Nêu nội dung chính của đoạn thơ Lời ru trên mặt đất

Nêu nội dung chính của đoạn thơ Lời ru trên mặt đất

 

 

Lời ru trên mặt đất Đọc hiểu

Nêu nội dung chính của đoạn thơ Lời ru trên mặt đất

Tổng hợp Lời ru trên mặt đất Đọc hiểu hay nhất, bám sát nội dung sách giáo khoa do Top lời giải sưu tầm biên soạn, giúp bạn học tốt môn Ngữ văn 9.

Mục lục nội dung

Lời ru trên mặt đất đọc hiểu – Đề số 1

Lời ru trên mặt đất đọc hiểu – Đề số 2

Nghị luận về tình mẫu tử - Mẫu số 1

Nghị luận về tình mẫu tử - Mẫu số 2

Nghị luận về tình mẫu tử - Mẫu số 3

Nghị luận về tình mẫu tử - Mẫu số 4

Nghị luận về tình mẫu tử - Mẫu số 5

Lời ru trên mặt đất đọc hiểu – Đề số 1

Nêu nội dung chính của đoạn thơ Lời ru trên mặt đất

* Đọc đoạn trích dưới đây : 

Rào rào tiếng những bầy ong 

Chuyên cần là tiếng cái tằm nhả tơ 

Mẹ còn đang bận đưa ru 

Cái hoa bận đỏ cái hồ bận xanh 

Hạt cây đang bận nảy mầm 

Con quay quay có một mình ngoài kia 

Ngủ đi con hãy ngủ đi 

À ơi... cái ngủ đang về cùng con 

(Lời ru trên mặt đất ,Xuân Quỳnh ) 

* Thực hiện các yêu cầu 

Câu 1: Những từ ngữ ,hình ảnh nào trong đoạn thơ gợi lên một cuộc sống bình yên ? 

Câu 2: Xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu Cái hoa bận đỏ cái hồ bận xanh

Hạt cây đang bận nảy mầm

Con quay quay có một mình ngoài kia

Câu 3: Đoạn thơ gợi cho anh/ chị những cảm xúc gì ?

Đáp án:

Câu 1:

-Từ ngữ hình ảnh trong đoạn thơ gợi lên cuộc sống bình yên: đưa ru, Hạt cây đang bận nảy mầm, À ơi...,Cái hoa bận đỏ,cái hồ bận xanh, tiếng những bầy ong, tiếng cái tằm nhả tơ

⇒Bởi gì đây là những hình ảnh rất đỗi bình bị, yên bình gợi cho ta nhiều cảm xúc, lột tả bức tranh về một cuộc sống bình yên nơi thon quê

Câu 2:

- Biện pháp tu từ: Nhân hóa

→ Nhân hóa các sự vật vô tri vô giác cũng hành động như con người như hoa thì bận quần áo, cây thì 'bận' nảy mầm

⇒ Tác dụng: giúp sự vật được miêu tả trong đoạn thơ trở lên sinh động, hấp dẫn, tăng tính gợi hình gợi cảm và thể hiện thông điệp, cảm xúc tác giả muốn gửi ngắm trong thơ

Câu 3: 

→ Đoạn thơ gợi cho em những cảm xúc, tình cảm trào dâng về tình mẫu tữ thiêng liêng cao đẹp. Tình cảm ấy dào dạt trong những lời ru của mẹ với những sự vật rất bình yên và thân thuộc. Nó sẽ luôn theo dấu chân của ta đến hết cuộc đời để khi nhớ về, ta luôn cảm thấy bình yên như những ngày tháng ở bên mẹ.


Lời ru trên mặt đất đọc hiểu – Đề số 2

* Đọc đoạn trích dưới đây : 

Rào rào tiếng những bầy ong 

Chuyên cần là tiếng cái tằm nhả tơ 

Mẹ còn đang bận đưa ru 

Cái hoa bận đỏ cái hồ bận xanh 

Hạt cây đang bận nảy mầm 

Con quay quay có một mình ngoài kia 

Ngủ đi con hãy ngủ đi 

À ơi... cái ngủ đang về cùng con 

(Lời ru trên mặt đất ,Xuân Quỳnh ) 

* Thực hiện các yêu cầu 

Câu 1. Nêu nội dung chính bài thơ trên?

Câu 2. Em thấy người con trong bài thơ lời ru trên mặt đất là người như thế nào?

Câu 3. Em hiểu câu thơ “ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? (Trả lời khoảng 2 dòng).

Đáp án:

Câu 1. Bài thơ là ru của mẹ cho con mau vào giấc ngủ, hình ảnh cái nôi, cái tã góp phần bài thơ thêm xinh động.

Câu 2. Người con trong bài thơ trên là 1 người ngoan ngoãn ngủ yên trên lưng mẹ để mẹ làm việc

Câu 3. 

Gợi ý trả lời:

Gợi ý 1. Câu thơ " cho tròn chứ hiếu mới là đạo con" có nghĩa là làm con phải làm tròn trách nhiệm với cha mẹ. Vì cha,mẹ đã giúp chúng ta rất nhiều vì vậy chúng ta phải có hiếu với họ. Nên con cái phải chăm sóc cha mẹ và có hiếu với họ đặc biệt là họ khi già. Đó chính là đạo con.

Gợi ý 2. "Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con nghĩa la-phải làm tròn trách nhiệm là con ,hiếu thảo với cha mẹ để bù đáp công lao to lớn mà mẹ mang thai ta suốt 12 tháng và nuôi ta khôn lớn.

Nêu nội dung chính của đoạn thơ Lời ru trên mặt đất

Nghị luận về tình mẫu tử - Mẫu số 1

“Lên non mới biết non cao,

Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền”

(Ca dao)

      Từ xưa đến nay, tình mẫu tử đã trở thành thứ tình cảm cao quý nhất. Từ khi còn bé vẫn nằm trong bụng mẹ, được bao bọc và che chở. Đến khi sinh ra được mẹ chăm sóc, dạy dỗ và yêu thương. Trong bất cứ hành trình nào, mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước. Ngay cả khi chúng ta đã trưởng thành, mẹ vẫn là điểm tựa tinh thần vững chắc. Mẹ luôn dang rộng vòng tay đón những đứa con trở về sau mỗi bão giông của cuộc sống. Bởi vậy, mỗi người hãy nói yêu thương mẹ nhiều hơn, sống sao cho có ích để mẹ luôn cảm thấy tự hào. Tóm lại, mỗi người cần biết trân trọng và bảo vệ tình mẫu tử như điều đáng quý nhất trong cuộc đời.


Nghị luận về tình mẫu tử - Mẫu số 2

     Cuộc sống con người có rất nhiều tình cảm thiêng liêng đáng quý, đáng trân trọng nhưng có lẽ tình cảm đẹp đẽ nhất không gì sánh bằng chính là tình mẫu tử. Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng mà mẹ dành cho con đồng thời là tình yêu thương, sự biết ơn, kính trọng mà người con dành cho mẹ mình. Mẹ là người mang nặng đẻ đau, đem ta đến với thế giới này, trao cho ta sự sống và tình yêu thương. Từ tình yêu thương đó, mẹ dành hết tâm huyết để chăm sóc, dạy dỗ ta nên người, hun đúc cho ta những tình cảm cao quý khác với một mong ước ta trở thành người có ích cho xã hội và có một tấm lòng lương thiện. Từ ý nghĩa cao đẹp đó, mỗi người con cần có trách nhiệm yêu thương mẹ, tích cực học tập, trau dồi kiến thức để trở thành một người hiền tài giúp ích cho đất. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải luôn khắc ghi công lao to lớn của mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực, xứng đáng. Tình mẫu tử không chỉ là cội nguồn của những tình cảm khác mà đây còn là tình cảm theo con người đến suốt cuộc đời, góp phần làm cho xã hội này ấm áp hơn. Không gì thay thế được tình mẹ, không gì quý giá hơn tình mẹ, chính những nghĩa cử cao đẹp đó mà tình mẹ đã đi vào thơ ca từ lâu đời và nổi bật là câu thơ: “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.”


Nghị luận về tình mẫu tử - Mẫu số 3

      Tình mẫu thứ vô cùng đáng trân trọng. Chúng ta sinh ra sẽ thật may mắn và hạnh phúc nếu được sống trong sự yêu thương của những người thân. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là người mẹ. Từ khi thơ bé vẫn còn nằm trong bụng mẹ và được mẹ bao bọc che chở. Đến khi ra đời, người đầu tiên ôm ấp ta vào lúc cũng là mẹ. Nhờ có bầu sữa ngọt ngào của mẹ mà chúng ta lớn lên từng ngày. Và trên hành trình trưởng thành từ những bước đi nhỏ bé đầu tiên đến những bước đi lớn lao vĩ đại, người mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước. Quả là, con dù lớn vẫn là con của mẹ - vẫn bé bỏng đối với mẹ và cần được che chở. Nhờ có tình mẫu tử mà con người có một đời sống tinh thần đầy đủ và được lớn lên trong hạnh phúc, yêu thương. Đôi khi, nhờ có tình yêu thương của mẹ cũng giúp chúng ta vượt qua những cám dỗ trong cuộc sống. Khi chúng ta mắc sai lầm, chỉ cần trở về nhà, vẫn có mẹ ở đó chờ đợi và bao dung. Chính mẹ - cũng là một điểm tựa tinh thân vô cùng vững chắc cho mỗi người trong cuộc hành trình đầy gian khó tìm đến với thành công. Bởi vì điều đó, mỗi người hãy biết yêu thương, kính trọng người mẹ của mình.


Nghị luận về tình mẫu tử - Mẫu số 4

     Mỗi người con khi sinh ra đều được vòng tay ấm áp của mẹ ôm vào lòng, tình yêu của cha che chở. Mỗi khi nhắc về mẹ, chắc hẳn trong lòng mỗi con người chúng ta không ai là không khỏi xao xuyến, bồi hồi. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc, nuôi nấng ta khôn lớn từng ngày vượt qua bao gian lao, vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách của cuộc đời. Vì vậy mà khi viết về mẹ Nguyễn Duy đã viết: 

“Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”.

     Tình mẹ cao cả và bao la, một thứ tình cảm đẹp đến mãnh liệt. Hai câu thơ có tính hàm súc và sâu lắng trong một bài thơ xúc động viết về mẹ. Vẻ đẹp của hai câu thơ thật trữ tình: thể hiện ở cảm xúc vừa lắng đọng, vừa thiêng liêng, mang nặng triết lí: mấy lời mẹ ru biểu tượng cho tình cảm yêu thương vô bờ mà mẹ dành cho con. Cách nói đi trọn kiếp cũng không đi hết khẳng định tình mẹ là vô cùng thiêng liêng cao cả và bất tử; là bao la vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. Ý thơ cũng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc.

     Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu, đùm bọc, che chở,… mà người mẹ dành cho con. Tình cảm ấy vừa tự nhiên vừa cao cả nên sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời. Tình yêu thương của mẹ nuôi dưỡng dạy biết bao nhiêu đứa con trưởng thành. Có lẽ những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc nuôi nấng ta từng ngày, vượt qua bao nhiêu gian lao vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn thử thách của cuộc đời là người chắp cho ta những đôi cánh ước mơ để bay đến chân trời hi vọng. Mẹ chính là nơi nương tựa vô cùng vững chãi cho mỗi đứa con sau mỗi lần vấp ngã; là nơi mỗi người con như chúng ta có thể thổ lộ mọi điều thầm kín; là hình ảnh thu nhỏ của những ước mong, những khát khao thanh bình và hạnh phúc; là nguồn động viên; là tình yêu; là cả những day dứt, dằn vặt, trăn trở; là niềm tự hào chính đáng của một con người…


Nghị luận về tình mẫu tử - Mẫu số 5

     Trong vũ trụ này có rất nhiều cái đẹp, nào là ngôi sao, nào là các hành tinh lấp lánh. Nhưng vẫn soi sáng, lấp lánh nhất chính là người mẹ trên trái đất này. Mẹ là người mà tôi luôn tự hào nhất, tự hỏi mẹ làm bằng gì mà dịu dàng, hiền hậu, tốt bụng. Ngây thơ như vậy mẹ tôi không thương tôi mới lạ. Mẹ ngày nào cũng khuyên tôi học bài, làm bài, nếu có bài không hiểu thì hỏi mẹ. Mẹ giống như một cuốn sách giáo án để "chép" bài, để soạn bài vậy. Người không thể thiếu trong gia đình này, mẹ chính là người ở vị trí cao nhất trong lòng tôi. Bàn tay dịu dàng, nhẹ nhàng đưa tôi qua những dòng thời gian ấm áp. Được che phủ bởi tình thương yêu của lòng mẹ, trái tim mẹ đã sưởi ấm tôi trong những thời gian đông lạnh. Người mẹ sẽ ra sao nếu con mình không hiểu ra rằng, người mẹ yêu nhất bây giờ chính là ta. Cuộc đời mỗi người được sống chính là nhờ chúa trời, nhờ cả mẹ mới được sống. Họ là những người thiêng liêng, cao cả nhất mà tôi từng nghĩ đến. Cuộc đời này thiếu mẹ, tôi thà rằng chết còn hơn phải sống. Sống để làm gì? Sống chỉ sống trong cô độc, hối hận về việc làm khi làm cho mẹ buồn, vậy thôi. Nói như nào thì nói, mẹ vẫn luôn mong con mình được sống bình an, trọn vẹn cõi đời của mình. Mẹ ơi, con chỉ nói là con yêu mẹ nhiều lắm.

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

(…) Con gặp trong lời mẹ hát

Cánh cò trắng, dải đồng xanh

Con yêu màu vàng hoa mướp

“Con gà cục tác lá chanh”.

(…) Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

Mẹ ơi trong lời mẹ hát

Có cả cuộc đời hiện ra

Lời ru chắp con đôi cánh

Lớn rồi con sẽ bay xa.

(Trích Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì? (0,5 điểm)

A. Tự sự                      B. Miêu tả

C. Biểu cảm                 D. Thuyết minh.

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn thơ. (0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong khổ thơ: (1,0 điểm)

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

Câu 4. Câu thơ/ khổ thơ nào gợi cho anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất? (trình bày trong đoạn văn ngắn từ 5 - 7 dòng) (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về tình mẫu tử.

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

(Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)

Lời giải chi tiết

 

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: C. Biểu cảm.

Câu 2. Nội dung chính: cảm xúc về lời ru của mẹ, nỗi xót xa và biết ơn của người con trước sự hi sinh thầm lặng của mẹ.    

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ:

- Nhân hóa: "thời gian chạy qua tóc mẹ"

- Tương phản: Lưng mẹ còng xuống >< con thêm cao

- Hiệu quả: nhấn mạnh thời gian trôi qua nhanh, kéo theo sự già nua của mẹ. Qua đó thể hiện tình yêu thương, biết ơn của con đối với mẹ.   

Câu 4. Học sinh có thể chọn câu thơ hoặc đoạn thơ bất kỳ để cảm nhận: ấn tượng về lời ru của mẹ, về công lao của mẹ, về sự biết ơn đối với mẹ…

II. LÀM VĂN

Câu 1. Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về tình mẫu tử.

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận.

Đoạn văn phải có câu chủ đề. Các câu còn lại tập trung thể hiện chủ đề.

b. Xác định được đúng vấn đề cần nghị luận: Nghị luận về tình mẫu tử.

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm: kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.  

 

 

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các thao tác cơ bản sau:

- Giải thích: Tình mẫu tử là tình mẹ con, nhưng thường được hiểu là tình cảm thương yêu, đùm bọc, che chở… của người mẹ dành cho con.

- Bàn luận:

+ Tình mẫu tử có vị trí đặc biệt, thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.

+ Tình mẫu tử còn là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc.

+ Tình mẫu tử là sức mạnh giúp con người vượt lên những khó khăn, vấp ngã trong cuộc sống….

- Phê phán những hiện tượng trái đạo lý: những người mẹ vứt bỏ con mình, những người con bất hiếu,…

- Bài học nhận thức và hành động của bản thân.  

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện ý nghĩa sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.     

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp khổ thơ đầu trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử        

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:

Có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

Mở đầu bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.       

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người thôn Vĩ; Đồng thời thấy được tâm trạng thiết tha, mãnh liệt, trong trẻo của chủ thể trữ tình đối với thiên nhiên và con người xứ Huế; Sự yêu đời, yêu cuộc sống của nhà thơ.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. 

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Hàn Mặc Tử

- Giới thiệu chung về tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

a. Khổ 1: Cảnh thôn Vĩ và hi vọng hạnh phúc của thi nhân

Sao anh không về chơi thôn Vĩ

- Hai cách hiểu:

+ Đó là lời của người con gái thôn Vĩ Dạ với giọng hờn giận, trách móc nhẹ nhàng. Nhân vật “anh” chính là Hàn Mặc Tử.

+ Có thể hiểu đây là lời của Hàn Mặc Tử, Hàn Mặc Tử phân thân và tự hỏi chính mình.

=> Câu thơ mở đầu có chức năng như lời dẫn dắt, giới thiệu người đọc đến với thôn Vĩ của người con gái mà thi nhân thương nhớ.

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

- “Nắng mới lên”: nắng đầu tiên của ngày mới, ấm áp, trong trẻo, tinh khiết.

- “Nắng hàng cau”: cây cau là cây cao nhất trong vườn, được đón nhận ánh nắng đầu tiên

=> Nắng mới buổi sớm, trong trẻo, tinh khôi

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

- “Mướt”: ánh lên vẻ mượt mà, óng ả, tràn đầy nhựa sống

- “Xanh như ngọc”: màu xanh sáng ngời, long lanh

=> Cả vưỡn Vĩ như được tắm gội bởi sương đêm, đang chìm trong giấc ngủ thì được đánh thức và bừng lên trong ánh nắng hồng ban mai. Nắng mai rót vào khu vườn, cứ đầy dần lên theo từng đốt cau. Đến khi ngập tràn, thì nó biến cả khu vườn thành một đảo ngọc, vừa thanh khiết, vừa cao sang.

=> Bức tranh thôn Vĩ hiện lên thật đẹp, thơ mộng.

- Sự xuất hiện của con người thôn Vĩ:

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

- “Mặt chữ điền”: Theo quan niệm người Huế, mặt chữ điền là khuôn mặt đẹp, phúc hậu.

- “Lá trúc che ngang”: gợi vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng của người con gái Huế.

=> Hình ảnh thơ được miêu tả theo hướng cách điệu hóa, chỉ gợi lên vẻ đẹp của con người, không chỉ rõ là ai cụ thể. Ở đây, thiên nhiên và con người hòa hợp trong vẻ đẹp kín đáo, trữ tình.

=> Niềm vui khi nhận được tín hiệu tình cảm của người thiếu nữ, hy vọng lóe sáng về tình yêu, hạnh phúc.

3. Kết bài

- Khái quát và mở rộng vấn đề

Loigiaihay.com

 

Có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của mẹ? Có lời ru nào ngọt ngào, tha thiết hơn lời mẹ ru con? Trải qua ngàn năm thi ca thành văn nước Việt, thơ viết về mẹ và lời ru có đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn bài. “Lời ru của mẹ” do nữ sĩ Xuân Quỳnh sáng tác nằm trong mạch nguồn cảm xúc chung ấy, song đã để lại một dấu ấn khó quên trong lòng bạn đọc suốt mấy chục năm qua nhờ vào cảm xúc tự nhiên, chân thành bằng một tứ thơ thật độc đáo.

Chính điều ấy đã góp phần làm nên đặc điểm tươi tắn, hồn nhiên và trong sáng, thu hút sự chú ý của người đọc. Ðọc “Lời ru của mẹ”, chúng ta được trở về sống lại tuổi thơ như trong truyện cổ tích thần kỳ, giàu biến hóa, tất cả khởi nguồn từ tình thương yêu bao la của mẹ.

Quả thật, bao trùm suốt cuộc đời con không lúc nào vắng lời ru của mẹ. Từ khi con sinh ra đời là lúc lời ru ẩn giữa đất trời bay về trú ngụ. Chính cảm xúc tự nhiên này mà thơ Xuân Quỳnh hấp dẫn, lôi cuốn từ người lớn đến trẻ em. Ðoạn thơ mở đầu có được vẻ đẹp hồn nhiên cũng nhờ phẩm chất đáng yêu ấy: “Lời ru ẩn nơi nào/ Giữa mênh mang trời đất/ Khi con vừa ra đời/ Lời ru về mẹ hát”.

Có lời ru mẹ hát là bởi có con sinh ra đời. Hóa ra lời ru mà tạo hóa ban cho con người là để nâng niu, vỗ về con trẻ. Ðọc khổ thơ trên, chúng ta không thể quên đoạn thơ trong thi phẩm “Chuyện cổ tích về loài người” nổi tiếng của chính tác giả: “Nhưng còn cần cho trẻ/ Tình yêu và lời ru/ Cho nên mẹ sinh ra/ Ðể bế bồng chăm sóc”. Quả lời ru thật diệu kỳ, như có phép thần tiên, điều đó đã được nhà thơ triển khai trong suốt toàn bộ thi phẩm.

Trước hết, lời ru yêu thương gắn với tuổi hồng, tuổi nụ. Tuổi càng thơ dại, lời ru càng tha thiết, mê say. Lời ru vốn không biết ở nơi nào giữa đất trời cao rộng, bất chợt một ngày khi con sinh ra, lời ru đã có mặt trên đời. Từ đó, lời ru của mẹ theo mãi bên con. Khi con nằm ấm áp trong vòng tay, lời ru hóa thành tấm chăn mềm mại. Lúc con đang say ngủ, lời ru hóa giấc mộng lành: “Lúc con nằm ấm áp/ Lời ru là tấm chăn/ Trong giấc ngủ êm đềm/ Lời ru thành giấc mộng”.

Ý vị nhất là khổ thứ ba bởi sự bất ngờ trong cảm xúc tác giả. Lâu nay, thơ ca viết về lời ru của bà, của mẹ thường gắn với giấc ngủ trẻ thơ: “Cái ngủ mày ngủ cho lâu/ Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về…”; hay “Gió mùa thu mẹ ru con ngủ/ Năm canh chầy thức đủ vừa năm”. Ðến Xuân Quỳnh, lời ru còn biết “đi chơi” khi con thức giấc, thậm chí biết xuống ruộng khoai hay “ra bờ ao rau muống”.

Lời ru ở đây được nhân hóa một cách tài tình, gắn với hình ảnh người mẹ lam lũ, khó nhọc sau lũy tre xanh. Nhờ đó, người mẹ hiện lên vừa giàu lòng yêu thương, nhân hậu, vừa mang vẻ đẹp chất phác của người lao động nghèo khổ: “Khi con vừa tỉnh giấc/ Thì lời ru đi chơi/ Lời ru xuống ruộng khoai/ Ra bờ ao rau muống”.

Không những bên con trong giấc ngủ say nồng, biết vắng mặt làm lụng khi con đùa vui, chạy nhảy, lời ru của mẹ còn theo con đến lớp mỗi ngày. Tuổi thơ của con có lúc nào vắng lời ru bên cạnh. Buổi con tan học về, có mẹ đón đưa, lúc ấy lời ru cũng ngân nga qua từng lời nói yêu thương, từng cử chỉ dịu dàng. Lời ru hóa thành vòng tay, thành ngọn cỏ đón bước chân con lon ton sau giờ tan học: “Và khi con đến lớp/ Lời ru ở cổng trường/ Lời ru thành ngọn cỏ/ Ðón bước bàn chân con”.

Tuổi thơ hồn nhiên của con khép lại với lời ru của mẹ dịu dàng, chở che ấm áp. Mai này lớn khôn, đời con rồi sẽ ra sao? Khổ thơ cuối bài được tác giả dùng đến sáu dòng thơ để biểu đạt với tất cả những tình ý, cảm xúc đầy trải nghiệm. Giọng thơ, hơi thơ ở đây cũng trải dài ra, khi trục trặc với nhiều thanh trắc được gieo ở các vần “gắt”, “mát”, “thẳm” để rồi kết thúc là câu thơ toàn thanh bằng đi liền nhau: “Lời ru thành mênh mông” như chính cuộc đời mỗi người qua hết gian truân sẽ được thành danh, hiển đạt.

Con lớn khôn, lời ru của mẹ vẫn không xa vắng, vẫn ở bên con chia sẻ ngọt bùi. Lời ru hóa thành bóng râm dịu mát trên đường xa nắng gắt lúc con qua. Lời ru cũng đồng hành cùng con lúc gập ghềnh dâu bể. Lời ru hóa thành mênh mông khi con được hiển vinh, vươn ra biển lớn với người đời. Ôi lời ru của mẹ thật diệu kỳ, nhân hậu biết bao: “Mai rồi con lớn khôn/ Trên đường xa nắng gắt/ Lời ru là bóng mát/ Lúc con lên núi thẳm/ Lời ru cũng gập ghềnh/ Khi con ra biển rộng/ Lời ru thành mênh mông”.

“Lời ru của mẹ” khai thác đề tài muôn thuở trong tình cảm con người. Lời thơ tự nhiên, cảm xúc thơ chân thành, đặc biệt nữ sĩ Xuân Quỳnh đã tạo được tứ thơ đặc sắc nên thi phẩm đằm sâu nơi trái tim người đọc. Quả vậy lời ru ngọt ngào từ tấm lòng người mẹ vẫn theo mãi trọn đời con, từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, dù phải qua nắng nôi, ghềnh thác. Thật đúng như nhà thơ Nguyễn Duy đã viết về lời ru và tình mẹ bao la: “Dẫu con đi trọn cuộc đời/ Vẫn không đi hết những lời mẹ ru” (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa).