Quy ước làm tròn số - lý thuyết về làm tròn số

2. Nếu chữ số đầu tiên của phần bịbỏ đi lớn hơn hoặc bằng \(5\) thì ta cộng thêm \(1\) vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại.Trong trường hợp làm tròn số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số \(0.\)

Quy ước làm tròn số

1. Nếu chữ số đầu tiên của phần bị bỏ đi nhỏ hơn \(5\) thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại.Trong trường hợplàm tròn số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số \(0.\)

Ví dụ:

+ Làm tròn số \(12, 348\) đến chữ số thập phân thứ nhất, được kết quả \(12,3\) (vì chữ số đầu tiên bỏ đi khi làm tròn là 4

+ Làm tròn số \(395236\) đến chữ số hàng trăm,được kết quả \(395200\)

2. Nếu chữ số đầu tiên của phần bịbỏ đi lớn hơn hoặc bằng \(5\) thì ta cộng thêm \(1\) vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại.Trong trường hợp làm tròn số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số \(0.\)

Ví dụ:

+ Làm tròn số \(0,26541\) đến chữ số thập phân thứ hai, được kết quả \(0,27\) (vì chữ số đầu tiên bỏ đi khi làm tròn là 5 nên ta cộng 1 vào chữ số cuối cùng của phần còn lại)

+Làm tròn số \(744631\)đến chữ số hàng nghìn,được kết quả \(745000\)