Nhà nước và hệ thống chính trị có mối quan hệ như thế nào

Hệ thống chính trị và phương thức lãnh đạo của đảng đối với hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay

Chuyên đề 3
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
------------

I- HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Khái niệm “hệ thống chính trị”
Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của giai cấp cầm quyền được thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Đó là hệ thống chính trị.
Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các đảng phái chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội được liên kết với nhay trong một hệ thống tổ chức, nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền.
Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp nhà nước nhằm thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền. Do đó, hệ thống chính trị mang bản chất giai cấp. Trong chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể thực sự của quyền lực, tự mình tổ chức và quản lý xã hội, quyết định nội dung hoạt động của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.
Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp khác được thành lập, hoạt động trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, thực hiện và bảo đảm đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
2. Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay
a) Tính nhất nguyên chính trị
- Chế độ chính trị Việt Nam là thể chế chính trị một Đảng duy nhất cầm quyền. Trong những giai đoạn lịch sử nhất định, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam còn có Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội. Tuy nhiên, hai đảng này được tổ chức và hoạt động như những đồng minh chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam, thừa nhận vai trò lãnh đạo và vị trí cầm quyền duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là thế chế nhất nguyên chính trị, không tồn tại các đảng chính trị đối lập.
- Hệ thống chính trị Việt Nam gắn liền với vai trò tổ chức và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam. Mỗi tổ chức thành viên của hệ thống chính trị đều do Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, vừa đóng vai trò là hình thức tổ chức quyền lực của nhân dân (Nhà nước), tổ chức tập hợp, đoàn kết quần chúng, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của quần chúng (Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội), vừa là tổ chức mà qua đó Đảng Cộng sản thực hiện sự lãnh đạo chính trị đối với xã hội.
- Tính chất nguyên chính của hệ thống chính trị được thể hiện ở tính nhất nguyên tư tưởng. Toàn bộ hệ thống chính trị đều được tổ chức và hoạt động trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
b) Tính thống nhất
- Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Sự thống nhất của các thành viên đa dạng, phong phú về tổ chức, phương thức hoạt động trong hệ thống chính trị đã tạo điều kiện để phát hiện sức mạnh tổng hợp và tạo ra sự cộng hưởng sức mạnh trong toàn bộ hệ thống.
- Tính thống nhất của hệ thống chính trị nước ta được xác định bởi các yếu tố sau:
+ Sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Sự thống nhất về mục tiêu chính trị của toàn bộ hệ thống là xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam với nội dung: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
+ Sự thống nhất ở nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động là tập trung dân chủ.
+ Sự thống nhất của hệ thống tổ chức ở từng cấp, từ Trung ương đến địa phương, với các bộ phận hợp thành.
c) Gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân
- Đây là đặc điểm có tính nguyên tắc của hệ thống chính trị Việt Nam. Đặc điểm này khẳng định hệ thống chính trị Việt Nam không chỉ gắn với chính trị, quyền lực chính trị, mà còn gắn với xã hội. Trong hệ thống chính trị, có các tổ chức chính trị (như Đảng, Nhà nước), các tổ chức vừa có tính chính trị, vừa có tính xã hội (như Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác). Do vậy, hệ thống chính trị không đứng trên xã hội, tách khỏi xã hội (như những lực lượng chính trị áp bức xã hội trong các xã hội có bóc lột), mà là một bộ phận của xã hội, gắn bó với xã hộ. Cầu nối quan trọng giữa hệ thống chính trị với xã hội chính là Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
- Sự gắn bó mật thiết giữa hệ thống chính trị với nhân dân được thể hiện trên các yếu tố:
+ Đây là quy luật tồn tại của Đảng, là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cầm quyền.
+ Nhà nước là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
+ Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội là hình thức tập hợp, tổ chức của chính các tầng lớp nhân dân.
+ Hệ thống chính trị là trường học dân chủ của nhân dân. Mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị là phương thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.
d) Sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính dân tộc của hệ thống chính trị
- Đặc điểm nổi bật của hệ thống chính trị Việt Nam là hệ thống chính trị đại diện cho nhiều giai cấp, tầng lớp nhân dân. Các giai cấp, tầng lớp nhân dân được đại diện bởi các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị, đều thừa nhận vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân. Do vậy, hệ thống chính trị nước ta mang bản chất giai cấp công nhân và tính dân tộc sâu sắc.
- Lịch sử nền chính trị Việt Nam là cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp gắn liền và bắt đầu từ mục tiêu giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Các giai cấp, dân tộc đoàn kết trong đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc, hợp tác để cùng phát triển. Sự tồn tại của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là thành viên quan trọng của hệ thống chính trị là yếu tố quan trọng tăng cường sự kết hợp giữa giai cấp và dân tộc.
- Sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính dân tộc được khẳng định trong bản chất của từng tổ chức thuộc hệ thống chính trị. Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, cũng đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã gắn kết vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị. Sự phân biệt giữa dân tộc và giai cấp mang tính tương đối và không có ranh giới rõ ràng.
3. Mục tiêu, quan điểm và chủ trương, giải pháp xây dựng hệ thống chính trị trong giai đoạn hiện nay
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (tháng 4-2006) đã xác định mục tiêu, quan điểm, giải pháp xây dựng hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay.
a) Mục tiêu và quan điểm
- Mục tiêu chủ yếu của đổi mới hệ thống chính trị là nhằm thực hiện tốt hơn dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
- Quan điểm xây dựng hệ thống chính trị gồm:
Một là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị.
Xét trên tổng thể, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị thể hiện trong việc hoạch định đường lối và các chính sách đối nội, đối ngoại. Không có sự đổi mới đó thì không có mọi sự đổi mới khác. Trong những năm đầu, Đảng tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế, khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống xã hội, đồng thời từng bước đổi mới chính trị. Quá trình phát triển của sự nghiệp đổi mới đã khẳng định sự kết hợp nhuần nhuyễn và bước đi đúng đắn đó. Đến Đại hội X, Đảng đã xác định đổi mới toàn diện, bao gồm đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị theo những nguyên tắc xác định.
Hai là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Đó là quá trình làm cho hệ thống chính trị hoạt động năng động, có hiệu quả hơn, phù hợp với đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay là để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế…
Ba là, đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
Bốn là, đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị với nhau và với xã hội, tạo ra sự vận động cùng chiều theo hướng tác động, thúc đẩy xã hội phát triển; phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
b) Chủ trương, giải pháp xây dựng hệ thống chính trị
Một là, xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định rõ bản chất của Đảng: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc” . về vị trí, vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị, Cương lĩnh năm 1991 xác định rõ: “Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phân của hệ thống ấy. Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” . Điều đó là cơ sở của sự gắn bó giữa xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị.
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa X “Về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị” đã chỉ rõ các mục tiêu giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo, nâng cao tính khoa học, năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội, sự gắn bó mật thiết giữa Đảng và nhân dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội; phát huy dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và trong xã hội; làm cho nước ta phát triển nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị phải được đặt trong tổng thể nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng, tiến hành đồng bộ với đổi mới các mặt của công tác xây dựng Đảng; kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện dân chủ rộng rãi trong Đảng và trong xã hội, đẩy nhanh phân cấp, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là cá nhân người đứng đầu.
Hai là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là sự khẳng định và thừa nhận Nhà nước pháp quyền là một tất yếu lịch sử. Nó không phải là sản phẩm riêng của xã hội tư bản chủ nghĩa mà là sản phẩm trí tuệ của xã hội loài người của nền văn minh nhân loại.
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo năm đặc điểm sau đây:
+ Đó là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
+ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công ràng mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
+ Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật.
+ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do một đảng duy nhất lãnh đạo, có sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận.
- Để xây dựng Nhà nước pháp quyền cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàng thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.
Ba là, xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò quan trọng trong việc tập hợp, vận động đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đề xuất các chủ trương, chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…
Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội.
Thực hiện tốt Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Thanh niên, Luật Công đoàn… duy trì dân chủ ở mọi cấp để Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị; thực hiện “dân biết, dân làm, dân kiểm tra” và dân thụ hưởng những thành quả của sự nghiệp đổi mới.
Đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, khắc phục tình trạng hành chính hóa, nhà nước hóa, phô trương, hình thức để nâng cao chất lượng hoạt động, làm tốt công tác dân vận theo phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”.
II- VAI TRÒ VÀ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
1. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị
- Trong hệ thống chính trị nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền. Đó là sự lựa chọn của dân tộc ta, là một tất yếu lịch sử, tất yếu khách quan. Sự lãnh đạo ấy vừa có cơ sở đạo lý, vừa có cơ sở pháp lý.
- Khi trở thành một Đảng duy nhất cầm quyền, sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện trong mối quan hệ khá phức tạp và nhạy cảm với cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước pháp quyền và trong các điều kiện xây dựng, phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Sự tồn tại và hoạt động của Nhà nước, mà biểu hiện tập trung nhất là bộ máy nhà nước, đòi hỏi phải phân định sự lãnh đạo của Đảng đối với vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước.
- Trong tổ chức của hệ thống chính trị, Đảng ta vừa là lực lượng lãnh đạo toàn bộ hệ thống, vừa là thành viên trong hệ thống chính trị. Điều đó cũng đòi hỏi phải xác định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, tư cách thành viên của Đảng và khả năng độc lập của mỗi thành viên thuộc hệ thống chính trị trong các mối quan hệ chính trị và sinh hoạt dân chủ.
- Trong thực tiễn, vai trò và sự lãnh đạo của Đảng luôn luôn được xác định trong từng mối quan hệ với từng thiết chế, tổ chức cụ thể trong hệ thống chính trị. Vai trò cầm quyền và sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước khác với sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc hoặc đối với các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân. Sự mơ hồ, thiếu cụ thể nào đó đều có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống chính trị của đất nước, hoặc là Đảng sẽ bao biện, làm thay tất cả, hình thức hóa Nhà nước và hệ thống chính trị, hoặc là hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, làm cho địa vị cầm quyền của Đảng chỉ tồn tại trên danh nghĩa.
- Sự lãnh đạo của Đảng với hệ thống chính trị hiện nay đặt trong điều kiện mới, đó là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, phát huy mạnh mẽ nền dân chủ trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Để bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị, Đảng phải tự đổi mới và nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức đảng. Tăng cường mối quan hệ của Đảng với các thành tố của hệ thống chính trị là một nội dung quan trọng của đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
2. Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị
- Vị trí cầm quyền của Đảng thể hiện quyền hạn trách nhiệm chung của Đảng và trách nhiệm của các tổ chức đảng trong việc quyết định các vấn đề của đất nước, các vấn đề trong từng lĩnh vực cụ thể, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội ở các cấp, các ngành, trong các mối quan hệ với Nhà nước. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và toàn thể xã hội.
- Sự lãnh đạo của Đảng biểu hiện tập trung nhất lãnh đạo về chính trị và tư tưởng, nhằm mục tiêu tạo ra một khuôn khổ chính trị để Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân thực hiện đúng nhiệm vụ, thẩm quyền, chức năng và vai trò của mình theo quy định của pháp luật, theo điều lệ, mục đích, tôn chỉ của mỗi tổ chức.
- Nội dung lãnh đạo của Đảng được thể hiện trong cương lĩnh chính trị, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, bảo đảm tính định hướng chính trị cho sự phát triển đất nước, tạo cơ sở cho tổ chức và hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị và toàn bộ xã hội định hướng tới mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
3. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị
- Phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền là hệ thống những phương pháp, hình thức, biện pháp, quy trình, lề lối làm việc, tác phong công tác mà Đảng vận dụng để tác động vào các lực lượng xã hội, các tổ chức, cá nhân nhằm biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành nhận thức và hành động của đối tượng lãnh đạo, qua đó thực hiện được các nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra.
- Nội dung cơ bản của phương thức lãnh đạo của Đảng đã được xác định trong Cương lĩnh năm 1991 của Đảng, gồm:
+ Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác.
+ Đảng lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên.
+ Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể.
+ Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.
+ Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật .
- Ngoài những điểm nêu trên, Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân từ uy tín của Đảng, từ sự đề cao và tôn trọng vai trò của Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội. Sự lãnh đạo thật sự của Đảng không chỉ thông qua các quyết định, các chỉ thị mà còn bằng uy tín, bằng khả năng thuyết phục trong lời nói, trong hành động, trong phong cách công tác của các tổ chức đảng và của từng cá nhân cán bộ lãnh đạo, đảng viên của Đảng.
- Giống như nội dung sự lãnh đạo của Đảng, phương thức lãnh đạo của Đảng có sự thay đổi phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng luôn là một yêu cầu có tính khách quan, một nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng. Yêu cầu khách quan này luôn được Đảng ta quán triệt và nhấn mạnh trong các văn kiện Đại hội và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương.
III- MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
1. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
- Trong lịch sử cách mạng nước ta, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội giữ vai trò rất quan trọng. Các tổ chức này đã động viên, tập hợp các tầng lớp nhân dân trong đấu tranh giành chính quyền, trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, đấu tranh thống nhất đất nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là thành viên đã có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự hình thành và củng cố Nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam. Điều 9 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 khẳng định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, củng cố Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước” .
- Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là những bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước ta, được hình thành nhằm đáp ứng những lợi ích đa dạng của cách thành viên; thu hút đông đảo nhân dân tham gia quản lý các công việc nhà nước, công việc xã hội; nâng cao tính tích cực của mỗi công dân. Trong xã hội ta, nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình không chỉ bằng Nhà nước mà còn thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Vì vậy, mỗi tổ chức có vị trí, vai trò khác nhau, nhưng cùng tác động vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm quyền lực của nhân dân.
- Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội là những tổ chức hợp pháp được tổ chức để tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, đại diện cho lợi ích của nhân dân, tham gia vào hệ thống chính trị tùy theo tính chất, tôn chỉ, mục đích của mình nhằm bào vệ quyền làm chủ của nhân dân.
- Mặt trận Tổ quốc Việt nam, các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước; phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm công dân của các hội viên, đoàn viên, giữ gìn kỷ cương phép nước, thúc đẩy công cuộc đổi mới, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng; phát huy khả năng tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thực hiện vai trò giám sát của nhân dân đối với cán bộ, công chức và giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.
- Các tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, động viên và phát huy tính tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân; tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội, giữ vững và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, góp phần thực hiện và thúc đẩy quá trình dân chủ hóa và đổi mới xã hội, thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
Cùng với hình thức tổ chức của hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức theo một hệ thống từ Trung ương đến cơ sở. Hệ thống chính trị ở cơ sở gồm: Tổ chức cơ sở đảng; Hội đồng nhân dân các xã, phường; Ủy ban nhân dân xã, phường; Mặt trận Tổ quốc xã, phường; các tổ chức chính trị khác: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh ở xã, phường, thị trấn…
Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư.
2. Nhiệm vụ chính trị của người cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị ở nước ta. Vì vậy, nhiệm vụ chính trị của người cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là rất to lớn, quan trọng, trực tiếp góp công, góp sức xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển hệ thống chính trị ở cơ sở, có thể nêu những nhiệm vụ cụ thể của mỗi cán bộ Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở là:
- Tham gia tích cực vào cuộc vận động xây dựng, chính đốn Đảng, xây dựng Nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh.
- Thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- Tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, mạnh dạn đấu tranh với những hành động sai trái, bảo vệ lợi ích thiết thực, hợp pháp và chính đáng của nhân dân.
- Tích cực tham gia và thực hiện tốt Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, hăng hái đi đầu trong mọi lĩnh vực học tập và công tác.
- Luôn luôn học tập, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Tích cực hưởng ứng và tham gia hoạt động trong phong trào do các tổ chức chính trị - xã hội phát động; trực tiếp tham gia xây dựng tổ chức của mình ngày càng phát triển mạnh mẽ và bền vững./.

Mối quan hệ của các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị Việt Nam

Ngày đăng: 05/03/2016
24578 Lượt xem
0 Đánh giá
Hệ thống chính trị của một quốc gia thể hiện quan điểm, đường lối và tư tưởng của quốc gia đó. Mỗi quốc gia đều có những đặc điểm tư tưởng khác nhau, hơn thế hệ thống chính trị không thể hiện tư tưởng của một người, một tổ chức mà được cấu thành từ nhiều tổ chức chính trị, cùng hoạt động vì đường lối và quan điểm của quốc gia đó. Vậy mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị Việt Nam như thế nào.

Những bộ phận cấu thành nên hệ thống chính trị Việt Nam

Hệ thống chính trị Việt Nam được cấu thành bởi các bộ phận: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 5 đoàn thể chính trị - xã hội: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Trong đó, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng đóng vai trò lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, có nhiệm vụ để ra cương lĩnh, đường lối, chiến lược, quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước lại là tổ chức công quyền thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân, quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội lại có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, động viên và phát triển tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị, chăm lo bảo vệ lợi ích chính đảng và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Nhà nước và hệ thống chính trị có mối quan hệ như thế nào


I. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1 Khái quát về hệ thống chính trị
1.1.1 Khái niệm hệ thống chính trị


Chính trị hiểu theo nghĩa chung nhất là một lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, bao gồm các hoạt động và các mối quan hệ giữa các chủ thể trong đời sống xã hội liên quan đến việc nhận diện và giải quyết các vấn đề chung của toàn xã hội, nhất là những vấn đề có tính tranh chấp, xung đột mang tính phổ biến trong các mối quan hệ xã hội. Để có thể giải quyết được các vấn đề trên, một quyền lực chung được thiết lập có sức mạnh cưỡng chế nhằm duy trì trật tự, hòa bình và công lý trong xã hội, đảm bảo các quyền, tự do của công dân. Nhà nước được tổ chức để thực thi quyền lực này. Do vậy, quyền lực nhà nước có nguồn gốc từNhân dân.

Trong các xã hội có giai cấp, các giai cấp tùy vào khả năng và tương quan lực lượng của mình đều tìm cách để giành quyền lực nhà nước để hiện thực hóa lợi ích của giai cấp mình, trên cơ sở và nhân danh thực hiện mục tiêu chung của xã hội. Chính vì vậy, ở cách tiếp cận này,chính trị được khái quát là quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp trong việc giành, giữ và thực thi quyền lựcnhà nước.

Từ đó có thể hiểu, hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các Đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội được liên kết với nhau trong một hệ thống cấu trúc, chức năng với các cơ chế vận hành và mối quan hệ giữa chúng nhằm thực thi quyền lực chính trị.
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị
Trong xã hội có giai cấp, các chủ thể chính trị được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức, nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền, đồng thời thực hiện lợi ích của các chủ thể khác ở mức độ nhất định.

- Tính quyền lực: Hệ thống chính trị của bất kỳ chế độ, xã hội nào cũng là hệ thống tổ chức phân bổ và thực thi quyền lực chính trị của các chủ thể, lực lượng trong xã hội. Chẳng hạn, bên cạnh chủ thể nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước, còn có các chủ thể khác tham gia, tác động đến việc thực thi quyền lực nhà nước theo những cách thức nhất định, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của mình trong xã hội.

- Tính vượt trội:Hệ thống chính trị được xác lập và hoạt động theo các thể chế, luật lệ và cơ chế nhằm tạo ra sức mạnh, tính vượt trội của hệ thống. Theo đó, những tương tác có hại làm triệt tiêu động lực và kết quả hoạt động của nhau sẽ bị hạn chế, ngăn chặn, đồng thời cho phép và khuyến khích những tương tác mang tính hỗ trợ, hợp tác nhằm đạt được kết quả tốt nhất cho các bên và cho xã hội.

1.1.3. Cấu trúc của hệ thống chính trị

- Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị (hợp pháp) thực thi những chức năng nhất định trong xã hội, gồm có:
+ Đảng chính trị: Đảng cầm quyền là lực lượng chủ yếu thực thi quyền lực nhà nước, quyết định chính sách quốc gia. Các đảng khác (trong mô hình hệ thống chính trị có nhiều đảng) đóng vai trò hợp tác, tham gia phản biện, giám sát, kể cả tìm cách hạn chế, ngăn cản hoạt động của đảng cầm quyền nhằm bảo vệ lợi ích của đảng mình.

+ Nhà nước: được cấu thành bởi 3 cơ quanlập pháp,hành pháp vàtư pháp. Ba cơ quan này thực thi quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước khác với quyền lực của các tổ chức chính trị khác ở tính “độc quyền cưỡng chế hợp pháp”.

+ Các tổ chức chính trị - xã hội: là những tổ chức của công dân được lập ra nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định, có thể tác động đến việc thực hiện quyền lực của Đảng cầm quyền,Nhà nước để bảo vệ lợi ích của tổ chức mình và lợi ích của các thành viên.Mức độsự tác động này phụ thuộc vào vị trí, khả năng, nguồn lực của tổ chức đó trong xã hội.

- Sự tương tác của các thể chế chính trị

Sự tương tác của các thểchếchính trị theo các cơ chế và mối quan hệ đã được xác lập, chủ yếu trên cơ sở của luật pháp. Theo đó, các tổ chức này có sự liên kết tương hỗ, hỗ trợ hoặc đối trọng, ngăn cản nhau trong các quá trình nhất định nhằm thực thi quyền lực chính trị, đạt được mục đích chung của hệ thống và xã hội cũng như lợi ích của các tổ chức thành viên của hệ thống chính trị.

Chẳng hạn, trong hệ thống chính trị, các đảng chính trị thường đề ra cương lĩnh, mục tiêu, đường lối phát triển đất nước để vận động, thuyết phụcNhân dân ủng hộ, bỏ phiếu nhằm giành được đủ phiếu bầu trở thành đảng cầm quyền hoặc đảng đối lập có vị trí trong bộ máy nhà nước.

Khi trở thành đảng cầm quyền, đảng cầm quyền sẽ thể chế hóa cương lĩnh, mục tiêu, đường lối chính trị của đảng thành luật pháp, chương trình, dự án, chính sách và tổ chức thực hiện. Các đảng đối lập và các tổ chức chính trị - xã hội, phương tiện truyền thông có thể tham gia vào quá trình này để giám sát, phản biện chính sách của đảng cầm quyền tùy theo vị trí, nguồn lực mà họ có, nhằm làm tăng tính cẩn trọng, hợp lý của chính sách được ban hành hoặc phản đối, ngăn cản chính sách nhằm bảo vệ lợi ích của mình hoặc của người dân và xã hội theo quan điểm của họ.

1.2. Khái quát về hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay
1.2.1. Các thành tố trong hệ thống chính trị Việt Nam


Hệ thống chính trị Việt Nam gồm có:

- Đảng Cộng sản Việt Nam

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội gồm có: Công đoàn Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam.

Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là một tổ chức thành viên của Mặt trận, vừa là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, là hạt nhân của hệ thống chính trị; Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị.

Thuật ngữ “hệ thống chính trị” được chính thức sử dụng ở Việt Nam từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI (1989). Việc chuyển từ “hệ thống chuyên chính vô sản” sang “hệ thống chính trị” có ý nghĩa nhấn mạnh đến sự tương tác, hợp tác của các chủ thể trong đời sống chính trị - xã hội, nhằm tạo nên sức mạnh hợp lực của toàn hệ thống và khả năng thích nghi của hệ thống với những thay đổi của môi trường xã hội.

1.2.2. Vị trí,chức năng, nhiệm vụ của các thành tố trong hệ thống chính trị Việt Nam

* Đảng Cộng sản Việt Nam:

Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhânViệt Nam, đại biểu trung thành lợi íchcủagiai cấp công nhân,Nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ hệ thống chính trị.

Ðảng Cộng sản Việt Nam là Ðảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Chức năng lãnh đạo của Đảng thể hiện trên những nội dung chủ yếu sau: Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược,chủ trương phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời Đảng là người lãnh đạo và tổ chức thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng.

Đảng tổ chức, thực hiện tuyên truyền, thuyết phục, vận động các tổ chức và xã hội ủng hộ, thực hiện đường lối, chủ chương của Đảng.

Ðảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viênưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị. Ðảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thông qua việc thực hiện, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên.

* Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân[1]. Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị Việt Nam. Nhà nước gồm các có các cơ quan trung ương như Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương.

Quốc hộilà cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Quốc hội được toàn thểNhân dân bầu ra theo hình thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồngQuốc phòng và an ninh, Hội đồngBầu cử quốc gia.

Quốc hộilà cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Chủ tịch nướclà người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

Chính phủlà cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy banThường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Chính phủ gồm Thủ tướng chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên chính phủ do Quốc hội quyết định.

Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu ra là người đứng đầuChính phủ. Chịu trách nhiệm trước Quốc hội và hoạt động củaChính phủ và những nhiệm vụ được giao.

Chính phủ thực hiện chức năng hành pháp, “tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy banThường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước”, thống nhất quản lý về các lĩnh vực, ngành và nền hành chính quốc gia.

Tòa án nhân dânlà cơ quan xét xử thực hiện quyền tư pháp. Tòa án gồmTòa án nhân dân được thành lập từ cấptrung ương đến cấp huyện và các tòa án khác do luật định.

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tòa án xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm.

Viện kiểm sát nhân dânthực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.

Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dânvàỦy ban nhân dânđược tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo luật định.

- “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyềnlực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”[2]. Nhiệm kỳ củaHội đồng nhân dânlà05 năm.

Hội đồng nhân dân có hai chức năng cơ bản là: (1) quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; (2) giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

- “Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệmtrước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”[3].

Ủy ban nhân dân có 3 chức năng chính: (1) Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; (2) Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân; (3) Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

* Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội:

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có tên gọi ban đầu là Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, được thành lập ngày 18/11/1930.

Từ khi được thành lập đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và cùng trải qua các thời kỳ hoạt động cách mạng với những tên gọi khác nhau, Mặt trận là tổ chức tập hợp, phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc của Việt Nam - một nhân tố quan trọng góp phần quyết định vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Kế tục và phát huy vai trò lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam các thời kỳ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nayvẫn tiếp tục đại diện cho lợi ích, tiếng nói rộng rãi của các nhóm xã hội, các giai cấp, tầng lớp nhân dân, tạo sự đoàn kết, đồng thuận xã hội, huy động nguồn lực, sức mạnh của toàn thể nhân dân vào xây dựng đảng, chính quyền, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò tập hợp, thu hút các tầng lớpNhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội; tuyên truyền động viênNhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật; phản biện xã hội đối với dự thảo chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tập hợp ý kiến, kiến nghị củaNhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền với lợi ích chính đáng củaNhân dân; tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữaNhân dân Việt Nam vớiNhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.

Các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm: “Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niêncộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên, tổ chức của mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”[4].

Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng củaNhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ củaNhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên. Ðảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên vừa là tổ chức lãnh đạo Mặt trận.

- Công đoàn Việt Nam

Công đoàn Việt Namđượcthành lập ngày 28/7/1929. Trải qua quá trình hình thành và phát triển,tổ chức Công đoàn Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng giai cấp, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Hiến pháp 2013 quy định:“Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người dân lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội: tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc[5].

Công đoàn Việt Nam là thành viên của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có quan hệ hợp tác với Nhà nước và phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

-Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam(thành lập ngày 20/10/1930) là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự phát triển, tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới. Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ khi thành lập đến nay đã đoàn kết, vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, phát huy truyền thống yêu nước, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, góp phần tích cực, quan trọng vào sự nghiệp giải phóng đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. HộiLiên hiệpPhụ nữ Việt Nam đã có sự phát triển mạnh trong việc tổ chức, thu hút hội viên; có những mô hình liên kết, hỗ trợ thiết thực, sáng tạo cho sự phát triển của các hội viên, tham gia xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế gia đình và đặc biệt đóng góp những ý kiến phản biện, đề xuất chính sách cho Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ, trẻ em và thực hiện những hoạt động cho sự phát triển, bình đẳng giới của phụ nữ Việt Nam

- Hội Nông dân Việt Nam

Hội Nông dân Việt Nam (thành lập ngày 14/10/1930) là tổ chức chính trị - xã hội của nông dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong bối cảnh hiện nay, mục đích của Hội là tập hợp đoàn kết nông dân, tạo diễn đàn chia sẻ thông tin và tri thức trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, tạo sự kết nối, hỗ trợ giữa các hội viên, đồng thời đại diện và bảo vệ cho quyền, lợi ích chính đáng của hội viên trong quan hệ với các chủ thể khác của đời sống xã hội. Từ đó, tạo sự đồng thuận, sức mạnh của tổ chức, xứng đáng là lực lượng đồng minh tin cậy trong khối liên minh công, nông, trí, bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển nông dân, nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới.

- Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Hội Cựu chiến binh Việt Nam (thành lập ngày06/12/1989) là một tổ chức chính trị - xã hội, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là một cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, một tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoạt động theo đường lối, chủ trương của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ của Hội.

Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết, tổ chức, động viên các thế hệ Cựu chiến binh giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quảcách mạng, xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng và hợp pháp củacựu chiến binh, chăm lo giúp đỡ nhau trong cuộc sống, gắn bó tình bạn chiến đấu.

-ĐoànThanh niêncộng sản Hồ Chí Minh

Đoàn Thanh niêncộng sản Hồ Chí Minh (thành lập ngày 26/3/1931) là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục đích, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đoàn Thanh niêncộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Đảng lãnh đạo công tác thanh niên và trực tiếp lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Xây dựng Đoàn vững mạnh là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là xây dựng Đảng trước một bước. Nhà nước quản lý thanh niên và công tác thanh niên; thể chế hoá đường lối, chủtrươngcủa Đảng về thanh niên và công tác thanh niên thành pháp luật,chính sách, chiến lược, chương trình hành động và cụ thể hoá trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh hằng năm của các cấp, các ngành.Đoàn phối hợp với các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội.

Đoàn giữ vai trò nòng cốt chính trị trong việc xây dựng tổ chức và hoạt động của HộiLiên hiệpthanh niên Việt Nam, HộiSinh viên Việt Nam và các thành viên khác của hội. Đối với ĐộiThiếu niên tiền phong,Đoàn giữ vai trò là người phụ trách xây dựng tổ chứcĐội.

Tóm lại, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tuân theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện các nhiệm vụ sau:

1) Thực hiện Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ, Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quy chế phối hợp và thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; các chương trình phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên với cơ quan nhà nước cùng cấp có liên quan.

2) Tập hợp ý kiến, kiến nghị của thành viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên,Nhân dân và kết quả thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động gửi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

3) Tuyên truyền, vận động thành viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên,Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, thực hiện Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

4) Vận động các thành viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên của tổ chức mình thực hiện đúng chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc.

5)Giám sát, phản biện xã hội.

6) Đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ những tổ chức, cá nhân chưa gia nhập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhưng có tinh thần hưởng ứng, ủng hộ, thực hiện Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

7) Tham gia thực hiện các nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

1.2.3. Mối quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống chính trị

Các quan hệ trong hệ thống chính trị Việt Nam, các quan hệ chính trị được xác lập theo một cơ chế chủ đạo là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.

Toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông qua bộ máy nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội củaNhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện vai trò, chức năng lãnh đạo đối với toàn xã hội, nhằm phát huy và thực hiện quyền làm chủ củaNhân dân.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước củaNhân dân, doNhân dân, vìNhân dân. Quyền lực của Nhà nước là quyền lực củaNhân dân giao cho để phục vụNhân dân. Nhà nước thể chế hóa đường lối, mục tiêu, chủ trương lãnh đạo của Đảng thành pháp luật, chính sách của Nhà nước và tổ chức thực hiện.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho lợi ích rộng rãi của các giai cấp, tầng lớp xã hội, của toàn thểNhân dân lao động và yêu nước Việt Nam, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hộihoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Tuỳ theo tính chất, tôn chỉ và mục đích đã được xác định, các tổ chức vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên chấp hành luật pháp, chính sách; đồng thời chăm lo, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên; giúp đoàn viên, hội viên nâng cao trình độ về mọi mặt và xây dựng cuộc sống mới; tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Mọi hành vi lợi dụng dân chủ, lợi dụng quyền lập hội để chống phá Đảng, chính quyền nhân dân, đi ngược lại lợi ích củaNhân dân và dân tộcđều vi phạm pháp luật Việt Nam và bị xử lý theo pháp luật.

Đảng, Nhà nước, cấp ủy và chính quyền địa phương tôn trọng tính tự chủ, tự nguyện, ủng hộ và tạo mọi điều kiện để Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động tích cực, sáng tạo đóng góp cho Đảng, chính quyền và đất nước, mang lại lợi ích choNhân dân. Đảng, chính quyền lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội. Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội.

Trong hệ thống chính trị, các bộ phận cấu thành đều có chung một mục đích là duy trì và đại diện cho quyền lực và lợi ích của giai cấp và dân tộc. Cả hệ thống chính trị Việt Nam đều có chung mộtmụctiêu là phấn đấu vì một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhấn mạnh: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội góp phần quan trọng trong việc thực hiện cương lĩnh, mục tiêu, phương hướng chính trị của Đảng cầm quyền và Nhà nướcxã hội chủ nghĩa.Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội góp phần bảo đảm sức mạnh của hệ thống chính trị. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quyết định việc tập hợp lực lượngnhân dân, tổ chức các phong trào nhân dân và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Cơ chế và các nguyên tắc vận hành
Hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động theo cơ chế Đảng lãnh đạo,Nhà nước quản lý,Nhân dân làm chủ.
Hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động theo những nguyên tắc phổ biến của hệ thống chính trị nói chung như: nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc vềNhân dân; nguyên tắc ủy quyền có điều kiện và có thời hạn; nguyên tắc pháp quyền. Ngoài ra hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động theo những nguyên tắc riêng như: tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, không phân chia, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quannhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

1.2.4. Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam

Hệ thống chính trị Việt Nam cũng được tổ chức theo những mô hình phổ biến của hệ thống chính trị các nước trên thế giới. Mặt khác hệ thống chính trị Việt Nam cũng có những đặc điểm riêng.

Thứ nhất,hệ thống chính trị Việt Nam do duy nhất một Đảng Cộng sản lãnh đạo. Không tồn tại các đảng chính trị đối lập. Đặc điểm này thể hiện tính phổ biến của hệ thống chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa, vừa thể hiện tính đặc thù xuất phát từ điều kiện thực tế cụ thể ở Việt Nam. Bởi vì, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã được sự tín nhiệm củaNhân dân, đượcNhân dân ủng hộ, tôn vinh ở vị trí lãnh đạo và thực tế Đảng đã xứng đáng với vị trí được tôn vinh này[6].

Thứ hai,hệ thống chính trị Việt Nam là hệ thống chính trị được xây dựng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có tham khảo kinh nghiệm của thế giới. Toàn bộ hệ thống chính trị đều được tổ chức và hoạt động trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng ta xác định“Chủ nghĩa Mác-Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng”.

Thứ ba,do lịch sử hình thành gắn với các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên do Đảng thành lập và lãnh đạo, có mối quan hệ gắn bó, mật thiết với Đảng và Nhà nước. Các tổ chức thành viên của hệ thống chính trị đều do Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập: Nhà nước là hình thức tổ chức quyền lực củaNhân dân - do Đảng lập ra. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội do Đảng sáng lập có nhiệm vụ chính trị là tổ chức tập hợp, đoàn kết quần chúng, đại diện ý chí và nguyện vọng của quần chúng.

Thứ tư,hệ thống chính trị Việt Nam là một hệ thống mang tính thống nhất và tập trung quyền lực. Tính thống nhất của hệ thống chính trị xuất phát từ nguồn gốc quyền lực của nhân nhân ủy quyền cho Đảng,Nhà nước để thực hiện mục đích chung. Mục đích chính trị của toàn bộ hệ thống là: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam và mục tiêu cụ thể được xác định là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thứ năm,trong hệ thống chính trị Việt Nam, các thành viên có địa vị pháp lý vững chắc. Do vị trí, chức năng của mỗi thành viên trong hệ thống chính trị được quy định trong Hiến pháp và các đạo luật, như: Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên…

II. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM - THÀNH TỐ HẠT NHÂN VÀ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

2.1. Vai trò hạt nhân và yêu cầu khách quan Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị Việt Nam

Vai trò hạt nhân lãnh đạo

Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn bộ xã hội. Vai trò lãnh đạo đó xuất phát từ chính bản chất của một Đảng Cộng sản theo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bản chất đó được hình thành từ 3 yếu tố quan trọng.Thứ nhất, Đảng Cộng sản khác về chất với các đảng chính trị hiện có (đảng tư sản) ở chỗ: luôn đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động, đấu tranh và phấn đấu cho mục tiêu giải phóng con người, xóa bỏ bất công và áp bức trong xã hội, xây dựng một xã hội vì con người, vì sự phát triển và hoàn thiện các khả năng của con người.Thứ hai,Đảng Cộng sản là tổ chức của những người cộng sản tiêu biểu về mặt trí tuệ, đồng thời luôn thu hút và tập hợp được những người tài giỏi nhất của giai cấp và xã hội.Thứ ba,Đảng Cộng sản còn có tính tiền phong, tiêu biểu cho những giá trị, tiến bộ và văn minh của nhân loại.

Chính vì có “chất cộng sản” trên, Đảng luôn có được sự ủng hộ của Nhân dân, xứng đáng là lực lượng lãnh đạo Nhân dân giành lại quyền lực nhà nước từ tay giai cấp thống trị, lập nên Nhà nước, lãnh đạo Nhà nước tổ chức thực thi quyền lực của Nhân dân, cho Nhân dân và vì Nhân dân. Lãnh đạo Nhân dân và xã hội thực hiện mục tiêu xây dựng một xã hội tốt đẹp, phát triển - xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình này, sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự thành công của công cuộc xây dựng xã hội mới ở Việt Nam.

Đảng có vai trò lãnh đạoNhà nước và xã hội nhưng mọi tổ chức đảng và đảng viên đều phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đây là nguyên tắc hiến định đảm bảo nguyên tắc pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam, hướng tới mục tiêu xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Yêu cầu khách quan Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị:

Thứ nhất,sự lãnh đạo của Đảng xuất phát từ tính chất của một Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản khác với các đảng chính trị khác ở 03 tiền đề quan trọng: (1) là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, Đảng tập hợp những con người tiêu biểu của xã hội; (2) là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của Nhân dân lao động và của dân tộc. Việc ra đời và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt thời gian qua đã biểu hiện rõ tính chất nêu trên. Đảng là đảng của cả dân tộc, tức của mọi giai tầng trong xã hội. Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “Đảng là đảng của giai cấp lao động, mà cũng là đảng của toàn dân”[1]. Ngoài lợi ích đại diện cho dân, cho nước, Đảng không có lợi ích nào khác; (3) tiêu biểu về trí tuệ, Đảng tập hợp, thu hút được những người tài giỏi nhất của giai cấp và các tầng lớp Nhân dân vào trong tổ chức của mình. Ba tiền đề trên chính là yếu tố tạo nên sức mạnh, năng lực lãnh đạo của Đảng và sự tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân.

Thứ hai,việc lựa chọn con đường phát triển của đất nước dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Con đường phát triển này luôn cần có sự lãnh đạo của một Đảng cộng sản - Đảng luôn đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân và của dân tộc trong tổ chức và thực thi quyền lực của Nhân dân. Theo đó, Đảng vì mục tiêu, lý tưởng cộng sản của mình sẽ là lực lượng lãnh đạo Nhân dân giành chính quyền, giành lại quyền lực nhà nước về tay Nhân dân và tổ chức thực thi quyền lực của Nhân dân, cho Nhân dân và vì Nhân dân. Trong quá trình này, sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho quyền lực nhà nước được thực thi vì mục đích, lợi ích của Nhân dân và xã hội.

Thứ ba,xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của Việt Nam. Trong hệ thống chính trị một Đảng Cộng sản cầm quyền, không thể có một tổ chức hay lực lượng nào khác trong tương quan so sánh có khả năng dẫn dắt, lãnh đạo Nhân dân thực hiện được những mục đích tốt đẹp như Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện.Trong Điều lệ Đảng chỉ rõ mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Đặc điểm này cho thấy rằng, đường lối cách mạng của Đảng là đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng củaNhân dân. Đây là cơ sở quan trọng cho sự lãnh đạo của Đảng ở Việt Nam hiện nay.

Trong sự lãnh đạo của mình, Đảng đề cao nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc vềNhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong đó, tổ chức quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Đảng lãnh đạo xã hội được xác định là chủ yếu bằng Nhà nước. Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã nêu rõ: “Trong điều kiện Đảng ta là đảng cầm quyền và có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, phương thức lãnh đạo của Đảng phải chủ yếu bằng Nhà nước và thông qua Nhà nước”[2].

Tuy nhiên, khi trở thành một Đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo hệ thống chính trị và lãnh đạo toàn bộ xã hội trong thời kỳ hòa bình, Đảng phải luôn đề phòng khả năng chủ quan, duy ý chí, độc đoán, chuyên quyền. Việc phân định chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý củaNhà nước hiện nay làm cho sự lãnh đạo của Đảng trên thực tế có thể dẫn tới hai khuynh hướng:hoặc bao biện làm thay các công việc củaNhà nước, can thiệp trực tiếp vào các công việc củaNhà nước hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng. Quá trình đổi mới hệ thống chính trị trong thời gian qua đã có sự phân định ngày càng rõ hơn chức năng, mối quan hệ của các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị. Theo đó, ngoài việc xác định rõ nội dung lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, giữa các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội còn xây dựng quy chế phối hợp hoạt động, tạo sự thống nhất, thông suốt trong hoạt động của hệ thống chính trị.

2.2. Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị

Để thực hiện chức năng lãnh đạo, cần có các nội dung lãnh đạo. Nội dung lãnh đạo của Đảng là những vấn đề, nhiệm vụ cụ thể mà Đảng đặt ra và chủ yếu được xác định ở mục tiêu trong các đường lối, chủ chương, chính sách nhằm xây dựng và phát triển đất nước. Nội dung lãnh đạo của Đảng bao gồm tất cả các vấn đề về chính trị, tư tưởng, tổ chức, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại.

Về nguyên tắc: Đảng lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội; Đảng lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối trên các lĩnh vực như cán bộ, công tác đối ngoại, an ninh, quốc phòng. Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

Những nội dung lãnh đạo của Đảng:

Một là,Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, chiến lược, đường lối, chính sách lớn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên cơ sở đó, Đảng lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa chúng thành các luật lệ, quy định, chính sách và tổ chức thực hiện, Mặt trận và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị dựa trên đường lối của Đảng, luật pháp, chương trình, kế hoạch của công tác và tổ chức thực hiện phù hợp với chức năng của từng tổ chức, Đảng không quyết định những vấn đề thuộc chức năng, thẩm quyền và trách nhiệm của Nhà nước và các tổ chức khác, Đảng tôn trọng tính độc lập của từng tổ chức.

Hai là,Đảng lãnh đạo xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch vững mạnh, đủ năng lực và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, thực sự là Nhà nước củaNhân dân, doNhân dân, vìNhân dân. Việc xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng được tiến hành từng bước phù hợp với tình hình thực tiễn. Theo đó, ngoài việc lãnh đạoQuốc hội tập trung vào việc xây dựng hệ thống luật pháp đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, Đảng lãnh đạoNhà nước thực hiện cải cách quy trình lập pháp, cải cách nền hành chính nhà nước chuyên nghiệp, hiện đại, cải cách tư pháp.

Bên cạnh đó, Đảng lãnh đạo xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội đủ sức tập hợp rộng rãi quần chúngNhân dân và phát huy có hiệu quả quyền làm chủ của họ trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực này thể hiện ở việc đề ra các quan điểm, các nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo việc xây dựng tổ chức và hoạt động của các tổ chức; đề cao tính tự chủ, chủ động của các tổ chức. Đảng không can thiệp vào công việc tổ chức cụ thể của các thành viên khác trong hệ thống chính trị.

Ba là,Đảng xác định thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ thông qua việc hoạch định chủ trương, chính sách cán bộ. Đảng quyết định những chính sách lớn về cán bộ, thực hiện công tác tổ chức và cán bộ trên tất cả các khâu đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, đánh giá và sử dụng cán bộ. Trực tiếp bố trí và quyết định nhân sự chủ chốt của hệ thống chính trị, nhất là ở các cấp cao, giới thiệu các đảng viên ưu tú, có uy tín, năng lực, trung thành với Đảng, dân tộc choNhân dân lựa chọn, bầu vào các vị trí lãnh đạo trong các cơ quan dân cử và các cơ quan nhà nước, các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.

Bốn là,Đảng tiến hành kiểm tra đối với các tổ chức Đảng, Nhà nước và các tổ chức chủ yếu khác trong hệ thống chính trị. Nội dung kiểm tra chủ yếu là việc quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, việc tuân thủ pháp luật và trách nhiệm trướcNhân dân. Đảng vừa trực tiếp kiểm tra, vừa tổ chức sự phối hợp hoạt động kiểm tra của cả hệ thống kiểm tra Đảng, giám sát của Quốc hội, thanh tra Nhà nước, điều tra củaViệnKiểm sát và kiểm tra của các tổ chức chính trị - xã hội khác. Thông qua kiểm tra, phát hiện những việc làm đúng, những sai sót trong tổ chức thực hiện, qua đó tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước. Từ đó nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng, hiệu lực,hiệu quả củaNhà nước, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội và đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Như vậy,nội dung lãnh đạo của Đảng được thể hiện trong cương lĩnh chính trị, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, bảo đảm tính định hướng chính trị cho sự phát triển đất nước, tạo cơ sở cho tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị và toàn bộ xã hội hướng tới mục tiêu:dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2.3. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị

Phương thức lãnh đạo của Đảng chính là cách thức tác động của Đảng đối với những đối tượng lãnh đạo nhằm biến đường lối chủ trương của Đảng thành nhận thức và hành động, qua đó thực hiện được các nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra.

- Chủ thể tác động: Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Đối tượng tác động: Nhà nước, các lực lượng xã hội, các tổ chức, cá nhân.

- Phương thức tác động: thông qua hệ thống những cách thức, phương pháp, biện pháp, quy trình, lề lối làm việc, tác phong công tác của Đảng.

- Mục đích: nhằm biến đường lối chủ trương của Đảng thành nhận thức và hành động của đối tượng lãnh đạo qua đó thực hiện các nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra.

Phương thức lãnh đạo của Đảng:

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)xác định phương thức lãnh đạo của Đảng đối với xã hội bằng:

- Cư­ơng lĩnh, chiến l­ược, các định h­ướng về chính sách và chủ tr­ương lớn của Đảng, được thể hiện trong cương lĩnh, văn kiện, các nghị quyết của Đảng. Trên cơ sở những quan điểm đường lối, chính sách lớn của Đảng,Nhà nước thể chế hóa thành Hiến pháp, các đạo luật, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

- Công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động: đây là một phương thức lãnh đạo chủ yếu và quan trọng của Đảng. Đường lối, mục tiêu, chủ trương, chính sách củaĐảng dù có đúng đắn và khoa học vì dân, nhưng nếu không có sự tuyên truyền, thuyết phục, vận động thì chúng cũng khó đến được với các chủ thể khác trong hệ thống chính trị, khó tạo được sự thống nhất về tư tưởng, và hành động. Phương thức lãnh đạo này mang tính dân chủ, góp phần tạo sự đồng thuận và huy động sức mạnh của hệ thống, xã hội.

- Công tác tổ chức, cán bộ,Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có năng lực vàphẩmchất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị.

- Công tác kiểm tra, giám sát được coi là một phương thức lãnh đạo củaĐảng. Lãnh đạo mà không có kiểm tra, giám sát thì coi như là không lãnh đạo. Việc kiểm tra, giám sát của Đảng giúp cho việc nhận diện việc nắm bắt và thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng đã đúng chưa, có những vướng mắc, bất cập gì trong thực tế và cần phải hoàn thiện chính sách hay khắc phục như thế nào.

- Sự gư­ơng mẫu của đảng viên, nhất là những người đứng đầu các tổ chức, cơ quan của Đảng. Sự gương mẫu của mỗi đảng viên, nhất là của những người đứng đầu ở các vị trí cao của hệ thống chính trị luôn có sức lay động và cảm hóa mạnh mẽ đối vớiNhân dân.

- Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị. Thông qua tính kỷ luật và thống nhất trong Đảng, cácđảng viên và tổ chứcđảng sẽ là người tuân thủ, thực hiện đúng đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng. Đồng thời họ cũng là người có vai trò phổ biến, vận động, thuyết phục đối với các thành viên khác của xã hội nhận thức và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.

Ngoài những điểm nêu trên, Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội vàNhân dân từ uy tín của Đảng, từ sự đề cao và tôn trọng vai trò của Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội.

II. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM - THÀNH TỐ HẠT NHÂN VÀ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

2.1. Vai trò hạt nhân và yêu cầu khách quan Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị Việt Nam

Vai trò hạt nhân lãnh đạo

Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn bộ xã hội. Vai trò lãnh đạo đó xuất phát từ chính bản chất của một Đảng Cộng sản theo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bản chất đó được hình thành từ 3 yếu tố quan trọng.Thứ nhất, Đảng Cộng sản khác về chất với các đảng chính trị hiện có (đảng tư sản) ở chỗ: luôn đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động, đấu tranh và phấn đấu cho mục tiêu giải phóng con người, xóa bỏ bất công và áp bức trong xã hội, xây dựng một xã hội vì con người, vì sự phát triển và hoàn thiện các khả năng của con người.Thứ hai,Đảng Cộng sản là tổ chức của những người cộng sản tiêu biểu về mặt trí tuệ, đồng thời luôn thu hút và tập hợp được những người tài giỏi nhất của giai cấp và xã hội.Thứ ba,Đảng Cộng sản còn có tính tiền phong, tiêu biểu cho những giá trị, tiến bộ và văn minh của nhân loại.

Chính vì có “chất cộng sản” trên, Đảng luôn có được sự ủng hộ của Nhân dân, xứng đáng là lực lượng lãnh đạo Nhân dân giành lại quyền lực nhà nước từ tay giai cấp thống trị, lập nên Nhà nước, lãnh đạo Nhà nước tổ chức thực thi quyền lực của Nhân dân, cho Nhân dân và vì Nhân dân. Lãnh đạo Nhân dân và xã hội thực hiện mục tiêu xây dựng một xã hội tốt đẹp, phát triển - xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình này, sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự thành công của công cuộc xây dựng xã hội mới ở Việt Nam.

Đảng có vai trò lãnh đạoNhà nước và xã hội nhưng mọi tổ chức đảng và đảng viên đều phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đây là nguyên tắc hiến định đảm bảo nguyên tắc pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam, hướng tới mục tiêu xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Yêu cầu khách quan Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị:

Thứ nhất,sự lãnh đạo của Đảng xuất phát từ tính chất của một Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản khác với các đảng chính trị khác ở 03 tiền đề quan trọng: (1) là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, Đảng tập hợp những con người tiêu biểu của xã hội; (2) là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của Nhân dân lao động và của dân tộc. Việc ra đời và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt thời gian qua đã biểu hiện rõ tính chất nêu trên. Đảng là đảng của cả dân tộc, tức của mọi giai tầng trong xã hội. Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “Đảng là đảng của giai cấp lao động, mà cũng là đảng của toàn dân”[1]. Ngoài lợi ích đại diện cho dân, cho nước, Đảng không có lợi ích nào khác; (3) tiêu biểu về trí tuệ, Đảng tập hợp, thu hút được những người tài giỏi nhất của giai cấp và các tầng lớp Nhân dân vào trong tổ chức của mình. Ba tiền đề trên chính là yếu tố tạo nên sức mạnh, năng lực lãnh đạo của Đảng và sự tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân.

Thứ hai,việc lựa chọn con đường phát triển của đất nước dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Con đường phát triển này luôn cần có sự lãnh đạo của một Đảng cộng sản - Đảng luôn đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân và của dân tộc trong tổ chức và thực thi quyền lực của Nhân dân. Theo đó, Đảng vì mục tiêu, lý tưởng cộng sản của mình sẽ là lực lượng lãnh đạo Nhân dân giành chính quyền, giành lại quyền lực nhà nước về tay Nhân dân và tổ chức thực thi quyền lực của Nhân dân, cho Nhân dân và vì Nhân dân. Trong quá trình này, sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho quyền lực nhà nước được thực thi vì mục đích, lợi ích của Nhân dân và xã hội.

Thứ ba,xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của Việt Nam. Trong hệ thống chính trị một Đảng Cộng sản cầm quyền, không thể có một tổ chức hay lực lượng nào khác trong tương quan so sánh có khả năng dẫn dắt, lãnh đạo Nhân dân thực hiện được những mục đích tốt đẹp như Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện.Trong Điều lệ Đảng chỉ rõ mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Đặc điểm này cho thấy rằng, đường lối cách mạng của Đảng là đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng củaNhân dân. Đây là cơ sở quan trọng cho sự lãnh đạo của Đảng ở Việt Nam hiện nay.

Trong sự lãnh đạo của mình, Đảng đề cao nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc vềNhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong đó, tổ chức quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Đảng lãnh đạo xã hội được xác định là chủ yếu bằng Nhà nước. Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã nêu rõ: “Trong điều kiện Đảng ta là đảng cầm quyền và có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, phương thức lãnh đạo của Đảng phải chủ yếu bằng Nhà nước và thông qua Nhà nước”[2].

Tuy nhiên, khi trở thành một Đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo hệ thống chính trị và lãnh đạo toàn bộ xã hội trong thời kỳ hòa bình, Đảng phải luôn đề phòng khả năng chủ quan, duy ý chí, độc đoán, chuyên quyền. Việc phân định chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý củaNhà nước hiện nay làm cho sự lãnh đạo của Đảng trên thực tế có thể dẫn tới hai khuynh hướng:hoặc bao biện làm thay các công việc củaNhà nước, can thiệp trực tiếp vào các công việc củaNhà nước hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng. Quá trình đổi mới hệ thống chính trị trong thời gian qua đã có sự phân định ngày càng rõ hơn chức năng, mối quan hệ của các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị. Theo đó, ngoài việc xác định rõ nội dung lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, giữa các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội còn xây dựng quy chế phối hợp hoạt động, tạo sự thống nhất, thông suốt trong hoạt động của hệ thống chính trị.

2.2. Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị

Để thực hiện chức năng lãnh đạo, cần có các nội dung lãnh đạo. Nội dung lãnh đạo của Đảng là những vấn đề, nhiệm vụ cụ thể mà Đảng đặt ra và chủ yếu được xác định ở mục tiêu trong các đường lối, chủ chương, chính sách nhằm xây dựng và phát triển đất nước. Nội dung lãnh đạo của Đảng bao gồm tất cả các vấn đề về chính trị, tư tưởng, tổ chức, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại.

Về nguyên tắc: Đảng lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội; Đảng lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối trên các lĩnh vực như cán bộ, công tác đối ngoại, an ninh, quốc phòng. Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

Những nội dung lãnh đạo của Đảng:

Một là,Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, chiến lược, đường lối, chính sách lớn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên cơ sở đó, Đảng lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa chúng thành các luật lệ, quy định, chính sách và tổ chức thực hiện, Mặt trận và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị dựa trên đường lối của Đảng, luật pháp, chương trình, kế hoạch của công tác và tổ chức thực hiện phù hợp với chức năng của từng tổ chức, Đảng không quyết định những vấn đề thuộc chức năng, thẩm quyền và trách nhiệm của Nhà nước và các tổ chức khác, Đảng tôn trọng tính độc lập của từng tổ chức.

Hai là,Đảng lãnh đạo xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch vững mạnh, đủ năng lực và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, thực sự là Nhà nước củaNhân dân, doNhân dân, vìNhân dân. Việc xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng được tiến hành từng bước phù hợp với tình hình thực tiễn. Theo đó, ngoài việc lãnh đạoQuốc hội tập trung vào việc xây dựng hệ thống luật pháp đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, Đảng lãnh đạoNhà nước thực hiện cải cách quy trình lập pháp, cải cách nền hành chính nhà nước chuyên nghiệp, hiện đại, cải cách tư pháp.

Bên cạnh đó, Đảng lãnh đạo xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội đủ sức tập hợp rộng rãi quần chúngNhân dân và phát huy có hiệu quả quyền làm chủ của họ trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực này thể hiện ở việc đề ra các quan điểm, các nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo việc xây dựng tổ chức và hoạt động của các tổ chức; đề cao tính tự chủ, chủ động của các tổ chức. Đảng không can thiệp vào công việc tổ chức cụ thể của các thành viên khác trong hệ thống chính trị.

Ba là,Đảng xác định thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ thông qua việc hoạch định chủ trương, chính sách cán bộ. Đảng quyết định những chính sách lớn về cán bộ, thực hiện công tác tổ chức và cán bộ trên tất cả các khâu đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, đánh giá và sử dụng cán bộ. Trực tiếp bố trí và quyết định nhân sự chủ chốt của hệ thống chính trị, nhất là ở các cấp cao, giới thiệu các đảng viên ưu tú, có uy tín, năng lực, trung thành với Đảng, dân tộc choNhân dân lựa chọn, bầu vào các vị trí lãnh đạo trong các cơ quan dân cử và các cơ quan nhà nước, các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.

Bốn là,Đảng tiến hành kiểm tra đối với các tổ chức Đảng, Nhà nước và các tổ chức chủ yếu khác trong hệ thống chính trị. Nội dung kiểm tra chủ yếu là việc quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, việc tuân thủ pháp luật và trách nhiệm trướcNhân dân. Đảng vừa trực tiếp kiểm tra, vừa tổ chức sự phối hợp hoạt động kiểm tra của cả hệ thống kiểm tra Đảng, giám sát của Quốc hội, thanh tra Nhà nước, điều tra củaViệnKiểm sát và kiểm tra của các tổ chức chính trị - xã hội khác. Thông qua kiểm tra, phát hiện những việc làm đúng, những sai sót trong tổ chức thực hiện, qua đó tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước. Từ đó nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng, hiệu lực,hiệu quả củaNhà nước, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội và đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Như vậy,nội dung lãnh đạo của Đảng được thể hiện trong cương lĩnh chính trị, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, bảo đảm tính định hướng chính trị cho sự phát triển đất nước, tạo cơ sở cho tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị và toàn bộ xã hội hướng tới mục tiêu:dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2.3. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị

Phương thức lãnh đạo của Đảng chính là cách thức tác động của Đảng đối với những đối tượng lãnh đạo nhằm biến đường lối chủ trương của Đảng thành nhận thức và hành động, qua đó thực hiện được các nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra.

- Chủ thể tác động: Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Đối tượng tác động: Nhà nước, các lực lượng xã hội, các tổ chức, cá nhân.

- Phương thức tác động: thông qua hệ thống những cách thức, phương pháp, biện pháp, quy trình, lề lối làm việc, tác phong công tác của Đảng.

- Mục đích: nhằm biến đường lối chủ trương của Đảng thành nhận thức và hành động của đối tượng lãnh đạo qua đó thực hiện các nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra.

Phương thức lãnh đạo của Đảng:

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)xác định phương thức lãnh đạo của Đảng đối với xã hội bằng:

- Cư­ơng lĩnh, chiến l­ược, các định h­ướng về chính sách và chủ tr­ương lớn của Đảng, được thể hiện trong cương lĩnh, văn kiện, các nghị quyết của Đảng. Trên cơ sở những quan điểm đường lối, chính sách lớn của Đảng,Nhà nước thể chế hóa thành Hiến pháp, các đạo luật, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

- Công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động: đây là một phương thức lãnh đạo chủ yếu và quan trọng của Đảng. Đường lối, mục tiêu, chủ trương, chính sách củaĐảng dù có đúng đắn và khoa học vì dân, nhưng nếu không có sự tuyên truyền, thuyết phục, vận động thì chúng cũng khó đến được với các chủ thể khác trong hệ thống chính trị, khó tạo được sự thống nhất về tư tưởng, và hành động. Phương thức lãnh đạo này mang tính dân chủ, góp phần tạo sự đồng thuận và huy động sức mạnh của hệ thống, xã hội.

- Công tác tổ chức, cán bộ,Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có năng lực vàphẩmchất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị.

- Công tác kiểm tra, giám sát được coi là một phương thức lãnh đạo củaĐảng. Lãnh đạo mà không có kiểm tra, giám sát thì coi như là không lãnh đạo. Việc kiểm tra, giám sát của Đảng giúp cho việc nhận diện việc nắm bắt và thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng đã đúng chưa, có những vướng mắc, bất cập gì trong thực tế và cần phải hoàn thiện chính sách hay khắc phục như thế nào.

- Sự gư­ơng mẫu của đảng viên, nhất là những người đứng đầu các tổ chức, cơ quan của Đảng. Sự gương mẫu của mỗi đảng viên, nhất là của những người đứng đầu ở các vị trí cao của hệ thống chính trị luôn có sức lay động và cảm hóa mạnh mẽ đối vớiNhân dân.

- Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị. Thông qua tính kỷ luật và thống nhất trong Đảng, cácđảng viên và tổ chứcđảng sẽ là người tuân thủ, thực hiện đúng đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng. Đồng thời họ cũng là người có vai trò phổ biến, vận động, thuyết phục đối với các thành viên khác của xã hội nhận thức và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.

Ngoài những điểm nêu trên, Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội vàNhân dân từ uy tín của Đảng, từ sự đề cao và tôn trọng vai trò của Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội.




1. Nhà nước là gì?

Khoản 1, Điều 8, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị Việt Nam. Nhà nước gồm các có các cơ quan trung ương như Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn xuất phát từ thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam, vận dụng sáng tạo các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin; đồng thời, nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của nhân loại, bao gồm các tư tưởng tích cực, tiến bộ về nhà nước pháp quyền, tổ chức nhà nước và kinh nghiệm áp dụng các học thuyết đó của các nước trên thế giới để đưa vào thử nghiệm và từng bước xây dựng, hoàn thiện ở Việt Nam. Đây là quá trình tìm tòi, nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc, không sao chép, rập khuôn, giáo điều mà luôn luôn sáng tạo để vận dụng một cách linh hoạt vào thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam.

Đặc biệt, từ sau Đại hội VI của Đảng (1986) đến nay, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, phản ánh quá trình nhận thức ngày càng đúng đắn, đầy đủ, cụ thể và toàn diện hơn về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Theo đó, với quan điểm Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, Nhà nước tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, tất cả vì hạnh phúc của con người. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội.

Với việc được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp, Nhà nước chịu trách nhiệm trước công dân về mọi hoạt động của mình và bảo đảm cho công dân thực hiện các nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội.

Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị hợp tác, bình đẳng và phát triển với các nước láng giềng, các nhà nước và các dân tộc khác trên thế giới; tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước, điều ước quốc tế đã tham gia, ký kết, phê chuẩn.

Vì vậy, có thể nói, trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, Nhà nước đóng vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Vì đó là thiết chế biểu hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân và là công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện quyền lực ấy.

Không những đứng ở vị trí trung tâm của hệ thống chính trị mà Nhà nước còn là người đại diện chính thức cho các giai cấp và tầng lớp trong xã hội. Điều đó làm cho Nhà nước có một cơ sở xã hội rộng rãi để có thể triển khai nhanh chóng và thực hiện tốt những quyết định, chính sách của mình. Nhà nước cũng là chủ thể của quyền lực chính trị, là tổ chức chính trị thể hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân; có sức mạnh cưỡng chế toàn diện, ban hành và sử dụng pháp luật để quản lý các quá trình xã hội. Nhờ có pháp luật, mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước được triển khai một cách rộng rãi và thống nhất trên quy mô toàn xã hội.

Nhà nước cũng có đầy đủ các phương tiện vật chất cần thiết để thực hiện vai trò của mình. Nhà nước còn là chủ sở hữu tối cao đối với những tư liệu sản xuất quan trọng nhất của xã hội. Bằng việc nắm giữ các tư liệu sản xuất đó, Nhà nước thực hiện việc điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế, đảm bảo cho nó phát triển vì lợi ích của nhân dân.

Nhà nước nắm giữ nguồn tài chính và cơ sở vật chất to lớn, bảo đảm cho hoạt động của bộ máy nhà nước và của các tổ chức chính trị xã hội khác. Nhà nước có quyền tối cao trong việc quyết định những vấn đề đối nội và đối ngoại của đất nước. Những quan hệ quốc tế trong lĩnh vực chính trị và kinh tế càng làm cho Nhà nước có vai trò nổi bật hơn trong các quan hệ đối nội, giúp Nhà nước củng cố và phát triển các quan hệ đó trong một thể thống nhất.

Tất cả các điều kiện trên là ưu thế riêng có của Nhà nước XHCN so với các tổ chức chính trị, xã hội khác, chúng quy định vị trí, vai trò trung tâm của Nhà nước trong hệ thống chính trị ở nước ta. Hiện nay, việc tiếp tục phát huy dân chủ, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân là phương hướng và mục tiêu bao trùm trong hoạt động xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.

Khái niệm hệ thống chính trị, mô hình tổ chức hệ thống chính trị; những yếu tố tác động và quy định mô hình tổ chức của hệ thống chính trị

Ngày phát hành: 31/12/2019 Lượt xem 86181

I. Khái niệm chung

1. Khái niệm hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị và chính trị-xã hội trong xã hội bao gồm các đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội, để củng cố, duy trì và phát triển chế độ đương thời phù hợp với lợi ích của chủ thể giai cấp cầm quyền.

Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp, nhà nước và thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, do đó hệ thống chính trị mang bản chất giai cấp của giai cấp cầm quyền.

Ở nước ta, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể của quyền lực. Bởi vậy, hệ thống chính trị ở nước ta là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội hợp pháp khác của nhân dân được thành lập, hoạt động trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.

Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay có những đặc điểm cơ bản sau:

Một là,các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta đều lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Các quan điểm và nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đều được tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta vận dụng, ghi rõ trong hoạt động của từng tổ chức.

Hai là,hệ thống chính trị ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng là một tổ chức trong hệ thống chính trị nhưng có vai trò lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị. Trong điều kiện cụ thể ở nước ta, do những phẩm chất của mình - Đảng là đại biểu cho ý chí và lợi ích thống nhất của các dân tộc; do truyền thống lịch sử mang lại và do những thành tựu rất to lớn đạt được trong hoạt động thực tiễn cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng... làm cho Đảng ta trở thành Đảng chính trị duy nhất có khả năng tập hợp quần chúng lao động đông đảo để thực hiện lý tưởng của Đảng, nhân dân tự nguyện đi theo Đảng, thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực tế. Đây là đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị ở nước ta.

Ba là,hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc này được tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta thực hiện.

Việc quán triệt và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là nhân tố cơ bản đảm bảo cho hệ thống chính trị có được sự thống nhất về tổ chức và hành động nhằm phát huy sức mạnh đồng bộ của toàn hệ thống cũng như của mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị.

Bốn là,hệ thống chính trị bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi.

Đây là đặc điểm khác biệt căn bản của hệ thống chính trị ở nước ta với hệ thống chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, sự thống nhất lợi ích giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động cũng như cả dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Khái niệm mô hình tổ chức hệ thống chính trị

(1) Mô hình tổ chức

Mô hình là khái niệm được dùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, do đó, khái niệm mô hình được được tiếp cận từ nhiều góc độ, cấp độ khác nhau.

Theo Từ điển Tiếng Việt, mô hình có 2 nghĩa: 1) Vậtcùnghình dạngnhưng được làmthu nhỏlại hoặc phóng to lên,mô phỏngcấu tạovàhoạt độngcủavậtthật để tiệntrình bày,nghiên cứu. Mô hìnhmáy bay; Mô hìnhkhu đô thị mới. 2) Hình thứcdiễnđạthết sứcgọntheo mộtngôn ngữnào đó các đặctrưngchủ yếucủa một đốitượng, đểnghiên cứuđốitượngấy. Mô hìnhcủa câu đơn[1].

Cũng có ý kiến cho rằng mô hình là một bản thiết kế, một sự mô phỏng (phỏng theo) về một khách thể (một sự vật, hiện tượng, quá trình) đã, đang, sẽ hoặc có thể hiện hữu.

Trong nghiên cứu, mô hình(model)là sự đơn giản hóa hiện thực một cách có chủ định.Nó cho phép nhà nghiên cứu bỏ qua các mặt thứ yếu để tập trung vào phương diện chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng đối với vấn đề nghiên cứu.

Trong hoạt động xã hội, các chủ thể hành động tương tác với nhau để trao đổi vật chất, năng lượng, thông tin, tạo ra những mối liên hệ và quan hệ xã hội. Những tương tác xã hội lặp đi lặp lại cố kết con người lại với nhau, có quy tắc nhất định, ít tự phát hơn, có cơ cấu đoán trước được, hình thành những mô hình xã hội (mô hình làng văn hóa; mô hình nông thôn mới).Như vậy, mô hình xã hội lại là một khách thể sống động, có tính điển hình.

Từ những cách tiếp cận và quan niệm khác nhau nêu trên, cho thấy: Mô hình là sự mô phỏng về một khách thể (một sự vật, hiện tượng, quá trình) đã, đang, sẽ hoặc có thể hiện hữu, nhưng cũng có thể là một khách thể hiện hữu có tính điển hình.

Trong đời sống xã hội có rất nhiều loại mô hình được xây dựng bằng những chất liệu khác nhau (vật chất, hình ảnh, sơ đồ, ngôn ngữ, số, ký hiệu…), như: mô hình vật lý, mô hình hóa học, mô hình toán học, mô hình kinh doanh; mô hình nghiên cứu, mô hình trưng bày, mô hình thu nhỏ, mô hình phóng to, mô hình thực, mô hình ảo...

Tổ chức là hình thức liên kết cụ thể giữa con người với con người để thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Tập hợp người trong tổ chức không phải là một tập hợp hỗn độn mà là một tập hợp có trật tự, theo những nguyên tắc nhất định, có cơ cấu tổ chức, có sự bố trí, sắp xếp, phân công, phối hợp.

Mỗi lĩnh vực, mỗi khoa học lại có cách tiếp cận riêng về tổ chức, nên đến nay có nhiều quan niệm khác nhau về tổ chức. Tuy nhiên, trong đời sống xã hội, tổ chức được hiểu phổ biến theo hai nghĩa: Thứ nhất, tổ chức là một hoạt động - hoạt động liên hiệp nhiều người lại để thực hiện một nhiệm vụ, mục tiêu nhất định. Thứ hai, tổ chức là một tập hợp người có trật tự để thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt được mục tiêu nhất định.

Tổ chức gắn liền với cơ cấu tổ chức, trong đó các nguồn lực được sắp xếp, hoạt động được phân chia, con người và các bộ phận được phối hợp nhằm thi mục tiêu của tổ chức. Là hình thức cấu tạo bên trong của tổ chức, cơ cấu tổ chức thể hiện mối quan hệ giữa những con người trong tổ chức, đồng thời thể hiện mô hình của tổ chức.Cơ cấu tổ chức thể hiện hình thức cấu tạo của tổ chức, bao gồm sự phân chia tổng thể tổ chức thành các bộ phận có tính độc lập tương đối để thực hiện các hoạt động nhất định và mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổng thể.Tổ chức nào cũng có một mô hình cơ cấu tổ chức và để xây dựng, điều khiển một tổ chức bao giờ cũng cần một thiết kế mô hình tổ chức của tổ chức đó.

Vậy, mô hình tổ chức là loại mô hình xã hội, là cơ cấu tổ chức của một tổ chức hiện hữu có tính điển hình hay là thiết kế cơ cấu tổ chức của một tổ chức dự định sẽ xây dựng.

Mô hình tổ chức thường được thể hiện bằng sơ đồ, bản vẽ, hình ảnh, ngôn ngữ để mô tả cơ cấu, mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức.

(2) Mô hình tổ chức tổng thể hệ thống chính trị

Tổng thể là tập hợp nhiều sự vật có quan hệ chặt chẽ với nhau, làm thành một thể thống nhất có những đặc trưng riêng (như: tổng thể kiến trúc, tổng thể nền kinh tế quốc dân). Theo nghĩa tính từ, là có tính chất tổng thể (như: quy hoạch tổng thể; có cái nhìn tổng thể).

Mô hình tổ chức tổng thể là mô hình tổ chức của tất cả các bộ phận của tổ chức trong một thể thống nhất, bao quát.

Mô hình tổ chức tổng thể hệ thống chính trịlà cơ cấu tổ chức tổng thể hệ thống chính trị hiện hữu hay là thiết kế cơ cấu tổ chức của hệ thống chính trị dự định sẽ xây dựng.

Khái niệm mô hình tổ chức tổng thể hệ thống chính trị hàm nghĩa là mô hình có có tính bao quát, tính khung, là “đường viền lớn” của hệ thống chính trị, có sự phân biệt với mô hình tổ chức bộ máy chi tiết, cụ thể của một tổ chức, một bộ phận trong hệ thống chính trị.

Các loại mô hình tổ chức tổng thể hệ thống chính trị

Tùy theo cách tiếp cận có thể chia mô hình tổ chức tổng thể hệ thống chính trị (gọi tắt là mô hình tổ chức hệ thống chính trị) ra những loại khác nhau, như:

+ Theo chế độ xã hội (phương thức sản xuất):

- Mô hình tổ chức hệ thống chính trị phong kiến; Mô hình tổ chức hệ thống chính trị TBCN; Mô hình tổ chức hệ thống chính trị XHCN;

+ Theo thể chế đảng cầm quyền

- Mô hình tổ chức hệ thống chính trị đa đảng cầm quyền; Mô hình tổ chức hệ thống chính trị một đảng cầm quyền nổi trội; Mô hình tổ chức hệ thống chính trị hai đảng thay nhau cầm quyền; Mô hình tổ chức hệ thống chính trị nhất nguyên đa đảng; Mô hình tổ chức hệ thống chính trị nhất nguyên một đảng duy nhất cầm quyền…

+ Theo tính chất phát triển

- Mô hình tổ chức hệ thống chính trị phát triển; Mô hình tổ chức hệ thống chính trị đang chuyển đổi;

+ Theo thể chế Nhà nước

- Mô hình tổ chức hệ thống chính trị tam quyền phân lập; Mô hình tổ chức hệ thống chính trị tập quyền; Mô hình tổ chức hệ thống chính trị dân chủ; Mô hình tổ chức hệ thống chính trị quân chủ; Mô hình tổ chức tổng thể hệ thống chính trị hỗn hợp…

3. Khái niệm mô hình tổ chức tổng thể hệ thống chính trị Việt Nam

Từ quan niệm về mô hình tổ chức tổng thể hệ thống chính trị nói chung nêu trên có thể thấy: Mô hình tổ chức tổng thể hệ thống chính trị Việt Namlà khái niệm chỉ cơ cấu tổ chức tổng thể hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay hay là thiết kế cơ cấu tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị Việt Nam dự định sẽ xây dựng.

Các thành tố chủ yếu trong mô hình tổ chức tổng thể hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay cần thể hiện gồm:

- Cơ cấu tổ chức tổng thể hệ thống chính trị Việt Nam; Cơ cấu tổ chức tổng thể của Đảng Cộng sản Việt Nam; Cơ cấu tổ chức tổng thể của Nhà nước CHXHCN Việt Nam; Cơ cấu tổ chức tổng thể của các tổ chức chính trị - xã hội.

4.Vai trò của mô hình tổ chức của hệ thống chính trị

Trong đời sống xã hội,mô hình có tầm quan trọng rất lớn. Có những lĩnh vực, có những hoạt động trong đó việc xác định đúng hay sai mô hình hoạt động có tính quyết định thành bại, như mô hình tổ chức tập hợp quần chúng; mô hình kinh doanh...

Từ thực tế xây dựng hệ thống chính trị trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị có những vai trò nổi bật sau:

- Xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ, cơ chế vận hành giữa các bộ phận trong hệ thống chính trị, do đó quy định sự phân chia, bố trí hợp lý hay không hợp lý các tổ chức bộ phận trong hệ thống chính trị.

- Là một bộ phận thuộc phương thức lãnh đạo của Đảng, phương thức cầm quyền của Đảng.

- Ảnh hưởng lớn đến tập hợp, phát huy các nguồn lực của đất nước.

- Giúp người lãnh đạo, quản lý nắm bắt rõ ràng tổ chức của hệ thống chính trị để lãnh đạo, quản lý đúng đắn, hiệu quả và định hướng kiện toàn tổ chức, tối ưu hóa tổ chức, nhân sự, phương thứchoạt động của hệ thống chính trị.

- Giúp việc nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị.

Với vai trò nêu trên cho thấy mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xây dựng, kiện toàn tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay, do đó quan hệ đến phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng; đến sự phát triển, ổn định và bền vững của chế độ, đất nước.

II. Những yếu tố tác động và quy định mô hình tổ chức của hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay

1. Yếu tố khách quan

(1) Bản chất giai cấp của Đảng cầm quyền, Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị Việt Nam phải phù hợp với việc Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do Nhân dân, vì nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

(2) Thể chế đảng cầm quyền và nhà nước: Mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay dù đổi mới cách gì cũng phải phù hợp với thể chế một đảng cầm quyền duy nhất và quyền lực Nhà nước là thống nhất, đó là: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

(3) Lịch sử hình thành, phát triển hệ thống chính trị: Mô hình tổ chức tổng thể hệ thống chính trị Việt Nam được hình thành từ Cách mạng giành chính quyền tháng Tám năm 1945, được phát triển, thử thách trong quá trình cách mạng Việt Nam hơn 70 năm và đã được khẳng định bởi những tác dụng, đóng góp to lớn cho sự nghiêp cách mạng. Hiện nay, hệ thống chính trị Việt Nam đã phát triển thành hệ thống tổ chức to lớn, tinh vi, nhiều tầng nấc, bao trùm toàn bộ xã hội, gắn với việc làm, lợi ích của hàng chục vạn cán bộ, công chức.

(4) Cơ cấu giai cấp, giai tầng xã hội; so sánh lực lượng; vai trò, sự đóng góp về chính trị, kinh tế, xã hội của các giai tầng: Khi thiết lập, đổi mới mô hình tổ chức tổng thể hệ thống chính trị bắt buộc phải tính đến, phản ánh được yếu tố cơ cấu giai cấp, giai tầng xã hội; so sánh lực lượng; vai trò, sự đóng góp về chính trị, kinh tế, xã hội của các giai tầng.

(5) Yêu cầu phát triển đất nước: Đây là mệnh lệnh tối cao đối với mô hình tổ chức tổng thể hệ thống chính trị, đồng thời cũng là tiêu chí cao nhất đánh giá tính hợp lý của hình tổ chức tổng thể hệ thống chính trị

(6) Trình độ phát triển của đất nước, quốc gia: Mô hình tổ chức hệ thống chính trị không thể tách rời trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, quốc gia.

(7) Trình độ dân trí, dân chủ: Trình độ dân trí, dân chủ của nhân dân, xã hội phát triển đến đâu thì mô hình tổ chức hệ thống chính trị phải phát triển phù hợp.

(8) Quốc tế:Trong điều kiện, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, khi xây dựng, đổi mới mô hình tổ chức tổng thể hệ thống chính trị Việt Nam phải tính đến hiện trạng và xu hướng phát triển mô hình tổ chức hệ thống chính trị trên thế giới và những kinh nghiệm xây dựng, vận hành của mô hình tổ chức hệ thống chính trị trên thế giới.

2. Yếu tố chủ quan:

(1) Đường lối chính trị của Đảng: Đây là yếu tố quyết định mô hình tổ chức hệ thống chính trị. Mô hình tổ chức hệ thống chính trị phải đáp ứng, phục vụ thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng.

(2) Trình độ nhận thức, kinh nghiệm của đảng

Trình độ nhận thức lý luận của Đảng là cơ sở cho xác lập, đổi mới mô hình tổ chức hệ thống chính trị. Kinh nghiệm chính trị và xây dựng mô hình tổ chức tổng thể hệ thống chính trị Việt Nam của Đảng cũng là những cơ sở dữ liệu rất quan trọng cho đổi mới mô hình tổ chức tổng thể hệ thống chính trị Việt Nam

(3) Bản lĩnh, ý chí chính trị của lãnh đạo Đảng: Đổi mới mô hình tổ chức tổng thể hệ thống chính trị là việc rất lớn, rất hệ trọng, ảnh hưởng tới xu hướng phát triển, sinh mệnh của đảng cầm quyền nên không dễ, phụ thuộc rất trực tiếp vào bản lĩnh, ý chí chính trị của lãnh đạo Đảng./.

PGS. TS. Nguyễn Văn Giang,

Học viện CTQG Hồ Chí Minh




[1] Trung tâm từ điển học: Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2010, tr.819.