Sự khác nhau giữa cao lầu và mì quảng

Nếu bạn có dịp du lịch đến với Đà Nẵng và Hội An, chắc chắn bất kỳ ai thân thuộc với mảnh đất này đều sẽ khuyên bạn nên thử qua hai thứ đặc sản tại đây là mì Quảng và cao lầu, đây là hai món ăn mang đậm bản chất văn hóa và con người của nơi đây. Thế nhưng với những ai không có thói quen tìm hiểu nhiều về ẩm thực, sẽ thấy hai món ăn này khá giống nhau, thậm chí còn rất dễ lẫn lộn. Vậy thì mì Quảng và cao lầu, chúng khác nhau chỗ nào?

Mì Quảng là một trong những thức ăn thuộc danh sách “phải thử” khi đến Đà Nẵng - Hội An - Ảnh: hoidaubepaau

Và cao lầu - cao lương mĩ vị của Hội An cũng vậy - Ảnh: bepgiadinh

NƯỚC LÈO

Quả thật trước hết, muốn so sánh hai món ăn thì phải đánh giá xem nước lèo của chúng khác nhau như thế nào, đương nhiên là những món có nước lèo thôi nhé. Chỉ cần nếm một chút nước lèo, bạn có thể nhận ra ngay được rằng, nước mì Quảng thanh và phảng phất hương đậu phộng, còn cao lầu thì hương vị đậm đà như những món kho trong mâm cơm của người Việt.

Nước mì Quảng sánh và ít hơn các loại mì thông thường - Ảnh: vnphoto

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Quảng Ngãi

Mặc dù lượng nước của cả hai món ăn này đều khá ít, nước lèo dùng cho mì Quảng sẽ nhiều hơn cao lầu một tí, nhưng bản chất của chúng khác nhau hoàn toàn. Một người bạn sành ẩm thực của Mytour đã ví von rằng, nước mì Quảng là nước lèo của mì thông thường nấu sắc lại, còn nước cao lầu lại có hơi hướm giống nước thịt kho nhưng loãng ra.

Còn cao lầu thì nước rất ít, gần như không thấy được - Ảnh: Mạnh Huy

Nguyên liệu chính của nước lèo mì Quảng bắt nguồn từ loại nhân chính được phục vụ, chẳng hạn như xương heo, gà, tôm … đó là những sản vật dễ bắt gặp tại các tỉnh miền Trung, lại nấu cùng với đậu phộng nên nước dùng sánh lại và có hương vị thanh thoát. Còn nước lèo của cao lầu lại được lấy từ nước tẩm gia vị của thịt heo, đun trên bếp lâu nên thấm đượm gia vị và có hương thơm đậm đà.

Nếu nơi nào nấu nước mì Quảng quá nhiều, rất có thể sẽ mất đi vị ngon thật sự - Ảnh: Sưu tầm

SỢI MÌ

Về sợi mì, nhiều người có thể thấy rằng sợi mì Quảng và sợi cao lầu khá giống nhau và đều được làm từ nguyên liệu chung là bột gạo, thế nhưng nếu sợ mì Quảng chỉ đơn thuần làm từ bột gạo, và sắc vàng từ các loại nước luộc, thì sợi cao lầu kỳ công hơn thế rất nhiều.

Cả hai sợi mì đều được làm từ nguyên liệu chung là bột gạo - Ảnh: suong17

Nếu bạn đến Hội An, bạn sẽ thấy người dân nơi đây không gọi cao lầu là sợi mì, mà sẽ gọi là bánh cao lầu, có chiều dài của mỗi sợi ngắn hơn mì Quảng một chút. Không chỉ được làm từ bột gạo, bánh cao lầu gốc của người Hội An còn phải được ngâm chung với tro, và tro này bắt buộc phải đốt từ cây ở Cù Lao Chàm mới đúng vị. Ngoài ra, nước xay gạo thành bánh cao lầu phải là nước giếng Bá Lễ, một giếng nước có tiếng của Hội An. Thế mới thấy, cao lầu quả xứng danh là cao lương mĩ vị của Hội An.

Nhưng sợi cao lầu lại phải trải qua nhiều công đoạn hơn ... - Ảnh: asiastreetfood

… để giữ được hương vị đúng gốc cao lầu Hội An - Ảnh: Mạnh Huy

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hội An

NGUYÊN LIỆU NHÂN CHÍNH

Theo phân tích trên, sợi cao lầu đã “ăn đứt” sợi mì Quảng rồi, vậy thì tại mục này, mì Quảng sẽ giành lại vị thế. Bởi nguyên liệu chính của cao lầu chỉ gói gọn ở một thứ duy nhất, đó là thịt heo, mặc dù cách nấu cũng khá công phu với sự kết hợp của nhiều lại gia vị khác nhau, nhưng về độ “ngon mắt”, mì Quảng sẽ thắng bởi sự đa dạng về nguyên liệu.

Nếu như nguyên liệu của cao lầu quanh đi quẩn lại cũng chỉ có thịt heo … - Ảnh: Mạnh Huy

… thì mì Quảng lại đa dạng và “ngon mắt” hơn rất nhiều - Ảnh: Mạnh Huy

Bên cạnh thịt heo, xá xíu, mì Quảng còn được “trang trí” thêm khá nhiều các nguyên liệu khác như thịt gà, tôm, trứng, thậm chí có cả một số biến thể như cá, vịt. Sự đa dạng về nguyên liệu này không hề làm hương vị tô mì Quảng bị “pha tạp”, mà trái lại, tất cả như hòa quyện với nhau để dẫn dắt người dùng đến những trải nghiệm vị giác thú vị.

Có cả những biến thể nấu với vịt, chẳng hạn như mì Quảng vịt Phan Thiết này - Ảnh: Mạnh Huy

CÁC NGUYÊN LIỆU PHỤ

Bạn biết không, người miền Trung có thói quen ăn rau rất nhiều, không chỉ vì việc “độn” rau sẽ khiến họ dễ no hơn trong những bữa ăn, mà từng loại rau còn đem lại cho món ăn của họ hương vị độc đáo. Cả cao lầu và mì Quảng đều thường được dùng chung với các loại rau như xà lách, giá, và hành, ở điểm này cả hai món ăn đều có nên Mytour sẽ không bàn đến, nhưng có một nguyên liệu tuy nhỏ nhưng khiến hai món ăn tách biệt với nhau hoàn toàn.

Cả mì Quảng và cao lầu đều được dùng với rất nhiều loại rau để “dậy” vị - Ảnh: Mạnh Huy

Đó chính là bánh tráng ăn kèm, với mì Quảng, người ta thường lấy bánh tráng (bánh đa) giòn, loại bánh có mè đen, bẻ nhỏ và trộn hoặc ăn kèm với mì Quảng. Nhưng ở cao lầu, chiếc bánh tráng lúc còn mềm sẽ được xếp lại trước, và sau đó đem chiên lên, trở thành một thứ bánh mà người Hội An gọi là bánh giòn, có màu nâu sậm rồi bỏ vào ăn kèm với cao lầu. Một điểm nữa chỉ có ở mì Quảng, đó là rắc thêm một muỗng đậu phộng giã nhỏ để hương vị phong phú hơn.

Mì Quảng thì dùng loại bánh đa giòn, bẻ vụn và trộn ăn chung - Ảnh: vaobepnauan

Cao lầu thì sử dụng loại bánh giòn này thay thế cho bánh tráng - Ảnh: nabicakes

Xem thêm: Các tour du lịch Quảng Nam giá rẻ

Cả cao lầu và mì Quảng đều là những thức ẩm thực đặc trưng của Đà Nẵng, Hội An nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung, nhiều người còn nói rằng, ra đó mà chưa thử cao lầu với mì Quảng thì coi như chưa từng đến đây. Bạn thấy hai món ăn này thế nào, bạn sẽ dùng thử chứ?

Huyscout - Mytour.vn

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Nhắc đến ẩm thực Hội An, người ta sẽ nghĩ đến ngay “cặp đôi hoàn cảnh” luôn được nhắc đến cùng với nhau là mỳ Quảng và cao lầu. Nếu không phải là người dân đại phương hay đã từng tìm hiểu về hai món ăn này thì bạn sẽ khó phân biệt đâu là mì Quảng và đâu là cao lầu.

Trong bài viết này, Cattour.vn sẽ so sánh hai loại mì này để bạn có thể dễ dàng phân biệt chúng với nhau.

I. Giới thiệu về mỳ Quảng và cao lầu

Đến Hội An, khi hỏi bất kì người dân địa phương nào về món ăn nên thưởng thức tại đây thì chắc chắn đến hơn 90% sẽ trả lời rằng đó là cao lầu và mì Quảng. Đây là hai món ăn mang đậm bản chất văn hóa và con người nơi đây. Hai món ăn này khá gống nhau, thoạt nhìn bạn sẽ rất khó để phân biệt được được đâu là cao lầu và đâu là mỳ Quảng.

Sự khác nhau giữa cao lầu và mì quảng

Sự khác nhau giữa cao lầu và mì quảng

Tham khảo thêm: Lưu ngay 10 quán cơm gà Hội An ngon nhất phố cổ

II. So sánh mì Quảng và cao lầu

Cũng giống như các loại mì khác, kết cấu của cao lầu và mì Quảng đều gồm ba phần là sợi mì, phần nhân và nước dùng cùng được ăn kèm với rau sống. Có lẽ chính vì vậy lại hay được giới thiệu cùng với nhau nên người ta hay nhầm lẫn giữa 2 món ăn này.

2. Khác nhau

Tuy đều có kết cấu 3 phần nhưng cả ba phần này đều có những đặc điểm khác nhau. Vì vậy, để phân biệt hai loại mì ở Hội An này với nhau thì bạn hãy so sánh về sợi mì, nước dùng và phần nhân mì của hai món an này.

Cả 2 đều có nguyên liệu chính từ bột mì nhưng cách chế biến của hai loại sợi mì này hoàn toàn khác nhau làm cho sợi mì khác nhau về cả hình dáng và hương vị. Trong đó cách chế biến của cao lầu cầu kì hơn rất nhiều so với mì Quảng.

Để làm ra sợi mì của cao lầu, đầu tiên, đem gạo ngâm vào nước tro, (nước tro này phải được pha từ tro nấu củi lấy từ một loại cây ở tận Cù Lao Chàm), khi ngâm mới tạo ra được sợi mì có độ giòn, dẻo và khô. Sau đó lọc kỹ, xay thành bột; nước xay gạo phải là nước ở giếng Bá Lễ có từ ngàn năm trước, mới được. Tiếp tục dùng vải lọc nhiều lần cho bột dẻo và khô, cán thành miếng vừa cô, xắt thành từng sợi, đem hấp nhiều lần rồi phơi khô để làm sợi mì. Ở Hội An, sợi mì cao lầu được gọi là bánh cao lầu.

Sự khác nhau giữa cao lầu và mì quảng

Sợi mì cao lầu

Cách làm sợi mì Quảng thì lại đơn giản hơn rất nhiều chỉ đơn thuần làm từ bột gạo và màu sắc của sợi mì phụ thuộc vào các loại nước luộc mì thường có màu vàng tươi hoặc trắng.

Vì ngâm chung với nước tro nên những sợi mì cao lầu có màu sậm, hơi đục, ăn vào cũng dai và cứng hơn sợi mì Quảng.

Sự khác nhau giữa cao lầu và mì quảng

Sợi mì cao lầu thường dai và cứng hơn bình thường

Xem ngay: Dắt túi 100 món ăn vặt Hội An ngon quên cả lối đi về

Không giống như các món mì khác ở Việt Nam có nhiều nước dùng, cả mì Quảng và cao lầu đều có rất ít nước dùng trong mỗi món ăn và có sự khác biệt khá rõ về mùi vị giữa chúng.

Nước dùng được sử dụng trong mì Quảng rất trong, thơm và có hương vị của thịt gà hoặc thịt lợn (hoặc bất kỳ loại thịt nào họ dùng để nấu nước dùng), phảng phất mùi thơm của lạc (đậu phộng).

Sự khác nhau giữa cao lầu và mì quảng

Mỳ Quảng có nhiều nước hơn so với cao lầu

Mặt khác, cao lầu có nước dùng sệt hơn nước dùng của mì Quảng được lấy từ nước sốt làm thịt heo xá xíu nên thấm đượm gia vị và có hương thơm đậm đà.

Có thể bạn quan tâm: Gọi tên 10 quán cafe xinh yêu nhất định phải ghé thăm ở Hội An

Trong một bát mì Quảng thường có thịt lợn, thịt gà, tôm và trứng gà hoặc trứng cút. Ngoài ra, thịt lợn hay thịt gà cũng có thể được thay bằng thịt ếch, thịt vịt hay cá. Họ cũng có các phiên bản khác của Mi Quang với thịt ếch, thịt vịt, Ngoài ra, Mi Quang thường được phục vụ với Bánh đa (bánh tráng nướng với vừng), thảo mộc tươi dồi dào và đậu phộng rang ở trên. Còn cao lầu chỉ có phần nhân là thịt lợn xá xíu.

Sự khác nhau giữa cao lầu và mì quảng

Cao lầu chỉ có phần nhân là thịt xá xíu

Ngoài ra, phần bánh tráng ăn kèm cùng hai loại mì này cũng khác nhau. Với mì Quảng, người ta thường ăn kèm với bánh tráng (bánh đa) nướng màu trắng, bên trên có mè đen. Còn với cao lầu, người ta sẽ ăn với bánh giòn một loại bánh tráng được đem chiên lên có màu nâu sậm.

Chưa biết, thì thấy khó nhưng biết rồi thì thấy thật đơn giản để phân biệt 2 món ăn này với nhau phải không nào? Bạn đừng nhần lẫm nữa nhé.

Tham khảo thêm các tour du lịch Hội An của Cattour.vn.

Đoàn Thư / Cattour.vn - Ảnh: Internet