Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội luu trung thai

"MB không quan niệm chuyển đổi số là một dự án mà là một quá trình. Trong đó, việc vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với các đối tác là ưu tiên của MB nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng cho ngân hàng", Phó chủ tịch HĐQT, CEO MB Lưu Trung Thái cho biết.

Trong khuôn khổ Ngày không tiền mặt năm 2022 do Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) và Báo Tuổi trẻ tổ chức, hội thảo - triển lãm chủ đề "Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt" diễn ra chiều 17/6 tại khách sạn Lotte (Hà Nội). Tại hội thảo, ông Lưu Trung Thái, Phó chủ tịch HĐQT, CEO Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã có bài tham luận với chủ đề “Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng và bài học kinh nghiệm của MB”.

Mở đầu bài tham luận, vị CEO nhấn mạnh những giá trị thiết thực mà chuyển đổi số mang lại. Với cá nhân, các giao dịch sẽ được an toàn, dù bảo mật là thách thức lớn nhưng sẽ được phát triển và được quan tâm trong khi việc trải nghiệm mang lại sự lý thú, không bị gián đoán, liên kết với hàng nghìn nhà cung cấp, như với MB đang bán 30.000 sản phẩm trên nền tảng.

Đối với doanh nghiệp, bên cạnh tối ưu hoá hoạt động, tiết kiệm chi phí, chuyển đổi số còn tạo ra “không gian và cơ hội kinh doanh mới”, tạo tiền đề để các doanh nghiệp phát triển hơn trong thời gian tới, CEO MB chia sẻ.

Trong bối cảnh “không bình thường” khi COVID-19 diễn ra, ông Lưu Trung Thái cho hay, MB nhìn thấy yêu cầu tăng trải nghiệm online rất nhanh, khách hàng không muốn đến ngân hàng mà muốn có thêm các trải nghiệm. Bên cạnh đó, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt khi đây “không còn là miếng bánh của riêng ngân hàng”, đặt ra yêu cầu MB phải chuyển đối số và tăng tốc mạnh mẽ.

Kế hoạch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt ra là đến năm 2025, tối thiểu 70% giao dịch thuộc về kênh số. Tuy nhiên, con số này tại MB đã sớm vượt mốc đề ra khi năm 2021, MB đã có trên 93% giao dịch qua chuyển đổi số. Với định hướng trở thành doanh nghiệp số trong ngành ngân hàng, ngoài thị phần chuyển tiền, giao dịch chuyển tiền của MB luôn đứng thứ nhất.

Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội luu trung thai

MB là ngân hàng tiên phong triển khai dịch vụ thanh toán bằng mã VietQR trên App MBBank

Theo đó, MB ưu tiên chiến lược hành động đồng bộ, quyết liệt, mở rộng hệ sinh thái sản phẩm, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. MB cũng xử lý thành công về công nghệ để phục vụ 15 triệu khách hàng. Trong đó, MB tập trung phát triển hai nền tảng chủ lực là App MBBank (dành cho khách hàng cá nhân) và BIZ MBBank (dành cho khách hàng doanh nghiệp).

Tuy vậy, thách thức đặt ra trong chuyển đối số theo CEO MB là các vấn đề liên quan đến lãnh đạo, nhân sự, công nghệ, cạnh tranh. “Việc chuyển đổi số là đầu tư với quy mô lớn, nhưng doanh thu và lợi nhuận tạo ra lại là câu hỏi rất lớn, trong khi dịch vụ cơ bản miễn phí, nên bao giờ tạo ra hiệu quả thực sự là rất khó", vị lãnh đạo cho biết MB liên tục triển khai dự án nhưng quan niệm coi chuyển đổi số là quá trình chứ không phải là dự án.

Về nhân sự đặt ra yêu cầu tăng hiệu suất, làm chủ công nghệ và quản lý trên cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu kinh doanh. Nhận thấy điều này, MB đã sớm thành lập khối dữ liệu nhằm triển khai mạnh mẽ và triệt để việc quản lý cơ sở dữ liệu. Đối với những thách thức về cạnh tranh, MB đã và đang vừa cạnh tranh, vừa hợp tác để các kết nối tăng lên nhanh.

Đề xuất giải pháp, ông Lưu Trung Thái đề xuất cho phép kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia với các nền tảng ngành ngân hàng, tăng dịch vụ và tính bảo mật, an ninh an toàn. Đẩy mạnh chuẩn QR quốc gia VietQR, gia tăng cung cấp sản phẩm đến khách hàng eKYC để phòng ngừa rủi ro, tiếp cận đa dạng và thuận tiện sản phẩm ngân hàng. Có cơ chế cho phép trích lập dự phòng xử lý rủi ro công nghệ.

Một lần nữa bài toán “bất cân xứng” mà ông Lưu Trung Thái từng đặt ra tiếp tục thể hiện…

Khoảng 5 năm trước, trong một lần trao đổi với báo chí, ông Lưu Trung Thái - Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB) từng đặt ra một bài toán, được xem vừa là thực tế vừa là thách thức đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam.

Bài toán này yêu cầu xử lý được sự “bất cân xứng” giữa các chỉ tiêu trong hoạt động. Cụ thể, hàng năm hầu hết các NHTM đều có chỉ tiêu tăng vốn điều lệ, tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng… phổ biến chỉ quanh 10-15%, khá hơn với quanh 20%, nhưng chỉ tiêu lợi nhuận thường thể hiện tới 30-40%, thậm chí quanh 50%.

Giai đoạn đó, thị trường chứng khoán chưa sôi động và khởi sắc như hai năm vừa qua; đại dịch COVID-19 cũng chưa xẩy ra. Những cân đối trên từng thể hiện vượt trội ở chỉ tiêu lợi nhuận, khi nhiều NHTM đạt tăng trưởng tới 50-70%, không ít thành viên tính bằng lần. Trong khi vốn điều lệ chưa tăng được thuận lợi như sự hậu thuẫn của thị trường chứng khoán hai năm gần đây. Ngân hàng Nhà nước vẫn giám sát chặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khá hạn chế, thậm chí căn ke từng quý…

Vậy, khi tăng vốn điều lệ, tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng không thể tương xứng như mức độ tăng trưởng lợi nhuận, các nhà băng phải xử lý sự “bất cân xứng” này như thế nào? Ông Lưu Trung Thái từng đặt ra câu hỏi đó, để rồi đang giải tại MB những năm vừa qua cũng như trong 2022.

Ngay tại MB năm qua, có thể thấy tốc độ tăng vốn, tổng tài sản, tín dụng… quanh 20-25%, nhưng lợi nhuận trước thuế tăng tới hơn 54%.

Năm nay, ngân hàng này đặt chỉ tiêu tổng tài sản chỉ tăng 15%, vốn điều lệ dự kiến tăng 24%, tăng trưởng tín dụng khoảng 16% (còn tùy thuộc chỉ tiêu Ngân hàng Nhà nước giao và có thể điều chỉnh qua thực tế), còn chỉ tiêu lợi nhuận dự kiến tăng 23% so với năm 2021.

Chỉ tiêu lợi nhuận được chú ý, bởi thông thường được các NHTM đặt ra ở mức khả thi và an toàn, còn kết quả chung cuộc như những năm qua hầu hết đều vượt xa. Riêng tại MB, tỷ lệ trích lập dự phòng bao nợ xấu cuối 2021 lên tới khoảng 400% là một điểm được chú ý, bởi nó đi cùng với triển vọng “trả lại”, hoàn nhập cho lợi nhuận năm nay, hoặc bớt gánh nặng chi phí trích lập năm nay, đặc biệt trong bối cảnh COVID-19 đã dịu bớt và nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi và khởi sắc đi cùng với triển vọng xử lý nợ xấu thuận lợi hơn.

Trở lại với bài toán mà ông Lưu Trung Thái đang giải, khi tốc độ các chỉ tiêu “bất cân xứng” với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, lời giải dĩ nhiên phải tập trung ở việc cải thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng tài sản và khả năng sinh lời; giảm thiểu chi phí vốn đầu vào; giảm thiểu chi phí hoạt động; tăng các nguồn thu bớt dựa vào đầu tư tài sản và tín dụng…

Thực tế những hướng giải trên tại MB thể hiện khá rõ.

Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội luu trung thai

Kết năm 2021, App MBBank ghi nhận khoảng 6,3 triệu người dùng mới, lũy kế đạt 9,5 triệu người dùng, tăng tới 320% so với năm 2020

Trước hết, về trực quan, thị trường đã chứng kiến một MB nhiều thay đổi so với trước đây, trẻ trung hơn, linh hoạt và lăn xả hơn ở những phân khúc tưởng như trước đây “nhường” cho ngân hàng bạn. Điển hình như việc mở rộng tệp khách hàng cá nhân, triển khai rầm rộ chính sách mở tài khoản số đẹp mà nhân viên đến từng “ngõ ngách” trên thị trường để đạt KPI…

Một dữ liệu cho ví dụ điển hình trên hình thành rất thuyết phục: Kết năm 2021, App MBBank ghi nhận khoảng 6,3 triệu người dùng mới, lũy kế đạt 9,5 triệu người dùng, tăng tới 320% so với năm 2020. Điều này góp phần lý giải vì sao tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại MB bùng nổ, vươn lên đứng thứ 2 toàn hệ thống với gần 49% cuối năm qua.

Tỷ lệ CASA chiếm gần phân nửa vốn huy động, nguồn vốn rẻ lớn để cải thiện lãi biên, góp phần quan trọng để giải bài toán “bất cân xứng” nói trên cho lợi nhuận nếu chỉ nhìn vào các lực đẩy tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng… như truyền thống.

Ở đây, ngoài sự đổi mới, đẩy mạnh chuyển đổi số và lăn xả khai thác mở rộng tệp khách hàng nói trên, MB cũng khá đặc biệt trong hệ thống khi có một hệ sinh thái khá toàn diện theo một mô hình tập đoàn tài chính có lõi ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, tín dụng tiêu dùng… với các công ty thành viên có thị phần đáng kể trên thị trường.

Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội luu trung thai

Tương tự, góp phần giải bài toán trên, bên cạnh chi phí vốn được giảm thiểu và lãi biên có lợi thế bởi CASA lớn, tăng thu phi tín dụng là hướng giải tiếp theo. MB cũng vừa tạo bất ngờ ở hướng này.

Theo cập nhật mới nhất từ MB, doanh số APE (Annual Premium Equivalent - một kỹ thuật đo lường doanh số bán hàng được dùng trong lĩnh vực bảo hiểm) tháng 2/2022 đã đạt 108 tỷ đồng, tháng 3 tiếp tục bùng nổ với 190 tỷ đồng. Với kết quả này, MB chính thức đứng top 1 trong thị trường Bancassurance tại Việt Nam. Kết quả này khá bất ngờ, bởi vị trí số 1 trước đó từng rất khó bị đánh bại bởi VIB…

Các hướng giải trên đều đang chuyển biến ngày càng tích hơn tại MB. Đi cùng, nội tại ngân hàng cũng cần chuốt thêm hiệu quả hoạt động và đặc biệt ở vận hành. Chuyển đổi số góp phần quan trọng cho yêu cầu này. Và trong năm 2021, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) tại ngân hàng này đã giảm được khá mạnh với 5,7%.

Tất nhiên, hoạt động của các NHTM vẫn chủ yếu dựa trên tín dụng và nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, chất lượng tài sản. Ở hướng này, MB tiếp tục “giải” tốt khi tỷ lệ nợ xấu chốt năm qua chỉ 0,68% (trong khi tỷ lệ trích dự phòng bao nợ xấu lên tới gần 400%); tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đạt được 2,4%, trong khi chưa nhiều NHTM Việt Nam đạt được chỉ tiêu này ở mức “đầu 2”.