Những bộ phim lịch sử Việt Nam hay nhất

Áo lụa Hà Đông (tựa tiếng Anh: The White Silk Dress) là một bộ phim chiến tranh - tâm lý - tình cảm Việt Nam dài 135 phút của đạo diễn Lưu Huỳnh thực hiện, công chiếu vào năm 2006. Phim có sự tham gia của diễn viên, người mẫu Trương Ngọc Ánh. Bộ phim đã giành giải Cánh diều vàng 2006 hạng mục "Phim truyện nhựa xuất sắc nhất".

Nội dung phim là một câu chuyện đầy cảm động ủa gia đình anh Gù và chị Dần trong thời kỳ người nông dân nổi dậy lật đổ chính quyền. Sau đó, vợ chồng anh đã di chuyển vào nam để mưu sinh. Tài sản quý giá nhất là chiếc áo trắng và áo cưới mà Gù tặng vợ. Vào Nam, Gù và vợ phải bươn chải làm đủ nghề để kiếm sống, thậm chí, chị Dần còn ngậm đắng nuốt cay đi làm vú nuôi cho một ông lão người Tàu khiến chị và chồng nảy sinh mâu thuẫn. Gia đình đông con nghèo khó nhưng yêu thương nhau ấy cứ lần hồi sống qua ngày, bữa cháo bữa khoai, nhưng tràn ngập tiếng trẻ thơ ấm áp. Sự hi sinh và tình thương của bố mẹ đã giúp cô bé Hội An viết được một bài văn đạt điểm cao nhất lớp, và chủ đề chính về chiếc áo dài gắn với nhiều kỷ niệm cay đắng, gian truân nhưng cũng vô cùng ngọt ngào của cả gia đình. Cô bé nghẹn ngào đứng đọc bài văn của mình trước cả lớp, nhớ lại từng sự kiện thân yêu gắn liền với chiếc áo. Bất ngờ, một tiếng nổ khủng khiếp xé nát cả không gian, xóa nhòa vĩnh viễn tất cả những gương mặt thân quen vừa hiện diện. Nghe tin trường học bị đánh bom, Dần chạy như điên đến trường, lật tung những tấm chiếu cuồng loạn tìm con. Và cô gào lên thảm thiết, khi nhận ra khuôn mặt đứa con thân yêu nằm đó, trong số những nạn nhân bé nhỏ tội nghiệp của chiến tranh ác nghiệt.

Chiến tranh tàn khốc đã cướp đi sinh mạng của An. Thế nhưng không dừng lại ở đấy, mọi chuyện lại trở nên vô cùng nghiệt ngã. Trong một lần đi cào hến trong mưa lớn, vì muốn vớt vài cành củi để bán lấy tiền may áo dài cho Ngô (đứa con thứ 2), Dần đã bị dòng nước lũ cuốn đi. Thiên tai khắc nghiệt đã cướp đi mạng sống của người mẹ và một lần nữa chiến tranh lại cướp đi sinh mạng của người cha. Trong một lần sơ tán, vì cố gắng tìm kiếm và bảo vệ chiếc áo lụa Hà Đông của vợ, của con gái, anh Gù đã chết trong ngọn lửa của chiến tranh tàn ác. Câu chuyện kết thúc với hình ảnh đất nước hòa bình năm 1975, thứ mà An đã hỏi bố trước đó: "Bố ơi hòa bình có đẹp không hả bố?". Thế nhưng em không sống được đến khi được hưởng hòa bình.

Áo lụa Hà Đông đạt được thành công lớn khi đạt 5 giải Cánh diều vàng 2006 cho: Phim truyện nhựa xuất sắc nhất; Quay phim xuất sắc: Trinh Hoan, Nguyễn Tranh; Âm thanh xuất sắc: Des O'Neill; Đạo diễn phim nhựa xuất sắc: Lưu Huỳnh; Nam diễn viên chính xuất sắc: Quốc Khánh. Liên hoan phim quốc tế Busan 2006: Giải bình chọn của khán giả dành cho đạo diễn Lưu Huỳnh, không những thế bộ phim còn đại diện cho điện ảnh Việt Nam tham dự đề cử giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất lần thứ 80.

Những bộ phim lịch sử Việt Nam hay nhất
Diễn viên Trương Ngọc Ánh, NSƯT Quốc Khánh trong vai hai vợ chồng Dần và Gù

Bộ phim Áo lụa Hà Đông

  • Đạo diễn: Huỳnh Tuấn Anh
  • Diễn viên: Hồng Đào, NSND Hồng Vân, NSƯT Tuyết Thu, NSƯT Ngọc Hiệp, NSƯT Thành Lộc, NSƯT Lê Thiện, NSƯT Minh Trang

Ra mắt vào năm 2020, Phượng Khấu cũng nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả khi lấy đề tài cung đấu. Phượng Khấu xoay quanh cuộc đời của Nghi Thiên Chương Hoàng hậu, hay được dân gian biết đến nhiều hơn với danh hiệu Từ Dụ thái hậu, một người phụ nữ hiền đức và có vai trò quan trọng suốt 10 triều Hoàng đế nhà Nguyễn.

Phim xoay quanh cuộc đời của Phạm Hiệu Nguyệt (dựa trên nguyên mẫu Nghi Thiên Chương Hoàng hậu). Khi trở thành Phủ thiếp của Hoàng tử trưởng Miên Tông, Hiệu Nguyệt có được vô vàn sự yêu thương, sủng ái, đồng thời cũng nhận lấy những ganh ghét, đố kỵ. Sau cái chết của con gái Uyên Ý, Hiệu Nguyệt dần nhận ra sự bạc bẽo, ích kỷ của những con người trong hoàng tộc. Sau khi trở thành một phi tần của Hoàng đế, Hiệu Nguyệt vẫn tìm cách tránh xa những âm mưu đen tối, giữ cho mình bản tính thiện lương, chú tâm dạy dỗ hai con Tĩnh Hảo, Hồng Nhậm.

Nhưng những âm mưu đen tối kia vẫn không buông lấy Hiệu Nguyệt, khiến bà phải đứng lên, học cách tự bảo vệ mình. Đến cuối cùng, Hiệu Nguyệt vượt qua mọi sự ganh ghét trong chốn cung đình, đưa con trai Hồng Nhậm lên ngôi Hoàng đế, trở thành người phụ nữ quyền uy nhất triều Nguyễn trong hơn 60 năm.

Lời nguyền (2016)

  • Đạo diễn: Nguyễn Xuân Hiệp
  • Diễn viên: Quỳnh Lam, Thủy Cúc, Mã Trung, Hoài An, Lê Vinh

Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Văn Mỹ Lan, phản ánh những biến cố trong xã hội những năm 1950, ảnh hưởng tới số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ. Rạ, một cô gái đi ở đợ trong một gia đình giàu có và bị làm trò vui cho những người đàn ông giàu có, cho mình cái quyền hành hạ về tinh thần, thể xác của những phụ nữ thân cô, thế cô. Bà sinh ra Hân cũng trong cảnh đầy tủi nhục sau những cuộc làm vật mua vui và cuộc đời của Hân cũng lặp lại kịch bản giống mẹ. Sự tàn khốc của số phận đã biến Hân thành một cô gái mang trong mình nỗi hận, luôn nung nấu trả thù…

Nội dung giàu cảm xúc, phản ánh vấn đề nhức nhối của xã hội một thời, cộng với dàn diễn viên hóa thân xuất sắc vào từng nhân vật, đã làm cho “Lời nguyền” thu hút khán giả truyền hình. Số phận của những nhân vật ấy bị dồn đẩy, bức bách đến cỡ nào và họ vùng dậy để thay đổi số phận ra sao?, liệu sự thay đổi ấy có mang lại cho họ hạnh phúc hay khiến họ tiến sâu, ngụp lặn trong nỗi thù hận.

Ải mỹ nhân (2015)

  • Đạo diễn: Xuân Phước
  • Diễn viên: NSƯT Thanh Điền, NSƯT Công Ninh, Dương Cẩm Luynh, Lương Thế Thành, Thúy Diễm, Thiên Hương

Nội dung bộ phim " Ải Mỹ Nhân" xoay quanh câu chuyện về mối tình tay ba đầy sóng gió và vô cùng trắc trở, Lụa- một cô gái nhà quê chất phát với một tâm hồn trong sáng thanh cao.Chính sự hiền dịu và bản tính thật thà mà cô được con trai nhà hội đồng Thanh cưới về làm vợ.

Phim Ải Mỹ Nhân là chuỗi các câu chuyện được lấy bối cảnh vào những năm 30; những câu chuyện ganh ghét, thù hận; tranh đoạt chức quyền, mưu mô xảo trá được khắc họa rõ nét và chân thực trong bộ phim. Trong phim Ai My Nhan, Lương Thế Thành vào vai cậu Hai Sanh, con trai thứ của hội đồng Thanh nức tiếng gian hùng tại vùng Cù Lao. Tính tình Hai Sanh hiền lành, thật thà và hay thương người nên khiến anh thường xuyên rơi vào những tình huống dở khóc dở cười do bị lợi dụng.

Bộ phim không chỉ phản ánh những mối mâu thuẫn gia đình từ hệ quả của chế độ đa thê mà còn đề cập đến thực trạng phân biệt giai cấp tạo ra một khoảng cách lớn giữa ông chủ và người làm, giữa Hội đồng và người nông dân.

Về Đất Thăng Long (2011)

  • Đạo diễn: Trần Ngọc Phong, Đinh Thái Thụy, Lê Chí Bửu
  • Diễn viên: Lý Huỳnh, Lâm Minh Thắng, Kim Tuyến, Nhật Kim Anh, Cao Thùy Dương

Phim do 3 đạo diễn Trần Ngọc Phong, Đinh Thái Thụy và Lê Chí Bửu thực hiện và được cố vấn lịch sử bởi nhà văn Văn Lê. "Về đất Thăng Long" có độ dài 40 tập, do M&T Pictures sản xuất với các bối cảnh trải dài từ Nam ra Bắc. Bộ phim với nội dung đề cao tài năng, đức độ và vai trò lịch sử của Thái Tổ Lý Công Uẩn trong việc dựng nên nhà Lý (1010 – 1225) trong lịch sử phong kiến Việt Nam cũng như sáng kiến của Ngài trong việc dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.

Về Đất Thăng Long cũng là một trong những bộ phim cổ trang nổi bật trên màn ảnh Việt. Chuyện phim kéo dài trong khoảng 7 năm, từ năm Ất Mão 1003, khi Vua Lê Đại Hành cùng các quan xa giá rời Hoàng thành Hoa Lư ra ngoại ô cử hành lễ tịch điền đến năm Canh Tuất 1010 khi Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Trong giai đoạn này, cuộc đối đầu phức tạp giữa Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn và vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê - Lê Long Đĩnh đã nổi lên, tạo ra không ít sóng gió cho con dân đất Việt.

Về Đất Thăng Long từng gây xôn xao khi quy tụ dàn diễn viên nổi bật gồm Lý Huỳnh, Lâm Minh Thắng, Kim Tuyến, Nhật Kim Anh, Hoa hậu Cao Thùy Dương...

Thiên Mệnh Anh Hùng (2012)

  • Đạo diễn: Victor Vũ
  • Diễn viên: Huỳnh Đông, Khương Ngọc, Vân Trang, Kim Hiền, Midu

Thiên mệnh anh hùng là một bộ phim điện ảnh lịch sử Việt Nam do đạo diễn Việt kiều Victor Vũ thực hiện. Phim có sự tham gia của Huỳnh Đông, Midu, Vân Trang, Khương Ngọc, Kim Hiền và Minh Thuận. Phim công chiếu vào dịp Tết Nguyên Đán năm 2012, dựa trên tác phẩm Nguyễn Trãi phần 2 - Bức huyết thư của nhà văn Bùi Anh Tấn.

Kể từ khi ra mắt đến nay, Thiên Mệnh Anh Hùng vẫn được đông đảo khán giả công nhận là "bom tấn" hành động cổ trang Việt Nam. Bộ phim lấy cảm hứng từ tiểu thuyết võ hiệp Bức Huyết Thư của nhà văn Bùi Anh Tấn cùng với sự nhào nặn của đạo diễn Victor Vũ. Thiên Mệnh Anh Hùng dựa trên bối cảnh thời Hậu Lê, xoay quanh vụ thảm án Lệ Chi Viên khiến Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Các nhân vật trong phim là sự đan xen giữa các nhân vật hư cấu và các nhân vật có thật trong lịch sử.

Mặc dù mắc một số lỗi trong phần kỹ xảo nhưng những danh tham, thắng cảnh trong phim đã che đi khuyết điểm đó và tạo ấn tượng sâu sắc trong mắt khán giả. Bên cạnh hình ảnh, âm thanh đạt điểm tuyệt đối, dàn diễn viên trong Thiên Mệnh Anh Hùng cũng là mấu chốt làm nên thành công của phim. Phim quy tụ dàn diễn viên trẻ gồm Huỳnh Đông, Khương Ngọc, Vân Trang, Kim Hiền và Midu, họ đã hoàn thành rất tốt vai diễn của mình.

Một số mẫu điện thoại xem phim tốt đang được kinh doanh tại FPT Shop: