Nguồn gốc của tiền tệ là gì

  1. Marx là một trong những người nghiên cứu về tiền tệ đầy đủ và sâu sắc nhất. Ngoài ra quan điểm của K. Marx còn được kế thừa và ảnh hưởng rất nhiều bởi nhà kinh tế học Trong thương W. Petty. Riêng về nguồn gốc và bản chất của tiền tệ K.Marx đã dành hẳn một chương trong bộ Tư bản và Người chỉ ra rằng đây là phạm trù kinh tế lịch sử, gắn liền với sự hình thành, tồn tại và phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Sự phát triển của tiền tệ phải qua bốn hình thái.

+ Hình thái 1: hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: Là hình thái đầu tiên của tiền tệ với hình thức vật đổi vật.

Ví dụ minh họa: 01 rìu = 20kg thóc -> sau một thời gian không đáp ứng được nhu cầu trao đổi

+ Hình thái 2: hình thái giá trị mở rộng hay toàn bộ.

Không chỉ đổi 01 rìu = 20kg thóc mà là tập hợp hàng hóa khác nhau.

Khi so sánh giữa hình thái 1 và hình thái 2, dễ dàng nhận thấy ở hình thái 2 xác suất mục đích tiêu dùng cao hơn. Cơ sở sản xuất không chỉ là rìu -> vế bên phải kéo dài hơn -> nhiều hàng hóa được đem ra trao đổi hơn -> phương trình trao đổi trở nên dài vô hạn.

+ Hình thái 3: hình thái chung của giá trị.

Ví dụ minh họa: tập hợp hàng hóa được thể hiện bằng rìu -> về mặt hình thức là lộn ngược nhưng tiến bộ hơn là thế giới hàng hóa được quy đổi về một hình thức duy nhất -> mầm mống của tiền tệ.

+ Hình thái 4: hình thái tiền tệ

Đây là hình thái cuối cùng của quan hệ trao đổi.

Tóm lại:Sự phát triển của nền sản xuất với sự phân công lao động trong xã hội ngày càng mở rộng, việc trao đổi đã vượt quá giới hạn của từng địa phương. Sự hình thành thị trường thế giới đòi hỏi phải có 1 vật ngang giá chung cố định cùng chất để trao đổi hàng hóa giữa các dân tộc với nhau -> tiền tệ ra đời và có thể khẳng định sự ra đời của tiền tệ là kết quả tất yếu của sản xuất trao đổi hàng hóa.

“Bản chất của tiền tệ là gì?

Với câu hỏi này, học viên cần so sánh quan điểm của K. Marx với một vài quan điểm khác:

· Quan điểm của K.Marx: Tiền là “hàng hóa đặc biệt” bởi lẽ: Tiền có giá trị sử dụng đặc biệt (giá trị sử dụng là công dụng có ích của hàng hóa); Tiền tệ thỏa mãn hầu hết nhu cầu của người sở hữu.

· Quan điểm của P. Samuelson: "Tiền là thứ dầu bôi trơn" trong guồng máy luân chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng.

· Quan điểm của M. Friedman và các nhà kinh tế học hiện đại:" Tiền là các phương tiện thanh toán" có thể thực hiện được các chức năng làm trung gian trao đổi, đơn vị tính toán và có thể tích lũy của cải. Tiền tệ ra đời kết quả tất yếu của sự phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại.

Như vậy, điểm chung nhất trong các quan điểm trên là dù khác nhau về thời đại nghiên cứu, điều kiện nghiên cứu... thì đều chỉ ra rằng tiền tệ là phương tiện thông qua đó con người đạt được mục đích.

Tiền ra đời là kết quả phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Quá trình phát triển của các hình thái biểu hiện của giá trị:

\>> Xem thêm:

  • Tiền tệ là gì? Bản chất và chức năng của tiền tệ?
  • Sức lao động là một dạng hàng hóa đặc biệt
  • Cung là gì? Cầu là gì? Mối quan hệ cung – cầu

– Đầu tiên là hình thái giản đơn, ngẫu nhiên của giá trị. Hình thái này xuất hiện khi xã hội nguyên thủy tan rã và chỉ thường gặp ở những mầm mống đầu tiên của trao đổi. Ở đây, giá trị của hàng hóa này chỉ biểu hiện đơn nhất ở một hàng hóa khác và quan hệ trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, trực tiếp hàng lấy hàng, tỷ lệ trao đổi được hình thành ngẫu nhiên ==> hình thái phôi thai của tiền tệ.

– Khi quan hệ trao đổi trở thành quá trình đều đặn, thường xuyên, thúc đẩy sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển thì hình thái thứ hai là hình thái đầy đủ hay mở rộng của hàng hóa ra đời. Hình thái này xuất hiện trong thực tế khi một hàng hóa nào đó được trao đổi với nhiều hàng hóa khác một cách thông thường phổ biến. Ở đây, giá trị của hàng hóa được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác nhau đóng vai trò làm vật ngang giá. Đồng thời tỷ lệ trao đổi không còn mang tính chất ngẫu nhiên nữa mà dần dần do lao động quy định. Tuy nhiên, ở hình thái này, giá trị của hàng hóa được biểu hiện còn chưa hoàn tất, thống nhất và vẫn trao đổi trực tiếp hàng – hàng.

– Do đó, khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển hơn, đòi hỏi phải có vật ngang giá chung, hình thái thứ ba xuất hiện: Hình thái chung của giá trị. Ở hình thái này, giá trị của mọi hàng hóa được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai trò làm vật ngang giá chung – “vật ngang giá phổ biến”. Các hàng hóa đều đổi thành vật ngang giá chung, sau đó mới mang đổi lấy hàng hóa cần dùng. Vật ngang giá chung trở thành môi giới. Tuy nhiên, ở hình thái này, bất kỳ hàng hóa nào cũng có thể trở thành vật ngang giá chung, miễn là nó được tách ra làm vật ngang giá chung.

Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển hơn nữa, đặc biệt là khi mở rộng giữa các vùng đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung thống nhất thì hình thái thứ tư ra đời: hình thái tiền. Giá trị của tất cả các hàng hóa ở đây đều được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai trò tiền tệ. Lúc đầu có nhiều hàng hóa đóng vai trò tiền tệ nhưng dần dần được chuyển sang các kim loại quý như đồng, bạc và cuối cùng là vàng.

Bản chất của tiền tệ

Tiền là một loại hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các loại hàng hóa. Nó là sự thể hiện chung của giá trị, đồng thời nó biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa.

Chức năng của tiền tệ

Tiền là thước đo giá trị, là phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán và tiền tệ thế giới:

(i) Tiền là thước đo giá trị, tức là nó dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác. Khi đó, giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá cả hàng hóa. Giá cả hàng hóa là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá cả hàng hóa có thể lên xuống xung quanh giá trị nhưng tổng số giá cả luôn bằng giá trị.

(ii) Tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hóa, tức là tiền đóng vai trò là một phương tiện lưu thông. Khi ấy, trao đổi hàng hóa vận động theo công thức H – T – H’. Đây là công thức lưu thông hàng hóa giản đơn. Với chức năng này, tiền xuất hiện dưới các hình thức vàng thỏi, bạc nén, tiền đúc và cuối cùng là tiền giấy. Tiền giấy là ký hiệu giá trị do nhà nước phát hành buộc XH công nhận. Tiền giấy không có giá trị thực (không kể đến giá trị của vật liệu giấy dùng làm tiền). Khi thực hiện chức năng này, tiền giúp quá trình mua bán diễn ra dễ dàng hơn nhưng nó cũng làm việc mua bán tách rời nhau cả về không gian lẫn thời gian nên nó bao hàm khả năng khủng hoảng.

(iii) Tiền đôi khi được rút khỏi lưu thông và cất giữ lại. Chỉ có tiền vàng, tiền bạc, các của cải bằng vàng có giá trị thực mới thực hiện được chức năng lưu trữ. Ngoài ra, tiền làm phương tiện cất trữ còn có tác dụng đặc biệt là dự trữ tiền cho lưu thông.

(iv) Tiền làm phương tiện thanh toán có tác dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu của người sản xuất hoặc tiêu dùng ngay cả khi họ chưa có tiền hoặc không đủ tiền. Nhưng nó cũng làm cho khả năng khủng hoảng tăng lên. Trong quá trình thực hiện chức năng thanh toán, loại tiền mới – tiền tín dụng – xuất hiện, có nghĩa là hình thức tiền đã phát triển hơn.

(v) Chức năng cuối cùng của tiền là tiền tệ thế giới. Chức năng này xuất hiện khi buôn bán vượt ra ngoài biên giới quốc gia, hình thành quan hệ buôn bán giữa các nước.

Khi thực hiện chức năng này, tiền thực hiện các chức năng: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, tín dụng, di chuyển của cải từ nước này sang nước khác. Thực hiện chức năng này phải là tiền vàng hoặc tiền tín dụng được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế. Việc trao đổi tiền của nước này sang tiền của nước khác tuân theo tỷ giá hối đoái, tức là giá cả của một đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác.

Tóm lại, cùng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, tiền có 5 chức năng. Những chức năng này có quan hệ mật thiết và thông thường tiền làm nhiều chức năng một lúc.