Ngày 19 tháng 4 là ngày gì

Ngày 19-4-1958 là ngày truyền thống Binh chủng Hóa học. Ngày này, hơn 60 năm trước, Bác viết thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku (Gia Lai).

Chuyên mục Ngày này năm xưa số ra ngày 19-4-2022 còn được Báo Quân đội nhân dân Điện tử thực hiện dưới hình thức các tác phẩm phát thanh podcast tại đây và video clip trên Chuyên trang Media Báo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.

Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 19-4

Sự kiện trong nước

Từ ngày 19-4-1968 đến 1-5-1968, với một lực lượng hơn một vạn quân tinh nhuệ, đế quốc Mỹ đã mở cuộc hành quân vào vùng Aso, A Lưới (Thừa Thiên). Trước sự phản công mạnh mẽ của quân dân Thừa Thiên, giặc Mỹ thất bại thảm hại.

Ngày 19-4-1958, một số đơn vị hóa học đầu tiên được thành lập, dưới sự chỉ đạo về chuyên môn của phòng Hóa học Nguyên tử - cục Huấn luyện chiến đấu - Bộ Tổng Tham mưu. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới về lực lượng, chuẩn bị cho sự ra đời của Binh chủng Hóa học. Trên cơ sở đó, năm 1973, Bộ Tổng Tham mưu quyết định lấy ngày 19-4-1958 là Ngày truyền thống của Bộ đội Hóa học.

Ngay sau khi thành lập, Bộ đội Hóa học nhanh chóng bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Cán bộ, chiến sĩ hóa học đã có mặt trên khắp các chiến trường để trinh sát, phát hiện và khắc phục hậu quả các loại chất độc; cung cấp, bảo đảm hàng nghìn tấn khí tài phòng hóa cho các lực lượng vũ trang nhân dân; kịp thời đề xuất, hướng dẫn các biện pháp phòng chống vũ khí hóa học của địch; sử dụng vũ khí, trang bị khí tài chuyên môn, ứng dụng bảo vệ lực lượng của ta trong điều kiện địch sử dụng vũ khí hủy diệt lớn, đồng thời trực tiếp chiến đấu tiêu diệt địch. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc, Bộ đội Hóa học lại tiếp tục tích cực tham gia khắc phục hậu quả nặng nề của chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh và các sự số hóa chất độc, xạ công nghiệp...

Trong giai đoạn hiện nay, cùng với chú trọng xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng, Binh chủng Hóa học còn đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng cao; tăng cường huấn luyện nâng cao trình độ bảo đảm phòng hóa và khả năng sẵn sàng chiến đấu, đồng thời coi trọng xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ tiên tiến, từng bước tiếp cận và khai thác hiệu quả các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0... góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Ngày 19-4-1948, bộ đội chủ lực khu 9 đánh địch ở Tầm Vu (tỉnh Cần Thơ). Ta tiêu diệt hoàn toàn 24 xe quân sự, thu một khẩu pháo 105 ly và 100 súng trường của địch.

Ngày 19-4-1947, thành lập Xí nghiệp Cơ khí Trần Hưng Đạo (hiện nay là Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo). Đây là xí nghiệp đầu tiên của ngành công nghiệp quốc doanh Việt Nam do Ban kinh tế Trung ương Đảng thành lập ở Việt Bắc.

Sự kiện quốc tế

Ngày 19-4-1890, Một người Pháp tên là Ader đã đǎng ký phát minh máy bay.

Theo dấu chân Người

Ngày 19-4-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Hội đồng Chính phủ bàn về Dự án ngân sách lương thực của quân đội, vấn đề lập Nha Dân tộc thiểu số và vấn đề tài chính.

Ngày 19-4-1959, dự Hội nghị 16 Trung ương khoá II bàn về hợp tác hoá nông nghiệp, Bác đặc biệt lưu ý mỗi xã phải quan tâm xây dựng nghĩa trang liệt sĩ để làm tốt chính sách và giáo dục truyền thống.

Ngày 19-4-1966, tại Hội nghị Bộ Chính trị thảo luận về tình hình đấu tranh chính trị ở miền Nam, Bác đề nghị phải chỉ đạo sát sao phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên, phải duy trì lâu dài phong trào quần chúng, với mỗi tầng lớp nhân dân phải có khẩu hiệu đấu tranh cụ thể, phải dựa vào chiến thắng quân sự để phát huy uy thế chính trị, đẩy mạnh binh vận với cả lính Mỹ và tay sai.

(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 2010)

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

“Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”.

Đó là một đoạn trích trong Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku (Gia Lai), thể hiện quan điểm, tư tưởng của Bác đối với vấn đề đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và kiến thiết nước nhà.

Ngày 19-4-1946, Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam được khai mạc tại Pleiku. Do ở xa, không có điều kiện đến dự Bác đã gửi thư động viên và chúc mừng Đại hội. Bức thư được viết với lời văn ngắn gọn, súc tích, khoảng 300 từ, hàm chứa trong đó những chủ trương, đường lối, chính sách đại đoàn kết của Đảng, Nhà nước, nhưng lại vô cùng thân thiết, gần gũi, chân thành như lời của những người trong một gia đình.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền Nam đã đứng lên kháng chiến, chống thực dân Pháp xâm lược. Trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, thiếu thốn và hy sinh, tinh thần chiến đấu quả cảm, anh dũng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở mọi vùng miền của Tổ quốc đã góp phần quan trọng cùng với quân và dân cả nước làm nên thắng lợi vĩ đại trong các cuộc chiến tranh giải phóng, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quán triệt chủ trương, chính sách đại đoàn kết của Đảng, Nhà nước và lời Bác dạy, cán bộ, chiến sĩ quân đội không phân biệt người Kinh, người dân tộc thiểu số, thành phần xuất thân, nơi sinh sống, luôn nêu cao tình đồng chí, nghĩa đồng đội, đoàn kết với nhau như ruột thịt với tinh thần toàn quân một ý chí.

Thực hiện chức năng đội quân công tác, các đơn vị trong toàn quân đã tích cực triển khai làm tốt công tác dân vận với nhiều mô hình, cách làm mới; tiêu biểu như: “Tết Biên phòng, ấm lòng dân bản”, “Tết quân dân”, “Xuân biên cương, Tết biển đảo”, “Nâng bước em tới trường”, “Chương trình quân dân y kết hợp”…

Hàng triệu lượt cán bộ, chiến sỹ tham gia công tác vận động quần chúng, chung sức xây dựng nông thôn mới. Hàng ngàn lượt cán bộ biên phòng tăng cường về cơ sở vùng sâu, vùng khó khăn, căn cứ cách mạng… đã trực tiếp giải quyết tốt các điểm nóng như: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ… vận động đồng bào các dân tộc thiểu số chấp hành nghiêm mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng sức, đồng lòng xây dựng quê hương, bản làng, phum sóc ngày càng giàu đẹp, văn minh. Kiên quyết đấu tranh, vạch trần mọi âm mưu, thủ đoạn kích động, gây chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam của các thế lực thù địch.

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Ngày 19-4-1962, trên trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 1035 có đăng ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Kỳ họp thứ tư của Quốc hội khóa hai.

Ngày 19-4-1966, trên trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 1806 có đăng Chỉ thị của Hồ Chủ tịch.

HUYỀN TRANG (tổng hợp)

Ngày 19 tháng 4 là ngày gì

Ngày 17-4-1979: Ngày thành lập Cục Kỹ thuật, Quân đoàn 4

Ngày 17-4-1979 là Ngày thành lập Cục Kỹ thuật, Quân đoàn 4. Ngày này năm 1952 Bác khẳng định “Anh hùng là những người thật cần, kiệm, liêm, chính, hết lòng hết sức phục vụ kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, của giai cấp”.

Ngày 19 tháng 4 là ngày gì

Ngày 18-4-1955: Ngày truyền thống Ngành Xăng dầu Quân đội

Trước yêu cầu của cách mạng, ngày 18-4-1955, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Phòng Dầu liệu (tiền thân của Cục Xăng dầu) trực thuộc Tổng cục Cung cấp (tiền thân của Tổng cục Hậu cần).

Ngày 19 tháng 4 có sự kiện gì?

Cách mạng 19 tháng 4 (tiếng Triều Tiên: 4·19 혁명) là một cuộc nổi dậy quần chúng vào tháng 4 năm 1960, dưới sự lãnh đạo của các nhóm lao động và sinh viên, lật đổ chế độ độc tài Đệ nhất Cộng hòa dưới quyền Lý Thừa Vãn.

Ngày 19 4 là ngày mấy?

Ngày lễ và kỷ niệm Hoa anh thảo là loại hoa yêu thích của ông. Lễ Phục sinh vào các năm 1908, 1981, 1987, 1992, 1998. Ngày lễ Phục sinh rơi vào ngày 19 tháng 4 nhiều hơn bất cứ ngày nào khác.