Phương pháp đàm thoại phỏng vấn

+ Nội dung phương pháp: Gởi bảng câu hỏi đã soạn sẵn, kèm phong bì đã dán tem đến người muốn điều tra qua đường bưu điện. Nếu mọi việc trôi chảy, đối tượng điều tra sẽ trả lời và gởi lại bảng câu hỏi cho cơ quan điều tra cũng qua đường bưu điện.

Áp dụng khi người mà ta cần hỏi rất khó đối mặt, do họ ở quá xa, hay họ sống quá phân tán, hay họ sống ở khu dành riêng rất khó vào, hay họ thuộc giới kinh doanh muốn gặp phải qua bảo vệ thư ký…; khi vấn đề cần điều tra thuộc loại khó nói, riêng tư (chẳng hạn: kế hoạch hoá gia đình, thu nhập, chi tiêu,…); khi vấn đề cần điều tra cực kỳ hấp dẫn đối với người được phỏng vấn. (chẳng hạn: phụ nữ với vấn đề mỹ phẩm, nhà quản trị với vấn đề quản lý,…); khi vấn đề cần điều tra cần thiết phải có sự tham khảo tra cứu nhất định nào đó…

+ Ưu điểm:

Có thể điều tra với số lượng lớn đơn vị, có thể đề cập đến nhiều vấn đề riêng tư tế nhị, có thể dùng hình ảnh minh hoạ kèm với bảng câu hỏi. Thuận lợi cho người trả lời vì họ có thời gian để suy nghĩ kỹ câu trả lời, họ có thể trả lời vào lúc rảnh rỗi. Chi phí điều tra thấp; chi phí tăng thêm thấp, vì chỉ tốn thêm tiền gởi thư, chứ không tốn kém tiền thù lao cho phỏng vấn viên.

Các trả lời không bị tác động bởi sự hiện diện của phỏng vấn viên. Tránh sự tự điền trả lời của phỏng vấn viên

+ Nhược điểm:

Tuy nhiên tỷ lệ trả lời thường thấp, mất nhiều thời gian chờ đợi thư đi và thư hồi âm, không kiểm soát được người trả lời , người trả lời thư có thể không đúng đối tượng mà ta nhắm tới…

• Phương pháp phỏng vấn bằng điện thoại (telephone interview):

+ Nội dung phương pháp: Nhân viên điều tra tiến hành việc phỏng vấn đối tượng được điều tra bằng điện thoại theo một bảng câu hỏi được soạn sẵn.

Áp dụng khi mẫu nghiên cứu gồm nhiều đối tượng là cơ quan xí nghiệp, hay những người có thu nhập cao (vì họ đều có điện thoại); hoặc đối tượng nghiên cứu phân bố phân tán trên nhiều địa bàn thì phỏng vấn bằng điện thoại có chi phí thấp hơn phỏng vấn bằng thư. Nên sử dụng kết hợp phỏng vấn bằng điện thoại với phương pháp thu thập dữ liệu khác để tăng thêm hiệu quả của phương pháp.

+ Ưu điểm:

Dễ thiết lập quan hệ với đối tượng (vì nghe điện thoại reo, đối tượng có sự thôi thúc phải trả lời). Có thể kiểm soát được vấn viên do đó nâng cao được chất lượng phỏng vấn. Dễ chọn mẫu (vì công ty xí nghiệp nào cũng có điện thoại, nên dựa vào niên giám điện thoại sẽ dễ dàng chọn mẫu). Tỷ lệ trả lời cao (có thể lên đến 80%). Nhanh và tiết kiệm chi phí. Có thể cải tiến bảng câu hỏi trong quá trình phỏng vấn (có thể cải tiến để bảng câu hỏi hoàn thiện hơn, hoặc có thể thay đổi thứ tự câu hỏi).

Tuy không gặp trực tiếp đối tượng nghiên cứu nhưng phỏng vấn viên vẫn có khả năng giải thích, kích thích sự hợp tác của người trả lời mà ít làm ảnh hưởng đến các trả lời của họ.

+ Nhược điểm:

Tuy nhiên thời gian phỏng vấn bị hạn chế vì người trả lời thường không sẵn lòng nói chuyện lâu qua điện thoại, nhiều khi người cần hỏi từ chối trả lời hay không có ở nhà…Không thể trình bày các mẫu minh hoạ về mẫu quảng cáo, tài liệu… để thăm dò ý kiến.Nếu đối tượng nghiên cứu không có điện thoại thì không thể thực hiện được dạng phỏng vấn này

• Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp (personal interviews):

+ Nội dung phương pháp: Nhân viên điều tra đến gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đã soạn sẵn.

READ:  PPNCKH - Trình bày mục đích của kỹ thuật phân tích nhân tố

Áp dụng khi hiện tượng nghiên cứu phức tạp, cần phải thu thập nhiều dữ liệu; khi muốn thăm dò ý kiến đối tượng qua các câu hỏi ngắn gọn và có thể trả lời nhanh được,…

+ Ưu điểm:

Do gặp mặt trực tiếp nên nhân viên điều tra có thể thuyết phục đối tượng trả lời, có thể giải thích rõ cho đối tượng về các câu hỏi, có thể dùng hình ảnh kết hợp với lời nói để giải thích, có thể kiểm tra dữ liệu tại chỗ trước khi ghi vào phiếu điều tra.

+ Nhược điểm:

sự hiện diện của phỏng vấn viên có thể làm ảnh hưởng tới câu trả lời của đối tượng nghiên cứu. Chi phí cho dạng phỏng vấn này rất cao. Có thể xảy ra hiện tượng phỏng vấn viên tự điền vào bảng câu hỏi

• Phương pháp phỏng vấn qua mạng:

+Ưu điểm:

Thuận tiện cho người phỏng vấn và người được phỏng vấn

Chi phí thấp

Có thể sử dụng để hỏi các câu hỏi riêng tư.

Có thể thu được lượng câu trả lời cao với những trang web có uy tín

+ Nhược điểm:

Do phỏng vấn qua mạng nên không biết rõ được tính cách người phỏng vấn

Xác định vấn đề cần phỏng vấn không được chính xác do người phỏng vấn được suy nghĩ, có thể trả lời theo hướng tốt nhất chứ không phải là thực tế diễn ra. Rất nhiểu đối tượng trả lời không thuộc vào thị trường nghiên cứu.

(Last Updated On: 09/09/2021 By Lytuong.net)

Phương pháp phỏng vấn

Khái niệm

Phỏng vấn là một phương pháp thu thập thông tin xã hội học thông qua việc tác động tâm lý xã hội trực tiếp giữa người đi phỏng vấn và người được phỏng vấn trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu.

Nguồn thông tin trong phỏng vấn là tất cả các câu trả lời của người được phỏng vấn thể hiện quan điểm, ý thức, trình độ của người trả lời và toàn bộ hành vi của họ.

Người đi phỏng vấn cần căn cứ vào hai nguồn thông tin này để xác định chính xác câu trả lời và sau đó tiến hành ghi chép. Khi có mâu thuẫn giữa trả lời và hành vi thì ta phải đưa ra câu hỏi phụ để xác minh độ chính xác của thông tin.

Có hai loại phỏng vấn: phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm.

Trong nghiên cứu Xã hội học, người ta thường chia phương pháp này thành hai dạng:

Phỏng vấn có tiêu chuẩn hóa: được thực hiện theo một trình tự nhất định với một nội dung đã được vạch sẵn, dùng để hỏi mọi đối tượng giống

+ Ưu điểm: Số liệu thu thập có thể so sánh trực tiếp với nhau. Dễ tổng hợp với việc kiểm định giả thuyết.

+ Nhược điểm: Yêu cầu theo trình tự gò bó nên ít khi dùng để điều tra về tâm lý. Mặt khác đòi hỏi việc xây dựng các câu hỏi, sắp xếp trật tự các câu hỏi, cũng như cách thức tiến hành phải được quy định chặt chẽ.

Phỏng vấn không tiêu chuẩn hóa (phỏng vấn tự do): Là một cuộc đàm thoại tự do theo một chủ đề đã được vạch sẵn. Tùy theo tình huống cụ thể mà đưa ra các nội dung câu hỏi khác nhau, đồng thời để thu thập được lượng thông tin mông muốn, người phỏng vấn có thể sử dụng các câu hỏi khác nhau chứ không nhất thiết phải theo một trật tự nào.

+ Ưu điểm: Tạo tâm lý thoải mái cho người phỏng vấn và người được phỏng vấn.

+ Nhược điểm: Đòi hỏi người phỏng vấn phải có trình độ học vấn cao, biết nói chuyện và lái câu chuyện theo đúng phương hướng.

Ngoài ra, trong nghiên cứu Xã hội học còn có dạng phỏng vấn sâu. Phỏng vấn sâu là cuộc phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia hoặc đi sâu tìm hiểu một vấn đề chính trị hay kinh tế, xã hội hóc búa nào đó.

Yêu cầu:

  • Trong Xã hội học, phỏng vấn là một quá trình điều tra sáng tạo, phải sử dụng một cách khôn khéo các câu hỏi chức năng và câu hỏi tâm lý xen kẽ vào bảng hỏi.
  • Người đi phỏng vấn phải có một trình độ nhất định, phải am hiểu các lĩnh vực trong đời sống xã hội, nhất là các lĩnh vực đang nghiên cứu.
  • Người phỏng vấn phải biết lái câu chuyện theo chủ đề đưa ra, không đi xa khỏi ý đồ thu nhận thông tin mà không phải làm mất lòng người được phỏng vấn.
  • Để cho cuộc phỏng vấn thu được kết quả tối ưu, trong mọi tình huống của các cuộc phỏng vấn luôn đòi hỏi người phỏng vấn có sự ứng xử linh hoạt, sáng tạo.

Please follow and like us:

Phương pháp đàm thoại phỏng vấn
20

Phương pháp đàm thoại phỏng vấn
20

Phương pháp phỏng vấn sâu là một trong những phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng để có thể tìm thấy nhiều kiến thức hơn về một chủ đề nghiên cứu nhất định. Vậy khái niệm của phương pháp phỏng vấn sâu là gì? Ưu nhược điểm của phương pháp phỏng vấn sâu là như thế nào? 

Phương pháp đàm thoại phỏng vấn

1. Khái niệm 

Phương pháp phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại, trao đổi được lặp đi lặp lại giữa người phỏng vấn (nhà nghiên cứu) và người tham gia phỏng vấn (người trả lời) nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người trả lời qua chính những quan điểm, ngôn ngữ của người đó.

Phương pháp phỏng vấn sâu thường được thực hiện để khai thác thêm các đặc tính cụ thể của người tham gia nghiên cứu về các mặt có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Người nghiên cứu thông qua phỏng vấn sâu có thể dễ dàng nắm bắt được đặc điểm của người tham gia phỏng vấn. 

Phương pháp phỏng vấn sâu thường được áp dụng khi:

  • Người tham gia phỏng vấn có vai trò, mối quan hệ mật thiết đối với đối tượng nghiên cứu hoặc có ảnh hưởng đến mục tiêu nghiên cứu cụ thể. 
  • Người nghiên cứu sau khi tiến hành phỏng vấn vẫn chưa hiểu rõ và xác định được đề tài nghiên cứu cần tiến hành nghiên cứu sâu. 

2. Đặc điểm của phương pháp phỏng vấn sâu

Tùy theo từng mục đích nghiên cứu, căn cứ vào ưu nhược điểm của phương pháp phỏng vấn sâu mà người nghiên cứu cần cân nhắc xem có nên lựa chọn thực hiện phương pháp phỏng vấn sâu hay không.

Phương pháp đàm thoại phỏng vấn
Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn sâu

Thiết kế câu hỏi phỏng vấn sâu là công đoạn chuẩn bị các câu hỏi. Các vấn đề sẽ hỏi trong một buổi phỏng vấn chuyên sâu. Khác với các dạng phỏng vấn khác, phỏng vấn chuyên sâu cần được thiết kế câu hỏi phỏng vấn sâu, có tính đào sâu và phát triển, mở rộng vấn đề hơn.

Người nghiên cứu cần tổng hợp, thiết kế câu hỏi phỏng vấn và thiết kế thành bảng câu hỏi. Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn sâu là công đoạn sắp xếp vị trí của các câu hỏi phỏng vấn sâu đã được thiết kế trước. Từ đó đảm bảo mục tiêu của cuộc phỏng vấn. 

Một số loại câu hỏi thường gặp trong bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu như sau:

4.1 Câu hỏi mô tả

  • Câu hỏi này sẽ yêu cầu đối tượng phỏng vấn mô tả về sự kiện, người, địa điểm hay kinh nghiệm của họ. Thường được đặt đầu bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu để bắt đầu cuộc phỏng vấn. Đối tượng phỏng vấn sẽ cảm thấy yên tâm hơn và chủ động hơn.

4.2 Câu hỏi cơ cấu

  • Đây là câu hỏi dùng để tìm hiểu xem đối tượng nghiên cứu sắp xếp các kiến thức của họ như thế nào. Được sử dụng để xác định tính logic của người nghiên cứu khi trả lời các câu hỏi cụ thể. 

4.3 Câu hỏi đối lập

  • Với câu hỏi này, người trả lời cần đưa ra quan điểm về sự khác nhau giữa các sự kiện. Sau đó trao đổi về ý nghĩa của các sự kiện.

4.4 Câu hỏi về quan điểm/ giá trị

  • Đây là câu hỏi để người trả lời có thể trình bày tư duy và phân tích của mình về một chủ thể được hỏi trong câu. Từ đó đưa ra những quan điểm cá nhân về chủ thể đó.
Phương pháp đàm thoại phỏng vấn
Câu hỏi về quan điểm/ giá trị
  • Câu hỏi về cảm nhận: Câu trả lời cho câu hỏi này hoàn toàn mang tính chủ quan, thể hiện cảm xúc của người trả lời về các chủ thể, sự kiện, con người,… được nhắc đến trong câu hỏi. 
  • Câu hỏi về kiến thức: Khi sử dụng câu hỏi này, người nghiên cứu tìm hiểu mức độ hiểu biết của người tham gia phỏng vấn về chủ đề được nói đến.
  • Câu hỏi về cảm giác: Khác với câu hỏi về cảm nhận, câu hỏi về cảm giác giúp người nghiên cứu hiểu hơn về những thông tin mà đối tượng phỏng vấn cảm nhận được qua 5 giác quan (thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác).
  • Câu hỏi tiểu sử: Câu hỏi này có tính riêng tư cao nên người phỏng vấn cần hỏi thật khéo léo. Đối tượng phỏng vấn cần cung cấp những thông tin về đặc điểm cá nhân của mình.

Trong bài viết trên, Luận Văn Việt đã cùng bạn tìm hiểu về các khái niệm và ưu nhược điểm của phương pháp phỏng vấn sâu trong nghiên cứu khoa học. Bạn cần căn cứ vào đặc điểm của từng phương pháp phỏng vấn để sử dụng cho phù hợp. 

Để được tư vấn thêm về các phương pháp nghiên cứu khoa học, hãy liên hệ với Luận Văn Việt. Liên hệ qua hotline: 0915 686 999 hoặc email: đội ngũ chuyên gia sẽ hỗ trợ bạn 24/7.

Phương pháp đàm thoại phỏng vấn

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!