Sự giống và khác nhau giữa kinh tế thị trường

1. Khái niệm

Nền kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường khác nhau ngay từ khái niệm của chúng. Đây có thể là điểm giúp bạn phân biệt hai hình thái kinh tế này.

Cụ thể, theo Wikipedia, kinh tế hàng hoá là nền kinh tế có sự phân công lao động và trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người này với người khác. Nó trái với nền kinh tế tự cung tự cấp trong đó người ta tự sản xuất sản phẩm và tự tiêu dùng.

Sự giống và khác nhau giữa kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu

Để cho đơn giản, giả định nền kinh tế có hai cá nhân là A và B. Có sự phân công lao động (có thể dựa trên năng lực sản xuất) giữa hai người; A chuyên sản xuất gạo và B chuyên sản xuất thịt. Hai người sẽ đem trao đổi sản phẩm của mình với nhau, nhờ đó mỗi người đều có cả gạo lẫn thịt. Khi sản phẩm được trao đổi, chúng trở thành hàng hóa. Nền kinh tế hình thành từ quan hệ trao đổi hàng hóa này chính là kinh tế hàng hóa.

Trong khi đó, Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hàng hoá cao hơn lượng cung, giá cả hàng hoá sẽ tăng lên, đồng nghĩa với mức lợi nhuận cũng tăng lên. Người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn thì cũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, cho phép họ tăng quy mô sản xuất, và do đó các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả.

Ngược lại, những người sản xuất kém hiệu quả với tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng cạnh tranh kém sẽ dễ dàng bị đào thải. Nền kinh tế thị trường có thể tạo ra động lực để các doanh nghiệp có thể đổi mới, phát triển liên tục để đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.

2. Nguồn gốc ra đời

Kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường khác nhau cả nguồn gốc ra đời của hai hình thái kinh tế.

Cụ thể, nền kinh tế hàng hoá ra đời từ nền kinh tế tự nhiên – nền kinh tế tự nhiên, sản xuất nhỏ chiếm ưu thế nhưng còn ở trình độ thấp. Trong khi đó, kinh tế thị trường có nguồn gốc từ kinh tế hàng hoá phát triển cao.

Nền kinh tế hàng hóa tại Việt Nam trở thành nền kinh tế thị trường lớn, hiện đại là một vấn đề của lực lượng sản xuất, đồng thời cũng là một vấn đề của quan hệ sản xuất. Hiện nay, chế độ công hữu được thực hiện ở kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và một phần ở các thành phần kinh tế khác khi liên doanh với kinh tế nhà nước.