Sự khác biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính cá biệt

Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản cá biệt

- 3 November 2017
Submitted by Ban biên tập HĐND Tỉnh on 3 November 2017

NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆC THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT HÀNG NĂM CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN LÀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT HAY VĂN BẢN CÁ BIỆT?

_____________

Theo quy định tại Điều 51 Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI), tại kỳ họp cuối năm, HĐND sẽ thảo luận và biểu quyết thông qua Chương trình giám sát của HĐND năm sau. Nội dung của Nghị quyết đề cập đến những vấn đề: Giám sát của HĐND tại kỳ họp, giám sát của Thường trực HĐND, giám sát của các Ban của HĐND và giám sát của đại biểu HĐND. Đối với hình thức của Nghị quyết, hiện nay có địa phương ban hành dưới hình thức là văn bản QPPL, có địa phương ban hành dưới hình thức là văn bản cá biệt. Đây là vấn đề cần được trao đổi để làm rõ.

Trước hết, để phân biệt văn bản QPPL của HĐND với các loại văn bản pháp luật khác ở địa phương (nhất là với văn bản cá biệt và văn bản hành chính thông thường) cần phải căn cứ vào các yếu tố đặc trưng cần và đủ để cấu thành một văn bản QPPL đã được pháp luật hiện hành quy định. Các yếu tố đặc trưng đó theo quy định tại Điều 1 Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004 và Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND là:

- Do HĐND ban hành theo hình thức nghị quyết (yếu tố về chủ thể ban hành);

- Được ban hành theo thủ tục, trình tự quy định tại Luật (yếu tố về trình tự, thủ tục);

- Có chứa quy tắc xử sự chung (QPPL), được áp dụng nhiều lần đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng và có hiệu lực trong phạm vi địa phương (yếu tố về nội dung văn bản có chứa quy tắc xử sự chung và việc áp dụng nhiều lần);

- Được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật (yếu tố cơ chế bảo đảm thực hiện).

Như vậy, nếu một văn bản không đảm bảo đầy đủ các yếu tố đặc trưng trên thì không phải là văn bản QPPL. Để cụ thể thêm, tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP có quy định loại trừ một số Nghị quyết của HĐND không có đầy đủ các yếu tố đặc trưng của văn bản QPPL thì không phải là văn bản QPPL như: Nghị quyết về miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu HĐND, UBND và các chức vụ khác; Nghị quyết phê chuẩn kết quả bầu cử đại biểu HĐND và bầu các chức vụ khác; Nghị quyết về việc giải tán HĐND; Nghị quyết về việc phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Nghị quyết về việc thành lập, sáp nhập, giải thể một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND; Nghị quyết về chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND; Nghị quyết huỷ bỏ, bãi bỏ văn bản QPPL của HĐND, UBND; Nghị quyết về tổng biên chế ở địa phương.

Nghị quyết về việc thông qua Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân hàng năm không được liệt kê trong những trường hợp được loại trừ tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP thì xác định là văn bản QPPL hay văn bản cá biệt?

Mặc dù khó phân biệt, nhưng với những dấu hiệu sau sẽ xác định Nghị quyết về việc thông qua Chương trình giám sát của HĐND hàng năm là văn bản cá biệt:

Các Quy phạm pháp luật của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã quy định rõ về thẩm quyền, nhiệm vụ, nội dung, phương thức giám sát của HĐND các cấp. Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định: “HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương”. Nhiệm vụ giám sát, nội dung giám sát, phương thức giám sát của HĐND các cấp quy định cụ thể tại chương III, từ Điều 57 đến Điều 81.

Như vậy, Nghị quyết về việc thông qua Chương trình giám sát của HĐND hàng năm chỉ là văn bản triển khai thực hiện hoạt động giám sát, trong đó phân công cụ thể nội dung hoạt động giám sát của HĐND tại kỳ họp, giám sát của Thường trực HĐND, giám sát của các Ban của HĐND và giám sát của đại biểu HĐND giữa hai kỳ họp của từng năm. Nghị quyết không chứa QPPL. Yếu tố nội dung văn bản có chứa quy tắc xử sự chung và việc áp dụng lặp lại nhiều lần đối với đối tượng được QPPL đó điều chỉnh không đảm bảo.

Phân biệt văn bản sẽ giúp cho quá trình xây dựng, sử dụng, ban hành văn bản quản lý nhà nước đúng hình thức, đúng thẩm quyền, đúng thể thức và qua đó đảm bảo tính pháp lý của văn bản./.

Trần Thị Liên

So sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính

Sự khác biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính cá biệt
Bởi HILAW.VN Cập nhật 17/12/2021
1
Chia sẻ

Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính là hai loại văn bản thường gặp hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa phân biệt được hai loại văn bản này. Do đó, HILAW gửi đến bạn đọc bài viết so sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính để chỉ ra sự giống và khác nhau cơ bản giữa 02 loại văn bản này.


So sánh văn bản hành chính cá biệt và văn bản hành chính thông thường

Sự khác biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính cá biệt
Bởi HILAW.VN Cập nhật 05/10/2021
0
Chia sẻ

So sánh văn bản hành chính cá biệt và văn bản hành chính thông thường để chỉ ra điểm giống và khác nhau cơ bản giữa 02 loại văn bản hành chính này.

So sanh VBQPPL va VBHCC, VBHCTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.91 KB, 2 trang )

Nhóm 5- Tin học, thông tin K49

Câu hỏi:Trình bày những điểm giống và khác nhau giữa văn bản quy phạm pháp
luật và văn bản hành chính cá biệt , văn bản hành chính thông thường?
a) So sánh văn bản văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính cá biệt:
* Khái nhiệm
Văn bản quy phạm pháp luật:
VB hành chính cá biệt:
Là văn bản do cơ quan nhà nước ban
Là văn bản mang tính áp dụng pháp
hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyền, hình thức, trình tự, thủ tục, trong ban hành theo thủ tục, trình tự luật định,
đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực
nhằm đưa ra các quy tắc xử sự riêng đối
bắt buộc chung, được Nhà nước bảo
với một hoặc một nhóm đối tương cụ
đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ thể.
xã hội.
* Điểm giống và khác nhau
- Điểm giống
+ Đều do chủ thể có thẩm quyền ban hành.
+ Đều được ban hành theo thủ tục, hình thứ pháp luật quy định.
+ Đều có nội dung là ý chí của chủ thể ban hành.
+ Đều có tính bắt buộc và được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước.
+ Tên loại văn bản hành chính cá biệt giống một số tên loại văn bản QPPL như
Nghị quyết, QĐ, Chỉ thị.
- Khác nhau
Văn bản quy phạm pháp luật
+ Chứa đựng quy tắc xử sự chung,
không chỉ rõ người việc cụ thể.
+ Áp dụng nhiều đối tượng hay một


nhóm đối tượng.
+ Thường áp dụng nhiều lần.
+ Thường hiệu lực thời gian dài.
+ Tác động phạm vi rộng.
+ Cơ sở pháp lý cho văn bản hành chính
cá biệt.
+ Ghi năm ban hành giữa số và ký hiệu.

Văn bản hành chính cá biệt
+ Chứa đựng quy tắc xử sự riêng, chỉ rõ
người việc vụ thể.
+ Áp dụng một số đối tượng nhất định,
người việc củ thể.
+ Áp dụng một lần.
+ Hiệu lực thời gian ngắn.
+ Tác động phạm vị hẹp.
+ Áp dụng VBQPPL để làm căn cứ pháp
lý.
+ Không ghi năm ban hành giữa số và
ký hiệu.
+Hình thức: Hiến pháp, luật, nghị quyết, + Hình thức: Chỉ thị, quyết định
pháp lệnh, lệnh, chỉ thị, thông tư.
1


Nhóm 5- Tin học, thông tin K49

b) So sánh văn bản văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính thông
thường:
* Khái nhiệm

Văn bản quy phạm pháp luật:
Là văn bản do cơ quan nhà nước ban
hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm
quyền, hình thức, trình tự, thủ tục, trong
đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực
bắt buộc chung, được Nhà nước bảo
đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ
xã hội.

VB hành chính thông thường:
Là văn bản do cơ quan nhà nước,
các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị lực
lượng vũ trang, kinh tế, văn hóa … ban
hành để giải quyết các công việc trong
quá trình lãnh đạo, quản lý thực hiện
nhiệm vụ.

* Điểm giống và khác nhau
- Điểm giống
+ Đều do chủ thể có thẩm quyền ban hành.
+ Đều được ban hành theo thủ tục quy định.
+ Đều có nội dung là ý chí của chủ thể ban hành.
- Khác nhau
Văn bản quy phạm pháp luật
+ Nội dung: Đặt ra quy phạm pháp luật,
sửa đổi, chấm dứt quy phạm pháp luật.
+ Mang tính cưỡng chế cao

Văn bản hành chính thông thường
+ Nội dung: Không có nội dung đó

+ Không manh tính bắt buộc và tính
cưỡng chế
+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị nào có quyền
ban hành nếu thấy cần thiết trong phạm
vi, quyền hạn, nhiệm vụ của mình.
+ Có tính chất hỗ trợ việc triển khai thực
hiện VBQPPL và văn bản cá biệt.

+ Quy định thẩm quyền ban hành

+ Cơ sở pháp lý cho văn bản hành chính
cá biệt và văn bản hành chính thông
thường.
+Hình thức: Hiến pháp, luật, nghị quyết, + Hình thức: Phong phú về tên loại
pháp lệnh, lệnh, chỉ thị, thông tư.

2



Nội dung VBQPPL khác biệt với văn bản cá biệt như thế nào Đặc trưng cơ bản để phân biệt quy tắc xử sự chung với xử sự riêng là gì Cho ví dụ minh họa

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu VBQPPL khác biệt với văn bản cá biệt như thế nào Đặc trưng cơ bản để phân biệt quy tắc xử sự chung với xử sự riêng là gì Cho ví dụ minh họa để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 2 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview VBQPPL khác biệt với văn bản cá biệt như thế nào Đặc trưng cơ bản để phân biệt quy tắc xử sự chung với xử sự riêng là gì Cho ví dụ minh họa

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.