Những điều cần biết khi tiêm vaccine trung quốc

(CTTĐTBP) - Hiện nay, tại một số quốc gia đang bắt đầu đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine COVID-19 mũi 4. Dưới đây là những thông tin cần biết xung quanh vấn đề này.

1. Vì sao cần tiêm mũi thứ 4?

Cơ thể con người không thể tiếp tục thúc đẩy phản ứng kháng thể mãi mãi, mà lượng kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian. Theo đó, tế bào lympho B sẽ phản ứng đầu tiên trong lần đầu tiên tiếp xúc với mầm bệnh (hoặc vaccine). Các tế bào B được kích hoạt sẽ phân chia nhanh chóng và biệt hóa thành các tế bào plasma tạo ra các protein gọi là kháng thể.

Các kháng thể có thể đánh dấu những kẻ xâm nhập đáng ngờ để tiêu diệt và một số có thể liên kết với một phần của mầm bệnh để ngăn chặn nó lây nhiễm hoàn toàn vào các tế bào. Đây là kháng thể "trung hòa".

Kháng thể trung hòa ngăn chặn trực tiếp virus xâm nhập tế bào và gây bệnh. Nhưng, các kháng thể sẽ suy yếu sau khi nhiễm bệnh, do lympho B tồn tại trong thời gian ngắn tạo ra kháng thể và sẽ chết đi nhanh chóng.

Những điều cần biết khi tiêm vaccine trung quốc
Vaccine COVID-19 mũi 4 nên ưu tiên ở nhóm người có bệnh nền, người cao tuổi.

Dữ liệu từ Israel, quốc gia đã triển khai một chiến dịch tiêm chủng tích cực bằng cách sử dụng vaccine mRNA Pfizer & BioNTech, cho thấy khả năng bảo vệ chống lại nhiễm trùng của vaccine này giảm từ 95% xuống chỉ còn 39% trong suốt 5 tháng.

Từ những con số này, các nhà nghiên cứu thấy rằng: Theo thời gian, dù mất dần khả năng ngăn chặn sự lây nhiễm, nhưng vaccine vẫn giữ được khả năng ngăn ngừa bệnh tật nghiêm trọng. Khả năng bảo vệ khỏi nhiễm trùng có thể đang suy yếu, nhưng khả năng bảo vệ khỏi nhập viện dường như đang được duy trì.

Và bất kể loại vaccine nào, liều thứ 4 có thể làm tăng cao mức độ kháng thể "trung hòa", điều này có thể ngăn chặn sự xâm nhiễm virus vào tế bào.

2. Ai cần tiêm vaccine COVID-19 mũi 4?

Mới đây, hãng Pfizer & BioNTech đã nộp đơn lên Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) để được cấp phép sử dụng liều khẩn cấp thứ 4 vaccine mRNA cho người lớn trên 65 tuổi.

Một phân tích hồ sơ của Bộ Y tế Israel được thực hiện trên 1,1 triệu người lớn từ 60 tuổi trở lên không có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2 và đủ điều kiện tiêm liều vaccine COVID-19 thứ 4, cho thấy: Tỷ lệ nhiễm bệnh được xác nhận thấp hơn 2 lần và tỷ lệ diễn biến nặng thấp hơn 4 lần, ở những người nhận được 1 liều tăng cường bổ sung của vaccine Pfizer, được tiêm ít nhất 4 tháng sau lần tăng cường đầu tiên (mũi 3), so với những người chỉ nhận được một liều tăng cường.

Paul Hunter - Giáo sư y khoa tại Đại học East Anglia đồng tình với việc tiếp tục kế hoạch tiêm cho các nhóm dễ bị tổn thương (người lớn tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch...).

Những điều cần biết khi tiêm vaccine trung quốc
Cần cân nhắc tiêm vaccine COVID-19 mũi 4 đại trà

3. Trí nhớ miễn dịch sẽ cứu chúng ta

Theo các nhà nghiên cứu, việc giảm nồng độ kháng thể sau khi nhiễm trùng (hoặc sau tiêm) là bình thường. Còn cứu cánh của chúng ta là trí nhớ miễn dịch.

Như vậy, mũi 4 chỉ nên cân nhắc sử dụng ở những người:

- Trên 65 tuổi, có bệnh nền (tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh phổi mãn tính, béo phì, xơ gan, đái tháo đường, bệnh tự miễn, ung thư...)

- Người có suy giảm miễn dịch.

- Nhân viên y tế, người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân COVID-19.

Các nhà khoa học giải thích: Trong vòng một tháng hoặc lâu hơn, một số tế bào tạo kháng thể sẽ trở thành tế bào B nhớ lưu thông trong máu. Chúng không tạo ra kháng thể ngay, nhưng nếu chúng gặp virus hoặc protein của virus, các tế bào này sẽ nhanh chóng phân chia và trở thành tế bào plasma, tồn tại lâu dài, cư trú chủ yếu trong tủy xương và tiết ra một lượng nhỏ nhưng ổn định các kháng thể chất lượng cao. Những tế bào đó về cơ bản sống với chúng ta trong suốt phần đời còn lại.

Trí nhớ miễn dịch không chỉ phụ thuộc vào kháng thể. Ngay cả khi mức độ kháng thể giảm xuống, các tế bào B nhớ có thể nhận ra kẻ xâm lược quay trở lại, phân chia và nhanh chóng bắt đầu tạo ra các kháng thể để chống lại nó. Phản ứng của tế bào B nhớ được cải thiện theo thời gian, ít nhất là trong ngắn hạn.

Theo một nghiên cứu, 6 tháng sau khi tiêm vaccine, các cá thể trong nghiên cứu có số lượng tế bào B nhớ tăng cao, không chỉ phản ứng với SARS-CoV-2 ban đầu, mà còn với 3 biến thể khác đang được quan tâm.

Tiếp theo đó là tế bào T, trụ cột thứ 3 của trí nhớ miễn dịch. Khi tiếp xúc với một kháng nguyên, chúng sẽ nhân lên thành một nhóm các tế bào hiệu ứng hoạt động để quét sạch nhiễm trùng. Tế bào T gây độc nhanh chóng phân chia để tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh. Nhiều loại tế bào T trợ giúp khác nhau tiết ra các tín hiệu hóa học kích thích các bộ phận khác của hệ thống miễn dịch, bao gồm cả tế bào B. Sau khi mối đe dọa đã qua, một số tế bào này vẫn tồn tại dưới dạng tế bào T nhớ.

Với COVID-19, nhiễm trùng xảy ra nhanh chóng, nhưng phải mất một thời gian (thường 5-7 ngày) để gây bệnh nghiêm trọng. Điều đó cung cấp cho các tế bào T bộ nhớ một thời gian để thực hiện công việc của chúng. Khi tái tiếp xúc với virus hoặc kích thích tăng cường, các tế bào này sẽ phát triển rất nhanh. Như vậy, bạn có thể sẽ có khả năng miễn dịch bảo vệ trong nhiều năm, nếu có một hệ miễn dịch khỏe mạnh và được tiêm vaccine đầy đủ.

4. Tiêm loại vaccine COVID-19 nào?

Trên thế giới, vaccine ưu tiên tiêm mũi 4 là Pfizer, Moderna hoặc Vaxzevria (AZ). Khuyến cáo thời điểm tiêm sau mũi 3 ít nhất 4 tháng.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Những điều cần biết khi tiêm vaccine trung quốc

Những điều cần biết khi tiêm vaccine trung quốc

Những điều cần biết khi tiêm vaccine trung quốc

Những điều cần biết khi tiêm vaccine trung quốc

Những điều cần biết khi tiêm vaccine trung quốc

  • Đang truy cập752
  • Hôm nay239,040
  • Tháng hiện tại8,405,690
  • Tổng lượt truy cập148,036,310

Những điều cần biết khi tiêm vaccine trung quốc

Tại Việt Nam, Nghị quyết  số 21 của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/2/2021 về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID - 19 quy định nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID 19 và miễn phí; địa bàn và nguồn kinh phí để thực hiện, cụ thể như sau:
1. Về đối tượng tiêm phòng: Có 09 nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID 19 và miễn phí, gồm: * Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, gồm:Người làm việc trong các cơ sở y tế; Người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ,tình nguyện viên, phóng viên...); Quân đội; Công an. * Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh; * Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước...; * Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người; * Người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi; * Người sinh sống tại các vùng có dịch; * Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội; * Người được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài. * Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch.

2. Về địa bàn:Nghị quyết số 21 của Chính phủ cũng quy định địa bàn mua và sử dụng vắc xin:

Ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có dịch; trong tỉnh, thành phố ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng ở vùng đang có dịch. Căn cứ khả năng cung ứng vắc xin, ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh, đối tượng ở vùng có dịch.

3. Về nguồn kinh phí thực hiện:Có 3 nguồn

3.1. Ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách nhà nước: Đảm bảo cho nhu cầu công tác phòng, chống dịch Covid 19 và phát triển kinh tế xã hội. 3.2. Nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác. 3.3. Nguồn do các tổ chức, cá nhân sử dụng vắc xin tự nguyện chi trả.   ======================  

MỘT SỐ LƯU Ý KHI TIÊM PHÒNG VẮC-XIN COVID – 19 ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN TIÊM CHỦNG

  Hiện tại trên thế giới có 03 loại vắc xin Covid 19 đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp và một số vắc xin đang được WHO xem xét thông qua. Thực hiện Kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 trên cơ sở tình hình dịch bệnh tại địa phương và khả năng cung ứng vắc xin của COVAX Facility trong đợt 1, vắc xin sử dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là COVID-19 AstraZeneca do Tập đoàn AstraZeneca nghiên cứu và phát triển; là một trong ba vắc-xin đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp; hiện đã được sử dụng tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ðợt tiêm vắc-xin lần này là khởi đầu cho chiến dịch tiêm chủng có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với hơn 100 triệu mũi tiêm được thực hiện trên toàn quốc, nhằm mục tiêu phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân trên cả nước. Cũng như tất cả các vắc-xin khác đã sử dụng, vắc-xin phòng Covid-19 khi được tiêm vào cơ thể có thể xảy ra những phản ứng không mong muốn. Do vậy, các cơ sở thực hiện tiêm chủng, người tiêm và người được tiêm cần lưu ý một số nội dung quan trọng. Các phản ứng có thể xảy ra sau tiêm gồm: phản ứng phổ biến đau tại chỗ tiêm, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt... và có thể có các phản ứng hiếm gặp khác như phản ứng phản vệ, dị ứng. Do vậy các cơ sở tiêm chủng thực hiện nguyên tắc "bốn tại chỗ", bảo đảm sẵn sàng các phương tiện phòng, chống sốc và xử trí kịp thời. Ðáng chú ý, cũng như tất cả các vắc-xin khác, vắc-xin phòng Covid-19 khi đưa vào cơ thể cũng có thể xảy ra phản ứng nghiêm trọng như phản ứng sốc (trong vòng 30 phút sau tiêm hoặc phản ứng quá mẫn muộn trong 1 đến 2 ngày đầu sau tiêm). Vì thế, ngoài các quy định bảo đảm an toàn tiêm chủng, đối tượng tiêm sẽ được khám sàng lọc cẩn thận trước khi tiêm. Tại các điểm tiêm chủng phải bố trí để bảo đảm giãn cách, bố trí hộp chống sốc, thường xuyên có cán bộ y tế theo dõi sát sức khỏe của các đối tượng được tiêm.  Ðể bảo đảm an toàn tiêm chủng, người tham gia tiêm chủng cần có sự chuẩn bị trước khi đi tiêm như tự đánh giá nguy cơ bản thân, nếu có nguy cơ mắc Covid-19 cần xét nghiệm để bảo đảm không bị nhiễm vi-rút. Nếu có bất cứ triệu chứng nào như sốt hoặc triệu chứng nhiễm trùng, cần thông báo cho nhân viên y tế và không đến điểm tiêm chủng. Ngoài ra, nếu là người mắc các bệnh lý nền nặng hoặc tiến triển, cần điều trị ổn định trước khi đi tiêm chủng bởi rất dễ xảy ra trùng hợp ngẫu nhiên và có thể cho rằng nguyên nhân là do tiêm chủng. Tại thời điểm đi tiêm, người tham gia tiêm chủng cần thông báo đầy đủ cho y, bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân bao gồm tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng với bất cứ tác nhân nào. Trong buổi tiêm, cần tuân thủ các quy định theo hướng dẫn của cán bộ y tế, đeo khẩu trang, tránh chạm vào các vị trí công cộng; phối hợp cùng cán bộ tiêm chủng kiểm tra nhãn lọ nếu được yêu cầu… Khi ngồi, cần quay mặt về hướng khác với hướng có cán bộ y tế; cung cấp đầy đủ thông tin khi được yêu cầu và kiểm tra lại phiếu xác nhận tiêm chủng khi được trao lại.

Sau khi tiêm xong, cần ở lại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế tư vấn và theo dõi ít nhất 30 phút. Thông báo ngay cho cán bộ y tế nếu thấy có bất thường xảy ra với cơ thể. Lưu ý các dấu hiệu khó chịu, buồn nôn, phát ban, sưng tại chỗ tiêm có thể là các biểu hiện của phản ứng dị ứng. Sau khi về nhà, người được tiêm chủng cần theo dõi sức khỏe bản thân ít nhất hai ngày. Những điểm cần lưu ý bao gồm các dấu hiệu tại chỗ như sưng, nóng, đỏ tại nơi tiêm (chú ý tuyệt đối không đắp bất cứ thứ gì vào nơi tiêm). Theo dõi thân nhiệt, cặp nhiệt độ khi sốt, sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều lượng và theo dõi đáp ứng với thuốc hạ sốt. Nếu phát hiện bất thường về sức khỏe, phải báo ngay cho nhân viên y tế để được tư vấn và xử lý kịp thời. Các dấu hiệu nguy cơ bao gồm: sốt cao trên 390C, khó hạ nhiệt độ, hoặc sốt kéo dài hơn 24 giờ; co giật; phát ban; tinh thần khó chịu, kích thích vật vã, lừ đừ...; khó thở hoặc khi có biểu hiện bất thường khác về sức khỏe, cần đến ngay cơ sở y tế.

Phiếu xác nhận tiêm chủng cần được lưu giữ cẩn thận và mang đến điểm tiêm khi đi tiêm mũi tiếp theo. Mặc dù những phản ứng có thể xảy ra khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19 không phổ biến, nhưng với đối tượng được tiêm lại là người có bệnh lý nền thì việc cẩn trọng trong giám sát sức khỏe là hết sức cần thiết, để tránh những rủi ro. Mọi thông tin về sức khỏe sau tiêm cần cung cấp cho cán bộ y tế, để công tác theo dõi phản ứng sau tiêm đánh giá đúng về đặc điểm của vắc-xin cũng như góp phần giúp ngành y tế kịp thời có những điều chỉnh cần thiết liên quan đến vắc-xin và tiêm chủng.          Người đi tiêm chủng cần đeo khẩu trang, thực hiện Thông điệp 5K phòng lây nhiễm dịch Covid-19. Đó là : Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế”.

KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.


KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.
KHÔNG TỤ TẬP: Đông người.
KHAI BÁO Y TẾ: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vn để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Trong buổi tiêm chủng phải thông báo cho nhân viên y tế tiền sử tiêm chủng, phản ứng với các loại vắc-xin đã từng được tiêm trước đây và tình trạng sức khỏe của bản thân để được chỉ định tiêm chủng phù hợp và an toàn.  

“TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 LÀ BIỆN PHÁP HỮU HIỆU GIÚP CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA TRỞ LẠI BÌNH THƯỜNG”

 

                                                                                                                                                                           Nguồn: Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bắc Ninh


 

Công Nghệ Thông Tin