngồi; người bị bệnh viêm gan cấp tính có triệu chứng đau âm ỉ vùng hạ sườn phải thì đương nhiên phải chọn tư thế nằm nghiêng về bên trái…

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.