Phương pháp giáo dục stem là gì mới nhất 2024

Phương pháp giáo dục STEM (Science, Technology, Engineering, Mathematics) là phương pháp giáo dục liên kết các bộ môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học theo hướng thực hành, ứng dụng nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực.

Phương pháp giáo dục STEM dựa trên quá trình học tập kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, giúp học sinh hiểu sâu bản chất các vấn đề thực tế, từ đó tìm ra cách giải quyết hiệu quả. Phương pháp này hướng đến việc phát triển tư duy sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác và giao tiếp của học sinh.

Một số ví dụ về hoạt động giáo dục STEM:

  • Học sinh thiết kế và xây dựng một cây cầu đơn giản bằng các vật liệu thông thường.
  • Học sinh sử dụng các dữ liệu khoa học để lập trình một robot thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.
  • Học sinh sử dụng kiến thức toán học để tạo ra các mô hình máy bay giấy có thể bay xa và ổn định nhất.
  • Học sinh sử dụng các nguyên tắc khoa học để thiết kế một bộ lọc nước đơn giản giúp lọc sạch nước bẩn.
  • Học sinh sử dụng kiến thức kỹ thuật và công nghệ để tạo ra một thiết bị phát hiện chuyển động trong phòng thí nghiệm.

Phương pháp giáo dục STEM có nhiều lợi ích cho học sinh, bao gồm:

  • Giúp học sinh hiểu sâu hơn về các khái niệm khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.
  • Phát triển tư duy sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề và kỹ năng hợp tác.
  • Chuẩn bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành công trong thế kỷ 21.
  • Giúp học sinh dễ dàng thích nghi với những thay đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ.

Để triển khai hiệu quả phương pháp giáo dục STEM, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các giáo viên và sự hỗ trợ đầy đủ từ phía nhà trường và gia đình. Phụ huynh nên tạo điều kiện và khuyến khích con theo đuổi giáo dục STEM bằng cách cung cấp tài liệu, thiết bị và tạo cơ hội cho con tham gia các hoạt động STEM thực tế.

Contents

STEAM là gì? STEAM là phương pháp giáo dục mới, chuyển đổi từ truyền thống sang kết hợp giữa 5 lĩnh vực: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Hiện nay, phương pháp này được áp dụng tại nhiều trường quốc tế tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Vậy phương pháp giáo dục STEAM là gì? Phương pháp này mang lại những lợi ích gì đối với trẻ mầm non? Để trả lời những câu hỏi này, mời quý phụ huynh tham khảo ngay bài viết dưới đây của Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP).

Ngoài ra, quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường ngay hôm nay để có cơ hội tìm hiểu và trải nghiệm môi trường giáo dục IB tại ISSP:

\>> Xem thêm: Chương trình mầm non tại trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl

Phương pháp STEAM là gì?

Phương pháp STEAM là phương pháp giảng dạy tích hợp nhằm trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng liên quan đến 5 lĩnh vực là Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật), Mathematics (Toán học) cho học sinh mầm non. Nói cách khách, phương pháp STEAM là sự kết hợp giữa phát triển kỹ năng nghệ thuật Art với phương pháp STEM.

Bên cạnh đó, thông qua kiến thức tổng hợp từ nhiều chủ đề thuộc 5 lĩnh vực trên, phương pháp giáo dục STEAM cũng giúp phát triển tư duy đa chiều và kỹ năng giải quyết vấn đề cho các bé. Mỗi bài học trong chương trình đều là các tình huống, chủ đề thực tế và các bé cần phải vận dụng nhiều kiến thức đã học để giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Việc này sẽ giúp các bé hiểu rõ vấn đề và dễ dàng ứng dụng vào thực tế thông qua những việc tận mắt nhìn thấy nghe thấy và chạm vào.

\>> Xem thêm:

  • Phương pháp Steiner trong chương trình mầm non
  • Giá trị trường Tiểu học Quốc tế mang đến cho trẻ ISSP

Phương pháp giáo dục stem là gì mới nhất 2024
Phương pháp STEAM là gì? STEAM và STEM mầm non có khác nhau không? (Nguồn: Internet)

STEAM là gì? Lợi ích của phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non

STEAM giúp trẻ hình thành và phát triển các kỹ năng cần thiết

Nhờ vào việc kết hợp các kiến thức từ nhiều môn học khác nhau từ công nghệ, khoa học, kỹ thuật, toán học cho đến nghệ thuật, phương pháp giáo dục STEAM giúp trẻ rèn luyện và phát triển nhiều kỹ năng mềm thiết yếu như:

  • Kỹ năng đặt vấn đề: Trước khi bắt tay vào thực hiện bất kỳ một dự án hoặc thí nghiệm nào, học sinh mầm non được giáo viên yêu cầu phải đặt ra bài toán cần giải quyết trước khi đi tìm câu trả lời. Thông qua đó, trẻ sẽ học được cách phân tích, nhận định và dự đoán kết quả sẽ xảy ra.
  • Kỹ năng truy vấn: Kế tiếp, trong quá trình học tập và khám phá, trẻ phải dùng phương pháp truy vấn để đặt câu hỏi và tìm ra đáp án cho nhiều bài toán được đưa ra. Điều này giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng truy vấn. Từ đó, các em sẽ biết cách giải quyết vấn đề cho mọi tình huống khác nhau gặp phải trong cuộc sống.
  • Kỹ năng quan sát: Trong phương pháp STEAM, trẻ mầm non sẽ được rèn luyện được kỹ năng quan sát để tìm ra bản chất của sự vật và hiện tượng.
  • Kỹ năng hợp tác: Các chương trình giảng dạy áp dụng STEAM thường xuyên xây dựng các bài học giúp trẻ có cơ hội làm việc theo nhóm và hợp tác với bạn bè xung quanh. Các bé sẽ cùng đóng góp ý kiến và tìm ra giải pháp cho các vấn đề đặt ra. Qua đó, đối với mỗi bài học trẻ sẽ được học tập và nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau và phát triển kỹ năng làm việc nhóm tốt hơn.

\>> Xem thêm:

  • Trường tiểu học quốc tế tại TP. HCM tốt nhất 2024-2025
  • Chuẩn bị cho con vào lớp 1: Bố mẹ nên biết giúp trẻ hòa nhập

Phương pháp giáo dục stem là gì mới nhất 2024
Phương pháp STEAM giúp trẻ hình thành và phát triển các kỹ năng cần thiết (Nguồn: ISSP)

Lợi ích của STEAM là gì? Giúp truyền cảm hứng học tập cho trẻ

Một trong những lý do đem lại sự thành công cho phương pháp STEAM đó chính là khả năng truyền cảm hứng học tập cho học sinh mầm non. Trong quá trình học tập, các bé sẽ được tự do tìm tòi, khám phá, làm thí nghiệm khác nhau… Trẻ vừa được thỏa thích vui chơi cùng bạn bè và thầy cô, đồng thời tiếp thu một lượng lớn kiến thức và phát triển nhiều kỹ năng mềm hữu ích.

Khác với những phương pháp truyền thống, phương pháp giáo dục STEAM có tính ứng dụng vào thực tiễn rất cao. Sau khi học xong, trẻ mầm non có thể tự mình vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, phương pháp này được nhiều trường quốc tế áp dụng và trở thành chương trình học được rất nhiều bé yêu thích.

\>> Xem thêm:

  • Học thông qua chơi: Cách tiếp cận giáo dục mới cho trẻ mầm non
  • Chương trình giáo dục Quốc tế cho trẻ mầm non tại Saigon Pearl
    Phương pháp giáo dục stem là gì mới nhất 2024

Giáo dục STEAM là gì? Phương pháp STEAM giúp truyền cảm hứng học tập cho trẻ (Nguồn: Internet)

STEAM giúp vừa học vừa chơi khơi gợi cho trẻ khả năng sáng tạo

Một trong những lợi ích nổi bật mà phương pháp giáo dục STEAM mang lại cho trẻ mầm non chính là giúp các em phát triển khả năng sáng tạo. Chương trình giáo dục STEAM tạo môi trường vừa học vừa chơi, mang đến không khí học tập vui vẻ, sôi nổi thông qua những tiết học lý thuyết kết hợp thực hành thú vị. Nhờ vậy, các bé có thể tiếp thu dễ dàng kiến thức.

Đồng thời, môi trường giáo dục STEAM còn truyền cảm hứng học tập đến các bé, khơi gợi khả năng sáng tạo và niềm đam mê ham học hỏi, khám phá điều mới ở trẻ. Trẻ sẽ chủ động hơn trong việc tìm hiểu kiến thức, phát huy tối đa khả năng tư duy logic, phân tích và năng lực giải quyết vấn đề.

\>> Xem thêm:

  • Phương pháp học tập tích cực hiệu quả dành cho trẻ – ISSP
  • Góc trang trí lớp học mầm non quốc tế Saigon Pearl

Các kỹ năng trẻ sẽ được học khi áp dụng phương pháp giáo dục STEAM

  • Kỹ năng về ngành khoa học: Khi được học tập theo phương pháp STEAM, trẻ sẽ có cơ hội liên kết các định nghĩa, khái niệm từ những buổi học lý thuyết với các hiện tượng thực tế. Từ đó, trẻ biết các vận dụng kiến thức vào đời sống.
  • Kỹ năng công nghệ: Mô hình STEAM là phương pháp giáo dục giúp học sinh mầm non thực hành và có kiến thức thực tế về công nghệ.
  • Kỹ năng kỹ thuật: Ở những buổi học này, giáo viên sẽ trực tiếp hướng dẫn học sinh về cách thức sản xuất, vận hành của một số sản phẩm trong đời sống. Trẻ sẽ hiểu được quá trình lắp ráp, chế tạo các phương tiện như xe đạp, công cụ cơ bản.
  • Kỹ năng toán học: Nhờ phương pháp giáo dục STEAM, trẻ sẽ không chỉ tiếp xúc với số học một cách khô khan. Thay vào đó, trẻ sẽ được học, tương tác và phản xạ với những con số một hướng thú vị.
  • Kỹ năng nghệ thuật: Kỹ năng này chính là yếu tố làm điểm khác biệt giữa phương pháp STEAM và STEM. Đây là những tiết học giúp trẻ tăng khả năng cảm thụ, tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ mầm non. Đó là những khóa học về âm nhạc, mỹ thuật, thủ công… nơi trẻ có thể tự do “chế tạo” và trình bày mọi ý tưởng trong đầu.

\>> Xem thêm:

  • Giáo dục tiểu học cho học sinh có nhu cầu đặc biệt – ISSP
  • Năng lực toàn cầu cho trẻ Tiểu học Quốc tế Saigon Pearl

Hiểu đúng về phương pháp giáo dục STEAM và STEM là gì?

Trước khi giải đáp cho thắc mắc này, ISSP mời quý phụ huynh cùng tìm hiểu về phương pháp giáo dục STEM mầm non. Giáo dục STEM là gì? Phương pháp STEAM và STEM có giống nhau không? Điểm khác biệt chính của hai phương pháp này là gì? Cùng ISSP giải đáp nhé!

\>> Xem thêm: Thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non tại trường Quốc tế Saigon Pearl

Phương pháp giáo dục STEM là gì?

STEM là chương trình giảng dạy được xây dựng và thiết kế nhằm mục đích mang đến cho người học các kiến thức liên quan đến 4 lĩnh vực chính như Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineer) và Toán học (Math). Một điểm đặc biệt của phương pháp STEM mầm non này là cách tiếp cận liên môn, 4 môn học trên sẽ được kết hợp với nhau nhằm giúp học sinh có thể áp dụng vào mọi tình huống thực tế.

\>> Xem thêm:

  • Phát triển khả năng tư duy cho bé nên bắt đầ u từ đâu?
  • Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là gì?

Phương pháp giáo dục stem là gì mới nhất 2024
Sự khác nhau giữa phương pháp giáo dục STEAM và STEM (Nguồn: ISSP)

Hiểu đúng về phương pháo giáo dục STEAM? Điểm khác nhau giữa giáo dục STEM và STEAM?

STEAM được tạo ra bằng cách thêm một thành phần nghệ thuật (Art) vào STEM, tạo thành Science, Technology, Engineering, Arts và Mathematics. STEAM nhấn mạnh rằng nghệ thuật và sáng tạo có vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vấn đề và phát triển các ý tưởng sáng tạo. Giáo dục STEAM nhằm khuyến khích sự kết hợp giữa các môn học STEM và nghệ thuật, nhằm tăng cường khả năng tư duy sáng tạo, khám phá và giải quyết vấn đề cho học sinh.

Điểm khác biệt chính giữa giáo dục STEM và giáo dục STEAM là sự tập trung vào nghệ thuật và sáng tạo. Giáo dục STEM tập trung vào khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, trong khi giáo dục STEAM thúc đẩy việc tích hợp nghệ thuật vào các lĩnh vực này. Giáo dục STEAM khuyến khích học sinh phát triển khả năng nghệ thuật, tư duy sáng tạo, khám phá và thể hiện ý tưởng thông qua các hoạt động nghệ thuật, như vẽ tranh, điêu khắc, thiết kế đồ họa, sáng tạo âm nhạc, kịch nghệ, v.v.

Cả giáo dục STEM và giáo dục STEAM đều hướng tới mục đích phát triển các kỹ năng cần thiết cho học sinh trong thế giới hiện đại, như khả năng tư duy logic, giải quyết vấn đề, hợp tác và sáng tạo. Sự khác biệt chủ yếu nằm ở việc giáo dục STEAM đặc biệt tập trung vào khía cạnh nghệ thuật và sáng tạo, nhằm khuyến khích học sinh tư duy đa chiều và phát triển các kỹ năng đa năng.

Giáo dục STEM Giáo dục STEAM Định nghĩaScience, Technology, Engineering, Mathematics (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học) Science, Technology, Engineering, Arts, Mathematics (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, Toán học)Phạm viTập trung vào khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học riêng lẻ. Tập trung vào việc kết hợp nghệ thuật và sáng tạo với các lĩnh vực STEM.Mục tiêuTrang bị học sinh với kiến thức và kỹ năng cần thiết để theo đuổi các ngành nghề STEM. Khuyến khích học sinh phát triển khả năng nghệ thuật, tư duy sáng tạo và thể hiện ý tưởng.Phương pháp giảng dạyTập trung vào giảng dạy các môn cơ bản trong STEM. Kết hợp giữa giảng dạy các môn STEM và hoạt động nghệ thuật sáng tạo.Lợi íchPhát triển kỹ năng tư duy logic, giải quyết vấn đề, hợp tác và hiểu biết về các lĩnh vực STEM. Tăng cường khả năng tư duy sáng tạo, khám phá, hoạt động nghệ thuật và giải quyết vấn đề thông qua việc tích hợp nghệ thuật vào STEM.Ví dụ hoạt độngXây dựng mô hình, giải bài toán, lập trình máy tính, thí nghiệm khoa học. Thiết kế đồ họa, vẽ và điêu khắc, sáng tạo âm nhạc, thiết kế sản phẩm độc đáo.

Vậy STEAM và STEM khác nhau ở điểm nào? Chữ A trong phương pháp STEAM, được viết tắt từ Nghệ thuật (Art). STEAM sẽ kết hợp linh hoạt giữa 5 lĩnh vực với nhau. Giáo dục STEAM sẽ kích thích tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng cho các em học sinh mầm non thông qua các hoạt động nghệ thuật. Có thể nói, các môn học trong giáo dục STEM là bước đệm và nền tảng vững chắc để phương pháp STEAM kế thừa và ra đời.

Đến nay, chữ A trong STEAM đóng vai rất quan trọng. Chữ A sẽ bao gồm nghệ thuật ngôn ngữ, nghệ thuật thể chất, mỹ thuật và âm nhạc. Những bộ môn này đóng vai trò kích thích tư duy sáng tạo, khả năng cảm thụ của học sinh mầm non. Chính vì vậy mà việc lồng ghép yếu tố chữ A vào phương pháp được nhiều phụ huynh đồng tình và ủng hộ.

\>> Xem thêm:

  • Nên cho con học trường quốc tế hay trường song ngữ?
  • Top 11 cách cho trẻ đi học không khóc cực hiệu quả

Phương pháp giáo dục stem là gì mới nhất 2024
Phương pháp STEM là bước đệm và nền tảng vững chắc cho STEAM (Nguồn: ISSP)

So sánh phương pháp STEAM và Reggio Emilia

Bên cạnh STEAM, Reggio Emilia cũng là một phương pháp giáo dục trẻ mầm non nổi tiếng toàn cầu với nhiều ưu điểm vượt trội. Vậy điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 phương pháp Reggio Emilia và STEAM là gì?

Điểm giống nhau

  • Cả 2 phương pháp đều lấy học sinh là trung tâm của việc giáo dục, giúp trẻ phát triển những kỹ năng mềm thiết yếu như kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề…
  • Mỗi chương trình học áp dụng các phương pháp giáo dục này đều được thiết kế phù hợp với năng lực của học sinh mầm non, giúp khai phá tối đa tiềm năng của các bé.
  • Giáo viên giữ vai trò quan trọng là người bạn đồng hành cùng các bé trên hành trình phát triển bản thân.

\>> Xem thêm: Học IB tại Việt Nam ở đâu? Vì sao nên cho trẻ theo học tại trường IB?

Điểm khác nhau

Phương pháp STEAM

  • STEAM có nguồn gốc từ Hoa Kỳ.
  • Chương trình học áp dụng STEAM không quá đặt nặng lý thuyết và xem trọng việc thực hành, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn thông qua các hoạt động nghiên cứu, thí nghiệm và chế tạo.
  • STEAM thường tích hợp kiến thức từ nhiều môn học với nhau trong quá trình giảng dạy, giúp trẻ có thể hiểu rõ kiến thức một cách toàn diện.

Phương pháp Reggio Emilia

  • Reggio Emilia có nguồn gốc từ Ý.
  • Chương trình học áp dụng Reggio Emilia được xây dựng dựa trên việc lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của mỗi trẻ. Mỗi trẻ đều có quyền làm chủ việc học tập và phát triển của bản thân.
  • Với Reggio Emilia, các bé sẽ học tập kiến thức bằng cách đặt câu hỏi, tìm tòi và khám phá môi trường xung quanh để cảm nhận sự thay đổi không ngừng của thế giới. Trẻ tham gia các hoạt động học tập dựa trên sự tự giác, tự nguyện và tâm lý tích cực.

\>> Xem thêm:

  • Trường Quốc tế Saigon Pearl giáo dục về sức khỏe tâm lý cho trẻ
  • Dạy trẻ về bạo lực học đường ở trường Quốc tế Saigon Pearl

Áp dụng mô hình STEAM vào trong lớp học mầm non

Phương pháp giáo dục STEAM khi được thiết kế cho học sinh mầm non sẽ chú trọng vào mục tiêu thúc đẩy sự tò mò, khám phá và sáng tạo của trẻ. Một số cách để đưa mô hình STEAM vào lớp học cho trẻ mầm non:

  • Hoạt động thực tế và trải nghiệm: Các hoạt động thực hành và trải nghiệm đơn giản tạo cơ hội cho trẻ khám phá, tìm hiểu thế giới thực tế xung quanh. Chẳng hạn, hoạt động “Làm bong bóng bằng xà phòng” giúp trẻ tự tạo bong bóng. Đồng thời, trẻ sẽ học các hiện tượng khoa học thông qua việc quan sát màu sắc, hiện tượng bong bóng băng lên và bị vỡ. Đây là cơ hội kích thích sự tò mò về kiến thức khoa học ở trẻ.
  • Học thông qua trò chơi và câu chuyện: Những tiết học lồng ghép trò chơi và câu chuyện sẽ phần nào tạo hứng thú cho trẻ về những khái niệm mới. Chẳng hạn, trong lớp học về kiến trúc, giáo viên có thể dựng cốt truyện xoay quanh việc xây nhà cho một nhân vật. Từ đây, trẻ có tự cho bản thân nhập vai và học cách xây dựng mô hình, cấu trúc của một ngôi nhà.
  • Nghệ thuật và thủ kết hợp khoa học: Kết hợp nghệ thuật và thủ công với các khái niệm khoa học cơ bản để trẻ phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năng thủ công. Trong tiết học, trẻ có thể tạo hình động vật bằng cách tận dụng các vật liệu đơn giản như que kem, giấy ăn… Qua quá trình này, trẻ sẽ học về sự đa dạng của thế giới sinh vật, môi trường sống và cách chúng tác động lẫn nhau.

\>> Xem thêm:

  • Top sách toán tư duy cho trẻ mầm non 3-5 tuổi
  • Trẻ mầm non 4 tuổi học những gì? Cách nuôi dạy trẻ 4 tuổi

Phương pháp giáo dục stem là gì mới nhất 2024
Đưa mô hình STEAM vào lớp học cho trẻ mầm non (Nguồn: Internet)

Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) đã ứng dụng phương pháp STEAM như thế nào?

Hiện nay, các bậc phụ huynh đều quan tâm đến chương trình giảng dạy của các trường quốc tế để lựa chọn cho con mình môi trường học tập phù hợp nhất. Trong đó, chương trình mầm non áp dụng 2 phương pháp giáo dục STEAM và Reggio Emilia được nhiều các cha mẹ quan tâm.

Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) là một trong những trường quốc tế áp dụng phương pháp Reggio Emilia vào chương trình giảng dạy mầm non được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn cho con em theo học. Với triết lý giáo dục “lấy học sinh làm trung tâm”, ISSP cam kết nuôi dưỡng trí tuệ và tâm hồn của học sinh thông qua một chương trình giáo dục cân bằng, giúp các con phát triển toàn diện và có thể thích nghi tốt với tương lai nhiều bất định.

Cơ sở vật chất tại trường được đầu tư hiện đại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu rèn luyện và vui chơi của học sinh bao gồm: thư viện trường với 18.000 cuốn sách tiếng Anh, phòng học Âm Nhạc, Mỹ Thuật, phòng thể thao đa chức năng, hồ bơi mầm non, sân chơi, sân bóng, trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ (Innovation Hub) bao gồm STEAM, Studio và Robotics cùng nhiều phòng ốc, trang thiết bị khác.

Tọa lạc tại khu dân cư Saigon Pearl, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, Trường mầm non và tiểu học quốc tế Saigon Pearl (ISSP) là lựa chọn của nhiều phụ huynh khi tìm kiếm một môi trường học quốc tế chất lượng cao cho trẻ từ 18 tháng đến 11 tuổi (Mầm non – Lớp 5).

ISSP tự hào là trường Tú Tài Quốc Tế IB, được kiểm định kép bởi hai tổ chức kiểm định giáo dục uy tín thếgiới: CIS và NEASC. Điều này đảm bảo ISSP hoàn toàn đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu của một trường quốc tế thực thụ.

\>> Xem thêm:

  • Saigon Pearl International School
  • Trường quốc tế Hồ Chí Minh tốt nhất 2024-2025

Phương pháp giáo dục stem là gì mới nhất 2024

Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) (Nguồn: ISSP)

Để hiểu rõ hơn về trường ISSP cũng như phương pháp giáo dục Reggio Emilia tại trường, quý phụ huynh và học sinh có thể trực tiếp đến tham quan trường. Quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường ISSP hoặc liên hệ Phòng Tuyển Sinh theo 2 cách dưới đây:

Trên đây là những chia sẻ của ISSP vềphương pháp STEAM – phương pháp giáo dục mang đến cho trẻ mầm non nền tảng tư duy vững chắc cũng như khơi gợi nhiều niềm đam mê học tập và khám phá thế giới của các bé. Mong rằng các bậc phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn về STEAM là gì và lựa chọn cho con em mình phương pháp học tập phù hợp để giúp trẻ có thể phát triển toàn diện cả trí tuệ và thể chất.

Chương trình giáo dục STEM là gì?

STEM là một chương trình giảng dạy được thiết kế để trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng liên quan đến lĩnh vực khoa học (Science), công nghệ (Technology), kỹ thuật (Engineer), toán học (Math).

Phương pháp giáo dục STEAM là gì?

STEAM là phương pháp giáo dục đặc biệt tích hợp các yếu tố về Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật), Art (Nghệ thuật) và Math (Toán học) nhằm giúp trẻ mầm non tiếp thu kiến thức từ hoạt động khoa học và nghệ thuật, hướng tới xây dựng nền tảng chính cho thành tích học tập sau này.

Giáo dục STEM xuất hiện khi nào?

Giai đoạn đầu tiên, một vài học giả bắt đầu nghiên cứu về giáo dục STEM chỉ vào năm 2008. Sau vài năm tìm hiểu, giáo dục STEM đã xuất hiện ở Trung Quốc vào khoảng năm 2013, mọi người ngày càng quan tâm đến giáo dục STEM.

7 phương pháp giáo dục stem là gì

  1. Học tập dựa trên dự án: Phương pháp này cho phép học sinh giải quyết các vấn đề thực tế bằng cách sử dụng các kiến thức và kỹ năng STEM đã học.
  1. Học tập qua điều tra: Trong phương pháp này, học sinh được đặt ra các câu hỏi và được hướng dẫn để thực hiện các thí nghiệm và thu thập dữ liệu để tìm kiếm câu trả lời.
  1. Học tập hợp tác: Phương pháp này khuyến khích học sinh làm việc cùng nhau để giải quyết các vấn đề và hoàn thành các dự án.
  1. Học tập ngoài trời: Phương pháp này cho học sinh cơ hội khám phá và học hỏi về thế giới tự nhiên và môi trường xung quanh.
  1. Học tập dựa trên công nghệ: Trong phương pháp này, học sinh sử dụng các công cụ công nghệ để thu thập thông tin, xử lý dữ liệu và tạo ra các sản phẩm.
  1. Học tập gắn kết với cuộc sống thực: Phương pháp này giúp học sinh thấy được sự liên hệ giữa những kiến thức và kỹ năng STEM đã học với cuộc sống thực tế.
  1. Học tập dựa trên trò chơi: Trong phương pháp này, học sinh học qua các trò chơi, mô phỏng và các hoạt động vui nhộn khác.

STEM và STEAM khác nhau thế nào?

STEM và STEAM có sự khác biệt chủ chốt ở chỗ: STEM tập trung vào giải quyết các vấn đề liên quan đến khoa học tự nhiên và phát triển kỹ năng phân tích và xử lý tình huống trong khi STEAM bổ sung yếu tố nghệ thuật và tập trung vào tích hợp nhiều môn học có tính logic để áp dụng vào cuộc sống thực tế.