Nhược điểm phương pháp nhân giống bằng hạt

* Những nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt :

- Cây giống trồng từ hạt thường khó giữ được những đặc tính của cây mẹ.

- Cây giống trồng từ hạt thường ra hoa kết quả muộn.

- Cây giống trồng từ hạt thường có thân tán cao, gặp khó khăn trong việc chăm sóc cũng như thu hái sản phẩm.

Do đó người ta dùng phương pháp giâm, chiết, ghép với cây ăn quả vì :

* Những ưu điểm của phương pháp giâm cành.

- Giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.

- Tạo ra cây giống sau trồng sớm ra hoa kết quả.

- Thời gian nhân giống nhanh.

- Có thể nhân nhiều giống mới từ một nguồn vật liệu giới hạn ban đầu

* Những ưu điểm của phương pháp chiết cành

- Cây giống giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.

- Cây sớm ra hoa kết quả, rút ngắn được thời gian kiến thiết cơ bản.

- Thời gian nhân giống nhanh.

- Cây trồng bằng cành chiết thường thấp, phân cành cân đối, thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch.

* Những ưu điểm của phương pháp ghép

- Cây ghép sinh trưởng phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép.

- Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân.

- Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

- Giống làm gốc ghép sớm cho ra hoa kết quả vì mắt ghép chỉ tiếp tục giai đoạn phát dục của cây mẹ.

- Tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất thuận như: chịu hạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh.

- Thông qua gốc ghép có thể điều tiết được sự sinh trưởng của cây ghép.

- Cókhả năng phục hồi sinh trưởng của cây, duy trì giống quý thông qua các phương pháp ghép như: ghép nối cầu hay ghép tiếp rễ.

Answers [ ]

  1. Mk mới lớp 7 thôi, nhưng sẽ cố gắng thử !

    Ưu điểm

    -Nhân giống hữu tính [gieo hạt]: sẽ có cây con sớm, tỉ lệ cây mọc ra sẽ cùng loại, cùng thời gian và kích thước nhiều. Chậm ra hoa [ quả]

    -Chiết cành: giữ được đặc tính cây mẹ, thích nghi tốt. nhanh ra hoa [quả]

    Nhược điểm

    – Nhân giống:Cây có thể có hiện tượng biến dị do di truyền nên khó kiểm soát

    -Chiết cành:ko tạo được nhìu cây, qua nhiều thế hệ thì bị thoái hóa,…

    _Xin hết_

  2. =]]

    Phương pháp nhân giống bằng hạt

    Ưu điểm

    – nhanh tạo ra cây con

    – cây tạo ra đồng loạt, cùng kích cỡ, độ tuổi

    – nhân giống nhanh, đơn giản

    – cây thích nghi tốt, bộ rễ khỏe

    Nhược điểm

    – dễ thoái hóa giống

    – khó kiểm soát được các phẩm chất của cây con do có thể có hiện tượng biến dị di truyền

    – cây chậm ra hoa, quả

    Phương pháp nhân giống vô tính ví dụ như : giâm cành, chiết cành, ghép cành…

    Ưu điểm:

    – cây thích nghi tốt

    – cây giữ được đặc tính của cây mẹ

    – nhanh ra hoa, quả.

    Nhược điểm

    – qua nhiều thế hệ thì cây bị thoái hóa

    – cây không có rễ cọc nên yếu

Video liên quan

I. Ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt

1. ưu điểm

- Kĩ thuật đơn giản: sau khi thu hoạch quả lấy hạt gieo.

- Cây con mọc từ hạt sinh trưởng sinh sản khỏe.

- Hệ số nhân giống cao, sớm cho cây giống: từ một quả cho nhiều hạt, hạt gieo cho nhiều cây con.

- Giá thành để sản xuất cây giống thấp.

2. Nhược điểm

- Cây giống gieo từ hạt có thể phát sinh nhiều biến dị do thụ phấn chéo khác loài, khác giống, khó giữ được những đặc tính, hình thái, năng suất và chất lượng của cây giống ban đầu.

- Giống cây mọc từ hạt lâu ra hoa.

- Cây mọc từ hạt thường cao, cành mọc thẳng, cành trong tán cây mọc lộn xộn.

- Ngày nay do những nhược điểm của nhân giống bằng hạt chỉ được sử dụng trong 3 trường hợp sau:

+ Gieo hạt sản xuất cây làm gốc ghép.

+ Chỉ gieo hạt đối với những giống chưa có phương pháp nhân tốt hơn.

+ Gieo hạt để lai tạo giống mới và phục tráng giống.

II. Những điểm cần chú ý khi nhân giống bằng hạt

1. Chọn hạt giống tốt.

* Chọn cây mẹ tốt: Từ giống tốt muốn nhân giống, chọn những cây điển hình mang đầy đủ những đặc tính tốt.

* Chọn quả tốt: Trên cây đã chọn, chỉ chọn những quả to, có hình dạng đặc trưmg của giống.

* Chọn hạt tốt: Chỉ chọn lấy hạt to mẩy, chắc, cân đối…

2. Gieo hạt trong điều kiện thích hợp

* Thời vụ gieo hạt: Hạt cần gieo vào các tháng có nhiệt độ thích đối với từng giống để gieo hạt nảy mầm.

VD:  - Cây ăn quả ốn đới: 10 – 200C.

 - Cây ăn quả nhiệt đới: 23 – 350C.

* Đất gieo hạt: Đất cần tơi xốp, thoáng, có đủ oxi có đủ độ ẩm ( 70 – 80 )%.

3. Cần biết đặc tính chín của hạt để có biện pháp xử lý trước khi gieo.

VD:  - Hạt hồng chín sinh lí chậm nên phải xử lí ở nhiệt độ thấp 50C trước khi gieo mới nảy mầm.

III. Kĩ thuật gieo hạt

1. Gieo hạt trên luống

* Làm đất: đất phải được cày bừa, cuốc xới kĩ đảm bảo tơi xốp..

* Bón phân lót đầy đủ: Chủ yếu là bón phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ, phân vi sinh.

* lên luống: luống gieo hạt phải đảm bảo được thoát nước tốt, đi lại chăm sóc thuận lợi.

* Xử lí hạt trước khi gie.

* Gieo hạt: Hạt được gieo thành hàng hoặc luống, độ sâu lấp hạt tùy vào loại hạt.

- Mật độ gieo hạt trên luống tùy thuộc vào loại hạt mà bố trí khoảng cách thích hợp.

* Chăm sóc sau khi gieo:

- Như tưới nước, xới xáo, làm cỏ, bón phan thúc…

2. Gieo hạt trong bầu

- Giữ được bộ rể cây hoàn chỉnh.

- Thuận tiện cho việc chăm sóc.

- Chi phí sản xuất cây giống thấp.

- Vận chuyển cây đi xa dể.

- Chất dinh dưỡng trong bầu tốt đầy đủ.

- Kĩ thuật chăm sóc đầy đủ.
Nhược điểm phương pháp nhân giống bằng hạt

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Nhược điểm của nhân giống bằng hạt.” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Sinh học 11 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Trả lời câu hỏi:Nhược điểm của nhân giống bằng hạt.

- Nhữngnhược điểm củaphương phápnhân giống bằng hạt

+Câygiốngtrồng từhạtthường khó giữ được những đặc tínhcủacây mẹ.

+ Câygiốngtrồng từhạtthường ra hoa kết quả muộn.

+ Câygiốngtrồng từhạtthường có thân tán cao, gặp khó khăn trong việc chăm sóc cũng như thu hái sản phẩm.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng vềSinh sản vô tínhở thực vậtnhé!

Kiến thức mở rộng về Sinh sản vô tính ở thực vật.

I. Khái niệm chung về sinh sản

- Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, bảo đảm sự phát triển liên tục của loài.

- Có 2 hình thức sinh sản ở thực vật: Sinh sản vô tính và Sinh sản hữu tính.

II. Sinh sản vô tính ở thực vật

1. Sinh sản vô tính là gì?

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.

- Cơ sở của sinh sản vô tính là quá trình nguyên phân.

a) Sinh sản bằng bào tử

- Đại diện: Thực vật bào tử như dương xỉ, rêu,…

- Đặc điểm:

+ Là kiểu sinh sản mà cơ thể con (thể giao tử) được hình thành từ bào tử không qua thụ tinh: Vào thời kì trưởng thành, ở giai đoạn sinh sản vô tính, túi bào tử vỡ tung, giải phóng các bào tử ra ngoài. Khi gặp đất ẩm, các bào tử này nguyên phân nhiều lần liên tiếp cho cơ thể đơn bội hình thành thể bào tử mới. Về sau, thể bào tử này phát triển thành một cây độc lập.

+ Có sự xen kẽ thế hệ: Cơ thể mẹ (2n) giảm phân hình thành các giao tử đơn bội (n) → Các bào tử đơn bội (n) được phát tán rồi nảy mầm phát triển thành thể giao tử (n).

b) Sinh sản sinh dưỡng

- Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận (thân, lá, rễ) của cơ thể mẹ.

- Các hình thức sinh sản sinh dưỡng:

+ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên (thân bò, thân rễ, thân củ, rễ củ, lá…).

+ Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo (nhân giống vô tính).

⇒ Nhận xét cơ chế sinh sản vô tính:

- Ưu điểm: Con giữ nguyên tính di truyền của mẹ nhờ cơ chế nguyên phân.

- Nhược điểm: Con kém thích nghi khi môi trường thay đổi do không có sự tổ hợp các đặc tính di truyền của bố mẹ.

Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của thực vật

2. Phương pháp nhân giống vô tính

a) Ghép chồi và ghép cành

- Phương pháp nhân giống lợi dụng tính chất tốt của một đoạn thân, cành, chồi (cành ghép) của một cây này ghép lên thân hay gốc của một cây khác (gốc ghép), sao cho phần vỏ có các mô tương đồng tiếp xúc và ăn khớp với nhau. Chỗ ghép sẽ liền lại và chất dinh dưỡng của gốc ghép sẽ nuôi cành ghép.

- Trong phương pháp ghép chồi, ghép cành, phải cắt bỏ hết lá của cành ghép và phải cột chặt mắt ghép và cành ghép vào gốc ghép để giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước nhằm tập trung nước nuôi các tế bào cành ghép, nhất là các tế bào mô phân sinh để đảm bảo sự sống sót và tiếp tục sinh trưởng.

b) Giâm cành

- Tiến hành: Cắt một đoạn thân, cành, lá, rễ hoặc ngọn cây cắm hoặc vùi vào đất để tạo thành cây con.

- Ưu điểm: Đây là hình thức tạo cây con dễ dàng, nhanh chóng.

- Thường áp dụng đối với những cây có khả năng ra rễ nhanh như xương rồng, hoa hồng, rau muống, rau ngót, mía,…

- Có thể dùng chất kích thích để thúc đẩy sự ra rễ nhanh hơn.

c) Chiết cành

- Tiến hành: Khi chiết cành, chọn cây khỏe, mập → Gọt 1 đoạn vỏ → Bọc đất mùn quanh lớp vỏ bóc → Đợi khi ra rễ cắt rời cành đem trồng → Tạo thành cây con.

- Ưu điểm: Trồng cây ăn quả bằng chiết cành để rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

d)Nuôi cấy tế bào và mô thực vật

- Lấy các tế bào từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật (củ, lá, đỉnh sinh trưởng, bao phấn, túi phôi…).

- Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp (in vitro) để tạo cây con.

- Các thao tác phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng.

- Cơ sở khoa học là tính toàn năng của tế bào.

⇒ Ý nghĩa: Đảm bảo được tính trạng di truyền mong muốn, đạt hiệu quả cao về số lượng và chất lượng cây giống.

3.Vai trò của sinh sản vô tính

*Đối với đờisống thực vật

-Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài.

*Đối với con người

- Duy trì được tính trạng tốt phục vụ con người

- Nhân nhanh giống cây trồng.

- Tạo giống cây sạch bệnh

-Tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp, giảm giá thành sản phẩm

- Phục chế giống quý đang bị thoái hóa.