Phoó giám đốc samsung vì sao bi bắt tuoi trẻ

Một tòa án Hàn Quốc tuyên phạt Phó chủ tịch Samsung Lee Jae Yong 70 triệu won (60.000 USD) vì sử dụng trái phép chất propofol, qua đó giáng thêm một cú đòn pháp lý vào ông Lee.

“Nếu xét đến tầm ảnh hưởng xã hội của bị cáo, tội trạng của ông không hề nhỏ vì đã dùng loại thuốc này với liều đáng kể”, tòa sơ thẩm trung tâm Seoul nhận định, Nikkei Asia đưa tin ngày 26/10. “Tuy nhiên, chúng tôi quyết định phạt tiền vì bị cáo phạm tội danh này lần đầu”.

Bên cạnh tiền phạt, tòa án cũng ra lệnh tịch thu thêm 17 triệu won (14.500 USD) từ ông Lee, Bloomberg News dẫn lời một người phát ngôn của tòa.

Phoó giám đốc samsung vì sao bi bắt tuoi trẻ

Phó chủ tịch Samsung Lee Jae Yong. Ảnh: Bloomberg.

Trong buổi làm việc trước tòa hồi đầu tháng 10, ông Lee từng thừa nhận sử dụng propofol 41 lần trong 5 năm. Đây là loại thuốc mê y tế có thể gây nghiện thuộc danh mục bị kiểm soát.

Luật sư của ông Lee lập luận rằng thân chủ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng vẫn công nhận cáo trạng của cơ quan công tố.

Theo các luật sư, ông Lee, người thừa kế tập đoàn Samsung, khi đó phải chịu sức ép tâm lý lớn sau cái chết năm 2014 của cha, cũng như áp lực từ việc phải đối diện các cáo buộc sai phạm tài chính.

Ông Lee, 51 tuổi, trước đó từng có thời gian ngồi tù sau khi bị tuyên phạt 2 năm 6 tháng tù vào ngày 18/1 trong vụ án đưa hối lộ có liên quan tới cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye. Ông được tha tù có điều kiện vào tháng 8.

Phó chủ tịch Samsung vẫn có thể phải quay lại sau song sắt nếu bị kết án về các tội danh khác. Ông đang phải dự tòa mỗi thứ 5 hàng tuần vì cáo buộc tội phạm tài chính liên quan tới vụ sáp nhập hai công ty con của Samsung vào năm 2015.

Ngoài ra, công tố viên cũng đang điều tra cáo buộc trốn thuế và giấu tài sản ở nước ngoài, sau khi Yonhap đưa tin về một công ty ma được thành lập tại thiên đường thuế trong năm 2008.

Chủ tịch Samsung qua đời sau nhiều năm chống chọi bệnh tật

Khánh Duy

22:31 25/10/2020

Sau nhiều năm chống chọi với bệnh tật và được giữ bí mật về tình trạng sức khỏe, vào hôm 25/10, Công ty Samsung thông báo ông Lee Kun-hee đã qua đời.

Phoó giám đốc samsung vì sao bi bắt tuoi trẻ
Ông Lee Kun-hee.

Người đứng đầu một đế chế

Ông Lee Kun-hee đã xây dựng Samsung trở thành một gã khổng lồ công nghệ toàn cầu về điện thoại thông minh, tivi và chip máy tính. Ông cũng từng 2 lần bị kết án và 2 lần được ân xá.

Ông qua đời vào ngày Chủ nhật tại Seoul, hưởng thọ 78 tuổi. Samsung thông báo tin buồn nhưng không nêu rõ nguyên nhân. Ông Lee Kun-hee vốn đã mất khả năng lao động kể từ khi bị một cơn đau tim vào năm 2014.

Khi ông Lee Kun-hee nắm quyền lãnh đạo Tập đoàn Samsung vào năm 1987 sau cái chết của người cha Lee Byung-chul, nhiều người phương Tây chỉ biết đến Samsung là công ty điện tử sản xuất tivi giá rẻ và lò vi sóng được bán ở cửa hàng giảm giá.

Ông Lee Kun-hee đã thúc đẩy Công ty không ngừng vươn lên những nấc thang mới. Vào đầu những năm 1990 Samsung đã vượt qua các đối thủ Nhật Bản và Mỹ để trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực chip nhớ.

Sau đó Samsung tiếp tục thống trị việc sản xuất màn hình phẳng. Và rồi họ đã chinh phục thị trường thiết bị di động từ trung cấp đến cao cấp sau khi điện thoại thông minh trở thành thiết bị điện toán cá nhân mạnh mẽ vào những năm 2000.

Samsung Electronics ngày nay là nền tảng của nền kinh tế Hàn Quốc và là một trong những tập đoàn chi tiêu nhiều nhất trên thế giới cho nghiên cứu và phát triển.

Ông Lee Kun-hee đã giữ vai trò Chủ tịch Tập đoàn Samsung từ năm 1987 đếnnăm 1998, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Samsung Electronics từ năm 1998 đến năm 2008 và sau đó là Chủ tịch Samsung Electronics từ năm 2010 đến khi ông qua đời. Ông là người giàu nhất Hàn Quốc.

Phoó giám đốc samsung vì sao bi bắt tuoi trẻ
Trụ sở Samsung tại Hàn Quốc.

Ông Lee và Tập đoàn Samsung đã sử dụng một mạng lưới thỏa thuận quyền sở hữu để tạo ảnh hưởng lên các công ty khác dưới sự bảo trợ của Samsung.

Trong suốt nhiệm kỳ của mình, ngay cả khi các giám đốc điều hành được trao nhiều quyền hạn và trách nhiệm hơn, ông Lee Kun-hee vẫn là nhà tư tưởng lớn của Samsung, nhà cung cấp định hướng chiến lược lớn.

Nhưng triều đại của ông cũng cho thấy mặt trái của xã hội khi những đế chế kinh doanh gia đình (thường gọi là chaebol) như Samsung bảo vệ ảnh hưởng của họ.

Các chaebol là nguồn sống kinh tế cho đất nước khiến nhiều người Hàn Quốc tự hỏi liệu các chaebol có bắt đất nước của họ làm con tin hay không.

“Hành trình Lee Kun-hee”

Ông Lee Kun-hee sinh ra tại Daegu vào ngày 9/1/1942, mẹ là Park Doo-eul và cha là Lee Byung-chul - những người đã thành lập Samsung vài năm trước đó với tư cách là nhà xuất khẩu trái cây và cá khô. Khi học trung học, ông Lee Kun-hee là một đô vật có tiếng ở trường.

Trong thời kỳ chiến tranh với Nhật Bản, Samsung đã phát triển bằng cách kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng chủ lực như đường và dệt may – những thứ nhu yếu phẩm cần thiết vào thời chiến.

Sau đó, Samsung mở rộng sang lĩnh vực bảo hiểm, đóng tàu, xây dựng, chất bán dẫn và nhiều mặt hàng khác.

Ông Lee Kun-hee tốt nghiệp Đại học Waseda ở Tokyo vào năm 1965. Sau đó, ông học chương trình thạc sĩ tại Đại học George Washington nhưng không nhận được bằng.

Ông bắt đầu sự nghiệp của mình tại Tongyang Broadcasting Company, một chi nhánh của Samsung vào thời điểm đó, vào năm 1966.

Ông làm việc tại Samsung C&T, công ty xây dựng và kinh doanh của tập đoàn, trước khi được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung vào năm 1979.

Khi trở thành Chủ tịch vào năm 1987, ông đã tiếp thu từ cha mình một định hướng về việc lập kế hoạch cho tương lai xa, ngay cả khi việc kinh doanh vào thời điểm đó đang khá tốt.

Tính cấp tiến của quá trình chuyển đổi mà ông vạch ra đã được thể hiện rõ ràng khi ông triệu tập các giám đốc của Samsung Electronics đến một khách sạn sang trọng ở Frankfurt vào năm 1993.

Trong nhiều ngày, ông thuyết giảng cho các giám đốc điều hành, thúc giục họ chôn vùi cách làm việc và suy nghĩ cũ. “Thay đổi mọi thứ ngoại trừ vợ và con của các anh” - ông nói.

Theo ông, Samsung sẽ tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm thay vì tăng thị phần. Công ty sẽ thu hút nhân tài từ nước ngoài và đòi hỏi các giám đốc điều hành cấp cao phải hiểu sâu sắc về thị trường nước ngoài và sự cạnh tranh ở đó.

Năm 1995, để nhấn mạnh vào chất lượng, ông Lee Kun-hee đã đến thăm một nhà máy của Samsung ở thị trấn Gumi sau khi một lô điện thoại di động bị phát hiện có lỗi.

Những gì xảy ra tiếp theo đã trở thành huyền thoại. Theo cuốn “Samsung Electronics và cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo của ngành công nghiệp điện tử” - một cuốn sách phát hành năm 2010 của Tony Michell, 2.000 công nhân của nhà máy Gumi đã tập trung tại một sân trong và buộc phải đeo băng đô có khẩu hiệu “Chất lượng là trên hết”. Ông Lee và Ban Giám đốc của mình ngồi dưới một biểu ngữ có nội dung “Chất lượng là niềm tự hào của tôi”.

Ông Lee Kun-hee sinh ra tại Daegu, ngày 9/1/1942, mẹ là Park Doo-eul và cha là Lee Byung-chul - những người đã thành lập Samsung vài năm trước đó với tư cách là nhà xuất khẩu trái cây và cá khô. Khi học trung học, ông Lee Kun-hee là một đô vật có tiếng ở trường.

Chủ đề: tập đoàn samsung Chủ tịch Samsung Ông Lee Kun-hee