Nguyên nhân 1 công ty xây dựng phá sản

Những nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp giải thể

Hiện nay, mặc dù số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh nhưng số lượng doanh nghiệp giải thể hoặc phải ngừng hoạt động kinh doanh vẫn còn ở mức rất cao. Đặc biệt số lượng các doanh nghiệp này chủ yếu từ khu vực kinh tế tư nhân. Với vai trò là thước đo sức khỏe nền kinh tế khi khu vực kinh tế tư nhân đóng góp hơn 2/3 tổng sản phẩm nội địa (GDP), 3/4 giá trị sản xuất công nghiệp và tạo nhiều việc làm mới cho nền kinh tế, thì điều đó cho thấy môi trường kinh doanh của nước ta còn chưa thật ổn định và các doanh nghiệp còn yếu kém trong hoạt động và sức cạnh tranh chưa cao.

Nguyên nhân 1 công ty xây dựng phá sản
Những nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp giải thể

Vậy lý do giải thể doanh nghiệp là gì?

Thứ nhất, do làm ăn thua lỗ kéo dài, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động vì không huy động được vốn, tài chính để tiếp tục hoạt động. Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu và chiếm tỉ lệ cao nhất trong các doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. Bởi lẽ, việc gặp khó khăn trong quá trình hoạt động thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gặp phải nhưng quan trọng doanh nghiệp đó có biết cách để vượt qua hay không? Nếu doanh nghiệp không biết cách vượt qua khó khăn thì quy luật tất yếu doanh nghiệp sẽ phải giải thể.

Thứ hai, do năng lực quản lý, điều hành doanh nghiệp của các cá nhân, tổ chức còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp làm cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đi xuống và không thể phát triển. Đây là nguyên nhân chủ yếu thứ hai dẫn đến việc doanh nghiệp giải thể. Bởi vì, doanh nghiệp có phát triển tốt được hay không chủ yếu phụ thuộc và các chủ thể có thẩm quyền trong doanh nghiệp như giám đốc, phó giám đốc, các nhân viên chủ chốt trong doanh nghiệp,… Nếu các cá nhân này không biết cách quản lý, điều hành doanh nghiệp thì doanh nghiệp không thể phát triển, dẫn đến hậu quả là doanh nghiệp phá sản là điều tất yếu.

Thứ ba, do nguyên nhân khác như thiếu vốn sản xuất kinh doanh, không tìm kiếm được thị trường hoặc đang thuộc diện bán hoặc chờ tổ chức lại loại hình doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp thường liên kết với các doanh nghiệp khác nếu không muốn nói là phụ thuộc vào doanh nghiệp khác để có thể hoạt động được, dẫn đến việc doanh nghiệp không thể tự chủ được vốn, cũng như thị trường, hậu quả là doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động được.

Thứ tư, do khó khăn của nền kinh tế, sức cạnh tranh giảm sút, nhu cầu thị trường xuống thấp nên nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng co cụm, tìm cách sáp nhập hợp nhất với nhau để tăng sức mạnh hoặc bị chính các đối thủ cạnh tranh thôn tính, rồi không thể tiếp tục hoạt động nên buộc phải giải thể doanh nghiệp.

Thứ năm, do các doanh nghiệp thiếu các chiến lược để kinh doanh hiệu quả như tổ chức các chương trình khuyến mại, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, các ưu đãi khi khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty… Cũng như do không biết áp dụng công nghệ mới nhất hiện nay là có một đội ngũ nhân viên SEO hoặc một website chuyên nghiệp. Dẫn đến việc doanh nghiệp này sẽ bị các doanh nghiệp khác đẩy lùi về phía sau, không có cơ hội phát triển, không tìm kiếm được khách hàng để có thể duy trì hoạt động kinh doanh.

Như vậy, cho dù bất kỳ lý do giải thể công ty nguyên nhân nào đi nữa, các doanh nghiệp giải thể vẫn không giảm xuống. Đối với các doanh nghiệp cần lập cho mình một dự án, chính sách phát triển cũng như đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để có thể duy trì hoạt động doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn. Còn đối với Nhà nước, cần có những chính sách ưu đãi hơn đối với các doanh nghiệp, tạo điều kiện hoạt động hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung trao đổi vấn đề không phải là mới nhưng được rất nhiều các bạn trẻ có ý định khởi nghiệp, các doanh nghiệp mới, đã và đang hoạt động về “Những nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp giải thể”. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp thêm được nhiều những thông tin hữu ích cho người đọc. Để hỗ trợ mọi dịch vụ về doanh nghiệp, Quý khách hàng kết nối số hotline 0973938866; 0916110508 hoặc số hotline tư vấn 1900 6284 của công ty Luật Phamlaw.

Nguyên nhân 1 công ty xây dựng phá sản

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam: Các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam từ chỗ lạc hậu yếu kém trong khu vực hiện đã vươn lên top đầu ASEAN

Các doanh nghiệp xây dựng đã nỗ lực vượt bậc 

 Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp có chủ đề "Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững", ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết, trong 20 năm qua, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đã nỗ lực vượt bậc trong việc tiếp cận công nghệ mới cả về kỹ thuật thi công và tổ chức quản lý. 

Các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam từ chỗ lạc hậu yếu kém trong khu vực hiện đã vươn lên top đầu ASEAN, có thể tự tổ chức thi công được những công trình cao 81 tầng, công trình cầu dây văng khẩu độ lớn hoặc các công trình ngầm với tốc độ thi công nhanh và kỹ thuật hoàn thiện, góp phần tích cực làm thay đổi bộ mặt đất nước và đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế chung với tỉ lệ khoảng 12% GDP hằng năm.

Sau các đợt dịch COVID-19 bùng phát, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam hưởng ứng tích cực chỉ đạo của Đảng và Chính phủ trong việc tham gia vào chương trình phục hồi kinh tế xã hội nên bước vào năm 2022, hầu hết các doanh nghiệp xây dựng đều đẩy nhanh tốc độ sản xuất kinh doanh. Có những doanh nghiệp tăng trưởng gần 300% so với cùng kỳ 2021.

Tuy nhiên, với tình hình bão giá vật liệu xây dựng tăng cao đến 18-40% suốt từ 2021 đến nay, cộng với những khó khăn về nguồn nhân lực do hậu quả của COVID-19 và công việc về xây dựng cũng trở nên hạn hẹp, khó khăn do những vướng mắc về thủ tục pháp lý trong việc đầu tư nên tình hình chung các doanh nghiệp xây dựng từ nay đến cuối năm vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Phần lớn doanh nghiệp trong ngành xây dựng dự kiến chỉ đạt 80-90% kế hoạch đặt ra về doanh thu và sản lượng. Nhưng điều đáng lo ngại là dòng tiền và hiệu quả kinh doanh sụt giảm mạnh vì chi phí lớn.

Doanh nghiệp xây dựng đứng trước nguy cơ phá sản vì nợ đọng

Cụ thể, về vấn đề nợ đọng xây dựng: Các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam phần lớn (khoảng 90%) là doanh nghiệp vừa và nhỏ quy mô vốn dao động dưới 100 tỷ đồng. Các doanh nghiệp lớn trong ngành cũng chỉ phổ biến quy mô vốn từ 500-1.000 tỷ. Chưa đến 10 doanh nghiệp có vốn trên 1.000 tỷ.

Trong khi đó nợ đọng không thanh toán được khá phổ biến ở tất cả các doanh nghiệp, các tổng công ty, tập đoàn xây dựng hầu hết đều có nợ đọng từ vài trăm đến vài nghìn tỷ.

Do nguồn vốn eo hẹp, doanh nghiệp phải vay ngân hàng để trang trải thi công với lãi suất thông thường khoảng 9-10%/năm nên có những tập đoàn một quý năm 2022 đạt doanh thu đến 3.000 tỷ nhưng hiệu quả chỉ đạt xấp xỉ 10 tỷ.

"Chính vì những khoản nợ đọng này nên các doanh nghiệp xây dựng, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đứng trước nguy cơ phá sản nếu không thu hồi được nợ", ông Nguyễn Quốc Hiệp bày tỏ.

Về các loại nợ đọng, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Namphân loại như sau gồm:

Thứ nhất là nợ công trình vốn đầu tư công: Các khoản nợ này chủ yếu từ các công trình đã kết thúc 2-3 năm trước nhưng chưa quyết toán và thanh toán được do có phát sinh hoặc do hồ sơ thanh toán chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt nên vẫn còn tồn đọng.

Thứ hai là nợ vốn đầu tư ngoài ngân sách: Do một số chủ đầu tư chây ì cố tình không thanh quyết toán đặc biệt ở 25% cuối của dự án mặc dù đã đưa vào khai thác sử dụng.

Về vấn đề này Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam đề xuất:

Thứ nhất, đối với vốn đầu tư công,đề nghị Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính rà soát lại các chủ đầu tư vốn ngân sách để thống kê chính xác số lượng nợ tồn xây dựng trong các năm trước, báo cáo Thủ tướng phương án cắt hết các nợ dồn toa để giải quyết dứt điểm cho các nhà thầu.

Thứ hai, đối với vốn đầu tư ngoài ngân sách, đề nghị Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT và Bộ Xây dựng nghiên cứu chế tài yêu cầu chủ đầu tư phải có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng cho 20% vốn thanh toán cuối dự án, khi dự án kết thúc để đảm bảo sự bình đẳng cho các nhà thầu với chủ đầu tư.

Trước mắt, có chế tài cụ thể để cơ quan chức năng giải quyết cho các khoản nợ đọng kể cả biện pháp công bố tình trạng chây ì thanh toán của một số chủ đầu tư.

Một số doanh nghiệp xây dựng 'quay lưng' với dự án đầu tư công vì đơn giá, định mức

Về vấn đề đơn giá – định mức: Hiện các công trình xây dựng của Việt Nam, đặc biệt các công trình vốn đầu tư công, đều sử dụng hệ thống đơn giá định mức do Bộ Xây dựng ban hành làm căn cứ cho cả khâu lập tổng mức đầu tư và thanh toán cho các dự án ở tất cả các loại hình công việc.

Tuy nhiên, do trình độ công nghệ của các doanh nghiệp phát triển rất nhanh nên một số công việc không có định mức, một số công việc định  mức đã trở nên lạc hậu không cập nhật kịp thời với giá thực tế nên dẫn tới những khó khăn cho các nhà thầu, đặc biệt với khu vực đầu tư công.

Hiện nay có tình trạng một số doanh nghiệp xây dựng không muốn đảm nhận các dự án đầu tư công.

Để khắc phục vướng mắc trên, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam đề nghị Thủ tướng giao Bộ Xây dựng cùng với các hiệp hội doanh nghiệp nghiên cứu bổ sung, thay đổi hệ thống định mức đơn giá theo lộ trình, trước mắt, bổ sung các định mức chưa có và điều chỉnh từng bước cập nhật với công nghệ xây dựng mới đồng thời chuyển hướng dần theo hướng xây dựng đơn giá tổng hợp để lập tổng mức đầu tư cho các dự án, bỏ dần hệ thống định mức chi tiết.

Đồng thời, có chế tài với các địa phương trong việc công bố các chỉ số giá vật liệu không cập nhật với giá thị trường.

Cần có chế tài bình đẳng giữa các chủ thể hợp đồng xây dựng

Về vấn đề Hợp đồng xây dựng và sự bình đẳng của các chủ thể: Hiện nội dung Hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư và các nhà thầu được hướng dẫn theo các nghị định dẫn chiếu từ luật đấu thầu và luật xây dựng.

Tuy nhiên, ở cả hai mẫu hợp đồng đều không có sự bình đẳng giữa chủ đầu tư và nhà thầu (đặc biệt trong khâu thanh toán).

Các nhà thầu phải có tới 04 loại bảo lãnh ngân hàng khi tham gia một dự án nhưng ở phía chủ đầu tư thì không có bất kỳ bảo lãnh não; vì vậy phần lớn mọi rắc rối thường hay xảy ra ở khoản 20% thanh toán cuối đời dự án.

Một số dự án áp dụng dạng hợp đồng trọn gói hoặc hình thức đơn giá cố định trong bối cảnh vật liệu xây dựng tăng cao từ 20-35% mà hợp đồng thì kéo dài 3-4 năm khiến cho các các doanh nghiệp xây dựng đều tiến thoái lưỡng nan.

Hiệp hội đề xuất Thủ tướng giao cho Bộ Xây dựng và Bộ KH&ĐT nghiên cứu xem xét mô hình hợp đồng cho từng loại hình đầu tư trong đó ở loại hình đầu tư ngoài ngân sách cần có cơ chế bảo lãnh thanh toán của chủ đầu tư ở 20% cuối cùng.

Đồng thời xem xét điều chỉnh các loại hình hợp đồng phù hợp với thông lệ quốc tế (FIDIC) cụ thể dạng hợp đồng trọn gói chỉ được áp dụng khi các yếu tố đầu vào được xác định rõ ràng cộng với tiến độ chỉ thực hiện trong vòng 24 tháng.

Về cơ chế thanh quyết toán cần có chế tài bình đẳng giữa các chủ thể Hợp đồng, đặc biệt cần quy định rõ cơ chế xứ lý các khối lượng phát sinh trong Hợp đồng (đặc biệt đối với đầu tư công về quyền hạn phê duyệt của chủ đầu tư để được thanh toán); Đối với các khoản chậm trả do lỗi của chủ đầu tư cần có chế tài phạt theo lãi suất ngân hàng thương mại áp dụng.

Ưu tiên hợp lý cho tín dụng xây dựng

Vấn đề nguồn vốn tín dụng và lãi xuất: Các doanh nghiệp xây dựng đại đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ quy mô vốn hạn hẹp. Khi thực hiện các Hợp đồng xây dựng phần lớn doanh nghiệp chỉ được tạm ứng 10-15% giá trị hợp đồng nên khi triển khai thực hiện phải sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để mua vật tư, huy động xe máy, nhân công.

Thực chất công trường xây dựng cũng phải lo sản xuất, lo đời sống, công ăn việc làm cho người lao động không khác gì một nhà máy nhưng tín dụng cho các doanh nghiệp xây dựng lại hoàn toàn chưa được ưu tiên như cho sản xuất.

Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay nhiều ngân hàng bị siết room tín dụng nên tín dụng cho doanh nghiệp xây dựng cũng bị hạn chế và mặt bằng lãi suất còn cao.

Hiệp hội xin đề xuấtThủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước có hướng dẫn bổ sung những ưu tiên hợp lý cho tín dụng xây dựng, đặc biệt là các dự án trọng điểm theo quan điểm hỗ trợ cho sản xuất.

Đại diện Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam bày tỏ tin tưởng chắc chắn nếu các vướng mắc này sớm được tháo gỡ, các dự án đầu tư công, đặc biệt các dự án hạ tầng kỹ thuật trọng điểm sẽ được đẩy nhanh góp phần tích cực vào việc phục hồi phát triển kinh tế toàn xã hội./.