Phong trào dân tộc dân chủ ở việt nam từ năm 1919 đến năm 1925

-Cách tiếp cận:những vị tiền bốitìm cách gặp gỡvới tầng lớp lãnh đạo bên trên. Ngược lại, Nguyễn Ái Quốc thâm nhập vào các tầng lớp, giai cấp thấp nhất trong xã hội. Từ đó, Người có ý thức giác ngộ, đoàn kết đấu tranh, gặp được chủ nghĩa Mác - Lê nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắncho dân tộc
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Mục 1
  • Mục 2
  • Mục 3
  • Mục 4
  • ND chính
  • Sơ đồ tư duy

Mục 1

1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài.

a) Hoạt động của Phan Bội Châu

- Cuối năm 1917, Phan Bội Châu được thực dân Pháp trả tự do.

- Phan Bội Châu tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười.

- Giữa lúc chưa thể thay đổi được tình hình, phong trào yêu nước, cách mạng ở Việt Nam có nhiều chuyển biến mới, tháng 6/1925, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt, đưa về Huế an trí.

b) Hoạt động của Phan Châu Trinh

- Năm 1922, vua Khải Định sang Pháp dự cuộc triển lãm thuộc địa

=> Phan Châu Trinh viết Thất điều thư, vạch ra 7 tội đáng chém của vua.

- Tổ chức diễn thuyết, lên án chế độ quân chủ và quan trường ở Việt Nam.

- Tiếp tục hô hào khai dân chí, chấn dân khí, hậu dân sinh.

- Tháng 6/1925, Phan Châu Trinh về nước, tiếp tục truyền bá, đả phá chế độ quân chủ, đề cao dân quyền,...

c) Hoạt động của một số người Việt ở nước ngoài

- 1925, Việt kiều tại Pháp thành lập tổ chức Hội những người lao động trí óc Đông Dương.

- 1923, tổ chức Tâm tâm xã được thành lập tại Quảng Châu (Trung Quốc). Ngày 19/6/1924, Phạm Hồng Thái tổ chức ám sát toàn quyền Pháp tại Sa Diện (Quảng Châu, Trung Quốc).

Phong trào dân tộc dân chủ ở việt nam từ năm 1919 đến năm 1925

Phạm Hồng Thái

Mục 2

2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam

a) Hoạt động của tư sản Việt Nam

- Tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việtdùng hàng Việt. Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kỳ của tư bản Pháp.

- Tư sản lớn ở Nam Kỳnhư Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long thànhlậpĐảng Lập hiến (1923), đòi tự do, dân chủ, nhưng khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi họ sẵn sàng thoả hiệp với chúng.

- Ngoài Bắc cónhóm Nam Phongcủa Phạm Quỳnh cổ vũthuyếtquân chủ lậphiến,nhóm Trung Bắc tân văncủa Nguyễn Văn Vĩnh đề cao trực trị.

=> Nhận xét:

+ Phong trào diễn ra sôi nổi nhưng chủ yếu hướng đến mục đích kinh tế.

+ Nhanh chóng thỏa hiệp, có tính chất cải lương.

b) Hoạt động của tiểu tư sản trí thức:hoạt động sôi nổi như đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ.

-Tổ chức chính trị như:Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên(đại biểu: Tôn Quang Phiệt, Đặng ThaiMai, Trần Huy Liệu, Nguyễn An Ninh)

-Báo tiến bộ ra đờinhưChuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Hữu Thanh, Tiếng Dân

- Nhà xuất bản tiến bộ như:Nam đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế).

-Cao trào yêu nước dân chủ công khai:như đòi Pháp thả tự docho Phan Bội Châu (1925); lễ truy điệu Phan Chu Trinh 1926.

Phong trào dân tộc dân chủ ở việt nam từ năm 1919 đến năm 1925

Lễ truy điệu Phan Châu Trinh (1926)

=> Nhận xét:

+ Phong trào diễn ra sôi nổi với các hình thức đấu tranh phong phú.

+ Đặt cơ sở cho sự hình thành những tổ chức yêu nước.

c) Các cuộc đấu tranh của công nhân

-Ngày càngnhiều hơn nhưng vẫn còn lẻ tẻ, tự phát, ở Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập Công hội (bí mật)do Tôn Đức Thắng đứng đầu.

- Cuộc bãi công của thợ máyxưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn không chịusửa chữa chiến hạm Misơlêcủa Pháp để phản đối việc chiến hạm này chở binh lính sangđàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc (8/1925).

- Cuộc bãi công của thợ máy Ba Sonđòi tăng lương 20%, phải cho những công nhân bị thải hồi được trở lại làm việc.=> Bước chuyển quan trọng trong phong trào công nhân Việt Nam, từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác.

Phong trào dân tộc dân chủ ở việt nam từ năm 1919 đến năm 1925

Xưởng đóng tàu Ba Son (Sài Gòn)

Mục 3

3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc

Phong trào dân tộc dân chủ ở việt nam từ năm 1919 đến năm 1925

* Ý nghĩa (Công lao) của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam

- Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Namlà độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.

-Tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước, đào tạo cán bộ, chuẩn bị về mặt tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.

Mục 4

4. Mở rộng

* Nhận xét chung về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925:

- Lực lượng đông đảo: bao gồm tư sản dân tộc, tiểu tư sản, học sinh, sinh viên,

- Mục tiêu: đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.

- Hình thức đấu tranh: mít tinh, biểu tình, bãi công, sự xuất hiện của các tổ chức văn hóa yêu nước và dân chủ các đảng phái chính trị.

* Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác so với các bậc tiền bối?

-Hướng đi: các vị tiền bốitìm đường sang phương Đông, Nguyễn Ái Quốcquyết định đi sang phương Tây.

-Cách tiếp cận:những vị tiền bốitìm cách gặp gỡvới tầng lớp lãnh đạo bên trên. Ngược lại, Nguyễn Ái Quốc thâm nhập vào các tầng lớp, giai cấp thấp nhất trong xã hội. Từ đó, Người có ý thức giác ngộ, đoàn kết đấu tranh, gặp được chủ nghĩa Mác - Lê nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắncho dân tộc

ND chính

- Những nét cơ bản về hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài.

- Tóm tắt, nhận xétvề phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925.

- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1917 đến năm 1925.

- So sánh con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các bậc tiền bối.

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duyPhong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

Phong trào dân tộc dân chủ ở việt nam từ năm 1919 đến năm 1925