Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép tạo tình huống giáo dục phát triển tình cảm xã hội

Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi A1"

Đọc bài Lưu

Nội dung giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội được tích hợp lồng ghép trong tất cả các hoạt động, từ hoạt động học tập đến hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động lao động… và được xuyên suốt các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày, được tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi thời điểm, mọi tình huống. Khi đến trường mầm non chúng ta quan sát trẻ trong các nhóm, lớp thì sẽ thấy; trẻ được giao tiếp với cô giáo với các bạn trong lớp, trẻ thao tác với các phương tiện học tập, được sử dụng các đồ dùng, đồ chơi… đây là nơi để trẻ chia sẻ những ý tưởng, những nhu cầu, sự lo lắng và cả những xung đột bất hòa.

1. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài

Mục tiêu của Giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một. Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học tập và phát triển toàn diện của trẻ. Các năng lực tình cảm, kỹ năng xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập và phát triển toàn diện của trẻ em. Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội là nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhận thức ở trẻ em cũng như khả năng tham gia hiệu quả vào các công việc nhóm hay trách nhiệm của trẻ với xã hội. Chương trình giáo dục mầm non đã đưa ra các nội dung giáo dục phát triển tình cảm kĩ năng xã hội rất đơn giản và hết sức gần gũi với trẻ như dạy trẻ ý thức về bản thân, nhận xét và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh, những hành vi quy tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi, việc quan tâm bảo vệ môi trường. Dạy trẻ kỹ năng hợp tác với mọi người, kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng kiểm soát cảm xúc…các kỹ năng này không tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ với nhau, được thể hiện đan xen vào nhau, có thể thực hành trong bất cứ tình huống nào xảy ra hàng ngày như vui chơi, học tập, chăm sóc sức khỏe, lao động vừa sức, lễ hội tham quan…. Để có được tình cảm - kỹ năng xã hội thì trẻ cần phải có thời gian, trong một quá trình tập luyện thường xuyên với sự hỗ trợ của người lớn và bạn bè. Vì vậy, trách nhiệm của gia đình và nhà trường trong việc giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho thế hệ trẻ, thế hệ mầm non cần được toàn xã hội quan tâm đúng mức. Việc cần làm ngay của các cô giáo mầm non hiện nay là giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội ngay từ khi trẻ bắt đầu đến trường, lớp mầm non. Xong hiện nay có tình trạng một số các bậc phụ huynh chiều con quá mức, cũng có phụ huynh do công việc bộn bề kiếm sống chưa quan tâm đến cách giáo dục con, còn về giáo viên thì một số giáo viên đã có những biện pháp tích cực để chăm sóc trẻ, song mới chỉ quan tâm và chú trọng đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mà chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng về nâng cao nhận thức giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non. Một số giáo viên chưa tận tâm, tận lực, chưa thể hiện rõ trách nhiệm trong việc nắm bắt và đánh giá đúng nhận thức của trẻ để xây dựng kế hoạch phát triển cho phù hợp, chưa đổi mới được phương pháp để giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ, các bậc phụ huynh chưa thật sự quan tâm để giáo dục nhân cách, giáo dục đạo đức cho trẻ, còn trẻ thì rụt rè nhút nhát chưa thể hiện, phát triển được tình cảm kỹ năng xã hội tốt vì thế trong năm học này tôi sẽ chú trọng tìm ra “Một số biện pháp giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi A1”có chất lượng hiệu quả.

1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

* Mục tiêu

Nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động, thực hiện tốt các hoạt động giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non.

Cung cấp nhiều cơ hội cho trẻ được giao tiếp, thực hành, trải nghiệm dưới nhiều hình thức cá nhân, nhóm nhỏ, tập thể lớp. Tận dụng mọi cơ hội, mọi tình huống, mọi thời điểm các hoạt động diễn ra trong trường, lớp, như vui chơi, học tập, lao động vừa sức, tham quan, lễ hội… trong sinh hoạt hàng ngày để hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội. Tạo môi trường học tập tích cực, trong đó đảm bảo mọi trẻ đều được yêu thương, chăm sóc, được an toàn, ổn định và được đối xử công bằng.

* Nhiệm vụ

Tìm ra một số biện pháp giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Xác định được các phương pháp giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi A1 trường mầm non Trường Giang phù hợp với đối tượng trẻ, với điều kiện của trường, lớp, địa phương, có tính khoa học, khả thi hiệu quả.

1.3. Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp, các hoạt động giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.

Học sinh lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi A1 trường Mầm non Trường Giang.

1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Một số các biện pháp giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội phù hợp, hiệu quả cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi A1 trường Mầm non Trường Giang.

Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2018 đến tháng 5 năm 2019. Năm học 2018 – 2019.

1.5. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu lí luận, phân tích, phân loại hệ thống hóa lí thuyết, giả thuyết, chứng minh.

Nghiên cứu thực tiễn, dùng tình cảm, làm mẫu nêu gương, trò chơi, đàm thoại, trò chuyện với trẻ, dùng tác phẩm nghệ thuật, luyện tập hành vi ứng xử thường xuyên, khuyến khích động viên, thực hành trải nghiệm.

2. PHẦN NỘI DUNG

2.1. Cơ sở lý luận

Tình cảm là những thái độ thể hiện sự dung cảm ổn định của con người đối với những sự vật hiện tượng, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên quan với nhu cầu và động cơ cá nhân tình cảm là sản phẩm cấp cao của sự phát triển các quá trình cảm xúc trong điều kiện xã hội.

Theo PaulEkman con người có 7 cảm xúc cơ bản: Vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi, ghê tởm, khinh bỉ. Ngoài những cảm xúc cơ bản, con người cũng trải nghiệm những cảm xúc khác như: Xấu hổ, bối rối, ghen tị, tự hào, thất vọng, hối tiếc... được gọi là những cảm xúc xã hội. Những cảm xúc này liên quan đến sự đánh giá hành vi của con người là tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực và khả năng nhìn nhận về bản thân trong mối quan hệ với người khác, ảnh hưởng tới cách nghĩ hoặc đánh giá về bản thân mỗi con người. Kỹ năng xã hội là một dạng hành động nhằm thực hiện các mối quan hệ của cá nhân với mọi người xung quanh trên cơ sở nắm vững phương thức thực hiện và sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm xã hội phù hợp với điều kiện hoàn cảnh. Là một tập hợp các kỹ năng giúp con người giao tiếp, tương tác, thích nghi, hòa nhập với xã hội, được những người xung quanh chấp nhận và là một phần trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người.

Nội dung giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội được tích hợp lồng ghép trong tất cả các hoạt động, từ hoạt động học tập đến hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động lao động… và được xuyên suốt các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày, được tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi thời điểm, mọi tình huống. Khi đến trường mầm non chúng ta quan sát trẻ trong các nhóm, lớp thì sẽ thấy; trẻ được giao tiếp với cô giáo với các bạn trong lớp, trẻ thao tác với các phương tiện học tập, được sử dụng các đồ dùng, đồ chơi… đây là nơi để trẻ chia sẻ những ý tưởng, những nhu cầu, sự lo lắng và cả những xung đột bất hòa.

2.2. Thực trạng

Năm học 2018 - 2019 bản thân tôi trực tiếp giảng dạy lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi A1 với tổng số học sinh là 25 cháu. Tôi nghiên cứu đề tài để áp dụng thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội lớp tôi được tốt hơn.

a. Thuận lợi - khó khăn

* Thuận lợi

Hoạt động của lớp được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của Ban giám hiệu nhà trường. Lớp được đầu tư trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tương đối đầy đủ để phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

* Khó khăn

Đa số trẻ thuộc gia đình ở nông thôn nhút nhát, thụ động, không tự tin trong các hoạt động học hoặc khi chơi cùng với nhóm. Một số cháu còn hiếu động, bản tính rất cá biệt chưa hòa mình vào tập thể, chưa thể hiện hành vi có văn hóa trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày.

Còn có một số phụ huynh cho rằng, trẻ quá nhỏ chưa cần phải học nhiều, chỉ cần đến lớp vui chơi với bạn và được cô chăm sóc, cho ăn uống là đủ, nhiều trẻ 5 - 6 tuổi vẫn được bố, mẹ nuông chiều chăm sóc từ việc cho ăn, cho uống đến mặc quần áo, vệ sinh cá nhân … có trẻ thể hiện những hành vi ứng xử chưa phù hợp với xã hội nhưng phụ huynh không quan tâm, buông lỏng, chiều theo sở thích cá nhân của trẻ.

b. Thành công - hạn chế

* Thành công

Lớp tổ chức các hoạt động trải nghiệm về các ngày hội, ngày lễ, các hoạt động học được tích hợp các nội dung phát triển tình cảm kỹ năng xã hội.

Học sinh tham gia vào các hoạt động.

Bản thân luôn học tập kinh nghiệm tổ chức các hoạt động, tích hợp nội dung giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội trên lớp thường xuyên.

Được đồng nghiệp hỗ trợ, ủng hộ trọng việc cùng tìm hiểu một số biện pháp và tổ chức các hoạt động.

Phụ huynh đa số đã quan tâm đến việc học của con em mình đã cùng giáo viên trao đổi thống nhất tìm ra biện pháp để giáo dục từng đối tượng trẻ.

* Hạn chế

Trẻ nhút nhát nên việc tiếp thu chậm, một số trẻ tham gia học và chơi chưa tích cực.

Bản thân đôi khi còn dùng mệnh lệnh, nội dung giáo dục phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội còn theo cảm tính của bản thân và chưa đầu tư thời gian để nghiên cứu đổi mới phương pháp hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội được tốt.

Môi trường xã hội xung quanh trẻ có nhiều tác động xấu đến trẻ, nhiều tranh ảnh, phim truyện có nội dung không lành mạnh tác động đến trẻ làm cho trẻ có những hành vi không tốt với những người xung quanh.

c. Mặt mạnh - mặt yếu, nguyên nhân

* Mặt mạnh

Bản thân luôn nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đã tuyên truyền tới các bậc cha mẹ học sinh biết được tầm quan trọng của việc phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ trong trường mầm non.

Luôn học hỏi trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, biết lắng nghe, biết sửa sai không bảo thủ nên chuyên môn nghiệp vụ tương đối vững vàng.

Cơ sở trang thiết bị được các cấp ban nghành đoàn thể rất quan tâm, vào những năm tiếp theo sẽ được đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ hơn nữa.

* Mặt yếu

Khi dạy trẻ về nội dung phát triển tình cảm kỹ năng xã hội đôi khi còn chưa định hướng được các biện pháp mục đích, nhiệm vụ mình cần làm, song cũng chưa phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc tổ chức một số các hoạt động tích hợp nội dung phát triển tình cảm kỹ năng xã hội…nên kết quả chưa được cao.

Đa số học sinh là người nông thôn đường xá đi lại khó khăn nên việc đi học không đều.

* Nguyên nhân

Dân cư thưa thớt, không tập trung, đường xá còn một số nơi còn đi lại khó khăn phải qua ruộng đồi. Đa số người dân địa phương làm nghề nông hoặc đi làm ăn xa nên không có điều kiện đưa con đi học. Trẻ còn nhút nhát nhiều trẻ ít nói nên các con đến lớp chưa tự tin và chưa được gọn gàng một số trẻ không được sạch sẽ.

Một số các phụ huynh chưa xác định được lợi ích của việc phát triển tình cảm kỹ năng xã hội ảnh hưởng như thế nào đến con em mình. Sự tiếp xúc với cách sống văn minh, văn hóa ít, kiến thức về chăm sóc cũng như kỹ năng nuôi dạy còn hạn chế.

d. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra

Giáo dục tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non là nhằm giúp trẻ có những tình cảm, những chuẩn mực đạo đức, những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm. Giúp trẻ tự lập, tự tin, tích cực, sáng tạo trong cuộc sống. Tạo cơ hội cho trẻ vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn gần gũi với đời sống hàng ngày của trẻ. Xong tôi nhận thấy trẻ có kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực tình cảm, kỹ năng xã hội lớp tôi chưa đạt yêu cầu. Đa số trẻ chưa biết chưa có thái độ đúng đắn với cô giáo, bạn bè và những người xung quanh. trẻ nói không đủ câu còn diễn ra thường xuyên, nhiều trẻ nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin, chưa kiểm soát được cảm xúc của mình, chưa hiểu cảm xúc của người khác để đáp lại cảm xúc phù hợp. Nhiều trẻ chưa có kỹ năng xã hội như sự hợp tác, tự điều chỉnh cảm xúc của mình, sự tương tác, tự lập, giao tiếp, sự thấu hiểu và chia sẻ với bạn chưa có. Nhiều trẻ còn nói leo, chưa biết lắng nghe, chưa biết trình bày ý kiến của mình trong nhóm bạn bè, chưa điều chỉnh, kiểm soát các hành vi của bản thân với mọi người, chưa hiểu và tuân thủ những quy tắc xã hội.

* Kết quả khảo sát thực tế trẻ lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi A1 tại thời điểm tháng 9/2018.

Tổng số trẻ được điều tra 25 trẻ.

Trẻ có ý thức về bản thân: Biết tên, tuổi, giới tính, sở thích, khả năng của bản thân đạt 50%.

Trẻ nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh đạt 30%.

Trẻ có hành vi và quy tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt ở gia đình, trường

lớp mầm non, cộng đồng gần gũi đạt 35%.

Trẻ biết quan tâm và bảo vệ môi trường đạt 38%.

Nề nếp, thói quen trong học tập, trong ăn uống còn nhiều hạn chế. Căn cứ vào kết quả khảo sát trên tôi đã tiến hành nghiên cứu một số phương pháp giáo dục trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội như sau:

2.3 Giải pháp, biện pháp

2.3.1. Nâng cao nhận thức cho bản thân.

Ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu tìm hiểm về đổi mới phương pháp giáo dục phát triển tình cảm xã hội cho trẻ, qua các tài liệu mầm non, sách hướng dẫn, tạp chí, trên mạng: việc xây dựng môi trường giáo dục, công tác phối hợp với gia đình và cộng đồng về giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ. Tôi xác định rõ những kỹ năng cơ bản giúp trẻ có thể phát triển tốt tình cảm và kỹ năng xã hội. Bản thân tự bồi dưỡng về phương pháp giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ, nắm bắt những kỹ năng cơ bản để có những biện pháp hỗ trợ cho từng trẻ trong nhóm lớp, vì mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt và sống trong môi trường gia đình khác nhau, trình độ văn hóa cũng khác nhau… những yếu tố môi trường sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của từng trẻ, phương pháp hỗ trợ cho trẻ phát triển tình cảm kỹ năng xã hội là rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của trẻ sau này. Chính vì vậy mà bản thân luôn tự học hỏi và nghiên cứu các phương pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả.

2.3.2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ theo chế độ sinh hoạt hàng ngày.

Trước khi xây dựng kế hoạch, tôi căn cứ vào mục tiêu, nội dung, kết quả mong đợi trong lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hội của chương trình giáo dục mầm non về cơ sở vật chất của lớp, kinh tế, văn hóa, xã hội của gia đình, nhà trường, địa phương, khả năng, kinh nghiệm của trẻ. Cụ thể là tôi quan sát, theo dõi, tìm hiểu, để hiểu tâm sinh lý từng trẻ thông qua các hoạt động chơi, hoạt động học, và các hoạt động khác trong ngày, sau đó ghi chép đánh giá sự phát triển của từng trẻ. Căn cứ vào kết quả đánh giá tôi áp dụng phương pháp phân loại, phân

trẻ thành từng nhóm.

Ví dụ: Những trẻ phát triển chậm về mặt tình cảm vào một nhóm; những trẻ phát triển chậm về kỹ năng xã hội vào một nhóm; những trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt, ứng xử nhanh vào một nhóm… Từ đó xác định nội dung hỗ trợ cho từng trẻ trong các nhóm vào những hoạt động cụ thể. Nội dung giáo dục tình cảm kỹ năng, xã hội được tích hợp vào các hoạt động như sau:

Giờ đón trẻ, thể dục sáng: Tôi rèn cho trẻ thói quen chào cô và các bạn khi tới lớp, chào tạm biệt và chúc bố mẹ một ngày vui/ngày làm việc tốt. Nhắc trẻ tự mình cất giày dép, áo khoác và đồ dùng đúng nơi quy định của lớp. Khen ngợi những biểu hiện tốt của trẻ, nhắc nhở những biểu hiện chưa đúng (lời nói, hành vi, thái độ của trẻ) và giúp trẻ biết cách làm đúng nếu cần.

Tổ chức cho trẻ thể dục sáng và điểm danh, rèn trẻ thực hiện các yêu cầu về tính kỷ luật, tuân theo các hướng dẫn, tín hiệu, hiệu lệnh.

Tổ chức trò chuyện đầu giờ, tôi lựa chọn nội dung giáo dục tình cảm, kỹ năng xã hội phù hợp để đưa vào trò chuyện đầu giờ.

Ví dụ: như chủ điểm trường mầm non trò chuyện về trường, lớp, cô giáo, bạn bè, tên trường/lớp, địa điểm. Trong trường có những ai, họ làm công việc gì? Những đồ dùng, đồ chơi trong lớp, cảnh đẹp trong trường. Tên cô giáo, tên các bạn, đặc điểm bên ngoài, tính cách, giới tính, sở thích và khả năng của các bạn. Trò chuyện thảo luận về quy định của lớp (làm gì để lớp mình sạch, đẹp..). Trò chuyện hôm nay lớp mình có điều gì mới. Trẻ quan sát lẫn nhau, quan sát lớp để phát hiện những điểm mới lạ và chia sẻ cho nhau. Trò chuyện về cách thể hiện cảm xúc, những biểu hiện cảm xúc những việc nên và không nên làm trong giao tiếp với mọi người.

Giờ hoạt động học: Thảo luận/đọc hoặc kể chuyện về sự rụt rè/ nhút nhát, về cảm giác khi ở một mình, khi có bạn, khi cùng chơi với bạn. Chia trẻ thành những nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm làm một bức tranh để trang trí. Ví dụ: hoạt động khám phá xã hội “tìm hiểu nghề Bác sỹ” phần chơi trò chơi trẻ quan sát tranh và chọn mặt thể hiện cảm xúc. Mặt cười vui là đúng, mặt buồn mếu là sai..vv

VD: Qua giờ khám phá khoa học "Cây xanh và môi trường sống". Cô giáo có thể đàm thoại: Cây xanh để làm gì? Cây xanh có ích lợi như thế nào? Muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải làm gì? Qua lợi ích của cây xanh, cô giáo dục cháu không ngắt ngọn bẻ cành, mà phải biết bảo vệ chăm sóc cây xanh để cây cho ta nhiều lợi ích.

Giờ học phát triển vận động: Cô giáo dục trẻ siêng năng thể dục, tập đều đặn giúp cơ thể khoẻ mạnh, trong lúc tập các con không chen lấn, không xô đẩy nhau.

Giờ học tạo hình: "Vẽ người thân trong gia đình". Cô có thể đàm thoại. Gia đình cháu gồm có những ai? Gia đình cháu thuộc gia đình nhỏ hay gia đình lớn? Mọi người sống trong gia đình phải như thế nào với nhau? Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng đối với ông bà, cha mẹ, anh chị, biết nhường nhịn em bé.

Giờ học Làm quen chữ cái: Nhắc nhở cháu ngồi ngay ngắn, cất đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp, biết giữ gìn bảo quản đồ dùng.

Giờ làm quen văn học: Qua truyện "Tấm Cám".Cô đàm thoại cùng trẻ:

Tấm là người như thế nào? Mẹ con Cám là người như thế nào? Con thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Cô giáo dục cháu lòng thật thà, chăm lo lao động, dạy cháu yêu cái thiện, ghét cái ác, hình thành cho trẻ lòng nhân ái đối với mọi người xung quanh; Hay truyện “Bác gấu đen và hai chú thỏ”, Cô hỏi: Các con yêu thích nhân vật nào trong chuyện kể? Vì sao? Qua chuyện kể “Bác gấu đen và hai chú thỏ” cháu phải biết quan tâm yêu thương và giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, biết nhận lỗi khi mình phạm sai lầm. Sau cuối tiết học tôi đã tạo một “tình huống” cho trẻ đó là cung cấp nhiều khối hộp to cho hai nhóm trẻ để trẻ cùng nhau “hợp tác” xây hoàn thành ngôi nhà cho thỏ sớm nhất và đẹp nhất. Nhóm có tình cảm yêu thương biết chia sẻ và có tinh thần “hợp tác ” tốt sẽ được tuyên dương.

Giờ học âm nhạc: Bài "Bông hoa Mừng Cô".Đàm thoại: Đối với cô giáo các con phải như thế nào? Khi tặng hoa cho cô, các con tặng bằng mấy tay? Thông qua đó giáo dục trẻ khi nhận hoặc trao vật gì với người lớn nên trao hoặc nhận phải bằng hai tay, khi nhận các con nói lời cảm ơn.

Sau một thời gian thực hiện những thói quen về lễ giáo chất lượng lớp tôi tăng lên rõ rệt, trẻ biết chào hỏi, thưa trình, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, yêu mến cô giáo, đoàn kết với bạn bè, lễ phép với người trên.

Giờ hoạt động ngoài trời: Hoạt động nhóm “làm sạch đẹp sân trường”. Chia trẻ thành những nhóm nhỏ cho cả lớp đi tham quan sân trường cùng chỉ ra những việc cần làm để sân trường đẹp hơn. Tạo tình huống cô bị trượt chân ngã, qua đó giáo dục trẻ về sự quan tâm, cách xử lý khi có người bị thương, cách đi để không bị trượt ngã.

Giờ hoạt động vui chơi ở các góc; Góc đóng vai trò chơi gia đình, Bác sỹ, bán hàng; Ví dụ: Bác sĩ biết thăm hỏi bệnh nhân ân cần, xưng hô, cô, chú, bác, cháu đau chỗ nào? Đau ra sao? Y tá phát thuốc dặn bệnh nhân uống thuốc ngày mấy lần, bệnh nhân nhận thuốc, nhận đơn thuốc bằng hai tay và nói lời cảm ơn đối với cô y tá, bác sĩ.

Ví dụ: Trẻ chơi bán hàng: Người bán hàng: Cô, chú mua gì ạ?

Người mua: Bao nhiêu tiền một đôi dép ạ? Qua hoạt động vui chơi cháu mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếp, trong ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình.

(Ảnh trẻ chơi làm bác sỹ)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép tạo tình huống giáo dục phát triển tình cảm xã hội

Góc khám phá TC tìm sợ khác nhau giữa các bạn; Góc xây dưng TC xây trường mầm non; Góc thiên nhiên TC chăm sóc cây xanh; Góc nghệ thuật làm dây hoa, cờ trang trí lớp. Tôi quan sát và tham gia vào trò chơi với tư cách như một vai chơi, giúp trẻ rèn luyện về các kỹ năng xã hội, kỹ năng thể hiện tình cảm phù hợp, kiểm soát cảm xúc, giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh.

Giờ ăn trưa: Tổ chức tốt các bước của việc tổ chức bữa ăn và cho trẻ thực hiện nghiêm túc các yêu cầu ở từng bước.

Giờ hoạt động chiều: Trò chuyện, thảo luận về cách thể hiện cảm xúc tiêu cực, tức giận, thất vọng. Ví dụ: Trong hoạt động chiều cho trẻ chơi với các tấm thẻ. Cô trải các tấm thẻ thể hiện cảm xúc của các bác gấu ra sàn và yêu cầu trẻ lựa chọn tấm thẻ bác gấu đang vui, đang buồn, đang tức giận.. cho trẻ chơi thể hiện cảm xúc cùng bác gấu, trẻ nào nhận được tấm thẻ buồn thì thể hiện cảm xúc buồn…hay cho trẻ chơi nhìn thẻ để đoán cảm xúc, phân loại cảm xúc.

2.3.3. Phối hợp gia đình trong giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non.

Kết hợp chặt chẽ, thống nhất giữa nhà trường và gia đình. Tôi luôn lắng nghe những ý kiến của các bậc cha mẹ và từ đó giúp cho các bậc cha mẹ cách giáo dục lễ giáo cho trẻ đúng đắn, phù hợp hơn. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình cảm của trẻ để kết hợp giáo dục trẻ ở nhà tốt hơn và đồng bộ như ở trường. Mặt khác còn kết hợp với phụ huynh trong việc sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về giáo dục lễ giáo và trong phong trào sáng tác thơ, nhạc, tiểu phẩm có nội dung giáo dục lễ giáo. Tôi luôn trao đổi với phụ huynh thông báo về một số thông tin của trẻ ở trường như ở lớp con rất ngoan song cháu còn nhút nhát, ít tham gia các hoạt động chung của lớp...và trao đổi với cha, mẹ trẻ về một số thông tin của trẻ ở gia đình Ví dụ: Ở nhà con có hay chơi với anh/chị không, với hàng xóm không? Con làm được gì đơn giản để giúp đỡ cha mẹ và định hướng trao đổi với phụ huynh để phối hợp giáo dục các cháu như; về nhà anh/chị nên khuyến khích con làm những việc đơn giản giúp đỡ cha, mẹ, biết quan tâm, hỏi han khi bố, mẹ bị ốm, mệt..vv:

2.3.4.Giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội thông qua ngày hội, ngày lễ.

Thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội như Tết Trung thu, ngày 20/11, tết Nguyên đán, lễ hội làng... Từ ý nghĩa của những ngày lễ lớn, tôi đã tổ chức các hoạt động văn nghệ để chào mừng, đồng thời ôn lại truyền thống của dân tộc để giáo dục trẻ lòng tự hào dân tộc, biết kính trọng những người đã hy sinh cho lợi ích dân tộc, lợi ích trồng người. Nhằm hình thành cho trẻ lòng tự hào, kính yêu đối với người lớn tuổi, thông qua đó khuyến khích trẻ học tập và phấn đấu thành con người có ích cho xã hội.

2.3.5. Xây dựng môi trường giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non.

Tạo môi trường cơ sở vật chất: Trong nhóm lớp tôi bố trí không gian để sắp xếp các góc chơi cho trẻ phù hợp, thuận tiện, đồ dùng đồ chơi để nơi dễ lấy, dễ thấy, dễ tìm và phải thuận tiện cho việc đi lại. Không gian đủ diện tích cho mọi trẻ được giao tiếp và qua lại giữa các nhóm chơi với nhau. Đồ dùng đồ chơi trong các góc cần đa dạng, mang tính mở. Đồ dùng đồ chơi bố trí ở các góc chơi luôn được bổ sung, luân chuyển và đổi mới tạo cho trẻ sự hấp dẫn, khích thích trẻ hoạt động tích cực, mở rộng nội dung chơi, các quan hệ giao tiếp (trẻ được thực hành, luyện tập cách ứng xử trong giao tiếp). Tôi luôn bổ sung thêm đồ chơi trong các góc theo từng chủ đề để tạo sự tò mò, khám phá của trẻ, kích thích trẻ tích cực giao tiếp với nhau, tạo cho trẻ nhiều cơ hội hợp tác với bạn, giúp đỡ bạn khi bạn cần; tạo tình huống để trẻ học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau.

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép tạo tình huống giáo dục phát triển tình cảm xã hội

Tạo môi trường xã hội tôi luôn tạo mối quan hệ thân thiện, gần gũi, yêu thương với trẻ, trẻ thường xuyên được giao tiếp, môi trường lớp học không có bạo lực, la mắng hay xúc phạm trẻ. Khi trẻ cảm thấy an toàn trong môi trường của mình, trẻ sẽ mong muốn khám phá và tiếp cận những trải nghiệm cũng như những kiến thức mới; môi trường học tập an toàn là nơi mà trẻ không bị lạm dụng thể chất và lời nói. Luôn tôn trọng trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tự khẳng định bản thân (khuyến khích trẻ tham gia hợp tác cùng phát triển). Tôn trọng gia đình trẻ, không phân biệt dân tộc, hoàn cảnh kinh tế, văn hóa gia đình. Đối xử công bằng với mỗi trẻ. Thái độ của cô với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.

Luôn tạo cho trẻ niềm vui xuyên suốt trong tất cả các hoạt động trong ngày, từ hoạt động học, đến hoạt động chơi, hoạt động ngoài trời hay mọi lúc mọi nơi. Tôi đưa ra các câu hỏi mở hướng sự chú ý của trẻ tới mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người và những mẫu hành vi đúng, đẹp cũng như các ứng xử giữa con người với con người mà trẻ đã được nghe và quan sát. Đồng thời hướng dẫn tạo điều kiện cho trẻ liên hệ bản thân với bạn, với người thân trong cuộc sống hàng ngày. Tăng cường các hoạt động giao tiếp, giao lưu cảm xúc giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cô giáo và giữa trẻ với những người xung quanh, đây chính là điều kiện để giúp trẻ tự tin thiết lập sự gắn bó và hình thành các mối quan hệ xã hội.

2.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm nghiên, đánh giá

Qua quá trình giáo dục lễ giáo ở nhà trường phối hợp sự giáo dục lễ giáo cho trẻ ở gia đình kết quả được nâng lên và có sự chuyển biến rõ rệt cụ thể. Từ những biện pháp tôi nghiên cứu và thực hiện, chất lượng giáo dục về lễ giáo của lớp tôi tăng lên rõ rệt đó là điều làm tôi phấn khởi, yêu nghề, yêu trẻ càng nhiều. Giúp tôi có nghị lực trong công tác. Trẻ biết chào hỏi lễ phép, xưng hô với bạn với cô phù hợp. Trong các giờ vui chơi trẻ biết chơi cùng bạn, nhường nhịn bạn khi chơi, cất và sắp xếp đồ chơi gọn gàng. Trẻ mạnh dạn giao tiếp với cô với bạn, có thói quen tốt trong học tập ,trong giờ ăn, giờ ngủ trẻ ngoan hơn, lễ phép hơn, trẻ được hình thành những thói quen vệ sinh văn minh, biết chào hỏi khi có khách đến, biết trao nhận bằng hai tay, biết quan tâm đến mọi người và cảnh vật xung quanh.

Trẻ có ý thức về bản thân: Biết tên, tuổi, giới tính, sở thích, khả năng của bản thân 25/25 đạt 100% tăng so với đầu năm là 30%.

Trẻ nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh 23/25 đạt % tăng so với đầu năm là 46%.

Trẻ có hành vi và quy tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi 23/25 đạt % tăng so với đầu năm là 49%.

Trẻ biết quan tâm và bảo vệ môi trường 25/25 đạt 100% tăng so với đầu năm là 49%.

3. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận

Từ những biện pháp đã áp dụng tôi đã rút ra nhiều bài học bổ ích cho bản thân là lồng ghép tích hợp giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội vào các hoạt động học học để dạy trẻ mọi nơi mọi lúc. Giáo viên phải nắm chắc các yếu tố tâm sinh lý của trẻ trên cơ sở đó có biện pháp giáo dục cụ thể và kịp thời khắc phục những thiếu sót của trẻ.

Kết hợp chặc chẽ giữa giáo viên, nhà trường và gia đình .Thường xuyên trao đổi về tình hình thực tại của trẻ và thông báo với phụ huynh về nội dung giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ để thống nhất giáo dục trẻ. Kết hợp với phụ huynh sưu tầm sáng tác các bài thơ, bài hát hoặc các bức tranh có nội dung giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội.

Cô giáo phải thật sự là tấm gương sáng để trẻ noi theo, luôn giàu tình yêu thương, luôn thận trọng trong mọi hành vi của mình, thân thiện yêu thương để tạo tâm lý thoải mái cho trẻ thực hiện tốt mọi hành vi cũng như hoạt động giao tiếp, nhằm giúp trẻ từng bước hình thành nhân cách cho trẻ. Bên cạnh đó môi trường và cảnh quan sư phạm cũng góp phần hình thành cho trẻ những hành vi văn minh để dần dần hoàn thiện nhân cách tốt đẹp của truyền thống con người Việt Nam phù hợp với mọi chuẩn mực đạo đức xã hội một cách tự nguyện. Cô phải luôn tìm tòi sáng tạo, sưu tầm tranh ảnh, thơ ca, hò vè có nội dung giáo dục về phát triển tình cảm kỹ năng xã hội.

3.2. Kiến nghị

Với nhà trường tăng cường công tác bồi dưỡng cho giáo viên nội dung về giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội, việc lồng ghép các nội dung giáo dục vào các hoạt động trên lớp.

Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động giáo dục phát tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ vui chơi, múa hát xem phim, kể chuyện, xem tranh ảnh có nội dung giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội trong các hoạt động của trường, lớp mầm non.

Kết hợp với phụ huynh sưu tập sáng tác các bài thơ, bài hát hoặc các bức tranh có nội dung giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội.

Trên đây là một số biện pháp về giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ, tôi đã áp dụng thực hiện trong năm học 2018 - 2019 tại lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi A1 trường mầm non Trường Giang và đã gặt hái được một số kết quả thiết thực. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp để bản sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn

Trường Giang, ngày 06 tháng 2 năm 2020

Người viết

Nguyễn Thị Khen


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

skkn một số giải pháp giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trường mầm non thiệu đô, huyện thiệu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.59 MB, 24 trang )

1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi
gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh,
gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Mọi trẻ
em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. Khi
xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng
đắn và được đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em sẽ trở thành
chủ nhân hữu ích của tương lai, thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền
giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt: Đức, trí, thể, mỹ.
“Giáo dục mầm non luôn hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ,
chuẩn bị những năng lực, phẩm chất, và các kỹ năng sống cần thiết…cho trẻ vào
học lớp 1. Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non đã
và đang là một nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác giáo dục mầm non”[1],
là tiền đề quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ, giúp trẻ có kinh nghiệm
trong cuộc sống, biết điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động
và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tự phục vụ,
tính tư duy sáng tạo của trẻ.
Đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói chung và trẻ mầm non nói riêng, "Phát
triển tình cảm và kỹ năng xã hội” cho trẻ chính là một sự chuẩn bị quan trọng
nhất, là một nền tảng giúp hình thành nên cách sống tích cực của trẻ. Với những
nội dung gần gũi với trẻ như: Giữ vệ sinh cá nhân và bảo vệ thân thể; nhận biết
được những điều an toàn hay nguy hiểm với bản thân; ứng phó với những tình
huống bất ngờ; ứng xử văn minh, lịch sự… Trên thực tế chương trình giáo dục
mầm non chưa có những hoạt động giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội riêng
biệt cho trẻ mà tích hợp giáo dục qua các hoạt động trong ngày, đa số giáo viên
chưa biết cách tận dụng các cơ hội trong ngày để lồng ghép nội dung giáo dục
tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, chưa biết chọn nội dung giáo dục phù hợp
với độ tuổi của trẻ. Hơn nữa, trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú
trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến việc phát triển tình cảm
và kỹ năng xã hội cho trẻ, luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại,


nhút nhát, thiếu tự tin không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng
nghe và làm việc theo nhóm, các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế. Bên cạnh
đó, trẻ chưa biết cách xử lý phù hợp với những tình huống diễn ra hằng ngày
như: thưa, gửi, cảm ơn, xin lỗi, thăm hỏi, giúp đỡ…hay những hành vi gây hại
với môi trường: vứt rác bừa bãi, hái hoa, bẻ cành, không thích chăm sóc cây cối,
con vật xung quanh…
Là giáo viên mầm non nhiều năm liền phụ trách lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi,
nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội đối
với sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ sẽ làm
thế nào để giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ một cách linh hoạt, đạt
hiệu quả cao nhất, vì vậy tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: "Một số giải pháp

1


giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường mầm
non Thiệu Đô huyện Thiệu Hóa" để nghiên cứu và thực hiện.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, công
cuộc xây dựng quê hương đổi mới từng ngày, vì vậy tri thức giảng dạy ở trong
nhà trường phải là những kiến thức cơ bản, hiện đại, sát thực tiễn, dùng làm chìa
khóa để mở cánh cửa khoa học, là cái vốn mà thế hệ trẻ có thể vận dụng vào
cuộc sống tiếp tục học lên, tự bồi dưỡng và tiếp thu các quá trình đào tạo tiếp
theo trong suốt cuộc đời. Vậy việc trang bị những kiến thức ban đầu cho các
cháu là một việc làm vô cùng quan trọng nhằm góp phần xây dựng đất nước
phồn vinh. Giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non là một trong
những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm mục đích đào tạo thế
hệ trẻ Việt Nam tự tin, sống có trách nhiệm và tham gia tốt hơn vào các hoạt
động xã hội.
“Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình


cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hính thánh những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị
cho trẻ em vào lớp một”[2]. Ở lứa tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi, tình cảm của trẻ đã
khá rõ nét và ổn định; trẻ biết cách quan tâm, chia sẻ với bạn bè và người thân;
khả năng kiềm chế chế của trẻ ở độ tuổi này tốt hơn so với trước. Tuy nhiên trẻ
vẫn chưa thể kiềm chế được các rung động của mình và các xúc cảm trực tiếp.
Lúc này, sự chỉ dẫn, động viên của người lớn có ảnh hưởng tích cực và làm cho
trẻ tin vào sức lực và khả năng của mình, ngược lại sự đánh giá một cách gay gắt
và tiêu cực sẽ làm cho trẻ nản chí. Phương pháp giáo dục tình cảm và kĩ năng xã
hội đúng đắn sẽ góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Như chúng ta đã biết bậc Mầm non là “Bậc học nền tảng trong hệ thống
giáo dục quốc dân”. Vì trẻ mầm non chính là thế hệ măng non của đất nước, là
những thế hệ xây dựng tương lai đất nước sau này, những gì trẻ được học ở
trường mầm non chính là hành trang cho sự tiến bước vào đời của trẻ. Với đề tài
này, mục đích của tôi là đánh giá thực chất việc giáo dục tình cảm và kĩ năng xã
hội cho trẻ ở trường mầm non Thiệu Đô nói chung, lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A1
nói riêng. Tìm ra nhiều biện pháp sáng tạo trong việc giúp trẻ nâng cao ý thức về
bản thân, có các hành vi và quy tắc ứng xử xã hội đúng chuẩn mực, biết quan
tâm đến môi trường sống…góp phần hình thành nhân cách ban đầu ở trẻ, nâng
cao chất lượng giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ trong nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A1 trường mầm non Thiệu Đô
1.4. Phuơng pháp nghiên cứu:
Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ là tiền đề quan
trọng cho việc học và phát triển toàn diện của trẻ. Phát triển tình cảm và kỹ năng
xã hội cho trẻ sẽ hình thành và phát triển ở trẻ năng lực cá nhân, trang bị cho trẻ
kỹ năng sống để giúp trẻ hoà nhập vào cộng đồng xã hội, là yếu tố cần thiết giúp
trẻ học tập tốt ở trường mầm non.
Qua quá trình, thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 8/2016 đến cuối
2



tháng 3/2017 về giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi, tôi đã sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp giao lưu tình cảm, tiếp xúc gần gũi
- Phương pháp dùng lời
- Phương pháp sử dụng tình huống
- Phương pháp sử dụng trò chơi
- Phương pháp cho trẻ tham gia các hoạt động lao động
- Phương pháp giám sát, nhận xét, đánh giá
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Đối với trẻ việc đi học, đến trường mầm non là một bước ngoặt lớn, ở đó
trẻ được học được chơi với các bạn, được cô chăm sóc và giáo dục rất ân cần.
Mong muốn của các cô là làm sao để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về
đức, trí, thể, mỹ.
Nội dung giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội là một trong những module
bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên mầm non. Vấn đề giáo dục tình
cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ là vấn đề đang được xã hội quan tâm, cho nên cùng
với việc lựa chọn cách giáo dục phù hợp cho trẻ mầm non thì mỗi người giáo
viên lồng ghép vấn đề này vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở
lớp mình phụ trách chắc chắn rằng hiệu quả giáo dục sẽ rất cao. Đối với bản
thân tôi là một giáo viên mầm non, đây là một đề tài khá khó. Nhưng tôi đã
quyết tâm thực hiện đề tài của mình đã đưa ra bằng cách tìm kiếm thông tin qua
các kênh thông tin cập nhật thời sự hằng ngày để tích lũy kiến thức làm nền tảng
cho việc giáo dục lồng ghép theo đề tài đã chọn và việc áp dụng đề tài phải dựa
trên nguyên tắc:
Giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội được phát triển qua tất cả các hoạt
động trong ngày của trẻ nhất là qua giờ đón trả trẻ, qua hoạt động học, hoạt động
góc, hoạt động ngoài trời…
Giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội được tích hợp phù hợp vào hoạt động


phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của
trẻ. Các hoạt động phải gần gũi không xa lạ gắn với thực tế của địa phương, đảm
bảo tự nhiên nhẹ nhàng.
Ở trường mầm non việc giáo dục để phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội
cho trẻ thông qua nhiều nội dung như: Ý thức về bản thân (Thể hiện sở thích,
khả năng của bản thân; Thực hiện các công việc được giao; Mạnh dạn, tự tin bày
tỏ ý kiến...), hành vi và quy tắc ứng xử xã hội (Tôn trọng, hợp tác, yêu mến,
quan tâm chia sẻ, nhận xét và tỏ thái độ với hành vi đúng - sai, tốt xấu…), quan
tâm đến môi trường sống. Do vậy giúp trẻ phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội là
một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên mầm non.
Việc giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội không chỉ giúp trẻ mạnh dạn, tự
tin hơn mà nó còn là tiền đề cho quá trình phát triển toàn diện nhân cách trẻ để
trẻ vững bước vào lớp một. Song với tình hình của lớp tôi đang đa số trẻ thuộc
gia đình ở nông thôn mang nặng tính nhút nhát, thụ động, ích kỷ, không tự tin
3


trong các hoạt động học hoặc khi chơi cùng với nhóm …Biết được một số đặc
điểm của trẻ tôi luôn động viên trẻ, trao đổi với phụ huynh về nhà giúp đỡ động
viên trẻ để trẻ tin vào sức lực và khả năng của bản thân. Song một số trẻ vẫn
chưa thật sự tự tin trong các hoạt động hàng ngày, để trẻ tích cực, mạnh dạn, tự
tin hơn tham gia hoạt động có hiệu quả tôi luôn trăn trở và suy nghĩ tìm ra các
giải pháp hữu hiệu nhất để giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ.
Giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non đã và đang là một
nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác giáo dục mầm non, là vấn đề then chốt,
là nền móng để phát huy tối đa hiệu quả giáo dục. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ
giúp trẻ tự tin, sống có trách nhiệm và tham gia tốt hơn vào các hoạt động xã
hội.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Trường mầm non Thiệu Đô là một trong những trường nông thôn thuộc


huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa, trường có 1 địa điểm khang trang sạch sẽ nằm
ở trung tâm của xã nhà. Trường có 17 nhóm lớp với tổng số học sinh là 446 trẻ,
có 36 đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đầu năm học tôi được nhà trường
phân công phụ trách lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A1 với tổng số là 31 trẻ, trong đó có
14 trẻ nữ và 17 trẻ nam. Lớp có 2 cô chủ nhiệm, như vậy trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ được giao tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi:
Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” đã
có trong kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để phát triển tình
cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non một cách chung nhất, đây chính là định
hướng giúp giáo viên thực hiện giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho
trẻ và những kỹ năng cơ bản đầu tiên của trẻ mầm non cần rèn như: Rèn luyện
kỹ năng tự tin, rèn kỹ năng hợp tác, kỹ năng tò mò, kỹ năng giao tiếp, rèn kỹ
năng tự phục vụ…
Các cấp lãnh đạo Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục và nhà trường luôn quan
tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới
hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực
hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới.
Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên về tình hình của con ở
nhà, thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo
dục các con
Lớp học đầy đủ tiện nghi phục vụ tốt cho mọi hoạt động của cô và trẻ. Có
phòng học rộng rãi thoáng mát, sân trường sạch đẹp, an toàn.
Hội phụ huynh lớp cũng tích cực ủng hộ cả về vật chất và tinh thần cho
chúng tôi trong qua trình giảng dạy, thực hiện nhiệm vụ được giao.
Giáo viên trong lớp nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, yêu trẻ, trẻ khỏe
nhiệt tình. Bản thân tôi luôn tìm tòi phương pháp tốt nhất giúp trẻ được học,
được khám phá và khắc sâu kiến thức.
b. Khó khăn:
Chưa có nhiều tài liệu sách báo về giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội cho


4


trẻ để giáo viên nghiên cứu, tham khảo.
Giáo viên trong lớp còn nhiều hạn chế về phương pháp và chưa có kinh
nghiệm tích hợp giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ vào các hoạt động
trong ngày.
Đa số trẻ được bố mẹ nuông chiều nên trẻ chưa có kỹ năng xã hội cần
thiết theo độ tuổi.
c. Khảo sát thực trạng:
Qua khảo sát đầu năm cho thấy:
Nhóm tình cảm, kỹ năng
xã hội trọng tâm

Kỹ năng nhận thức về bản
thân
Kĩ năng ứng xử phù hợp với
những người gần gũi xung
quanh
Kĩ năng hợp tác
Kỹ năng tuân thủ các quy tắc
xã hội
Kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ
phép
Kỹ năng tự phục vụ
Kĩ năng kiểm soát cảm xúc

Tổng số Trẻ mạnh dạn, tự tin Trẻ nhút nhát, chưa
trẻ
tự tin


31

Số trẻ
25

Tỷ lệ %
80,6

Số trẻ
6

Tỷ lệ %
19,4

31

24

77,4

7

22,6

31

25

80,6


6

19,4

31

23

74,2

8

25,8

31

27

87,1

4

12,9

31

27

87,1


4

12,9

31

26

83,9

5

16,1

Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy trẻ còn nhiều hạn chế trong phát triển
tình cảm, kĩ năng xã hội, tỷ lệ đạt còn khá thấp, nên tôi luôn băn khoăn làm sao
để nâng cao chất lượng giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Giải pháp 1: Giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ trong giờ
đón trẻ và trả trẻ.
Thông qua giờ đón trả trẻ, tôi luôn rèn cho trẻ những hành vi và quy tắc
ứng xử xã hội như: kỹ năng tự chào hỏi, lễ phép, tự cất đồ dùng cá nhân gọn
gàng....Ngay từ đầu năm học, tôi đã tập cho trẻ ý thức tự cất đồ dùng cá nhân
5


gọn gàng, ngăn nắp đúng nơi quy định, tôi sẽ kiểm tra xem bạn nào thực hiện
chưa đạt để nhắc nhở, khích lệ động viên trẻ cố gắng, bạn nào đã thực hiện tốt
cuối ngày tôi sẽ đánh giá và nêu gương, từ đó việc cất đồ dùng cá nhân đúng nơi
quy định không còn là “hành động” mà trở thành “ý thức”, trẻ tự thực hiện


không cần phải đợi nhắc nhở hay kiểm tra.

Hình ảnh trẻ tự cất đồ dùng cá nhân
Trong giờ đón và trả trẻ: tôi trò chuyện với trẻ, cho trẻ xem tranh ảnh các
tình huống giáo dục kỹ năng xã hội, qua đó tạo cho trẻ một số tình huống giáo
dục và khắc sâu tình cảm và các kĩ năng xã hội cho trẻ.
Ví dụ: cho trẻ quan sát tranh bé giúp đỡ người khác, tôi trò chuyện với trẻ:
Con đã được ai giúp đỡ bao giờ chưa? con đã giúp đỡ ai chưa? khi giúp đỡ ai
làm một việc gì đó con có thấy vui không? nếu được người khác giúp đỡ con sẽ
6


làm gì? …Qua đó tôi giáo dục trẻ biết nói lời cám ơn khi được người khác giúp
đỡ và nhắc nhở trẻ biết giúp đỡ mọi người xung quanh.
Ví dụ: Để rèn thói quen ăn uống vệ sinh cho trẻ, tôi cho trẻ quan sát tranh
về hành động chưa đúng như chưa rửa tay đã bốc thức ăn, ăn thức ăn chưa được
nấu chín… và trò chuyện với trẻ về hành động mà trẻ thấy trong bức tranh, qua
đó giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh trước, trong và sau khi ăn như: rửa tay trước
khi ăn và không ăn những thức ăn đã rơi xuống đất.
Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát tranh "một cậu bé đá bóng trong nhà làm vỡ
chiếc ly thủy tinh của mẹ": Tôi hỏi trẻ: Đó là hành động đúng hay sai? với tình
huống trên theo con nên làm gì để nhận lỗi? Tôi tham khảo và lắng nghe ý kiến
của trẻ sau đó đưa ra ý kiến của mình để thảo luận cùng trẻ: con có thể xin lỗi
mẹ, hứa với mẹ từ nay không đá bóng ở trong nhà nữa.
Bố mẹ là tấm gương đầu tiên cho trẻ học tập những thói quen tốt. Việc
phối hợp với phụ huynh trong giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ là vô
cùng cần thiết.

7



Hình ảnh cô trò chuyện với phụ huynh trong giờ đón trả trẻ
Trong các buổi đón trẻ tôi thường trao đổi những nội dung ngắn gọn, dễ
hiểu, dễ thực hiện và mang tính thuyết phục, tôi thường xuyên trao đổi những kỹ
năng tự phục vụ trong tuần cho cha mẹ trẻ biết để cùng phổi hợp rèn kĩ năng cho
trẻ đạt hiệu quả cao nhất, tôi luôn khuyến khích phụ huynh tạo điều kiện để trẻ
tự phục vụ bản thân: rửa mặt, đánh răng, thay quần áo, tự chọn quần áo, đồ dùng
cá nhân chuẩn bị đi học…nhắc nhở phụ huynh cần dạy trẻ những kỹ năng như
ghi nhớ số điện thoại của bố, mẹ, địa chỉ gia đình để trẻ có thể tự bảo vệ bản
thân khi gặp nguy hiểm.
Phụ huynh hãy cho trẻ được chơi, bày đồ chơi, không cấm đoán trẻ, lúc
này cần thiết nhất là dạy trẻ phải tự cất đồ chơi hoặc ba mẹ cùng cất với trẻ,
tuyệt đối không nên làm thay cho trẻ. Hãy cho trẻ cùng tham gia công việc trong
gia đình, nêu lên hiểu biết và suy nghĩ của mình, từ đó sẽ có hướng điều chỉnh
kỹ năng xã hội phù hợp với trẻ 5 - 6 tuổi.
8


Bên cạnh đó, tôi tuyên truyền phụ huynh cần phối hợp với giáo viên một
cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục
trong nhà trường. Cha mẹ nên tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham
gia các buổi họp của nhà trường và dự một số giờ học, dự các hoạt động trong
ngày của trẻ, chỉ bằng cách đó thôi cha mẹ đã giúp trẻ hiểu rằng học là phải học
cả đời. Tôi tuyên truyền để phụ huynh hiểu giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội
cho trẻ hiện nay là điều mà mỗi cá nhân, bậc làm cha, làm mẹ điều phải quan
tâm, tuyên truyền để họ hiểu điều quan trọng trong việc rèn luyện giáo dục tình
cảm và kỹ năng xã hội chính là việc “không nên cấm đoán trẻ làm mà hãy dạy
trẻ cách thực hiện chúng”. Cô giáo, cha mẹ là tấm gương, bằng việc làm đơn
giản, gần gũi hàng ngày mà dạy kỹ năng xã hội cho trẻ.
Cha mẹ cần giáo dục để trẻ cảm thấy thoải mái tự tin trong mọi tình


huống của cuộc sống. Nếu cha mẹ muốn giáo dục trẻ biết tự giữ kỷ luật, trước
hết cần đánh thức sự tự ý thức của trẻ, cố gắng khơi gợi để trẻ luôn nghĩ về bản
thân mình một cách tích cực và đừng bao giờ phá vỡ suy nghĩ tích cực về bản
thân trẻ.
Trong gia đình, việc dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống rất
cần thiết. Để trẻ có được những kỹ xảo, thói quen sử dụng đồ dùng một cách
chính xác, thuần thục và khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên
luyện tập, mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, đó là cung cấp cho
trẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính
cha mẹ và những người xung quanh trẻ.
Giải pháp 2: Giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ thông qua
hoạt động học
Giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ qua hoạt động khám phá khoa
học. Ví dụ: qua hoạt động phám phá khoa học chủ đề "Bản thân" tôi giáo dục trẻ
ý thức về bản thân như cho trẻ tự giới thiệu về mình với các bạn: Tên, tuổi, giới
tính, những điều bé thích, không thích. Trẻ biết được điểm giống và khác nhau
giữa mình với người khác, bước đầu ý thức được vị trí, trách nhiệm của bản thân
trong gia đình và lớp học. Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với bạn bè
qua hoạt động khám phá "Ai đang vui, ai đang buồn": giúp trẻ nhận biết một số
trạng thái, cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận…Từ đó trẻ mạnh dạn, tự tin bày tỏ
ý kiến của mình.
Hay qua hoạt động khám phá khoa học chủ đề gia đình: Khi cho trẻ quan
sát một số vật dụng nguy hiểm như: ổ điện, bếp đang đun, phích nước, nồi canh
nóng... qua đó giáo dục trẻ biết tránh một số hành động có thể gây nguy hiểm
cho bản thân và người khác.
Hoạt động làm quen với văn học bồi dưỡng cho trẻ kinh nghiệm sống,
nhân cách tốt đẹp qua những câu truyện bài thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao...
Ví dụ: Trong câu chuyện “Gấu con bị sâu răng” với nội dung “Bạn Gấu
con bị sâu răng do ăn nhiều bánh kẹo mà không chịu đánh răng”, hay trong bài
thơ “Thỏ bông bị ốm” với nội dung bạn Thỏ bông bị đau bụng với lý do ăn thức


ăn còn sống, uống nước ngoài ao” nhằm lồng ghép giáo dục kỹ năng tự phục vụ,
9


an toàn, tự bảo vệ (đánh răng trước khi đi ngủ, không ăn thức ăn chưa được nấu
chín, không ra gần bờ ao, giếng nước dễ xảy ra tai nạn).
Được nghe kể chuyện là điều trẻ rất thích, do đó tôi lựa chọn câu chuyện
phù hợp để lồng ghép giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ. Chẳng hạn với câu
chuyện “Mỗi người một việc” có nội dung giáo dục “tất cả các bộ phận trên cơ
thể bé đều rất quan trọng”, khi đó tôi chuyển tải tới trẻ những thông điệp quý
báu “kỹ năng tự nhận thức bản thân”, hãy biết giữ gìn và bảo các bộ phận trên
cơ thể mình. Hoặc khi kế cho trẻ nghe các câu chuyện mang tính giáo dục tình
cảm như Tích Chu, ba cô gái…qua câu truyện tôi đặt ra những câu hỏi tình
huống như: Ví dụ người thân trong gia đình mình bị ốm con sẽ chăm sóc họ như
thế nào? Con sẽ làm gì để mọi người vui hơn và nhanh khoẻ…
Tôi giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ qua câu chuyện “Chú vịt xám”: “Khi
được bố mẹ cho chơi như đi công viên, siêu thị hoặc đến những nơi công cộng
thì phải đi với bố mẹ, không được chạy lung tung để khỏi bị lạc” qua đó tôi đặt
ra những câu hỏi tình huống dạy trẻ, nếu chẳng may con bị lạc thì con sẽ làm thế
nào? Tôi đã cho trẻ suy nghĩ và mời trẻ đưa ra cách giải quyết, tôi lắng nghe ý
kiến của trẻ, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi: Theo con làm như vậy có được
không? Tại sao? Sau đó, cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất: Khi bị lạc mẹ,
bé hãy bình tĩnh, không khóc và chạy lung tung mà hãy đứng yên tại chỗ bị lạc
chờ vì bố, mẹ sẽ quay lại chỗ đó để tìm bé, nếu muốn nhờ người lớn gần đó giúp
đỡ bé phải tìm công an hoặc những người mặc đồng phục (bảo vệ, nhân viên.) ở
gần chỗ đó để nhờ giúp đỡ để tìm bố mẹ. Tuyệt đối không đi theo người lạ dù
người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ vì có thể đó sẽ là kẻ xấu lợi dụng cơ hội đó
bắt cóc hoặc làm hại bé...
Hoạt động âm nhạc và các hoạt động khác trong hoạt động học cũng góp
phần không nhỏ rèn sự mạnh dạn, tự tin và tình yêu gia đình, bạn bè, yêu quê


hương đất nước cho trẻ. Do đó, tôi luôn chọn nội dung phù hợp với trẻ lớp mình,
kết hợp với phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan, trẻ được nghe, được
xem hình ảnh cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm nhuần ý nghĩa của cuộc
sống xung quanh, từ đó trẻ tích luỹ cho mình những bài học kinh nghiệm. Hàng
ngày tôi ghi chép từng chi tiết về sự tiến bộ của trẻ, các mối quan hệ với cô, với
bạn, ghi chép những kỹ năng trẻ đạt được trong mỗi ngày, lưu trữ dữ liệu, sản
phẩm để đánh giá trẻ, đồng thời có cơ sở để thay đổi, bổ sung các biện pháp giáo
dục từng trẻ và giúp trẻ hình thành phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội theo
hướng chuẩn mực.

10


Hình ảnh cô và trẻ trong giờ hoạt động âm nhạc
Giải pháp 3: Giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ thông qua
hoạt động góc.
Một đứa trẻ nếu thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến lười biếng, thụ động
và khó khăn khi tham gia vào các hoạt động tập thể. Thực hiện kế hoạch chỉ đạo
chuyên môn của Phòng giáo dục và kế hoạch chuyên môn của nhà trường đã xác
định mục tiêu và xây dựng kế hoạch về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
trong năm học, tôi luôn bám sát và rèn cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ theo tuần.
Các kĩ năng đó được tôi lồng ghép vào việc tổ chức hoạt động góc hàng ngày
cho trẻ.

11


Hoạt động góc phản ánh sự sáng tạo, độc đáo của nhận thức và ngôn ngữ,
nó là tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh. Khi trẻ hoạt động góc
có nghĩa là đang sống trong cuộc sống thực, trong khi chơi trẻ được đối thoại


cùng nhau, trao đổi thỏa thuận, thương lượng cùng nhau, trẻ phải nói cho bạn
chơi hiểu và phải hiểu lời bạn cùng chơi, từ đó làm cho trí tuệ của trẻ phát tiển
mạnh mẽ chịu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tình cảm xã hội của trẻ hướng
đến cái đẹp trong giao tiếp, góp phần hình thành hành vi văn minh trong xã hội,
hình thành thái độ tích cực của trẻ với bản thân. Trong hoạt động góc, trẻ biết
cách tôn trọng, hợp tác, chia sẻ và chấp nhận với các bạn cùng chơi.
Ví dụ: Trẻ chơi góc phân vai có trò chơi “bác sĩ”, bác sĩ khám bệnh cho
bệnh nhân với thái độ vui vẻ, niềm nở, y tá cấp phát thuốc và dặn bệnh nhân
uống thuốc đúng giờ và ngồi chờ khám theo lượt. Tôi thường nhập vai chơi với
trẻ và hướng cho cô y tá dẫn người già và trẻ nhỏ được ưu tiên đi khám trước.
Có thể nói trẻ đóng vai bác sĩ đã có kinh nghiệm sống rất tốt và trẻ đã áp dụng
ngay trong quá trình chơi, kỹ năng giao tiếp và ứng xử văn minh được thể hiện.
Ở chủ đề “Giao thông” khi chơi “Mẹ chở con đi học bằng xe máy”, yêu
cầu trẻ phải đội mũ bảo hiểm, qua đó tôi dạy trẻ cách đội, cách gài dây, thao tác
lặp đi lặp lại 2 - 3 lần, từ đó hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Hoặc với trò
chơi “Đi ô tô” tôi cũng chú ý xem cách thể hiện của trẻ để có những gợi mở kịp
thời như: Các bác đã thắt dây an toàn chưa, đừng thò đầu, thò tay ra ngoài khi xe
đang chạy nhé.
Với nhóm bán hàng: tôi rèn kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép cho trẻ, rèn
trẻ đưa đón đồ dùng cho bạn bằng 2 tay, rèn tinh thần đoàn kết khi chơi, khi chơi
không ném đồ chơi bừa bãi, chơi xong giáo dục trẻ có ý thức cất đồ dùng, đồ
chơi gọn gàng.
Với chủ đề “Gia đình” dạy trẻ kỹ năng chia sẻ, thể hiện sự quan tâm lẫn
nhau giữa các thành viên trong gia đình, ví dụ như: gọi điện thoại hỏi thăm,
chăm sóc ông bà, gia đình cùng nhau đi du lịch, thăm hỏi lẫn nhau lúc ốm đau.
Với nhóm “Nấu ăn”, tôi cũng lưu ý đến những thao tác mà trẻ thể hiện vai
của mình: Bắc nồi lên bếp ga đặt đã đúng giữa bếp chưa? nếu không sẽ dễ đổ và
xảy ra tai nạn, nấu xong phải nhớ tắt bếp, bắc nồi phải dùng cái lót tay để không
bị bỏng.
Trong thời gian gần đây, cháy nổ là hiểm hoạ luôn rình rập với tất cả mọi


nhà. Chính vì vậy, với trẻ mẫu giáo tuy còn nhỏ tuổi song tôi nghĩ rằng cũng cần
dạy cho trẻ một số kỹ năng ứng biến nếu chẳng may có điều đó xảy ra. Tôi đã
đưa tình huống: “Nếu bé thấy có khói, hoặc cháy ở đâu đó bé sẽ phải làm thế
nào?” Qua tình huống này tôi dạy trẻ kĩ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn: Khi
thấy có khói hoặc cháy ở đâu, trước hết bé phải chạy xa chỗ cháy, hãy hét to để
báo với người nhà và những người xung quanh có thể nghe thấy.
Từ những tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách cho trẻ
thảo luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình đã có để tìm
cách giải quyết vấn đề. Thông qua đó cô giúp trẻ tìm ra phương án tối ưu nhất,
đó cũng chính là kinh nghiệm mà tôi dạy trẻ. Thông qua hoạt động đó cũng giúp
12


trẻ có sự tư duy logic, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ có thêm
kinh nghiệm trong cuộc sống.

Hình ảnh trẻ hoạt động góc
Hoạt động góc diễn ra trong thời gian tương đối dài (45 phút), có rất nhiều
tình huống xảy ra, tôi luôn bao quát và kịp thời can thiệp để điều chỉnh hành vi,
giúp trẻ có thói quen tốt, biết được điều gì nên làm, điều gì không nên làm, lâu
dần những thói quen tốt, những hành vi đẹp sẽ được tích luỹ và trở thành kỹ
năng xã hội đối với trẻ.
Giải pháp 4: Giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ thông qua
hoạt động ngoài trời.
Hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh
hoạt hàng ngày của. Bởi thông qua đó, trẻ được tiếp xúc, gần gũi với thiên
nhiên, hít thở bầu không khí trong lành, đồng thời được khám phá, thoả mãn trí
tò mò của trẻ, phát triển được nhiều kỹ năng xã hội cần thiết.
Thông qua các hoạt động có chủ đích, các hoạt động giúp trẻ nhận biết và
làm quen với môi trường và cuộc sống xung quanh… Có thể nói, khi trẻ tham


gia các hoạt động ngoài trời, khi trẻ đùa nghịch, cười nói, chạy nhảy… thực chất
là trẻ khám phá, học hỏi và có điều kiện phát triển tốt nhất những cảm xúc tích
cực của mình.
13


Bên cạnh đó, các hoạt động này giúp trẻ phát triển về mặt thể chất,
vận động, giúp bé tiêu hao năng lượng, do đó sẽ ăn ngủ ngon hơn. Việc chạy
nhảy, vui đùa, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cho đầu óc thoải mái, sảng
khoái hơn, bé sẽ tiếp thu các bài học trong lớp một cách dễ dàng hơn.
Một lợi ích quan trọng của các hoạt động ngoài trời là tăng cường kĩ năng
giao tiếp của trẻ. Trẻ sẽ tiếp xúc, làm quen, nói chuyện với các bạn trong lớp, từ
đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Ngoài ra, trẻ sẽ dễ dàng thích
nghi, hòa nhập khi đến các môi trường khác. Do đó, có thể khẳng định rằng,
hoạt động ngoài trời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể
chất, tình cảm, trí tuệ của trẻ.
Ví dụ: “Quan sát vườn trường” trẻ thể hiện cảm xúc vui vẻ, thoải mái, từ
đó trẻ yêu thích cái đẹp, yêu thiên nhiên.

Hình ảnh trẻ đang hoạt động ngoài trời
Khi cho trẻ lao động nhổ cỏ, tưới cây, quan sát và trò chuyện về cây
xanh, cây hoa, tôi sẽ trò chuyện cùng trẻ về ích lợi của việc chăm sóc các loài
cây, hoa đó. Việc làm này hình thành ở trẻ lòng tự hào khi được góp công sức
của mình vào việc làm cho môi trường xanh - sạch - đẹp.
Trẻ chơi với cát, nước, sỏi, phấn vẽ, đất đá để biết được tính chất của
chúng. Chơi với lá cây như xếp lá thành những hình dạng khác nhau theo trí
14


tưởng tượng của trẻ như hình bông hoa, căn nhà, con bướm. Trẻ tham gia trồng


cây và chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực trường nhằm phát triển óc tò mò
ở trẻ: quan sát sự thay đổi hàng ngày của cây xanh trong trường và phân loại
chúng có nhóm hoa, nhóm không có hoa, nhóm ăn quả...
Qua những trò chơi này cũng giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giới
xung quanh, cách chăm sóc cây xanh và bảo vệ cây xanh, rèn cho trẻ cách giao
tiếp lịch sự với mọi người.
Khi cho trẻ dạo chơi sân trường, tôi thường đặt câu hỏi với trẻ: làm thế
nào để sân trường sạch đẹp? (nhặt lá cây rơi, nhặt rác bỏ vào thùng rác). Từ đó,
hình thành được kỹ năng ứng xử văn minh cho trẻ không những ở trường mà trẻ
sẽ thực hiện việc giữ vệ sinh nhà, ở nơi công cộng.
Hay trong hoạt động ngoài trời, khi trẻ chơi tự do, vừa quan sát trẻ chơi
tôi vừa hướng dẫn trẻ cách chơi an toàn: Khi leo lên cầu trượt thì xếp hàng theo
thứ tự, biết chờ đến lượt, không chen lấn, xô đẩy, đùa nghịch, hò hét, tuyệt đối
không tranh giành đồ chơi, chơi đu quay không quay quá nhanh, không leo trèo
những nơi nguy hiểm....

Hình ảnh trẻ đang hoạt động ngoài trời
Qua đây, trẻ được tự mình học hỏi, khám phá, nhiều đồ chơi, trang thiết bị
trong nhà vẫn không thể thay thế được nhu cầu tự do vui chơi ngoài trời của trẻ.
Với trẻ, vạn vật đang diễn ra trong thế giới này đều mới mẻ, sống động, cuốn
hút và luôn luôn kích thích trí tò mò. Khi trẻ đùa nghịch, chơi đùa với thiên
nhiên, thực chất là trẻ khám phá, học hỏi và có điều kiện phát triển tốt nhất

15


những cảm xúc tích cực của mình. Không gì khiến trẻ thấy thoải mái, tự tin và
vui vẻ hơn khi trẻ được chạm tay vào mọi thứ xung quanh và tự khám phá sự
việc bằng các giác quan, cảm xúc của mình.
Giải pháp 5: Giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ thông qua


hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh, nêu gương bé ngoan trong ngày, trong tuần.
Ngày nay khi xã hội phát triển, trình độ tri thức của trẻ được nâng lên gấp
bội, nhưng bên cạnh đó kỹ năng xã hội của trẻ dường như bị tụt lùi. Điều này
càng thể hiện rõ đối với trẻ ở thành thị, những vùng kinh tế phát triển. Chúng ta
dễ dàng bắt gặp trẻ 5 - 6 tuổi vẫn còn được mẹ chăm bẩm từng ly từng tí: từ việc
vệ sinh cá nhân, mặc quần áo đến việc đút cho ăn. Những việc làm này vô tình
sẽ làm mất dần kỹ năng tự phục vụ ở trẻ. Đối với đứa trẻ kỹ năng tự phục vụ là
rất cần thiết nếu không có kỹ năng đó thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt
động sinh hoạt hàng ngày cho đứa trẻ sau này.
Thông qua hoạt ăn, ngủ, vệ sinh, kỹ năng tự phục vụ của trẻ được rèn
luyện, giáo dục thường xuyên nhất.

Hình ảnh trẻ tự rửa tay trước khi ăn
Ngay từ đầu năm học tôi đã dạy trẻ biết giữ gìn quần áo chân tay sạch sẽ,
trước khi ăn là phải rửa tay, lau mặt. Dạy trẻ có những hành vi văn hóa trong ăn
uống, qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như:
Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử
dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi,
16


nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước
khi ăn, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất, không làm ảnh hưởng đến người xung
quanh. Ăn xong trẻ giúp cô lau bàn, cất ghế.

Hình ảnh trẻ tự xúc cơm ăn
Rèn cho trẻ nề nếp khi ngủ, không nói chuyện, không nằm sấp, không
cầm đồ chơi trong tay, khi ngủ dậy giúp cô gấp chiếu, cất gối... Cứ như thế ngày
này qua ngày khác, lâu dần trẻ tự thực hiện thành nề nếp mà không cần tôi phải
nhắc nhở. Những kỹ năng ấy không những được trẻ thực hiện ở trường mà còn


thực hiện ở nhà, hay ở bất cứ đâu khi trẻ đi đến.
Bên cạnh đó, nêu gương trẻ là cách tôi giúp trẻ nhút nhát, thụ động mạnh
dạn tự tin hơn với mọi hoạt động trong ngày. Bản thân trẻ rất quan tâm tới:
“Bảng bé ngoan”, khi trẻ được lên cắm cờ trẻ sẽ rất phấn khởi, tự hào với các
bạn bè, mong chờ được khoe với bố mẹ vào mỗi buổi chiều, báo các lại kết quả
vì sao mình được lên cắm cờ cho bố mẹ biết. Từ đó tôi đã dần tạo cho trẻ tính
mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với bạn bè, biết giúp đỡ cô, biết làm việc tốt với
bản thân và người khác để được công nhận. Tôi sẽ đưa ra các tiêu chí được lên
cắm cờ: chăm giơ tay phát biểu, biết giúp đỡ cô và bạn bè, mạnh dạn tự tin mọi
hoạt động trong lớp học, biết tự phục vụ bản thân… Và tùy thuộc vào đối tượng
mà tiêu chí đó có được cô và các bạn công nhận hay không.
Với cách làm này trẻ sẽ luôn vui vẻ, tự tin, phấn đấu để cuối ngày được
lên cắm cờ từ đó luôn diễn ra sự cạnh tranh rất lành mạnh giữa các trẻ. Kết quả
17


giúp trẻ tự có nhu cầu hoàn thiện bản thân cao, trẻ sẽ mạnh dạn tự tin hơn trong
các trong các hoạt động trong ngày, dần dần thói quen tốt nảy sinh trở thành một
nhu cầu, một kỹ năng sống tốt của trẻ, góp phần không nhỏ vào quá trình hình
thành nhân cách tốt cho trẻ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Sau một thời gian thực hiện với các biện pháp giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi phát
triển tình cảm và kĩ năng xã hội mà tôi đã nêu trên khi thực hiện tại lớp tôi đã
đạt được kết quả như sau:
* Đối với giáo viên:
Tôi có thêm nhiều kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục tình cảm
và kỹ năng xã hội cho trẻ.
Bản thân yên tâm, phấn khởi hơn khi tổ chức các hoạt động trong ngày
mà không cần lo lắng e dè mỗi khi có Ban giám hiệu dự giờ thăm lớp hay đón


đoàn thanh tra kiểm tra hoặc tham gia vào các hoạt động kỷ niệm ngày hội ngày
lễ nào đó.
* Đối với phụ huynh học sinh
Phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với
giáo viên để cùng giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ và rất tin tưởng
cô giáo bởi họ tự nhận thấy rõ sự tiến bộ của con mình.
Một số phụ huynh trước đây không hài lòng khi cô giáo giao cho trẻ làm
những việc vừa sức và một số kỹ năng tự phục vụ, nay họ đã nhận thức được
vấn đề và đã rất nhiệt tình phối hợp với giáo viên và rất yên tâm khi đưa con đến
lớp.
Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt hơn, đa số cha mẹ dịu dàng, ít la
mắng trẻ, thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ, phân việc cho trẻ, không cung
phụng trẻ thái quá.
* Đối với trẻ:
Sau khi tiến hành những biện pháp trên tôi thấy trẻ đã có sự phát triển về
tình cảm kỹ năng xã hội cần thiết phù hợp với độ tuổi. Trẻ tham gia vào các hoạt
động một cách tự tin, mạnh dạn
Trẻ lớp tôi có sự chuyển biến rõ nét về việc hình thành các kỹ năng giao
tiếp, hợp tác làm việc theo nhóm, biết chia sẻ, cư xử với nhau một cách thân
thiện và phát triển những phẩm chất tốt đẹp như: Thực hiện công việc được giao,
chủ động, độc lập trong một số hoạt động, phát huy tính kiên trì, tính trung thực,
biết nhường nhịn…Trẻ tự tin, mạnh dạn bày tỏ ý kiến, tham gia vào các hoạt
động của trường lớp, tỏ thái độ với hành vi đúng - sai, tốt - xấu, biết quan tâm
bảo vệ môi trường...
Bảng so sánh kết quả trẻ đạt được sau khi thực nghiệm các biện pháp
Nhóm tình cảm, kỹ năng
xã hội trọng tâm

Tổng số Trẻ mạnh dạn, tự tin Trẻ nhút nhát, chưa
trẻ


tự tin
18


Kỹ năng nhận thức về bản
thân
Kĩ năng ứng xử phù hợp với
những người gần gũi xung
quanh
Kĩ năng hợp tác
Kỹ năng tuân thủ các quy tắc
xã hội
Kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ
phép
Kỹ năng tự phục vụ
Kĩ năng kiểm soát cảm xúc

Số trẻ

Tỷ lệ %

31

31

100

31

31



100

31

31

100

31

30

96,8

31

31

100

31

31

100

31

31



100

Số trẻ

1

Tỷ lệ %

3,2

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
- Kết luận:
Việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục theo chương trình mầm
non mới sẽ giúp giáo viên linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc xác định lựa
chọn, tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, cũng như nghiên cứu lồng
ghép các hình thức với nhau, tạo cho trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động
tạo điều kiện cho trẻ phát triền một cách toàn diện .
Sau một năm nghiên cứu tìm ra "Một số giải pháp giáo dục tình cảm và
kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường mầm non Thiệu Đô huyện
Thiệu Hóa" tôi thấy rằng: trẻ em được giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội tốt
thì sẽ giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn, giúp trẻ có khả năng thích nghi và thành
công trong cuộc sống dễ dàng hơn. Giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ
là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp cho trẻ tự tin, chủ
động xử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống.
Thực tế phát triển tình cảm kỹ năng xã hội của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo chỉ
đơn giản là giao tiếp tốt, biết vui chơi với bạn, biết xin lỗi hoặc cảm ơn đúng
lúc, để thích nghi với môi trường khác nhau….Một đứa trẻ chờ đến lượt chơi sẽ
là người biết kiên nhẫn, một đứa trẻ được tập thích nghi với đám đông sẽ trở
thành người biết tự chủ và tự tin sau này. Đó chính là những lợi ích về lâu dài


mà ngày nay chúng ta quan tâm nhiều hơn đến việc trang bị kỹ năng xã hội cho

19


con ngay từ tuổi mầm non. Cũng cần nói thêm rằng trẻ nhỏ chỉ có thể tích luỹ kỹ
năng xã hội thông qua những trải nghiệm thực tế, trong mỗi đứa trẻ đều có
những tài năng tiềm ẩn, sự chuẩn bị kỹ càng từ lúc đầu đời chính là chìa khoá
thành công cho tương lai mỗi trẻ. Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ lứa tuổi
mầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mỹ là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ. Cha mẹ, cô giáo,
người lớn chúng ta hãy luôn khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia các hoạt động,
tự tin vào bản thân, đồng thời, khuyến khích trẻ khi tham gia vào trò chơi, cần
biết cải tiến, sáng tạo các cách chơi và cố gắng đạt mục đích, đây chính là những
kỹ năng cơ bản để sống và tham gia các hoạt động xã hội trong tương lai.
* Sau khi thực hiện đề tài này với những kết quả đạt được, tôi rút ra bài học
kinh nghiệm sau:
Thông qua việc nghiên cứu đề tài cho thấy để giáo dục tình cảm và kỹ
năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, giáo viên phải xác định được được mục
đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hình thành tình cảm và các kỹ năng xã
hội cho trẻ trong mọi hoạt động.
Bên cạnh những lời nói khích lệ nêu gương, khuyến khích những hành vi,
lời nói tốt của trẻ điều cần làm trước hết là cô giáo và cha mẹ trẻ phải là tấm
gương sáng, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn
cho trẻ. Các bậc làm cha mẹ, cô giáo, những người lớn cần nhẹ nhàng, khéo léo
khi giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, không nên hạ thấp khả năng
của trẻ, không dọa nạt hay bắt trẻ phải làm những việc quá sức của trẻ.
Ngoài lòng yêu nghề mến trẻ, người giáo viên phải có năng lực sư phạm,
có kỹ năng xã hội tốt, trình độ chuyên môn, biết vận dụng những lý luận vào
thực tế và có lòng kiên trì, kiên nhẫn trong công việc, có sự quan tâm đến đặc


điểm của từng cá nhân trẻ.
Tích cực trau dồi học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức qua sách báo, các
phương tiện thông tin đại chúng, internet, qua bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao
trình độ chuyên môn, làm phong phú vốn sống và vốn hiểu biết của mình về
nhiều lĩnh vực.
Thường xuyên chỉ ra cái mới, hãy trao đổi với trẻ về những thông tin mà
cô giáo, cha mẹ mới tìm thấy cho trẻ thấy rằng học lúc nào cũng vừa vui, vừa
thử thách.
Kể chuyện cho trẻ hàng ngày bằng phương pháp mưa dầm thấm lâu: Cô
giáo, cha mẹ hãy dành thời gian mỗi ngày để kể cho trẻ nghe những câu chuyện,
dành thời gian trò chuyện với con trẻ vì chuyện là kho báu của dân tộc, kể
chuyện cổ tích là con đường ngắn nhất, đơn giản hiệu quả nhất giáo dục nhân
cách cho trẻ.
Để hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen, nghi thức văn hóa trong
ăn uống cần thiết không chỉ có sự tập luyện mà còn cần sự thống nhất những
cách thức và phương thức giữa gia đình và lớp mầm non. Chỉ có sự kiên trì,
nhẫn nại, sự đồng cả, sự quan tâm, chú ý và sự giúp đỡ quý báu của người lớn

20


mới giúp trẻ vượt qua những khó khăn, trở ngại, mới tạo được một bầu không
khí thân ái, đầm ấm cần thiết trong bữa ăn.
Bên cạnh đó, để giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hôi cho trẻ một cách tốt
nhất, giáo viên và cha mẹ nên tránh: Không hạ thấp, không doạ nạt trẻ; Không
bao bọc trẻ một cách thái quá sẽ làm trẻ yếu đuối; Không nên giáo huấn quá
nhiều, không tước đoạt của trẻ quyền làm trẻ con hãy để cho trẻ được làm trẻ
con thật sự …
Đó là những bài học kinh nghiệm mà tôi đã rút ra trong quá trình quan sát
và dạy trẻ.


- Kiến nghị:
Để các cháu mẫu giáo nói chung và các cháu 5 - 6 tuổi nói riêng có được
những điều kiện thuận lợi nhất trong khi học cũng như khi chơi. Dựa trên cơ sở
nghiên cứu tôi xin có kiến nghị như sau: Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện bổ sung
những tài liệu tham khảo, trang thiết bị mầm non và đồ dùng phục vụ trong công
tác giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ.
Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện tổ chức các lớp tập huấn giáo dục tình cảm
và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non, bổ sung các tài liệu giáo trình giảng dạy về
việc phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non đến giáo viên
Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn lồng
ghép nội dung giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội vào những hoạt động hàng
ngày của trẻ.
Phòng giáo dục, nhà trường tổ chức các hoạt động mẫu theo chuyên đề:
Giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ.
Trên đây là toàn bộ những hiểu biết của tôi về vấn đề này, rất mong được
sự ủng hộ góp ý một cách chân thành của chị em đồng nghiệp, bạn bè và của các
cấp lãnh đạo để tôi hoàn thiện hơn những hiểu biết của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15/3/2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác

Lê Thị Hằng

Đào Thị Hồng Vinh



21


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI
TT

TÊN ĐỀ TÀI

XẾP
LOẠI

1

Hình thành các biểu tượng toán

B

CƠ QUAN XẾP
LỌAI
CẤP
CẤP
HUYỆN TỈNH
X

NĂM HỌC

2008 - 2009


học về nhận biết định hướng
2

không gian cho trẻ 4 - 5 tuổi
Một số biện pháp dạy trẻ 25 -

B

X

2010 - 2011

3

36 tháng tuổi phát triển vốn từ
Một số biện pháp gây hứng thú

B

X

2011 - 2012

C

X

2015 - 2016

cho trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt


4

động làm quen với văn học
Một số biện pháp giáo dục thể
chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
trường mầm non Thiệu Đô
huyện Thiệu Hóa

MỤC LỤC

22


NỘI DUNG

Trang

Mục lục
1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Lí do chọn đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

2


1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

3
3
4
5

17

dục, với bản thân, đồng nghiệp
18

3. KẾT LUẬN
- Kết luận
- Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

18


20

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Modul MN2: Đặc điểm phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội, những mục tiêu và kết quả
mong đợi ở trẻ mầm non về tình cảm và kĩ năng xã hội.

[2] Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non, Nhà xuất bản giáo dục
Việt Nam.

23


24



SKKN một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổib

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.3 KB, 14 trang )

ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG LỒNG GHÉP GIÁO
DỤC TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI”
1. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp
Trẻ em mầm non là tương lai của đất nước, đất nước có giàu mạnh,
phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật
tốt khi trẻ đang còn ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ 3-4 tuổi nói riêng.
Người giáo viên mầm non ngoài việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, cho ăn, cho
ngủ, giáo dục trẻ thành những đứa trẻ ngoan ngoãn, lễ phép thôi chưa đủ, mà
nhiệm vụ của người giáo viên mầm non còn phải chú trọng đến việc giáo dục
tình cảm và kỹ năng sống cho trẻ.
Ngày nay, khi xã hội phát triển, trình độ tri thức của trẻ được nâng lên
gấp bội, nhưng bên cạnh đó kỹ năng của trẻ dường như bị tụt lùi. Điều này thể
hiện rõ chúng ta dễ dàng bắt gặp tình trạng trẻ em vô tư, thờ ơ, lạnh cảm, chưa có
cách xử lý phù hợp với những tình huống diễn ra hằng ngày như: Thưa, gửi, cảm
ơn, xin lỗi, thăm hỏi, giúp đỡ,…hay những hành vi gây hại với môi trường: Vứt
rác bừa bãi, hái hoa, bẻ cành, không thích chăm sóc cây cối, con vật xung quanh…
Những việc làm này vô tình sẽ làm mất dần kỹ năng sống ở trẻ.
Để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, điều quan trọng là chúng ta tạo môi
trường giáo dục cho trẻ. Đối với đứa trẻ kỹ năng sống là rất cần thiết nếu không có
kỹ năng sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động và sinh hoạt hàng ngày.
Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ là tiền đề quan trọng cho sự phát
triển toàn diện, giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều nên làm và
không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách sử lý các tình huống trong
cuộc sống, khơi gợi khả năng tự phục vụ, tính tư duy sáng tạo của trẻ.
"Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ” chính là một bước chuẩn bị
quan trọng nhất, là một nền tảng giúp hình thành nên cách sống tích cực của trẻ.
Trên thực tế chương trình giáo dục mầm non chưa có những hoạt động giáo dục
tình cảm và kỹ năng xã hội riêng biệt cho trẻ mà chỉ lồng ghép giáo dục tích hợp


qua các hoạt động trong ngày. Nhưng bên cạnh đó số giáo viên chưa biết cách tận
dụng các cơ hội trong ngày để lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho
trẻ, chưa biết chọn nội dung giáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ. Các gia đình
thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến việc phát
triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ
khiến trẻ ỷ lại, nhút nhát, thiếu tự tin không có khả năng chờ đến lượt, không biết
chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế.
Do vậy với vai trò là một giáo viên dạy lớp 3- 4 tuổi, lứa tuổi mà trẻ thể
hiện cái tôi và phát triển về mặt tâm lý rất lớn cần có người định hướng và giáo
1


dục trẻ về tình cảm- kỹ năng sống để góp phần giúp trẻ phát triển một cách toàn
diện. Chính vì vậy mà tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để lồng ghép các nội
dung giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong các hoạt động đạt hiệu quả
cao và tôi đã quyết định nghiên cứu, chọn đề tài: "Một số kinh nghiệm tổ chức các
hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3-4
tuổi" để thực hiện.
1.2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp
Xuất phát từ vai trò quan trọng của việc “Giáo dục tình cảm và kỹ năng xã
hội” đối với trẻ, tôi thấy việc giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong
giai đoạn hiện nay là một việc làm vô cùng quan trọng và có ý nghĩa. Nhưng làm
thế nào để việc tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã
hội một cách có hiệu quả? Điều này quả không dễ dàng đối với tất cả các giáo
viên mầm non.
Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó
vào trong cuộc sống hằng ngày như: Tự tin trong giao tiếp, kỹ năng giải quyết các
vấn đề, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng hợp tác chia sẻ. Giáo dục kỹ năng sống nhằm
giúp trẻ phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách, cung cấp cho trẻ những kiến
thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa,


biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể
trong quá trình hoạt động thực tiễn vớí bản thân, với người khác, với xã hội, ứng
phó với nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết
mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực.
Với đề tài này tôi biết đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều
bạn đồng nghiệp trong ngành. Đặc biệt đề tài tôi đang viết nó có những điểm mới:
Tôi dành sự quan tâm và hình thành ở trẻ những kỹ năng sống. Giáo dục cách
sống tích cực trong xã hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá
nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành
những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình
huống khác nhau trong cuộc sống .
1.3. Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến, giải pháp
Đề tài "Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình
cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi" được áp dụng ở bất kì nơi đâu,
bất kì lúc nào và ở lĩnh vực nào chúng ta cũng có thể áp dụng được một cách nhẹ
nhàng, thoải mái. Nhưng bản thân tôi là một giáo viên mầm non đang dạy lớp 3-4
tuổi nên tôi muốn tập trung khai thác trong phạm vi trường mầm non. Vì thế phạm
vi đề tài của tôi đang được áp dụng cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non mà tôi đang
công tác.
2. PHẦN NỘI DUNG

2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu.
2


Trong những năm đầu tiên của cuộc đời, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, em
nào cũng cần hình thành được một số kỹ năng, kỷ xảo, tri thức kinh nghiệm vững
chắc và đầy đủ, cùng với một số thói quen đạo đức theo chuẩn mực của xã hội, đủ
cho trẻ có thể cư xử trong cuộc sống hằng ngày, giao tiếp với mọi người và để
người khác hiểu mình. Như chúng ta đã biết trẻ 3-4 tuổi khá hiếu động, biết bắt


chước, làm theo, trẻ chưa hiểu rõ được hành động của mình đúng hay sai và như
thế nào. Vì thế nên tôi luôn đặt ra câu hỏi cần cung cấp cho trẻ những gì và rèn
cho trẻ những kỹ năng sống như thế nào để đạt được hiệu quả? Ở đề tài này, tôi
đưa ra một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi, nhằm giúp trẻ phát
triển toàn diện, đồng thời còn tư vấn cho phụ huynh một số biện pháp rèn kỹ năng
sống cho trẻ như thế nào là tốt nhất.
Năm học 2017 – 2018 tôi được Ban giám hiệu phân công phụ trách lớp 3-4
tuổi với tổng số trẻ là 33 trẻ: 16 nam, 17 nữ, trong số đó đa số trẻ chưa qua lớp nhà
trẻ.
Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ lớp tôi phụ trách như
sau :

STT

Nhóm kỹ năng xã hội cốt lõi Trẻ nhanh nhẹn, tự tin
Số trẻ

Tỷ lệ%

Trẻ nhút nhát, chưa
tự tin
Số trẻ
Tỷ lệ%

- Kĩ năng ứng xử phù hợp
1 với những người gần gũi
8/33
24,2%
25/33
75,8%


xung quanh.
2 - Kĩ năng hợp tác.
6/33
18,2%
27/33
81,8%
- Kỹ năng tuân thủ các quy
3
7/33
21,2%
26/33
78,8%
tắc xã hội.
- Kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ
4
7/33
21,2%
26/33
78,8%
phép.
5 - Kỹ năng tự phục vụ.
8/33
24,2%
25/33
75,8%
6 - Kĩ năng kiểm soát cảm xúc.
6/33
18,2%
27/33
81,8%


- Kỹ năng nhận thức về bản
7
10/33
30,3%
23/33
69,7%
thân.
Từ thực trạng đó, bản thân tôi suy nghĩ, trăn trở tìm và thử nghiệm "Một số
kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội
cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi" để giúp trẻ có kiến thức cơ bản, tạo nền tảng tốt cho
quá trình học hỏi, phát triển sau này của trẻ.
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi đã gặp không ít những thuận lợi và
khó khăn như sau :
* Thuận lợi:
3


Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi
dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo
mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non.
Bản thân tôi có trình độ trên chuẩn, công tác trong ngành cũng đã lâu năm
nên có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động dạy trẻ. Tâm huyết với
nghề, nhiệt tình, năng động trong mọi công việc. Thực hiện tốt chương trình chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của Bộ giáo dục và đào tạo.
Giáo viên hiểu được hoàn cảnh và điều kiện sống của trẻ ở gia đình để có
biện pháp giáo dục phù hợp
Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên về tình hình của con ở
nhà, thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo
dục các con.
Tuy nhiên cùng với thuận lợi, bản thân tôi còn gặp một số khó khăn sau.


*Khó khăn:
Về phía giáo viên: Ở trường, giáo viên chủ yếu đi sâu truyền thụ những
kiến thức cho trẻ qua các giờ học, ít chú trọng đến việc rèn các kỹ năng sống cho
trẻ, nên hầu hết trẻ chưa có nhiều vốn kiến thức về kỹ năng sống. Kỹ năng lồng
ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ vào các hoạt động trong ngày
của giáo viên còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Về phía trẻ: Đa số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ và trẻ được bố mẹ nuông chiều
nên trẻ chưa có kỹ năng xã hội cần thiết theo độ tuổi.
Về phía phụ huynh: Một số phụ huynh chưa hiểu hết được tầm quan trọng
của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và chưa quan tâm đến việc dạy kỹ năng
sống cho trẻ.
* Nguyên nhân thực trạng
Chương trình giáo dục hiện nay còn nặng về kiến thức. Bên cạnh đó áp lực
về công tác chuyên môn là quá lớn, cho nên giáo viên chủ yếu tập trung thời gian,
công sức để làm tốt công tác chuyên môn; ít có thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu,
sưu tầm tài liệu về kỹ năng sống.
Nhiều gia đình chưa đủ hiểu tâm lý của con em mình. Chỉ quan tâm đến
việc kiếm tiền, đáp ứng nhu cầu vật chất cho con em mà lãng quên việc dạy bảo
con em những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như: Kỹ năng ứng xử, giao tiếp;
kỹ năng tự bảo vệ...
Trẻ còn nhút nhát, chưa chủ động tham gia vào các hoạt động tập thể.
Những việc trẻ có thể tự giải quyết và thực hiện được nhưng trẻ lại thụ động, trong
chờ và ỷ lại vào người lớn.
Công tác phối kết hợp giữa phụ huynh và cô giáo trong việc rèn và giáo dục
tình cảm, kỹ năng cho trẻ chưa được thường xuyên.
2.2. Các giải pháp
4


Trong thực trạng đó, cũng như nhận thức được tình hình thực tế hiện nay,


tôi đã suy nghĩ tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm tổ chức các hoạt
động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi như
sau:
Giải pháp 1: “ Lồng ghép giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ
trong giờ đón trẻ và trả trẻ”.
Tôi luôn rèn cho trẻ những hành vi và quy tắc ứng sử xã hội trong giờ đón
trẻ như: cử chỉ, lời nói lễ phép của trẻ với mọi người, kỹ năng tự chào hỏi, tự cất
đồ dùng cá nhân gọn gàng....
Ngay từ đầu năm tôi đã tập cho trẻ ý thức tự cất đồ dùng gọn gàng, ngăn
nắp lúc vào lớp cũng như lúc ra về, tôi sẽ kiểm tra xem bạn nào thực hiện chưa
đạt, bạn nào đã thực hiện tốt cuối ngày tôi sẽ đánh giá và nêu gương bạn thực hiện
tốt, đồng thời cũng khích lệ động viên cá nhân chưa cố gắng, từ đó việc cất đồ
dùng cá nhân đúng nơi quy định không còn là “hành động” mà trở thành “ý thức”,
trẻ tự thực hiện không cần phải đợi nhắc nhở hay kiểm tra.
Thông qua giờ đón và trả trẻ : Tôi trò chuyện với trẻ, cho trẻ xem tranh ảnh
các tình huống giáo dục kỹ năng xã hội, qua đó tạo cho trẻ một số tình huống giáo
dục và khắc sâu tình cảm và các kĩ năng xã hội cho trẻ.
Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát tranh "một cậu bé đá bóng trong nhà làm vỡ lọ hoa":
Tôi hỏi trẻ: Đó là hành động đúng hay sai? Với tình huống trên theo con nên làm
gì để nhận lỗi? Tôi tham khảo và lắng nghe ý kiến của trẻ sau đó đưa ra ý kiến của
mình để thảo luận cùng trẻ: Con có thể xin lỗi mẹ, hứa với mẹ từ nay không đá
bóng ở trong nhà nữa.
Ví dụ: Cho trẻ quan sát tranh bé được người khác giúp đỡ, tôi trò chuyện với trẻ:
- Con đã được ai giúp đỡ bao giờ chưa? Con đã giúp đỡ ai chưa? Khi giúp đỡ ai
làm một việc gì đó con có thấy vui không? Nếu được người khác giúp đỡ con sẽ
làm gì?
Qua đó tôi giáo dục trẻ biết nói lời cám ơn khi được người khác giúp đỡ và nhắc
nhở trẻ hãy đoàn kết giúp đỡ nhau.
Ví dụ: Để rèn thói quen ăn uống vệ sinh cho trẻ, tôi cho trẻ quan sát một số bức
tranh có những hành động chưa đúng và trò chuyện với trẻ về hành động mà trẻ


thấy trong bức tranh, qua đó giáo dục trẻ biết rửa tay trước khi ăn và không ăn
những thức ăn đã rơi xuống đất.
Giải pháp 2: “Lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ
trong giờ hoạt động học”
Phát triển tình cảm cho trẻ qua hoạt động khám phá:
Ví dụ: Qua hoạt động phám phá theo chủ đề "Bản thân" tôi giáo dục trẻ ý thức về
bản thân như cho trẻ tự giới thiệu về mình với các bạn: Tên, tuổi, giới tính, những
điều bé thích, không thích. Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với bạn bè
5


qua hoạt động khám phá "Gương mặt vui, gương mặt buồn": giúp trẻ nhận biết
một số trạng thái, cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận..
Ví dụ: Qua hoạt động khám phá theo chủ đề gia đình: Khi cho trẻ quan sát một số
vật dụng nguy hiểm như: ổ điện, bếp đang đun, phích nước nóng... qua đó giáo
dục trẻ biết tránh một số hành động có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người
khác.
Bồi dưỡng cho trẻ kinh nghiệm sống, nhân cách tốt đẹp qua những câu
truyện bài thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao...
Ví dụ: Trong bài thơ “Thỏ bông bị ốm” với nội dung “Bạn Thỏ bị đau bụng với lý
do ăn thức ăn còn sống, uống nước ngoài ao” nhằm lồng ghép giáo dục kỹ năng an
toàn, tự bảo vệ (không ăn thức ăn chưa được nấu chín, không ra gần bờ ao, giếng
nước dễ xảy ra tai nạn), Được nghe kể chuyện là điều trẻ rất thích, do đó tôi lựa
chọn câu chuyện phù hợp để lồng ghép giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ. Chẳng
hạn chủ đề Bản thân, với câu chuyện “Cậu bé mũi dài” có nội dung giáo dục “tất
cả các bộ phận trên cơ thể bé đều rất quan trọng”, khi đó cô chuyển tải những
thông điệp quý báu “kỹ năng tự nhận thức bản thân”, hãy biết giữ gìn và bảo các
bộ phận trên cơ thể mình.
Ví dụ: Khi kể cho trẻ nghe các câu chuyện mang tính giáo dục tình cảm như Tích
Chu, ba cô gái.. qua câu truyện tôi đặt ra những câu hỏi tình huống như: Ví dụ


người thân trong gia đình mình bị ốm con sẽ chăm sóc họ như thế nào? Con sẽ
làm gì để họ đỡ buồn và nhanh khoẻ?…
Với chủ đề “Gia đình” thông qua câu chuyện “Chú vịt xám” tôi giáo dục kỹ năng
xã hội cho trẻ: “Khi được bố mẹ cho đi công viên, siêu thị hoặc đến những nơi
công cộng thì phải đi với bố mẹ, không được chạy lung tung để khỏi bị lạc” qua
đó tôi đặt ra những câu hỏi tình huống dạy trẻ, nếu chẳng may con bị lạc thì con sẽ
làm thế nào? Tôi đã cho trẻ suy nghĩ và mời trẻ đưa ra cách giải quyết, tôi lắng
nghe ý kiến của trẻ, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi : Theo con làm như vậy có
được không? Tại sao? Sau đó, cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất: Khi bị lạc
mẹ, bé hãy bình tĩnh, không khóc và chạy lung tung mà hãy đứng yên tại chỗ bị
lạc chờ vì bố, mẹ sẽ quay lại chỗ đó để tìm bé, nếu muốn nhờ người lớn gần đó
giúp đỡ bé phải tìm công an hoặc những người mặc đồng phục (bảo vệ, nhân
viên)ở gần chỗ đó để nhờ giúp đỡ để tìm bố mẹ. Tuyệt đối không đi theo người lạ
dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ vì có thể đó sẽ là kẻ xấu lợi dụng cơ hội
đó bắt cóc hoặc làm hại bé...
Rèn sự mạnh dạn, tự tin và tình yêu gia đình, bạn bè, yêu quê hương đất
nước cho trẻ qua hoạt động âm nhạc hoặc các hoạt động khác diễn ra trong hoạt
động học cũng vậy, tôi luôn chọn nội dung phù hợp với trẻ lớp mình, kết hợp với
phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan, trẻ được nghe, được xem hình ảnh
cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm nhuần ý nghĩa của cuộc sống xung
quanh, từ đó trẻ tích luỹ cho mình những bài học kinh nghiệm. Hàng ngày tôi ghi
6


chép từng chi tiết về sự tiến bộ của trẻ, các mối quan hệ với cô, với bạn, ghi chép
những kỹ năng trẻ đạt được trong mỗi ngày, lưu trữ dữ liệu, sản phẩm để đánh giá
trẻ, đồng thời có cơ sở để thay đổi, bổ sung các biện pháp giáo dục từng trẻ và
giúp trẻ hình thành các kỹ năng xã hội.
Giải pháp 3: Lồng ghép giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ
trong giờ hoạt động ngoài trời.


Hoạt động ngoài trời là cũng là một hoạt động mà tôi có thể lồng ghép tích
hợp nhiều kỹ năng xã hội cần thiết.
Ví dụ: “Nhìn ngắm hoa đẹp” trẻ thể hiện cảm xúc vui vẻ, thoải mái, từ đó trẻ yêu
thích cái đẹp, yêu thiên nhiên.
Ví dụ: Khi cho trẻ lao động nhổ cỏ tưới cây, quan sát và trò chuyện về cây xanh,
cây hoa, tôi sẽ trò chuyện cùng trẻ để về ích lợi của việc làm hình thành ở trẻ lòng
tự hào khi được góp công sức của mình vào việc làm cho môi trường xanh - Sạch đẹp. Khi cho trẻ dạo chơi sân trường, tôi thường đặt câu hỏi với trẻ: Làm thế nào
để sân trường sạch đẹp? (nhặt lá cây rơi, nhặt rác bỏ vào thùng rác, hình thành
được kỹ năng ứng xử văn minh cho trẻ không những ở trường mà trẻ sẽ thực hiện
việc giữ vệ sinh nhà, ở nơi công cộng.
Hay trong hoạt động ngoài trời, khi trẻ chơi tự do, vừa quan sát trẻ chơi tôi
vừa hướng dẫn trẻ cách chơi an toàn: Khi leo lên cầu trượt thì xếp hàng theo thứ
tự, biết chờ đến lượt, không chen lấn, xô đẩy, đùa nghịch, hò hét, tuyệt đối không
tranh giành đồ chơi, chơi đu quay không quay quá nhanh....
Giải pháp 4: Lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ
trong giờ hoạt động góc.
Hoạt động góc phản ánh sự sáng tạo, độc đáo của nhận thức và ngôn ngữ, nó
là tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh. Khi trẻ hoạt động góc có
nghĩa là đang sống trong cuộc sống thực, trong khi chơi trẻ được đối thoại cùng
nhau, trao đổi thỏa thuận, thương lượng cùng nhau, trẻ phải nói cho bạn chơi hiểu
và phải hiểu lời bạn cùng chơi, từ đó làm cho trí tuệ của trẻ phát triển mạnh mẽ
chịu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tình cảm xã hội của trẻ hướng đến cái đẹp
trong giao tiếp, góp phần hình thành hành vi văn minh trong xã hội, hình thành
thái độ tích cực của trẻ với bản thân.
Ví dụ: Trong chủ đề “nghề nghiệp” ở góc phân vai có trò chơi “bác sĩ”, bác sĩ
khám bệnh cho bệnh nhân với thái độ vui vẻ, niềm nở, y tá cấp phát thuốc và dặn
bệnh nhân uống thuốc đúng giờ và ngồi chờ khám theo lượt. Tôi thường nhập vai
chơi với trẻ và hướng cho cô y tá dẫn người già và trẻ nhỏ được ưu tiên đi khám
trước. Có thể nói trẻ đóng vai bác sĩ đã có kinh nghiệm sống rất tốt và trẻ đã áp
dụng ngay trong quá trình chơi, kỹ năng giao tiếp và ứng xử văn minh được thể


hiện.

7


Ví dụ: Ở chủ đề “Giao thông” khi chơi “ Mẹ chở con đi học bằng xe máy”, yêu
cầu trẻ phải đội mũ bảo hiểm, qua đó tôi dạy trẻ cách đội, cách gài dây, thao tác
lặp đi lặp lại 2- 3 lần, từ đó hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
Hoặc với trò chơi “Đi ô tô” tôi cũng chú ý xem cách thể hiện của trẻ để có những
gợi mở kịp thời như : Các bác đã thắt dây an toàn chưa, đừng thò đầu, thò tay ra
ngoài khi xe đang chạy nhé.
Với nhóm “ Nấu ăn” , tôi cũng lưu ý đến những thao tác mà trẻ thể hiện vai
của mình :
Ví dụ : Bắc nồi lên bếp ga đặt đã đúng giữa bếp chưa? Nếu không sẽ dễ đổ và xảy
ra tai nạn, nấu xong phải nhớ tắt bếp, bắc nồi phải dùng cái lót tay để không bị
bỏng.
Trong thời gian gần đây, cháy nổ là hiểm hoạ luôn rình rập với tất cả mọi
nhà. Chính vì vậy, với trẻ mẫu giáo nhỡ tuy trẻ còn nhỏ tuổi song tôi nghĩ rằng
cũng cần dạy cho trẻ một số kỹ năng ứng biến nếu chẳng may có điều đó xảy ra .
Tôi đã đưa tình huống :
“Nếu bé thấy có khói, hoặc cháy ở đâu đó bé sẽ phải làm thế nào?”
Qua tình huống này tôi dạy trẻ :
Khi thấy có khói hoặc cháy ở đâu, trước hết bé phải chạy xa chỗ cháy, hãy hét to
để báo với người nhà và những người xung quang có thể nghe thấy. Nếu không có
người ở nhà thì chạy báo cho hàng xóm.
Từ những tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách cho trẻ thảo
luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình đã có để tìm cách giải
quyết vấn đề. Thông qua đó cô giúp trẻ tìm ra phương án tối ưu nhất, đó cũng
chính là kinh nghiệm mà tôi dạy trẻ. Thông qua hoạt động đó cũng giúp trẻ có sự
tư duy lôgíc, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ có thêm kinh


nghiệm trong cuộc sống.
Ví dụ: Với nhóm bán hàng: Tôi rèn kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép cho trẻ, rèn
trẻ đưa đón đồ dùng cho bạn bằng 2 tay, rèn tinh thần đoàn kết khi chơi, khi chơi
không ném đồ chơi bừa bãi, chơi xong giáo dục trẻ có ý thức cất đồ dùng, đồ chơi
gọn gàng.
Với chủ đề “Gia đình” dạy trẻ kỹ năng chia sẻ, thể hiện sự quan tâm lẫn
nhau giữa các thành viên trong gia đình, ví dụ như: Gọi điện thoại hỏi thăm, chăm
sóc ông bà, gia đình cùng nhau đi du lịch, thăm hỏi lẫn nhau lúc ốm đau..
Hoạt động vui chơi diễn ra trong thời gian tương đối dài (40 phút), có rất
nhiều tình huống xảy ra, tôi luôn bao quát và kịp thời can thiệp để điều chỉnh hành
vi, giúp trẻ có thói quen tốt, biết được điều gì nên làm, điều gì không nên làm, lâu
dần những thói quen tốt, những hành vi đẹp sẽ được tích luỹ và trở thành kỹ năng
xã hội đối với trẻ.
Một đứa trẻ nếu thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến lười biếng, thụ động và
khó khăn khi tham gia vào các hoạt động tập thể. Thực hiện kế hoạch chỉ đạo
8


chuyên môn của Phòng giáo dục và kế hoạch chuyên môn của nhà trường đã xác
định mục tiêu và xây dựng kế hoạch về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ trong
năm học, tôi luôn bám sát và rèn cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ theo tuần.
Giải pháp 5: Lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ
trong giờ ăn ngủ, vệ sinh.
Trong giờ ăn, ngủ, vệ sinh, kỹ năng tự phục vụ được rèn luyện, được giáo
dục thường xuyên nhất. Ngay từ đầu năm học tôi đã dạy trẻ biết xả nước thì phải
giữ gìn quần áo chân tay sạch sẽ, trước khi ăn là phải rửa tay, lau mặt. Dạy trẻ có
những hành vi văn hóa trong ăn uống, qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ,
rèn tính tự lập như: Biết tự rữa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn,
biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống, ăn uống gọn gàng,
không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết


mời trước khi ăn, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất. không làm ảnh hưởng đến người
xung quanh. Ăn xong trẻ giúp cô lau bàn, cất ghế.
Khi trẻ ngủ: Rèn cho trẻ nền nếp khi ngủ, không nói chuyện, không nằm
sấp, không cầm đồ chơi trong tay, khi ngủ dậy giúp cô gập thảm, cất gối... Cứ như
thế ngày này qua ngày khác, lâu dần trẻ tự thực hiện thành nề nếp mà không cần
tôi phải nhắc nhở. Những kỹ năng ấy không những được trẻ thực hiện ở trường mà
còn thực hiện ở nhà, hay ở bất cứ đâu khi trẻ đi đến.
Giải pháp 6: Lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ
trong hoạt động nêu gương bé ngoan trong ngày, trong tuần.
Với cách làm này tôi giúp trẻ nhút nhát, thụ động mạnh dạn tự tin hơn với
mọi hoạt động trong ngày. Bản thân trẻ rất quan tâm tới: “Bảng bé ngoan” khi trẻ
được lên cắm cờ trẻ sẽ rất phấn khởi, tự hào với các bạn bè, mong chờ được khoe
với bố mẹ vào mỗi buổi chiều, báo cáo lại kết quả vì sao mình được lên cắm cờ
cho bố mẹ biết. Từ đó tôi đã dần tạo cho trẻ tính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp
với bạn bè, biết giúp đỡ cô, biết làm việc tốt với bản thân và người khác để được
công nhận. Tôi sẽ đưa ra các tiêu chí được lên cắm cờ: chăm giơ tay phát biểu,
biết giúp đỡ cô và bạn bè, mạnh dạn tự tin mọi hoạt động trong lớp học biết tự
phục vụ bản thân… Và tùy thuộc vào đối tượng mà tiêu chí đó có được cô và các
bạn công nhận hay không.
Với cách làm này trẻ sẽ luôn vui vẻ, tự tin, phấn đấu để cuối ngày được lên
cắm cờ từ đó luôn diễn ra sự cạnh tranh rất lành mạnh giữa các trẻ. Kết quả giúp
trẻ tự có nhu cầu hoàn thiện bản thân cao, trẻ sẽ mạnh dạn tự tin hơn trong các
trong các hoạt động trong ngày, dần dần thói quen tốt nảy sinh trở thành một nhu
cầu, một kỹ năng sống tốt của trẻ.
Giải pháp 7: Trao đổi, hướng dẫn phụ huynh nội dung và cách giáo dục
tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ.
Cha mẹ là tấm gương đầu tiên cho trẻ học tập những thói quen tốt. Việc phối
hợp với phụ huynh trong giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ là vô cùng
9



cần thiết. Trong các buổi đón trẻ tôi thường trao đổi những nội dung ngắn gọn, dễ
hiểu, dễ thực hiện và mang tính thuyết phục, tôi thường xuyên trao đổi những kỹ
năng tự phục vụ trong tuần cho cha mẹ trẻ biết để cùng phối hợp rèn trẻ đạt hiệu
quả cao nhất, tôi luôn khuyến khích phụ huynh tạo điều kiện để trẻ tự phục vụ bản
thân: rửa mặt, đánh răng, thay quần áo, tự chọn quần áo, đồ dùng cá nhân chuẩn bị
đi học,…nhắc nhở phụ huynh cần dạy trẻ những kỹ năng như: Ghi nhớ số điện
thoại của bố, mẹ, địa chỉ gia đình để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy
hiểm.
Phụ huynh hãy cho trẻ được chơi, bày đồ chơi, không cấm đoán trẻ, lúc này
cần thiết nhất là dạy trẻ phải tự cất đồ chơi hoặc ba mẹ cùng cất với trẻ, tuyệt đối
không nên làm thay cho trẻ. Hãy cho trẻ cùng tham gia công việc trong gia đình,
nêu lên hiểu biết và suy nghĩ của mình, từ đó sẽ có hướng điều chỉnh kỹ năng xã
hội phù hợp với trẻ 3-4 tuổi.
Tôi tuyên truyền phụ huynh cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ
và hợp lý bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trường.
Cha mẹ nên tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp
của nhà trường và dự một số giờ học, dự các hoạt động ngoại khoá, chỉ bằng cách
đó thôi cha mẹ đã giúp trẻ hiểu rằng học là phải học cả đời.
Cần giáo dục để trẻ cảm thấy thoải mái tự tin trong mọi tình huống của cuộc
sống. Nếu cha mẹ muốn giáo dục trẻ biết tự giữ kỷ luật, trước hết cần đánh thức
sự tự ý thức của trẻ, cố gắng khơi gợi để trẻ luôn nghĩ về bản thân mình một cách
tích cực và đừng bao giờ phá vở suy nghĩ tích cực về bản thân trẻ.
Trong gia đình, việc dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống rất cần
thiết. Để trẻ có được những kỹ xảo, thói quen sử dụng đồ dùng một cách chính xác
và thuần thục và khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên luyện tập, mà
còn phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, đó là cung cấp cho trẻ những mẫu
hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính cha mẹ và những
người xung quanh trẻ.
Tôi tuyên truyền để phụ huynh hiểu giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội


cho trẻ hiện nay là điều mà mỗi cá nhân, bậc làm cha, làm mẹ đều phải quan tâm,
tuyên truyền để họ hiểu điều quan trọng trong việc rèn luyện giáo dục tình cảm và
kỹ năng xã hội chính là việc “không nên cấm đoán trẻ làm mà hãy dạy trẻ cách
thực hiện chúng”. Cô giáo, cha mẹ là tấm gương, bằng việc làm đơn giản, gần gũi
hàng ngày mà dạy kỹ năng xã hội cho trẻ.
2.3. Kết quả đạt được:
Sau khi áp dụng "Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo
dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi" trong năm học 2017 –
2018 tôi đã thu được đết quả như sau:
* Đối với giáo viên:
10


Giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo
dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ.
Giáo viên yên tâm, phấn khởi hơn khi tổ chức các hoạt động trong ngày mà
không cần lo lắng e dè mỗi khi có Ban giám hiệu dự giờ thăm lớp hay đón đoàn
thanh tra kiểm tra hoặc tham gia vào các hoạt động kỷ niệm ngày hội ngày lễ nào
đó.
* Đối với phụ huynh:
Phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với giáo
viên để cùng giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo
bởi họ tự nhận thấy rõ sự tiến bộ của con mình.
Một số phụ huynh trước đây không hài lòng khi cô giáo giao cho trẻ làm
những việc vừa sức và một số kỹ năng tự phục vụ, nay họ đã nhận thức được vấn
đề và đã rất nhiệt tình phối hợp với giáo viên và rất yên tâm khi đưa con đến lớp.
Giao tiếp giữa bố mẹ và con cái tốt hơn, đa số cha mẹ dịu dàng, ít la mắng
trẻ, thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ, phân việc cho trẻ, không cưng phụng
trẻ thái quá.
* Đối với trẻ:


Sau khi tiến hành những giải pháp trên tôi thấy trẻ đã có kỹ năng xã hội cần
thiết phù hợp với độ tuổi. Trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tự tin, mạnh
dạn.
Trẻ lớp tôi có sự chuyển biến rõ nét về việc hình thành các kỹ năng giao
tiếp, hợp tác làm việc theo nhóm, biết chia sẻ, cư xử với nhau một cách thân thiện
và phát triển những phẩm chất tốt đẹp như: Tính kiên trì, tính trung thực, biết
nhường nhịn…Trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động của trường, lớp. Tỏ thái độ
với hành vi đúng- sai, tốt- xấu, biết quan tâm bảo vệ môi trường.
So với đầu năm, các nhóm kĩ năng xã hội của trẻ đã tiến bộ rõ rệt:
TT

1
2
3
4
5
6
7

Trẻ nhanh nhẹn, tự Trẻ nhút nhát chưa,
tin
tự tin

Nhóm kỹ năng xã hội cốt lõi

- Kỹ năng ứng xử phù hợp với
những người gần gũi xung quanh.
- Kỹ năng hợp tác.
- Kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã
hội.


- Kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ
phép.
- Kỹ năng tự phục vụ.
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc.
- Kỹ năng nhận thức về bản thân.
11

Số trẻ

Tỷ lệ%

Số trẻ

Tỷ lệ%

24/33

72,7/%

9/33

27,3%

25/33

75,8%

8/33

24,2%



26/33

78,8%

7/33

21,2%

27/33

81,8%

6/33

18,2%

28/33

84,8%

5/33

15,2%

27/33

81,8%

6/33



18,2%

28/33

84,8%

5/33

15,2%


3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp
Sau một thời gian nghiên cứu tìm ra "Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt
động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi"
tôi thấy rằng : Trẻ em được giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội tốt thì sẽ giúp trẻ
mạnh dạn tự tin hơn, giúp trẻ có khả năng thích nghi và thành công trong cuộc
sống dễ dàng hơn. Giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ là một việc làm
hết sức quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp cho trẻ tự tin, chủ động xử lý linh
hoạt các tình huống trong cuộc sống.
Thực tế phát triển tình cảm kỹ năng xã hội của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo bé chỉ
đơn giản là giao tiếp tốt, biết vui chơi với bạn, biết xin lỗi hoặc cảm ơn đúng lúc,
để thích nghi với môi trường khác nhau….Một đứa trẻ chờ đến lượt chơi sẽ là
người biết kiên nhẫn, một đứa trẻ được tập thích nghi với đám đông sẽ trở thành
người biết tự chủ và tự tin sau này. Đó chính là những lợi ích về lâu dài mà ngày
nay chúng ta quan tâm nhiều hơn đến việc trang bị kỹ năng xã hội cho con ngay từ
tuổi mầm non. Cũng cần nói thêm rằng trẻ nhỏ chỉ có thể tích luỹ kỹ năng xã hội
thông qua những trải nghiệm thực tế, trong mỗi đứa trẻ đều có những tài năng
tiềm ẩn, sự chuẩn bị kỹ càng từ lúc đầu đời chính là chìa khoá thành công cho


tương lai mỗi cháu. Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non chính
là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ là nền
tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ. Là giáo viên mầm non chúng ta hãy
luôn khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia các hoạt động, tự tin vào bản thân, đồng
thời, khuyến khích trẻ khi tham gia vào trò chơi, cần biết cải tiến, sáng tạo các
cách chơi và cố gắng đạt mục đích, đây chính là những kỹ năng cơ bản để sống và
làm việc sau này.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài cho thấy để giáo dục tình cảm và kỹ năng
xã hội cho trẻ mẫu giáo bé giáo viên phải xác định được được mục đích, ý nghĩa
và tầm quan trọng của việc hình thành tình cảm và các kỹ năng xã hội cho trẻ
trong mọi hoạt động.
Bên cạnh những lời nói khích lệ nêu gương, khuyến khích những hành vi, lời
nói tốt của trẻ. Các bậc làm cha mẹ, cô giáo, những người lớn cần nhẹ nhàng, khéo
léo khi giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, không nên hạ thấp khả năng
của trẻ, không dọa nạt hay bắt trẻ phải làm những việc quá sức của trẻ.
Ngoài lòng yêu nghề mến trẻ, người giáo viên phải có năng lực sư phạm,
trình độ chuyên môn, biết vận dụng những lý luận vào thực tế và có lòng kiên trì,
kiên nhẫn trong công việc, có sự quan tâm đến đặc điểm của từng cá nhân trẻ.
Giáo viên cần phải là người có kỹ năng xã hội tốt và luôn là tấm gương sáng
cho trẻ noi theo.
12


Tích cực trau dồi học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức qua sách báo, các phương
tiện thông tin đại chúng, internet, qua bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao trình độ
chuyên môn, làm phong phú vốn sống và vốn hiểu biết của mình về nhiều lĩnh
vực.
Đó là những bài học kinh nghiệm mà tôi đã rút ra trong quá trình quan sát
và dạy trẻ.
3.2. Kiến nghị đề xuất


Từ những việc làm cụ thể và kết quả đạt được như vậy song để ngày càng
nâng cao chất lượng giáo dục tình cảm- kỹ năng xã hội cho trẻ ở các trường mầm
non nói chung và trường mầm non nơi tôi giảng dạy nói riêng. Tôi xin mạnh dạn
đề xuất thêm một số ý kiến như sau:
*Đối với Ban Giám hiệu:
Ban Giám hiệu luôn tổ chức các buổi hội thảo về chuyên đề giáo dục tình
cảm- kỹ năng xã hội để giáo viên được trao đổi những vướng mắc trong việc dạy
trẻ.
* Đối với giáo viên:
Trong quá trình lồng ghép tổ chức các hoạt động giáo dục tình cảm- kỹ
năng xã hội cho trẻ, giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo. Thường xuyên thay đổi các
hình thức và sử dụng các thủ thuật, giúp trẻ hứng thú và hoạt động một cách tích
cực.
Biết vận dụng biện pháp lồng ghép một cách khoa học, nhẹ nhàng, thoải
mái để khai thác tối đa hoạt động nhận thức về tình cảm- kỷ năng sống cho trẻ.
Bản thân mỗi giáo viên không ngừng học tập, trau dồi kiến thức để nâng
cao chuyên môn nghiệp vụ và trình độ nhận thức.
*Đối với phụ huynh:
Đưa đón con em đi học đúng giờ và chuyên cần để đảm bảo trẻ được tiếp
thu kiến thức một cách có hệ thống, liên tục.
Phụ huynh cần trao đổi, phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc, nuôi
dưỡng và giáo dục trẻ để có biện pháp giáo dục mềm dẻo, phù hợp với trẻ ở nhà.
Phụ huynh cần tạo điều kiện giúp đỡ cho giáo viên trong việc sưu tầm các
nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để phục vụ cho việc làm đồ dùng đồ chơi
phát huy được khả năng sáng tạo của trẻ.
Trên đây là một số bài học kinh nghiệm mà bản thân tôi đúc rút ra từ tình
hình thực tế giảng dạy. Tuy nhiên bài sáng kiến kinh nghiệm của tôi cũng không
tránh khỏi những hạn chế, kính mong sự góp ý, giúp đỡ của hội đồng sư phạm nhà
trường, bạn bè đồng nghiệp, phòng giáo dục đào tạo để tôi có nhiều kinh nghiệm
hơn trong công tác giảng dạy.


Tôi xin chân thành cảm ơn!

13


14



Skkn một số biện pháp giúp gv giáo dục phát triển tình cảm knxh cho trẻ mầm non

  • doc
  • 33 trang

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng
giáo dục phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chăm sóc, giáo dục phát triển
tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ trong trường mầm non.
3. Tên tác giả:
+ Họ và tên: Nguyễn Thị Quý

Giới tính: Nữ

+ Ngày tháng/năm sinh: 16/04/1968
+ Trình độ chuyên môn: Đại học Mầm non
+ Chức vụ: Hiệu trưởng
+ Đơn vị công tác: Trường mầm non Nhiệt Điện Phả Lại.
+ Điện thoại : 0972389818.
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Quý
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường mầm non Nhiệt Điện Phả Lại.
Địa chỉ: Thạch Thủy – Phả Lại – Chí Linh – Hải Dương.
Số điện thoại: 03203881390.
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Trẻ mầm non (từ 24 tháng đến 72 tháng)
+ Giáo viên trực tiếp dạy trẻ trên các nhóm lớp.
+ Các bậc phụ huynh (Ông, bà, cha, mẹ, những người thân sống chung
một mái nhà với trẻ).
+ Phương tiện, đồ dùng, đồ chơi.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến: 3 tháng (từ tháng 10 năm 2014 đến hết
tháng 12 năm 2014).
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ
(Ký tên)

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Quý
1

TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Một số biện pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục phát
triển tình cảm- kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Trong xã hội đang trên đà phát triển như hiện nay, mọi người thường quan
tâm đến việc học của con, quan tâm đến việc con lĩnh hội tri thức như thế nào
mà quên đi việc giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ. Hậu quả
mà chúng ta thấy hàng ngày xảy ra là; đã có những trẻ vị thành niên phạm tội,
thậm trí có những trẻ em phạm tội nguy hiểm… thật đau lòng khi nhìn thấy các
em sống thờ ơ, vô cảm với mọi người, mọi vật quanh mình… Điều đó làm tôi
trăn trở hàng ngày; là một cán bộ quản lý nhà trường tôi thấy đội ngũ giáo viên
là nhân tố then chốt quyết định đến sự thành công cho chất lượng giáo dục, sự
tương tác giữa giáo viên với trẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giáo dục nhân
cách, đạo đức cho trẻ, giáo viên là nhân tố quan trọng nhất trong việc hỗ trợ
giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội giúp trẻ hình thành nhân cách tốt.
Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục phát triển tình cảm - kỹ năng xã
hội cho trẻ của đội ngũ giáo viên trường mầm non là vô cùng cần thiết.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
- Điều kiện thực hiện thành công sáng kiến:
+ Đội ngũ giáo viên có nghiệp vụ sư phạm từ trung cấp trở lên, tâm huyết,
nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, hiểu sâu sắc về lĩnh vực giáo dục phát triển tình
cảm và kỹ năng xã hội.
+ Phụ huynh học sinh và những người thân của trẻ trong gia đình phối hợp
chặt chẽ với nhà trường về nội dung giáo dục.
+ Các phương tiện, đồ dùng đồ chơi trong nhóm lớp đầy đủ.
- Thời gian áp dụng sáng kiến: 3 tháng (từ tháng 10 đến tháng 12/2014).
- Đối tượng áp dụng : Trẻ trong độ tuổi từ 24 tháng đến 72 tháng tuổi.
2

3. Nội dung sáng kiến:
- Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
+ Bồi dưỡng cho giáo viên nắm chắc phương pháp để hỗ trợ trẻ phát triển
tình cảm và kỹ năng xã hội theo hướng tích cực.
+ Cung cấp kiến thức cho giáo viên hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của
giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội với trẻ mầm non hiện nay. Từ đó
giáo viên xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình chủ động nắm bắt tâm sinh
lý của trẻ để có kế hoạch hỗ trợ cho từng trẻ, xác định những trẻ thiếu hụt cùng
một kỹ năng, phân chia trẻ thành từng nhóm nhỏ để có kế hoạch hỗ trợ trẻ phù
hợp với điều kiện thực tế của nhóm, lớp mình.
- Tính khả thi của sáng kiến
+ Cung cấp nhiều cơ hội cho trẻ được giao tiếp, thực hành, trải nghiệm dưới
nhiều hình thức cá nhân, nhóm nhỏ, tập thể lớp. Tận dụng mọi cơ hội, mọi tình
huống, mọi thời điểm các hoạt động diễn ra trong trường, lớp, như vui chơi, học
tập, lao động vừa sức, tham quan, lễ hội… trong sinh hoạt hàng ngày để hỗ trợ
trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.
+ Tạo môi trường học tập tích cực, trong đó đảm bảo mọi trẻ đều được yêu
thương, chăm sóc, được an toàn, ổn định và được đối xử công bằng.
+ Giáo viên luôn làm gương, là hình mẫu về cách thể hiện cảm xúc, về
hành vi giao tiếp, ứng xử đúng mực trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Có
thái độ tích cực đối với gia đình trẻ và phối hợp chặt chẽ với gia đình để giáo
dục trẻ.
- Lợi ích của sáng kiến: Sáng kiến đã giúp cho giáo viên xác định rõ vai trò,
trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã
hội cho trẻ trong trường mầm non . Từ đó có các biện pháp hỗ trợ trẻ hiệu quả.
giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.

3

Đội ngũ giáo viên trong các trường mầm non áp dụng tốt các biện pháp trên
sẽ giúp trẻ phát triển tốt các năng lực tình cảm và kỹ năng xã hội. Đó là nền tảng
vững chắc cho trẻ phát triển nhận thức và khả năng tham gia hiệu quả các công
việc nhóm hay trách nhiệm của trẻ đối với xã hội, tạo cho xã hội một thế hệ trẻ
biết tôn trọng và thực hiện các chuẩn mực đạo đức, có lối sống hữu ích cho đất
nước.
5. Đề xuất, kiến nghị thực hiện áp dụng sáng kiến.
- Để thực hiện thành công sáng kiến cần có đội ngũ giáo viên hiểu biết sâu
sắc về giáo dục phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non. Giáo viên
cần linh hoạt, nhiệt tình, kiên trì và phải hiểu biết về trẻ, nắm chắc tâm sinh lý
của từng trẻ, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ.
- Giáo viên phải phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, cùng thống nhất nội
dung giáo dục. Các nhà trường phải tạo được môi trường giáo dục và cơ sở vật
chất đầy đủ, tổ chức tốt các buổi hội thảo để giúp giáo viên và phụ huynh có
thêm kinh nghiệm để hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện.

4

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
1.1. Lý do về mặt lý luận để chọn đề tài.
Trẻ em mầm non là tương lai của đất nước; đất nước có giầu mạnh, phồn
vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục là quốc sách, hàng
đầu; chính vì vậy, phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ
tuổi mầm non. Vì mục tiêu của Giáo dục mầm non là: Nâng cao chất lượng
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt; như
phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu
tiên của nhân cách con người.
- Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội là tiền đề quan trọng cho
việc học và phát triển toàn diện của trẻ. Các năng lực tình cảm và xã hội có mối
quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập và phát triển của trẻ, đó là nền tảng vững
chắc cho sự phát triển nhận thức ở trẻ em cũng như khả năng tham gia hiệu quả
vào các công việc hay trách nhiệm của trẻ đối với xã hội. Nếu trẻ không đạt
được sự phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội tối thiểu khi trẻ sáu tuổi thì trẻ sẽ
gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, việc thiếu hụt lĩnh vực phát triển tình
cảm, kỹ năng xã hội sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình học tập suốt đời của trẻ sau
này.
1.2. Lý do về mặt thực tiễn để chọn đề tài.
Thực hiê ên nhiê êm vụ phát triển giáo dục theo Chương trình hành động số
53-CT/TU ngày 12/3/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương; thực
hiện Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trên thực tế các
nhà trường đã có những biện pháp tích cực, để triển khai các nội dung, mục tiêu
của Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI; song kết quả đạt được ở mức độ nào thì
phụ thuộc hoàn toàn vào các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, đối tượng
thực hiện. Hiện nay, trong các trường mầm non đã quan tâm và chú trọng đến
5

việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục trẻ. Tuy nhiên, việc quan tâm bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên
về nâng cao nhận thức để giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ
mầm non còn nhiều hạn chế; còn nhiều giáo viên chưa thực sự là tấm gương
sáng cho trẻ noi theo, chưa tận tâm, tận lực, chưa thể hiện rõ trách nhiệm trong
việc nắm bắt và đánh giá đúng nhận thức của trẻ để xây dựng kế hoạch phát triển
cho phù hợp. Còn các bậc phụ huynh vì những công việc khác nhau của gia đình
và xã hội nên chưa thật sự quan tâm đầy đủ về thời gian, sức lực và trí lực để
giáo dục nhân cách, giáo dục đạo đức cho trẻ; cá biệt có gia đình buông lỏng,
nuông chiều theo sở thích cá nhân của trẻ làm ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo
dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ. Chính vì vậy, trong xã hội hiện
nay có tình trạng nhiều người sống hoàn toàn vô cảm trước thực trạng xã hội,
trước những nét đẹp cần được tôn vinh. Từ việc cảm nhận kém dẫn đến những
hành vi trái với đạo đức, với luân thường đạo lý mà cha ông ta đã để lại từ ngàn
đời nay, ăn chơi đua đòi, thậm chí vi phạm pháp luật, phạm tội, kể cả phạm tội
rất nguy hiểm…. Vì vậy, trách nhiệm của gia đình và nhà trường trong việc giáo
dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho thế hệ trẻ, thế hệ mầm non cần
được toàn xã hội quan tâm đúng mức; Việc cần làm ngay của các cô giáo mầm
non hiện nay là: Giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội ngay từ khi trẻ bắt
đầu đến trường, lớp. Trong quá trình phát triển, những rung cảm đạo đức đầu
tiên đã bắt đầu xuất hiện ở các bé tuổi mầm non, đây là “giai đoạn vàng để trẻ
phát triển”thiết lập nền tảng về thể chất, nhận thức, tình cảm và xã hội... Đây là
nền tảng quan trọng giúp trẻ phát triển hết tiềm năng của mình trong tương lai,
cho nên trong bất kỳ hoàn cảnh nào các bậc phụ huynh và đội ngũ giáo viên nhà
trường không thể xem nhẹ trách nhiệm của mình trong việc giáo dục phát triển
tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ.. Chính vì vậy, là một cán bộ quản lý, tôi rất
quan tâm đến lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội, kỹ năng sống
cho trẻ trong trường mầm non. Tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp giáo
viên nâng cao chất lượng giáo dục phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội cho trẻ
mầm non”
6

1.3. Phạm vi và đối tượng áp dụng.
- Phạm vi áp dụng: Trong các trường mầm non.
- Đối tượng áp dụng: Giáo viên và trẻ mầm non từ 24 – 72 tháng tuổi.
1.4. Mục tiêu nghiên cứu.
Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá thực trạng công tác giáo dục phát triển tình
cảm- kỹ năng xã hội cho trẻ ở trường mầm non, từ đó xác định một số biện pháp
cơ bản trong việc giáo dục phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội giúp giáo viên
hỗ trợ trẻ phát triển đạt hiệu quả cao.
1.5.. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp trắc nghiệm
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp khái quát, thống kê.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, đối chứng, kiểm tra nghiệm thu.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề.
Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội là một trong năm lĩnh vực phát triển
của chương trình giáo dục mầm non. Nội dung giáo dục phát triển tình cảm và
kỹ năng xã hội được tích hợp lồng ghép trong tất cả các hoạt động, từ hoạt động
học tập đến hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động lao động… và
được xuyên suốt các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày, được tiến hành
ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi thời điểm, mọi tình huống. Phát triển tình cảm và
kỹ năng xã hội có ảnh hưởng sâu sắc và liên quan mật thiết đến sự phát triển của
trẻ ở các lĩnh vực khác; như: lĩnh vực phát triển nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ...
Có thể khẳng định rằng, sự trưởng thành về mặt cảm xúc xã hội, đan cài trong sự
phát triển toàn diện của trẻ. Khi đến trường mầm non chúng ta quan sát trẻ trong
các nhóm, lớp thì sẽ thấy; trẻ được giao tiếp với cô giáo với các bạn trong lớp,
7

trẻ thao tác với các phương tiện học tập, được sử dụng các đồ dùng, đồ chơi…
đây là nơi để trẻ chia sẻ những ý tưởng, những nhu cầu, sự lo lắng và cả những
xung đột bất hòa. Trong môi trường này được xem như là một không gian chứa
đầy cảm xúc và là môi trường để trẻ trải nghiệm, học hỏi và hình thành những
kỹ năng xã hội thông qua việc học và chơi. Sự phát triển về mặt cảm xúc, kỹ
năng xã hội có liên quan đến khả năng trẻ tự đánh giá và nhận thức về mình. Trẻ
hiểu được “cái tôi” của mình trước khi hiểu “cái tôi” của người khác. Bởi nếu trẻ
nhạy cảm với những tình cảm, cảm xúc của chính mình thì trẻ sẽ có thể hiểu
được người khác và nhờ đó mà trẻ có kỹ năng giao tiếp xã hội tốt. Một trẻ có
đánh giá tích cực về bản thân thì đạt được nhiều thành tích và có thái độ cư xử
đúng đắn, những yếu tố này giúp cho trẻ có đủ tự tin để giải quyết những tình
huống gắn với những trạng thái cảm xúc khác nhau và sự thay đổi liên tục trong
các mối quan hệ xã hội. Đây chính là cơ sở để trẻ học làm người và vận dụng sự
hiểu biết của mình vào cuộc sống hằng ngày.
3. Thực trạng của giáo dục phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội cho trẻ
trong nhà trường.
3.1. Thuận lợi.
- Trường mầm non tôi đang công tác là nơi đông dân cư, phần lớn phụ
huynh là cán bộ công nhân nên họ hiểu được tầm quan trọng của giáo dục mầm
non.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi tương đối đầy đủ
để phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
- Nhà trường có đội ngũ giáo viên trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100% và
trên chẩn 75%, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, nhiệt tình, tâm
huyết, yêu nghề, mến trẻ.
- Thể lực của trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển bình thường đạt từ 97%
đến 98%.
3.2. Khó khăn.
8

- Phụ huynh không có nhiều thời gian để quan tâm giáo dục trẻ, cơ bản phụ
huynh nhờ cậy vào giáo viên chăm sóc giáo dục cho trẻ; còn có phụ huynh cho
rằng, trẻ quá nhỏ chưa cần phải học nhiều, chỉ cần đến lớp vui chơi với bạn và
được cô chăm sóc, cho ăn uống là đủ; nhiều trẻ năm, sáu tuổi vẫn được bố, mẹ
nuông chiều chăm sóc từ việc cho ăn, cho uống đến mặc quần áo, vệ sinh cá
nhân … có trẻ thể hiện những hành vi ứng xử chưa phù hợp với xã hội nhưng
phụ huynh không quan tâm, buông lỏng, chiều theo sở thích cá nhân của trẻ. Cá
biệt có phụ huynh quan niệm rằng, tạo cho trẻ có cuộc sống đầy đủ, sung túc là
tốt cho trẻ, không quan tâm đến việc giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã
hội, kỹ năng sống của trẻ; nhận thức như vậy vô tình đã làm mất dần kỹ năng
sống và những kỹ năng xã hội của trẻ... Chính vì vậy, việc phối hợp giữa nhà
trường với gia đình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ phát triển tình cảm- kỹ
năng xã hội gặp rất nhiều khó khăn.
- Đội ngũ giáo viên nhà trường chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dục
phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ, chưa chú ý hỗ trợ trẻ trong các hoạt
động xuyên suốt, chưa tự học tập nghiên cứu để đưa giáo dục phát triển tình
cảm, kỹ năng xã hội lồng ghép vào những hoạt động phù hợp để hỗ trợ trẻ phát
triển một cách tốt nhất. Còn có giáo viên ứng xử chưa tốt với trẻ, chủ yếu dùng
mệnh lệnh, chưa gần gũi thân thiện với trẻ, xác định nội dung giáo dục phát triển
tình cảm- kỹ năng xã hội, kỹ năng sống cho trẻ chủ yếu theo cảm tính của mình
chưa thống nhất trong toàn trường, còn lúng túng trong việc xây dựng biện pháp
hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội.
- Trong các nhóm lớp tình trạng trẻ nói không đủ câu còn diễn ra thường
xuyên, nhiều trẻ nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin, chưa kiểm soát được cảm xúc
của mình, chưa hiểu cảm xúc của người khác để đáp lại cảm xúc phù hợp Nhiều
trẻ chưa có kỹ năng xã hội như sự hợp tác, tự điều chỉnh cảm xúc của mình, sự
tương tác, tự lập, giao tiếp, sự thấu hiểu và chia sẻ với bạn chưa có. Nhiều trẻ
còn nói leo, chưa biết lắng nghe, chưa biết trình bày ý kiến của mình trong nhóm
bạn bè, chưa điều chỉnh, kiểm soát các hành vi của bản thân với mọi người, chưa
hiểu và tuân thủ những quy tắc xã hội…
9

3.3. Khảo sát thực trạng giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội
cho trẻ.
Việc khảo sát thực trạng giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của
giáo viên và của trẻ trong các nhóm, lớp là một khâu rất quan trọng, để nắm bắt
mức độ áp dụng các phương pháp của giáo viên và kết quả phát triển của trẻ, từ
đó để xác định những biện pháp hỗ trợ phù hợp và đem lại hiệu quả cao hơn.
3.3.1. Khảo sát việc giáo viên sử dụng các biện pháp hỗ trợ giáo dục
phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ.
Khảo sát trên phiếu (P 3.3.1. Trang 28), kết quả như sau:
Hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
Số giáo viên

Giờ đón
trẻ

Thể dục

Hoạt

buổi

động

sáng

học

Hoạt
động
ngoài

2 gv dạy nhóm trẻ
2 gv dạy lớp 3 tuổi
2 gv dạy lớp 4 tuổi
2 gv dạy lớp 5 tuổi

2/2
2/2
2/2
2/2
8/8

1/2
1/2
1/2
1/2
4/8

2/2
2/2
2/2
2/2
8/8

trời
1/2
1/2
1/2
1/2
4/8

Tổng cộng 8 gv

Đạt

Đạt

Đạt

100%

50%

100%

Hoạt
động
góc

Hoạt
động
ăn,

Hoạt

Hoạt

động

động vệ

nêu

sinh, trả

1/2
1/2
2/2
2/2
6/8

gương
2/2
2/2
2/2
2/2
8/8

trẻ
1/2
1/2
1/2
2/2
5/8

Hoạt
động
chiều

2/2
2/2
2/2
2/2
8/8

ngủ
1/2
1/2
1/2
1/2
5/8

Đạt

Đạt

đạt

Đạt

Đạt

Đạt

50%

100%

50%

75%

100%

62,5%

Nhìn vào bảng trên ta thấy giáo viên chưa quan tâm giáo dục hỗ trợ trẻ
phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội xuyên suốt các hoạt động trong ngày. Có
nhiều giáo viên chưa chú ý giáo dục trẻ trong giờ tập thể dục buổi sáng, hoạt
động ngoài trời, hoạt động chiều và giờ vệ sinh trả trẻ. Đặc biệt trong giờ ăn,
ngủ của trẻ, nhiều giáo viên nghĩ rằng khi trẻ ăn, ngủ không cần giáo dục trẻ.
Đây là một ý nghĩ chưa đúng. Giáo viên chỉ quan tâm nhiều nhất trong các hoạt
động đón trẻ, hoạt động học, hoạt động góc và hoạt động nêu gương.
3.3.2. Khảo sát phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ.
Bài tập khảo sát (BT KS 3.3.2 Trang 29).
Số trẻ

Phát triển tình cảm

10

Phát triển kỹ năng xã hội

Tên
khối, lớp
Nhà trẻ
MG 3 tuổi
MG 4 tuổi
MG 5 tuổi
Tổng cộng

25
25
30
35
115

Hiểu, kiểm soát

Hiểu và đáp lại

cảm xúc của

cảm xúc của

bản thân

người khác

Đạt yêu

Không

Đạt yêu

Không

cầu
10
12
14
16
52

đạt
15
13
16
19
63

cầu
8
9
10
13
40

đạt
17
16
20
22
75

Điều chỉnh, kiểm soát,
các hành vi của bản
thân và ứng xử phù
hợp với mọi người
Đạt yêu
Không
cầu
9
10
15
20
54

đạt
16
15
15
15
61

Hiểu và tuân thủ
những quy tắc
xã hội
Đạt yêu

Không

cầu
9
10
14
15
48

đạt
16
15
16
20
67

Căn cứ vào kết quả khảo sát trên đã thấy được thực trạng giáo dục phát triển
tình cảm và kỹ năng xã hội trong nhà trường còn nhiều hạn chế. Tôi đã tiến hành
áp dụng một số biện pháp giúp giáo viên hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm và kỹ
năng xã hội như sau:
4. Một số biện pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục trẻ
phát triển tình cảm kỹ năng xã hội.
4.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên.
Nhân tố quyết định đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ là giáo viên mầm
non. Sự tương tác giữa giáo viên với trẻ rất quan trọng trong giáo dục. Việc trang
bị cho giáo viên hiểu biết về tầm quan trọng của giáo dục tình cảm và kỹ năng xã
hội là việc làm cần thiết sẽ giúp cho giáo viên có những kế hoạch cụ thể và sát
với thực tế để giáo dục trẻ phát triển một cách hiệu quả. Đây là một việc rất khó
đối với các nhà trường vì trong mục tiêu giáo dục mầm non cần thực hiện tốt cả
5 lĩnh vực, trong đó lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội là một trong 5
lĩnh vực mà giáo dục mầm non phải đạt được mục tiêu. Nhưng để đạt được mục
tiêu của lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội đúng theo yêu cầu; đòi
hỏi mỗi giáo viên phải nhận thức sâu sắc, tận tâm, tận lực, cần hỗ trợ trẻ trong tất
cả các hoạt động trong ngày. Đặc thù của lĩnh vực này giáo viên ít thực hiện
trong một hoạt động học mà chỉ lồng ghép tích hợp trong các hoạt động khác,
giáo viên thường không hay quan tâm, không chú trọng dạy trẻ. Các lĩnh vực
phát triển thể chất, ngôn ngữ, thẩm mỹ, nhận thức giáo viên quan tâm nhiều hơn
vì trong các lĩnh vực này giáo viên dạy trẻ trong các hoạt động học cụ thể. Chính
11

vì vậy cần nâng cao nhận thức cho giáo viên để giáo viên thấy được vai trò,
trách nhiệm của mình trong việc hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội
một cách đúng đắn nhất.
Ngay từ đầu năm học cần tổ chức buổi hội thảo, chuyên đề để giáo viên
xác định rõ những kỹ năng cơ bản giúp trẻ có thể phát triển tốt tình cảm và kỹ
năng xã hội như:
+ Nhận thức và tự tin vào bản thân: Trẻ biết tên tuổi, giới tính, nhận ra điểm
giống và khác nhau của mình với người khác, biết được vị trí của bản thân trong
gia đình và lớp học; chủ động, độc lập trong một số hoạt động; mạnh dạn, tự tin
bày tỏ những gì mình thích và không thích. Sự tò mò, ham hiểu biết, trẻ biết đặt
câu hỏi trước những tình huống cụ thể trong cuộc sống, thích khám phá, tìm tòi
hiện tượng xung quanh.
+ Sự phối hợp và khả năng thích ứng sẵn sàng tương tác: Trẻ nhận biết hành
động đúng, sai, biết chờ đến lượt, sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với bạn bè và mọi
người, tôn trọng chấp nhận trong các tình huống hàng ngày.
+ Kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép: Biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi hòa
thuận với bạn bè, quan tâm giúp đỡ bạn .
+ Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc: Trẻ biết làm chủ cảm xúc
của mình trong mọi tình huống nhất định, nhận biết được một số cảm xúc vui,
buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt cử chỉ, giọng nói.
+ Kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội: Biết lắng nghe ý kiến của người
khác, sử dụng lời nói và cử chỉ lịch sự, hành vi đúng mực, thực hiện nghiêm các
quy định của lớp, ở gia đình, nơi công cộng... Sự thấu hiểu, chia sẻ với người
khác: Biết lắng nghe, biết động viên an ủi bạn những lúc gặp khó khăn, bày tỏ
cảm xúc phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các tình huống
giao tiếp khác nhau.
Mỗi giáo viên cần nắm bắt những kỹ năng cơ bản để có những biện pháp hỗ
trợ cho từng trẻ trong nhóm lớp, vì mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt và sống trong
12

môi trường gia đình khác nhau, trình độ văn hóa cũng khác nhau… những yếu tố
môi trường sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội của
từng trẻ. Chính vì vậy, trách nhiệm của nhà trường, của đội ngũ giáo viên là rất
quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của trẻ.
4.2. Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển tình cảm
và kỹ năng xã hội.
Để có kế hoạch đồng bộ hỗ trợ giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã
hội cho trẻ cần phải quán triệt và triển khai đến từng giáo viên trong nhà trường
về nội dung, tầm quan trọng của giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội, các
kỹ năng cơ bản hỗ trợ trẻ phát triển về mặt tình cảm, các kỹ năng cơ bản hỗ trợ
trẻ phát triển kỹ năng xã hội.
Xây dựng kế hoạch là một nội dung công việc rất cần thiết và rất quan trọng
của giáo viên để thực hiện hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội. Để
xây dựng kế hoạch đạt hiệu quả thiết thực yêu cầu mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp
cần chú ý một số vấn đề sau:
Trước khi xây dựng kế hoạch giáo viên phải quan sát, theo dõi, tìm hiểu,
để hiểu tâm sinh lý từng trẻ thông qua các hoạt động chơi, hoạt động học, và các
hoạt động khác trong ngày, sau đó ghi chép đánh giá sự phát triển của từng trẻ.
Căn cứ vào kết quả đánh giá sẽ áp dụng phương pháp phân loại, phân loại
chia trẻ thành từng nhóm.
VD: Những trẻ phát triển chậm về mặt tình cảm vào một nhóm; những trẻ
phát triển chậm về kỹ năng xã hội vào một nhóm; những trẻ có kỹ năng giao tiếp
tốt, ứng xử nhanh vào một nhóm…
Từ đó xác định nội dung hỗ trợ cho từng trẻ trong các nhóm vào những
hoạt động cụ thể.
+ Gợi ý xây dựng kế hoạch hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội
(KH 4.2.1, trang 31 )
4.3. Tạo môi trường.
13

4.3.1. Tạo môi trường cơ sở vật chất.
- Tạo môi trường giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ là
việc làm cần thiết. Môi trường xung quanh trường lớp phải đảm bảo độ an toàn
cho trẻ khi tham gia các hoạt động chơi, hoạt động học tập... bố trí trồng cây
xanh, bóng mát xung quanh trường phù hợp. Trong nhóm lớp giáo viên cần bố
trí không gian để sắp xếp các góc chơi cho trẻ phù hợp, thuận tiện, đồ dùng đồ
chơi để nơi dễ lấy, dễ thấy, dễ tìm và phải thuận tiện cho việc đi lại. Không gian
đủ diện tích cho mọi trẻ được giao tiếp và qua lại giữa các nhóm chơi với nhau.
Việc bố trí sắp xếp các góc chơi phải tăng cường tính độc lập khi trẻ hoạt động,
sau mỗi chủ đề cô nên thay đổi vị trí góc chơi tạo sự mới lạ cho trẻ .
VD: Góc chơi “bán hàng” nên sắp xếp gần góc chơi “gia đình”, “bác sĩ” để
khuyến khích các thành viên của gia đình đi mua sắm, đi khám bệnh. Đến chủ đề
khác cô thay đổi vị trí góc chơi “bán hàng” gần góc chơi “xây dựng”…
- Đồ dùng đồ chơi trong các góc cần đa dạng, mang tính mở. Đồ dùng đồ
chơi bố trí ở các góc chơi luôn được bổ sung, luân chuyển và đổi mới tạo cho trẻ
sự hấp dẫn, khích thích trẻ hoạt động tích cực, mở rộng nội dung chơi, các quan
hệ giao tiếp (Trẻ được thực hành, luyện tập cách ứng xử trong giao tiếp).
VD: Một số đồ chơi trẻ đã được chơi trong góc “ bán hàng” như các loại rau
, củ, quả, thực phẩm phục vụ cho ăn, uống cô có thể chuyển sang chơi trò chơi
“gia đình”….
- Cô giáo cần lên kế hoạch bổ sung thêm đồ chơi trong các góc theo từng
chủ đề để tạo sự tò mò, ham khám phá của trẻ, kích thích trẻ tích cực giao tiếp
với nhau, thực hiện tốt vai chơi của mình, giáo viên cần khai thác ưu thế của
từng góc chơi để hỗ trợ trẻ chơi một cách hiệu quả.
VD: Trong góc chơi xây dựng, trong chủ đề (ngành nghề) cô bổ sung các
dụng cụ, sản phảm của các nghề cho trẻ sử dụng trong quá trình chơi, cô tạo cho
trẻ nhiều cơ hội hợp tác với bạn, giúp đỡ bạn khi bạn cần; cô chú ý việc phối hợp
hoạt động cùng nhau của từng trẻ để có cách hỗ trợ kịp thời và nên tạo tình
huống để trẻ học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, biết chia sẻ, hợp tác cùng nhau.
14

4.3.2. Tạo môi trường tâm lý.
Trẻ mầm non có đặc tính hay bắt chước, thích sự gần gũi yêu thương, luôn
tò mò trước sự vật hiện tượng, có nhu cầu bày tỏ và nhu cầu được nghe bạn, cô
giáo và người lớn giải thích. Môi trường đầm ấm, thân thiện, vui vẻ, thoải mái sẽ
tạo thêm động lực cho trẻ trải nghiệm các cảm xúc khác nhau, sự thấu hiểu và
sẵn sàng chia sẻ với các bạn trong lớp và mọi người xung quanh. Môi trường
tâm lý tốt là: Giáo viên phải tạo ra môi trường và cảm giác an toàn khi trẻ đến
lớp, cần tôn trọng trẻ, tôn trọng những câu hỏi của trẻ, tôn trọng những sản phẩm
trẻ làm ra. Cô giáo phải đầu tư tổ chức các hoạt động bằng những tình huống hấp
dẫn, kích thích trẻ hứng thú, tích cực khám phá, cô hướng dẫn bằng lời, cử chỉ
và hành động, không nên đưa cùng một lúc nhiều nội dung giáo dục trong một
thời điểm, gắn các nội dung giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội vào những tình
huống cụ thể có thực trong cuộc sống hàng ngày, động viên và khen ngợi kịp
thời những trẻ có hành vi, thái độ ứng xử phù hợp nhằm phát huy ở trẻ những
thái độ tích cực, động viên khen ngợi kịp thời, nhất là những trẻ nhút nhát để trẻ
mạnh dạn thể hiện vai chơi của mình. Cô nên lựa chọn những câu trả lời với trẻ
thật dí dỏm, phải hiểu được cá tính, sở thích của từng trẻ, hiểu hoàn cảnh gia
đình của trẻ để nắm bắt nhu cầu còn thiếu hụt từ đó có giải pháp phù hợp. Giáo
viên cần tạo cho trẻ niềm vui xuyên suốt trong tất cả các hoạt động trong ngày,
từ hoạt động học, đến hoạt động chơi, hoạt động ngoài trời hay mọi lúc mọi nơi.
Cô giáo cần đưa ra các câu hỏi mở hướng sự chú ý của trẻ tới mối quan hệ tốt
đẹp giữa con người với con người và những mẫu hành vi đúng, đẹp cũng như
các ứng xử giữa con người với con người mà trẻ đã được nghe và quan sát. Đồng
thời hướng dẫn tạo điều kiện cho trẻ liên hệ bản thân với bạn, với người thân
trong cuộc sống hàng ngày. Tăng cường các hoạt động giao tiếp, giao lưu cảm
xúc giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cô giáo và giữa trẻ với những người xung
quanh, đây chính là điều kiện để giúp trẻ tự tin thiết lập sự gắn bó và hình thành
các mối quan hệ xã hội.
4.4. Làm gương làm mẫu.
15

Tấm gương của cô giáo là một phương pháp giáo dục theo hình thức “mưa
dầm thấm lâu” có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của trẻ. Trong giai đoạn
tuổi mầm non, tư duy trực quan hình ảnh chiếm vai trò chủ đạo trong các loại
hình tư duy của trẻ. Do đó khả năng phân biệt “điều hay”, “lẽ phải” ở trẻ còn
nhiều hạn chế. Trẻ quan sát hành vi, cử chỉ cảm nhận cuộc sống thực tại hàng
ngày của cha mẹ và cô giáo với tất cả “sự hiện diện của nhân cách” tấm gương
của cha, mẹ và cô giáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển một cách toàn
diện về nhận thức, tình cảm, các quan hệ xã hội. Thông qua việc tái hiện lại
những gì trẻ trông thấy, nghe thấy một cách rập khuôn, bắt chước. Chính vì vậy
mà giáo viên phải thực sự là tấm gương sáng, mẫu mực trong mọi hoạt động,
thực sự là chỗ dựa vững chắc cho trẻ trong mọi tình huống, sẵn sàng chia sẻ, đáp
ứng nhu cầu của trẻ khi cần thiết, không áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ, không
suy nghĩ thay cho trẻ mà cần khơi dậy tiềm năng của trẻ, hỗ trợ và phát triển
tiềm năng này bằng thái độ tin tưởng và tôn trọng. Xác định rõ ý nghĩa của hoạt
động vui chơi đối với trẻ mầm non, chú trọng việc tổ chức các hoạt động vui
chơi nhằm cung cấp, hình thành và phát triển những kỹ năng xã hội, kỹ năng
sống cho trẻ. Người lớn cần gương mẫu thực hiện các hành vi, thái độ đúng đắn
trong cuộc sống. cần giúp trẻ hành động bằng ý thức chứ không phải theo bản
năng hay ép buộc, trước hết người lớn giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa của các
hành động trên và người lớn chính là tấm gương cho trẻ noi theo.
VD: Để dạy trẻ nói lời cảm ơn, xin lỗi khi nhận được sự giúp đỡ của người
khác, hoặc khi mình mắc lỗi thì trong mối quan hệ giữa người thân trong gia
đình, giữa cô giáo với nhau, giữa cô giáo với trẻ… người lớn phải luôn chủ động
nói lời cảm ơn, xin lỗi kể cả với trẻ. Từ đó trẻ hình thành ý thức và thực hành
cách nói lời cảm ơn, xin lỗi người khác.
4.5. Hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.
4.5.1. Hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm.
- Phát triển tình cảm ở trẻ là phát triển các năng lực: Nhận biết và hiểu cảm
xúc của bản thân, thể hiện và kiểm soát cảm xúc của chính mình, hiểu và đáp lại
16

cảm xúc của người khác. Cảm xúc có sức mạnh rất to lớn trong cuộc sống con
người. Phát triển tình cảm là việc trẻ em có được hiểu biết không ngừng về cảm
xúc, khả năng thể hiện và kiểm soát cảm xúc của trẻ như khóc, cười ảnh hưởng
đến hành vi của người khác với trẻ và ngược lại sự biểu hiện cảm xúc của mọi
người giúp định hướng hoặc điều tiết hành vi xã hội.
VD: Cảm xúc vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi, ghê tởm, thích thú là
những cảm xúc cơ bản của con người. Khi giao tiếp với người khác cần nhìn vào
gương mặt để biểu lộ cảm xúc vui hay buồn phù hợp với hoàn cảnh, khi người
khác buồn thì cần thể hiện sự đồng cảm thể hiện nét mặt buồn, khi vui thể hiện
nét mặt vui…
- Nếu có trẻ thể hiện cảm xúc chưa phù hợp giáo viên cần hỗ trợ trẻ bằng
cách giải thích cho trẻ hiểu. Giáo viên cần có những cách thức để hỗ trợ trẻ phát
triển cảm xúc như: Dạy từ vựng cho trẻ về cảm xúc gắn với trải nghiệm thực tế
bằng cách gọi tên các cảm xúc của trẻ giúp trẻ nhận ra đúng cảm xúc (vui vẻ, sợ
hãi…). Cho trẻ xem tranh thể hiện cảm xúc khác nhau để dạy trẻ nhận biết và
gọi tên các cảm xúc đó. Khuyến khích trẻ nhớ lại một vài lần khi chúng cảm
thấy buồn, vui, tức giận hay sợ hãi và vẽ những bức tranh về những trải nghiệm
cảm xúc đó. Trẻ tìm những bức ảnh của bản thân thể hiện các trạng thái vui,
buồn, sợ hãi, tức giận khác nhau để kể với bạn về tình huống mình đã trải
nghiệm. Cắt, sưu tầm các bức tranh về cách con người thể hiện các cảm xúc
khác nhau như tạp chí, họa báo để tạo ra quyển sách “Mọi người và các cảm
xúc”. Sử dụng trò chơi từ những tấm thẻ, tranh lô tô.
VD: Trong hoạt động chiều cho trẻ chơi với các tấm thẻ. Cô trải các tấm thẻ
thể hiện cảm xúc của các bác gấu ra sàn và yêu cầu trẻ lựa chọn tấm thẻ bác gấu
đang vui, đang buồn, đang tức giận.. cho trẻ chơi thể hiện cảm xúc cùng bác gấu,
trẻ nào nhận được tấm thẻ buồn thì thể hiện cảm xúc buồn…hay cho trẻ chơi
nhìn thẻ để đoán cảm xúc, phân loại cảm xúc…
- Người lớn và cô giáo nên tôn trọng cảm xúc của trẻ, không nên phớt lờ,
nhạo báng hay làm trẻ xấu hổ hoặc thể hiện sự tức giận khi trẻ không làm chủ
17

được tình cảm của mình. Giáo viên có thể dạy trẻ thể hiện cảm xúc bằng lời,
bằng nét mặt, cử chỉ, điệu bộ qua sử dụng tình huống thực tế, qua những câu
chuyện, khi kể chuyện kết hợp dùng rối để giáo dục tình cảm cho trẻ rất hiệu
quả, qua các câu chuyện chúng ta giúp trẻ thấu hiểu cảm xúc của nhân vật và
cách học thể hiện, đáp lại cảm xúc phù hợp với nhân vật.
VD: Cô giáo chỉ cần sự dụng vài con búp bê trong nhóm lớp và tạo ra một
câu chuyện đơn giản để thể hiện cảm xúc buồn. Cô có thể dùng bút dạ đỏ chấm
lên một dải băng để trông như bị chảy máu rồi băng vào tay của búp bê. Đặt búp
bê vào một cái hộp hoặc giường đồ chơi đắp “chăn” cho búp bê. Cô mang vào
phòng một cách cẩn thận và giải thích tại sao em búp bê lại bị như vậy? Cho trẻ
tự thảo luận các tình huống xảy ra (em búp bê bị ngã, khi bị ngã đau như thế
nào? …), cô cần quan sát cảm xúc của từng trẻ xem những trẻ nào đã thấu hiểu
cảm xúc của em búp bê đáp lại cảm xúc phù hợp khi em búp bê bị đau... những
trẻ nào thể hiện cảm xúc chưa phù hợp cô sẽ hỗ trợ trẻ bằng cách trò chuyện,
giải thích, giúp trẻ thể hiện được cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh.
- Đặc biệt là qua các trò chơi trẻ có thể được trải nghiệm rất nhiều cảm xúc
như vui, buồn, sợ hãi, ngạc nhiên, sung sướng, hạnh phúc, tự hào, thất vọng,
thích thú. hăng hái, lo lắng, ghen tỵ, rụt rè, chán nản….
VD : Cho trẻ chơi các trò chơi vận động, học tập hay cho trẻ chơi ở các góc
phân vai, xây dựng, góc học tập, góc nghệ thuật.. mỗi trò chơi, góc chơi khác
nhau sẽ giúp trẻ phát triển các cảm xúc khác nhau.
- Giáo viên cần tạo cơ hội cho trẻ nói về các tình cảm của mình với người
lớn và bạn bè, tận dụng mọi cơ hội trong thực tế để dạy trẻ học cách kìm chế
hành vi, kiểm soát cảm xúc.
VD: Trong giờ đón trẻ. có trẻ khóc giáo viên cần cố gắng tìm hiểu vì sao
trẻ khóc, cần thể hiện sự chia sẻ với trẻ, cô ôm ấp vỗ về trẻ, an ủi động viên để
trẻ có cảm giác an toàn, cho trẻ thời gian để trẻ bình tĩnh lại, động viên trẻ và nói
ra tình cảm của mình và lắng nghe trẻ. Khuyến khích trẻ tìm ra giải pháp như:

18

nếu tình hống này lại xảy ra lần nữa, thay vì chỉ khóc thôi thì con sẽ làm gì?..
Hoặc chúng mình hãy cùng nhau đi tìm nhé...
- Giáo viên cần dựa vào các tình huống cụ thể để hỗ trợ trẻ kiểm soát, kìm
chế cảm xúc. Cung cấp cho trẻ các phương tiện để thể hiện cảm xúc của mình,
khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc một cách phù hợp trong cuộc sống hàng
ngày. Cô giáo cần trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm với trẻ về cách giải
quyết vấn đề, điều quan trọng là giáo viên cần đóng vai trò là người cung cấp
các hình mẫu về cách thể hiện cảm xúc, có thái độ luôn quan tâm đến cảm xúc
của những người xung quanh, cách ứng xử đúng mực trong cuộc sống sinh hoạt
cùng trẻ. Khi đọc truyện, kể chuyện, đọc thơ cần diễn cảm trong giọng đọc và
điệu bộ thể hiện cảm xúc của nhân vật.
4.5.2. Hỗ trợ trẻ phát triển các kỹ năng xã hội.
4.5.2.1. Kỹ năng tự nhận thức bản thân.
- Tự nhận thức của trẻ mầm non có khái niệm về bản thân mang tính thực
tế, trẻ nhận diện một số thông tin cơ bản về bản thân như: Tên, tuổi, diện mạo,
giới tính, địa chỉ nhà, hiểu mình là ai? Sự khác biệt giữa bản thân mình với
người khác, phẩm chất của mình là gì? Mọi người đối xử với mình như thế nào
và tại sao lại có hành động này hay hành động khác?...
- Cô giáo cần hỗ trợ trẻ nhận thức tích cực về bản thân như: Trò chuyện với
trẻ, tạo tình huống cho trẻ giải quyết, chơi các trò chơi tự giới thiệu, cô giao
nhiệm vụ cho trẻ, phối hợp với phụ huynh, tổ chức chơi đóng vai, nhận xét đánh
giá. Tôn trọng sự đa dạng, chấp nhận những khác biệt và ý kiến, quan điểm của
trẻ. Khuyến khích trẻ bày tỏ ý kiến, thể hiện thái độ (Giáo viên đã khuyến khích
trẻ đưa ra ý kiến phải tôn trọng ý kiến khác biệt của trẻ) cần khuyến khích trẻ kể
về bản thân mình, động viên, hướng dẫn trẻ kịp thời. Sử dụng sách truyện, thơ
để nâng cao nhận thức cho trẻ, kể chuyện cho trẻ nghe và đặc biệt khuyến khích
trẻ so sánh bản thân với các nhân vật trong câu chuyện. Cô có thể cho trẻ làm
sách về bản thân và gia đình mình sau đó cho trẻ chia sẻ với các bạn về gia đình
mình. Giáo viên cũng chú ý, không nên có thái độ nhận xét tiêu cực đối với trẻ
19

về hình dáng, hoàn cảnh gia đình, văn hóa hay sắc tộc vì trẻ rất nhạy cảm. cho
trẻ đủ thời gian để cân nhắc và lựa chọn, giúp trẻ nhận ra chính mình. Nói với trẻ
những nhận xét tích cực về những việc mà trẻ làm, thậm chí nếu trẻ mắc lỗi hay
gặp khó khăn.
VD: Cô có thể nói “Cô rất vui khi thấy con cố gắng … hay cảm ơn con vì
đã giúp bạn…”.
- Một kỹ năng rất quan trọng trong tự nhận thức bản thân mà giáo viên cần
lưu ý đó là: Dạy trẻ kỹ năng tự lập giúp hình thành bản lĩnh đối phó với các thử
thách trước các hiện tượng thiên nhiên và các sự vật hiện tượng trong xã hội.
Nếu thiếu kỹ năng này trẻ sẽ trở lên yếu ớt, không làm chủ được bản thân, hình
thành tính ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Chính vì vậy mà người lớn và cô giáo
cần rèn cho trẻ tính tự lập, tự chủ với bản thân từ khi trẻ còn nhỏ.
VD: Khi trẻ lẫm chẫm biết đi, khi ngã nên để trẻ tự đứng dậy, cô giáo và bố
mẹ không vội vàng bế con lên suýt xoa sợ con đau… khi trẻ 24- 36 tháng cần
dạy trẻ mặc quần áo, cất dép, giầy đúng nơi quy định, dạy trẻ tự xúc cơm ăn khi
trẻ từ 18 tháng tuổi…
- Kỹ năng tự lập giúp trẻ hình thành thói quen độc lập, giải quyết sự việc,
nhờ vậy trẻ sẽ thích thú, tự hào về sự thành công. Khi trẻ đã có kỹ năng tự lập thì
không chỉ lợi cho việc phát triển của trẻ mà còn giúp ích cho người lớn có nhiều
thời gian làm việc khác mà không phải phục vụ con.
4.5.2.2. Kỹ năng tự kiểm soát và trách nhiệm.
- Tự kiểm soát bản thân là một kỹ năng rất quan trọng trong việc phát triển
nhân cách con người. Tự kiểm soát được bản thân góp phần rất lớn trong sự
thành công của trẻ, với trẻ nhà trẻ vì có một khoảng cách lớn giữa điều trẻ muốn
làm và điều trẻ có thể làm được nên trẻ thường nổi giận, quấy khóc. Do chưa có
khả năng bày tỏ cảm xúc của bản thân bằng lời nói nên khi tức giận trẻ có thể lao
vào cắn, cấu bạn, để giúp trẻ kiểm soát cơn tức giận giáo viên nên áp dụng cách
cho trẻ thở sâu hơn, hoặc có thể rời trẻ trong thời gian ngắn một hoặc hai phút để
làm dịu cơn tức giận. Nhưng tuyệt đối không được lờ trẻ đi để trẻ xử lý một
20

Tải về bản full

Một số biện pháp tích hợp giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ lớp mẫu giáo 5 tuổi A3 trường Mầm non Phục Linh

Ngày đăng:14/05/2021 - 08:30

Hiện nay hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Giáo viên còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, còn thiếu kĩ năng giáo dục và truyền đạt nhằm phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ. Cũng bởi việc giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ là một hoạt động chiếm thời lượng ít, những hoạt động, giờ học chuyên biệt (những hoạt động chỉ nhằm vào việc giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội) không nhiều, chủ yếu được lồng ghép trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ nên nhiều khi giáo viên chỉ đưa ra một cách qua loa, sơ sài, chưa chú trọng xây dựng kế hoạch cụ thể. Cùng với đó là việc nhiều bậc phụ huynh vì bận rộn với công việc đã sẵn sàng bỏ mặc cho con chơi với điện thoại, tivi thay vì trò chuyện, thể hiện cử chỉ yêu thương, làm người bạn của con. Điều đó đã khiến cho tình cảm, mối quan hệ của trẻ với người thân trở nên mờ nhạt, cũng vô tình khiến cho trẻ thiếu hụt đi những kỹ năng xã hội cần thiết được hình thành nếu trẻ được thực hành và trải nghiệm.

Thấy được thực tế trên, cũng như nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của việc giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo nói chung và đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi nói riêng, là một giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo 5 tuổi, bản thân tôi mong muốn được tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ, nhằm chuẩn bị tốt nhất để trẻ tự tin bước vào lớp Một. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Một số biện pháp tích hợp giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ lớp mẫu giáo 5 tuổi A3 trường mầm non Phục Linh”.

Bảng khảo sát đầu năm

Nhóm tình cảm- kĩ năng xã hộitrọng tâm

Tổng số trẻ tham gia khảo sát

Kết quả khảo sát

Trẻ đạt mục tiêu yêu cầu

Trẻ chưa đạt mục tiêu yêu cầu

Số trẻ

Tỷ lệ (%)

Sốtrẻ

Tỷ lệ (%)

Kĩ năng nhận thức về bản thân.

31

17

54.8

14

45.2

Kĩ năng ứng xử phù hợp với những người gần gũi xung quanh.

31

18

58.1

13

41.9

Kĩ năng hợp tác.

31

15

48.4

16

51.6

Kĩ năng tuân thủ một số quy tắc xã hội.

31

16

51.6

15

48.4

Kĩ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép.

31

18

58.1

13

41.9

Kĩ năng tự phục vụ.

31

15

48.4

16

51.6

Kĩ năng kiểm soát cảm xúc.

31

14

45.2

17

54.8

Dựa vào bảng khảo sát tôi nhận thấy: Tỷ lệ trẻ có kĩ năng nhận thức về bản thân còn thấp; nhiều trẻ chưa biết ứng xử phù hợp với những người xung quanh; chưa biết hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ; chưa biết tuân thủ một số quy tắc xã hội; chưa có kĩ năng tự phục vụ bản thân, đặc biệt kĩ năng kiểm soát cảm xúc còn hạn chế.

Trước thực trạng nói trên, tôi đưa ra một số biện pháp tích hợp giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ và phối hợp sử dụng các biện pháp này một cách linh hoạt để đạt được hiệu quả cao nhất.

Một số biện pháp tích hợp giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ lớp mẫu giáo 5 tuổi A3 trường mầm non Phục Linh.

* Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ một cách chi tiết.

* Biện pháp 2: Tích hợp giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội thông qua các hoạt động trong các giờ sinh hoạt.

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép tạo tình huống giáo dục phát triển tình cảm xã hội

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép tạo tình huống giáo dục phát triển tình cảm xã hội

(Hình ảnh 1, 2: Trẻ chuẩn bị đồ dùng cho giờ ngủ)

* Biện pháp 3: Tích hợp giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội thông qua trò chơi.

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép tạo tình huống giáo dục phát triển tình cảm xã hội

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép tạo tình huống giáo dục phát triển tình cảm xã hội

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép tạo tình huống giáo dục phát triển tình cảm xã hội

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép tạo tình huống giáo dục phát triển tình cảm xã hội

(Hình ảnh 3,4, 5, 6: Trẻ chơi trong các góc chơi)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép tạo tình huống giáo dục phát triển tình cảm xã hội

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép tạo tình huống giáo dục phát triển tình cảm xã hội

(Hình ảnh 7,8: Trẻ chơi trò chơi “Chạy tiếp cờ”, “Đua thuyền”)

* Biện pháp 4: Tích hợp nội dung giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội thông qua hoạt động học.

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép tạo tình huống giáo dục phát triển tình cảm xã hội

(Hình ảnh 9: Hoạt động học làm quen với chữ cái)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép tạo tình huống giáo dục phát triển tình cảm xã hội

(Hình ảnh 10: Hoạt động học âm nhạc)

* Biện pháp 5: Giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội thông qua việc cho trẻ tham gia vào các ngày hội, ngày lễ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép tạo tình huống giáo dục phát triển tình cảm xã hội

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép tạo tình huống giáo dục phát triển tình cảm xã hội

Hình ảnh 11, 12: Trẻ tham gia Hội khỏe măng non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép tạo tình huống giáo dục phát triển tình cảm xã hội

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép tạo tình huống giáo dục phát triển tình cảm xã hội

Hình ảnh 13, 14: Trẻ tham gia Tết trung thu, tết Hàn thực.

* Biện pháp 6: Giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội thông qua việc tạo các tình huống cụ thể.

* Biện pháp 7: Giáo giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ thông qua hoạt động lao động

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép tạo tình huống giáo dục phát triển tình cảm xã hội

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép tạo tình huống giáo dục phát triển tình cảm xã hội

Hình ảnh 15, 16: Trẻ tham gia hoạt động lao động

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép tạo tình huống giáo dục phát triển tình cảm xã hội

Hình ảnh 17: Trẻ lao động tự phục vụ và giúp đỡ bố mẹ tại nhà

Hiệu quả của sáng kiến:

Sau thời gian nghiên cứu, áp dụng những biện pháp trên để giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ của lớp, tôi đã nhận được kết quả tương đối khả quan. Mặc dù có thời gian trẻ phải nghỉ phòng dịch, nhưng nhờ việc giữ được liên lạc thường xuyên với phụ huynh tôi vẫn trao đổi, theo dõi, ghi chép đầy đủ những phản hồi từ phía phụ huynh về sự thay đổi của trẻ khi tôi nghiên cứu và ứng dụng sáng kiến này. Khi trẻ trở lại trường tôi tiếp tục áp dụng các biện pháp trên và đã tiến hành kiểm tra, khảo sát lại những nội dung trong bảng đối chứng tôi khảo sát đầu năm. Tôi đã thu được kết quả có sự thay đỗi rõ rệt của trẻ trong bảng sau:

Bảng khảo sát cuối năm

Nhóm tình cảm- kĩ năng xã hội

trọng tâm

Tổng số trẻ tham gia khảo sát

Kết quả khảo sát

Trẻ đạt mục tiêu yêu cầu

Trẻ chưa

đạt mục tiêu yêu cầu

Số trẻ

Tỷ lệ (%)

Số

trẻ

Tỷ lệ (%)

Kĩ năng nhận thức về bản thân

31

29

93.5

2

6.5

Kĩ năng ứng xử phù hợp với những người gần gũi xung quanh

31

30

96.8

1

3.2

Kĩ năng hợp tác

31

29

93.5

2

6.5

Kĩ năng tuân thủ một số quy tắc

xã hội

31

29

93.5

2

6.5

Kĩ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép

31

31

100

0

0

Kĩ năng tự phục vụ

31

31

100

0

0

Kĩ năng kiểm soát cảm xúc

31

30

96.8

1

3.2

So sánh giữa kết quả khảo sát đầu năm với kết quả đánh giá sau khi áp dụng sáng kiến, có thể thấy rõ trẻ có những sự tiến bộ đáng kể, thể hiện rõ trong bảng khảo sát, tỷ lệ trẻ đạt được mục tiêu giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội tăng lên rất nhiều.

Với kết quả đạt được như trên đã chứng minh các biện pháp tôi đưa ra phù hợp tại lớp 5 tuổi A3 trường Mầm non Phục Linh và có thể áp dụng cho tất cả các lớp mẫu giáo 5 tuổi khác trong nhà trường cũng như các trường mầm non có cùng điều kiện áp dụng sáng kiến. Tuy nhiên trong đó sự tâm huyết, nhiệt tình, sự sáng tạo của giáo viên phụ trách sẽ là một trong những yếu tố quyết định đến việc áp dụng thành công sáng kiến này.

Trên đây là nội dung sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp tích hợp giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ lớp mẫu giáo 5 tuổi A3 trường mầm non Phục Linh”.

  • Chia sẻ:
  • Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép tạo tình huống giáo dục phát triển tình cảm xã hội
  • Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép tạo tình huống giáo dục phát triển tình cảm xã hội
  • Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép tạo tình huống giáo dục phát triển tình cảm xã hội
  • |
  • Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép tạo tình huống giáo dục phát triển tình cảm xã hội
    In bài viết