Nguyên nhân gây tăng tỷ trọng nước tiểu

Hỏi

Bác sĩ cho em hỏi: Xét nghiệm ngày 12/5/2020 của em, trong nước tiểu có protein 1.0g/l, ery 300 ery/ụi và SG 1.030 là em bị gì? Chỉ số protein, SG trong xét nghiệm nước tiểu có ý nghĩa gì? Nếu em có bệnh thì tình trạng có nặng lắm không ạ? Em xin cảm ơn nhiều.

Câu hỏi khách hàng ẩn danh

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi: “Chỉ số protein, SG trong xét nghiệm nước tiểu có ý nghĩa gì?”. Bác sĩ xin giải đáp như sau:

Ở người có chức năng thận bình thường, không có protein trong nước tiểu, do màng lọc cầu thận không cho các phân tử protein có trọng lượng phân tử lớn thấm qua. Trong trường hợp thận bị rối loạn chức năng (ví dụ viêm cầu thận...), màng lọc cầu thận bị tổn thương, điều này khiến các phân tử protein có thể đi qua và xuất hiện trong nước tiểu. Vì vậy xét nghiệm này là một trong những biện pháp giúp chẩn đoán bệnh nhân có bị bệnh thận hay không.

Giá trị bình thường âm tính. Protein niệu dương tính: Thường gặp trong đái tháo đường, tình trạng gắng sức, viêm cầu thận, tăng huyết áp ác tính, đa u tủy xương, protein niệu tư thế đứng, tiền sản giật, viêm thận bể thận... Kết quả dương tính giả có thể xảy ra khi nước tiểu có tính kiềm cao, bị cô đặc quá mức, có vi khuẩn trong nước tiểu, do dùng một số loại thuốc hay sau ăn một lượng protein lớn...

Chỉ số SG (tỷ trọng nước tiểu): Là số đo nồng độ của nước tiểu so sánh với nồng độ của nước (được coi là 1000). Nước tiểu có tỷ trọng cao có nghĩa là nó đang bị cô đặc. Xét nghiệm này là một chỉ dẫn cho khả năng cô đặc và bài tiết nước tiểu. Tỷ trọng nước tiểu tăng thường gặp trong viêm cầu thận, suy tim, mất nước, đái tháo đường, tiêu chảy cấp, sốt, mất quá nhiều dịch, uống ít nước, tăng tiết ADH... Ngoài ra, tỷ trọng nước tiểu có thể tăng khi mẫu nước tiểu bị nhiễm bẩn hay giấy vệ sinh.

Hồng cầu niệu là tình trạng bất thường tại hệ tiết niệu khi các tế bào hồng cầu đi vào nước tiểu. Hồng cầu niệu có thể được phát hiện khi quan sát thấy nước tiểu chuyển màu đỏ hoặc xét nghiệm hồng cầu niệu dương tính. Tất cả các đái máu ở nam cần được tiến hành thăm dò chuyên khoa hệ tiết niệu.

Ở nữ có hồng cầu trong nước tiểu có thể là hậu quả của nhiễm bẩn từ âm đạo (đặc biệt là trong thời gian hành kinh). Nếu nguồn gốc phụ khoa được loại trừ thì cần tiến hành thăm dò chuyên khoa hệ tiết niệu.

Nguyên nhân gây tăng tỷ trọng nước tiểu

Một số người bệnh xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu

Với kết quả của bạn cần phải xem lại mẫu nước tiểu lấy đã đúng quy cách hay chưa? Mẫu nước tiểu bị nhiễm bẩn sẽ làm sai lệch kết quả, ảnh hưởng tới việc chẩn đoán và điều trị.

Cách lấy bệnh phẩm nước tiểu:

  • Rửa sạch tay bằng xà phòng
  • Vạch các môi lớn và môi bé, dùng một miếng gạc tẩm nước xà phòng lau qua lỗ tiểu bằng một động tác duy nhất từ trước ra sau, sau đó rửa lại bằng nước sạch
  • Bệnh phẩm nước tiểu phải được lấy giữa dòng, sau khi đi tiểu được một vài giây, thu nước tiểu vào bình chứa vô khuẩn và đóng kín bình

Bạn có thể thực hiện lấy mẫu đúng quy cách như trên, làm lại xét nghiệm nước tiểu (tránh chu kỳ kinh nguyệt). Nếu đã loại trừ được nguyên nhân nước tiểu bị nhiễm bẩn, bạn cần được thăm khám chuyên khoa tiết niệu để tìm nguyên nhân và điều trị thích hợp.

Nếu có thể bạn nên thăm khám trực tiếp với bác sĩ tại các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được bác sĩ chuyên môn tư vấn kỹ càng hơn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Vinmec.

Được giải đáp bởi Bác sĩ Trần Thị Huyền Trang - Bác sĩ xét nghiệm - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Thiểu niệu có thể xảy ra do mất nước, nhiễm trùng, chấn thương, tắc nghẽn đường niệu và thuốc men. Đây là một tình trạng cấp cứu, cần bổ sung nước điện giải và đưa bệnh nhân vào bệnh viện điều trị nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng nghiêm trọng ở thận.

Giảm lượng nước tiểu có tên chuyên ngành là thiểu niệu. Được gọi là thiểu niệu khi lượng nước tiểu ít hơn 400ml/ngày.

Lượng nước tiểu trong bàng quang ít hơn 50ml/ngày được coi là vô niệu.

2. Nguyên nhân gây thiểu niệu

Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây ra thiểu niệu từ đơn giản đến các bệnh phức tạp. Cụ thể:

2.1. Mất nước

Mất nước là nguyên nhân phổ biến nhất làm giảm lượng nước tiểu. Thông thường, mất nước xảy ra khi bị tiêu chảy, nôn mửa hoặc một số bệnh tật.

2.2. Nhiễm trùng và chấn thương

Nhiễm trùng và chấn thương là những nguyên nhân ít điển hình hơn của thiểu niệu. Chúng có thể khiến cơ thể bị sốc, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan trọng của cơ thể. Sốc là một tình trạng cần được cấp cứu ngay lập tức.

2.3. Tắc nghẽn đường tiết niệu

Nguyên nhân gây tăng tỷ trọng nước tiểu

Hội chứng tắc nghẽn đường tiết niệu

Tắc nghẽn đường tiết niệu xảy ra khi nước tiểu không thể rời khỏi thận gây ảnh hưởng đến một hoặc cả hai thận và thường dẫn đến giảm lượng nước tiểu.

Tùy thuộc vào tốc độ xảy ra tắc nghẽn, nó có thể gây ra các triệu chứng khác, chẳng hạn như:

  • Đau mỏi cơ thể
  • Buồn nôn, nôn
  • Sưng tấy
  • Sốt

2.4. Thuốc men

Một số loại thuốc có thể gây giảm lượng nước tiểu bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Thuốc điều trị cao huyết áp như thuốc ức chế men chuyển
  • Thuốc kháng sinh gentamicin

Nếu thuốc khiến giảm thải nước tiểu, bạn nên nói cho bác sĩ để thay đổi thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng phù hợp hơn.

Không bao giờ thay đổi hoặc ngừng dùng thuốc mà không hỏi trước ý kiến của ​​bác sĩ.

3. Khi nào thiểu niệu là nghiêm trọng?

Nguyên nhân gây tăng tỷ trọng nước tiểu

Bạn bị vô niệu có thể do đường tiết niệu bị tắc nghẽn

Bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu cảm thấy cơ thể có thể bị sốc do nhiễm trùng hoặc chấn thương nghiêm trọng; tuyến tiền liệt phì đại hoặc nguyên nhân khác chặn đường tiết niệu. Đường tiết niệu bị tắc nghẽn có thể gây vô niệu, gây tổn thương thận nghiêm trọng nếu khi được điều trị kịp thời.

Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị giảm lượng nước tiểu kết hợp:

  • Chóng mặt
  • Mạch nhanh
  • Lâng lâng

4. Chẩn đoán thiểu niệu

Các thông tin quan trọng cần được khai thác nhằm chẩn đoán thiểu niệu bao gồm:

  • Lượng nước tiểu trong ngày
  • Tiểu đột ngột hay không
  • Có trở nên tồi tệ hơn theo thời gian không
  • Uống nhiều nước có làm tăng lượng nước tiểu
  • Các loại thuốc hoặc thảo dược đang sử dụng
  • Tiền sử bệnh thận hoặc bàng quang

Ngoài hỏi bệnh, các xét nghiệm cũng sẽ được chỉ định để chẩn đoán xác định bệnh như:

Nguyên nhân gây tăng tỷ trọng nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán thiểu niệu

  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm máu
  • Chụp CT
  • Siêu âm bụng
  • Xạ hình thận

5. Điều trị thiểu niệu

Việc điều trị thiểu niệu sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Thuốc nhỏ giọt qua đường tĩnh mạch có thể được kê đơn để nhanh chóng bù nước cho cơ thể hoặc lọc máu để giúp loại bỏ chất độc cho đến khi thận có thể hoạt động bình thường trở lại.

Sử dụng các sản phẩm bổ sung chất điện giải để bổ sung lượng đã mất và ngăn ngừa thiểu niệu.

6. Tiên lượng điều trị thiểu niệu

Triển vọng cho người bị thiểu niệu phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu không được điều trị, lượng nước tiểu giảm có thể gây ra các biến chứng như:

Nguyên nhân gây tăng tỷ trọng nước tiểu

Nếu không được điều trị thiểu niệu có thể gây ra các biến chứng như suy tim

  • Tăng huyết áp
  • Suy tim
  • Thiếu máu
  • Rối loạn chức năng tiểu cầu
  • Các vấn đề về dạ dày-ruột

Hầu hết các trường hợp cần điều trị. Nói chuyện với bác sĩ ngay khi bị thiểu niệu để xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp nhất cho bạn.

7. Ngăn ngừa thiểu niệu

Nguyên nhân phổ biến nhất của thiểu niệu là do mất nước. Bạn có thể tránh mất nước bằng cách đảm bảo rằng cơ thể luôn đủ nước.

Đảm bảo uống thêm nước khi bạn bị sốt, tiêu chảy. Sử dụng các sản phẩm bổ sung chất điện giải để bù vào hàm lượng đã mất đi.

Tiểu niệu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, tùy thuộc mức độ, biểu hiện bệnh mà người bệnh cần sớm đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Các biến chứng có thể trở lên nguy hiểm nếu như không được kiểm soát và điều trị kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý, trong đó có chuyên khoa Tiết niệu. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM:

  • Công dụng thuốc Brudopa
  • Vì sao trẻ sơ sinh đi tiểu ít?
  • Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tả