Nhà máy xử lý nước hiện dại

767 Lượt xem - Update nội dung: 10-03-2022 09:56

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn là quy định bắt buộc đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu dân cư tập trung… nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường bền vững.

Vậy trong quá trình thiết kế, thi công cần đảm bảo các yêu cầu nào? Công nghệ gì đang được áp dụng hiện nay? Qua bài viết này, Hợp Nhất sẽ mang đến cho quý khách hàng những điều cần biết.

Hệ thống xử lý nước thải là gì?

Thiên nhiên có khả năng tuyệt vời để đối phó với một lượng nhỏ chất thải và nguồn nước ô nhiễm. Nhưng khi con số này lên đến hàng nghìn m3, những nhà máy xử lý buộc phải hoạt động để giảm thiểu các chất ô nhiễm trong nước thải xuống mức mà môi trường có thể phục hồi được.

Đây là quá trình loại bỏ những vật liệu hữu cơ phức tạp, hoá chất vô cơ, vi nhựa, trầm tích, chất phóng xạ, các hợp chất giàu nitơ và phốt pho, vi sinh vật gây bệnh… ra khỏi nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước mưa chảy tràn, biến nó thành nguồn nước an toàn có thể quay trở lại vòng tuần hoàn của nước.

Quá trình này diễn ra trong các nhà máy xử lý nước có lắp đặt hệ thống hiện đại. Hệ thống xử lý nước thải này được tạo thành từ một số công nghệ riêng lẻ nhằm giải quyết các nhu cầu xử lý cụ thể. Nó hiếm khi là một quá trình tĩnh, mà được thiết kế để đáp ứng những biến động về nhu cầu xử lý giúp tránh được việc thay thế, nâng cấp tốn kém.

Yêu cầu khi xây dựng hệ thống thu gom XLNT

Tại điều 87, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, các yêu cầu đối với hệ thống xử lý nước thải được quy định như sau:

  • Tuỳ thuộc vào loại hình, đặc tính nước thải cần xử lý để lựa chọn công nghệ phù hợp.
  • Hệ thống phải có công suất phù hợp với lượng nước thải phát sinh tối đa.
  • Cần đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường khi xử lý nước thải.
  • Vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải theo đúng quy trình kỹ thuật.
  • Chuẩn bị sẵn kế hoạch phòng ngừa, luôn trong tư thế sẵn sàng ứng phó sự cố môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải. Để thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát xả thải, điểm xả thải phải có toạ độ, biển báo, ký hiệu rõ ràng.
  • Bùn thải từ hệ thống phải được quản lý theo quy định pháp luật về quản lý chất thải rắn. Bùn thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.

3 công nghệ xử lý nước thải hiện đại tại Việt Nam

Nước thải chứa nhiều hoạt chất gây ô nhiễm. Số lượng, nồng độ các chất phụ thuộc vào nguồn của chúng. Các biện pháp xử lý thông thường không thể làm sạch triệt để. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong xử lý nước thải được xem là giải pháp tối ưu.

Nhà máy xử lý nước hiện dại

MBR – Công nghệ xử lý màng lọc sinh học

Công nghệ này sử dụng màng lọc sinh học có kích thước lỗ màng siêu nhỏ, mang đặc tính thẩm thấu cao, ít gây ra các vấn đề tắt nghẽn, được đặt trong một bể sinh học hiếu khí, với nguyên lý hoạt động như sau:

  • Màng lọc dạng sợi rỗng thấm hút nước thải, đưa vào các đường ống mao dẫn. Nhờ sợi lọc có kích thước lỗ < 0.1µm mà các chất thải, hoá chất độc hại, bùn sẽ được giữ lại.
  • Nước sạch trong các sợi lọc được hệ thống máy bơm hút ra, truyền vào bể chứa nước sạch. Áp suất trong màng điều khiển hoạt động của máy bơm. Khi áp suất lớn hơn mức bình thường, hệ thống máy bơm sẽ kích hoạt tính năng rửa ngược để vệ sinh màng lọc.

Công nghệ này có ưu điểm chính:

  • Khả năng loại bỏ các chất rắn, giữ lại hợp chất hữu cơ có trọng lượng phân tử cao làm tăng khả năng phân huỷ sinh học, quá trình nitrat hoá và khử nitơ một phần tạo ra nguồn nước sạch đảm bảo.
  • MBR được trang bị khả năng tự động hoá cao, dễ dàng vận hành, chi phí bảo dưỡng các tổ máy thấp.
  • Lưu nước ngắn, lưu bùn dài, không cần công đoạn lắng thứ cấp, không cần khử trùng nước thải sau xử lý.
  • Dễ dàng thích ứng với các quy mô và công suất khác nhau.

Công nghệ MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor)

Là quy trình xử lý sinh học hiệu quả dựa trên sự kết hợp giữa công nghệ bùn hoạt tính và màng sinh học. MBBR sử dụng môi trường MicroOrganism BioChips dung lượng cao, trôi nổi trong bể sục khí và bể thiếu khí.

Nguyên lý hoạt động như sau:

  • Quá trình MBBR sử dụng giá thể nhựa, nổi trong bể sục khí để tăng lượng vi sinh vật có sẵn. Các vi sinh vật này sẽ tiêu thụ vật chất hữu cơ.
  • Tiếp đó, giá thể được khuấy động liên tục bởi bọt khí từ hệ thống sục khí bổ sung oxy.
  •  Khi giá thể tăng diện tích bề mặt, các vi sinh vật bám vào và phát triển trong bể sục khí. Nhằm hỗ trợ quá trình phân giải các chất độc hại trong nước.

Công nghệ xử lý nước thải MBBR có các ưu điểm:

  • Quy trình ổn định, dễ lắp đặt, vận hành và kiểm soát hệ thống dễ dàng
  • Loại bỏ hoàn toàn chất rắn
  • Giảm sản xuất bùn, không cần rửa ngược định kỳ.

SBR – Công nghệ xử lý nước thải sinh học theo mẻ

SBR (Sequencing Batch Reactor) là công nghệ xử lý nước thải với bùn hoạt tính theo phương thức làm đầy – xả cặn. Hệ thống này hoạt động theo nguyên lý:

  • Nước trong bể Selector được sục khí liên tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý hiếu khí.
  • Nước sau khi được xử lý sẽ chuyển sang bể C-tech và diễn ra 5 pha theo tuần tự: làm đầy, pha phản ứng – thổi khí, lắng, rút nước, ngưng.

Công nghệ SBR có các ưu điểm tuyệt vời:

  • Trong cùng một bể diển ra 2 quá trình phản ứng và lắng, bùn hoạt tính không cần tuần hoàn.
  • Kết cấu đơn giản, vận hành tự động, dễ quản lý, bảo trì.
  • Tích hợp quá trình nitrat, khử nitơ, loại bỏ photpho dễ dàng
  • Khả năng khử BOD lên đến 90 – 92%

Hiện nay, Công ty môi trường Hợp Nhất đang ứng dụng các công nghệ hiện đại nêu trên trong thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải, thu về nhiều phản hồi tích cực. Những dự án thành công nối tiếp nhau là lời khẳng định chắc chắn về năng lực và chất lượng dịch vụ của công ty.

Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước, hoặc gặp các vấn đề về xử lý nước thải, hãy liên hệ ngày cho chúng tôi theo số Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn tận tình.