Sự khác nhau giữa law và rules

Rules và Laws

Sự khác nhau chủ yếu giữa nguyên rules(nguyên tắc) và laws(luật lệ) đến từ hậu quả liên đới khi vi phạm chúng. Mặc dù chúng được phát triển để mang lại cảm giác trật tự, công bằng và an toàn, trọng lượng của một luật lệ (law) lại nặng hơn nhiều so với trọng lượng của một nguyên tắc (rule).

Luật giống như là phiên bản hợp pháp của các nguyên tắc. Khi còn nhỏ, các bậc phụ huynh đưa ra những nguyên tắc để con trẻ nghe theo. Khi gia nhập vào xã hội, chính phủ ban hành luật pháp để người dân tuân theo. Khi vi phạm một nguyên tắc, hậu quả có thể gây ra cảm giác không thoải mái nhưng nhẹ nhàng hơn so với hậu quả vi phạm một điều luật.

Luật pháp được thi hành bởi cơ quan chính phủ cấp cao, thường là cơ quan công an hoặc văn phòng công tố. Luật được viết bằng mã cụ thể để có thể được giải thích khi cần thiết. Khi vi phạm luật pháp sẽ có các hành động pháp lý đi kèm, có nghĩa là bạn đã bị bắt tội.

Các nguyên tắc thì linh hoạt và mang theo hậu quả nhẹ nhàng hơn. Bạn có thể đặt ra nguyên tắc cho các trò chơi, cho căn nhà của mình, thậm chí cho việc đánh nhau hoặc cho các mối quan hệ của bạn. Các nguyên tắc mang tính cá nhân, và chúng thường thay đổi khi điều kiện và hoàn cảnh thay đổi.

Luật pháp phải được thông qua quy trình hợp lý để có hiệu lực. Luật bắt đầu từ một dự luật, và phải trải qua một loạt các kiểm tra, cân bằng và bỏ phiếu để trở thành luật chính thức. Nguyên tắc chỉ được đặt ra và điều chỉnh khi có nhu cầu, và cần được tuân theo bằng sự tôn trọng những người đặt ra chúng.

Nguyên tắc giúp ta học cách chuẩn bị cho hành trang xã hội. Khi còn trẻ, ta có khuynh hướng tiếp thu rằng sẽ có nguyên tắc về việc đánh nhau, trộm cắp, nói dối, và sống lãng phí. Khi lớn hơn, ta phải chịu trách nhiệm về các nguyên tắc này bằng cách trở thành công dân tuân thủ luật pháp. Luật pháp không phải để đặt ra các ranh giới trong việc giáo dục, mà là để thực thi, và có thể bị phạt tù và thậm chí tử hình nếu vi phạm chúng.

Tổng kết

1. Luật là sự biến đổi hợp pháp của các nguyên tắc. Luật pháp được thực thi bởi các yếu tố chính phủ như cảnh sát và công tố viên.

2. Các nguyên tắc được đặt ra bởi các cá nhân. Luật do chính phủ đặt ra. Luật phải trải qua một số quy trình nhất định để trở thành luật chính thức, bao gồm cả quy trình biểu quyết.

3. Các nguyên tắc linh hoạt hơn và có hậu quả nhẹ hơn khi bị phá vi phạm. Luật pháp không linh hoạt và áp dụng các hình phạt nghiêm khắc bao gồm bỏ tù và trong một số trường hợp, tử hình.

4. Các nguyên tắc được đặt ra trong thời thơ ấu để chuẩn bị cho cuộc sống phù hợp với luật pháp. Pháp luật không phải là một công cụ giáo dục, mà là một công cụ để giữ trật tự trong xã hội.

Sự khác nhau giữa "Rule of Law" và “Rule By Law” (Phạm Đoan Trang)

Tháng 4 11, 2018

Lượt xem: 4483

Bây giờ chúng ta sẽ bàn đến một vấn đề gây tranh cãi rất lớn ở Việt Nam và... Trung Quốc, đó là cách dịch (sang tiếng Việt và tiếng Trung) hai khái niệm: “rule of law” và “rule by law”. Để dịch sang tiếng Việt được chính xác hai khái niệm này thì trước hết phải hiểu bản chất chúng là gì, theo cách định nghĩa của phương Tây.

Sự khác nhau giữa law và rules

“Rule of law” có nghĩa là tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, cho dù đó là người đứng đầu cơ quan lập pháp, hành pháp hay tư pháp, là đảng cầm quyền hay một tổ chức phi chính phủ nhỏ bé. Không một ai đứng trên pháp luật, không một ai có quyền hoặc nghĩa vụ nhiều hơn luật định.

Còn “rule by law” nghĩa là luật pháp được sử dụng như một công cụ để quản lý, để cưỡng chế và đàn áp. “Rule by law” đòi hỏi một sự trung thành tuyệt đối với pháp luật, kể cả là trung thành mù quáng với một thứ pháp luật bất công, hà khắc, độc đoán; nhưng lại chỉ đòi hỏi điều đó từ những người bị cai trị mà thôi. Luôn luôn có một tầng lớp – một cá nhân hoặc một nhóm – nắm quyền lực lập pháp, ở trên luật pháp, và hưởng những đặc quyền, đặc lợi do việc ở trên luật pháp đó tạo ra. Tầng lớp đó sẽ luôn lợi dụng luật pháp làm công cụ để cai trị những người khác.

Như vậy, bạn có thể thấy: Một chính quyền độc tài sẽ “rule by law” khi nó dùng luật pháp làm công cụ để tiện bề cai trị dân chúng – ngôn ngữ cộng sản gọi là “tạo thuận lợi cho công tác quản lý”, “vì mục tiêu quản lý nhà nước”. Nó “rule by law” không phải vì nó thượng tôn pháp luật, mà vì “rule by law” đem lại thuận tiện cho nó. Và bởi luật pháp làm ra chỉ để cai trị dân, còn chính quyền thì được “đặc cách”, làm sai cũng không phải chịu trách nhiệm gì, nên đất nước đó không có “rule of law”.

Với cách hiểu ấy, ta có thể dịch “rule of law” là pháp trị, hoặc “pháp quyền” như nhiều người lâu nay vẫn gọi – hàm ý pháp luật ở trên tất cả, pháp luật trị vì tất cả, quyền lực của pháp luật là cao nhất. Còn “rule by law” là tận dụng luật pháp để cai trị, có thể dịch nó là “ỷ pháp trị quốc”, như gợi ý của luật sư Trần Quỳnh Vi, biên tập viên Luật Khoa tạp chí.

Vấn đề “rule by law” cũng đưa đến một câu chuyện khác, đó là việc nhiều người có quan điểm duy luật, họ hướng tới và đòi hỏi xã hội phải thượng tôn luật pháp, bất kể luật pháp đó như thế nào. Ví dụ, nếu luật pháp không thừa nhận hôn nhân đồng tính thì quan điểm duy luật cho rằng việc hai người đồng tính lấy nhau chắc chắn là hành vi phạm pháp và phải bị trừng phạt. Tương tự, cho dù công an có lạm quyền, bắt người tùy tiện (như trong vụ cưỡng chế đất ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức), nhưng nếu dân chống lại thì tức là phạm tội chống người thi hành công vụ; nếu dân “cả gan” bắt giữ công an thì thậm chí còn phạm tội bắt người trái pháp luật, khủng bố.

Trong một xã hội “rule of law”, quan điểm thượng tôn pháp luật đó là đúng đắn, tiến bộ. Nhưng trong một xã hội “rule by law”, quan điểm đó dĩ nhiên sẽ được chính quyền độc tài rất ưa thích và lợi dụng: Nhà nước cứ việc ban hành thật nhiều đạo luật “tạo thuận lợi cho công tác quản lý”, siết chặt tự do của dân chúng, và cưỡng bức dân chúng phải phục tùng. Và nếu luật bất công mà ta cũng phải tuân thủ, thì lịch sử thế giới sẽ không còn ghi nhận công lao của Mahatma Gandhi, Rosa Parks, Martin Luther King – những người bất tuân dân sự nổi tiếng – nữa.

Phạm Đoan Trang

Chính Trị Bình Dân, trang 336.

Sự khác nhau giữa law và rules

Tweet

Facebook Social Comments

  • Trang trước
  • Trang sau

Rule of law là gì?

The rule of law means that everyone (citizens and leaders) must obey the laws.

In the United States, the US Constitution is the foundation for the rule of law. The United States is a constitutional democracy. In cóntitutional democracies, people are willing to obey the laws, because the laws are made by the people through their elected representatives.

If all people are governed by the same laws, the individual rights and liberties of each person are better protected.

The rule of law helps to make sure that government protects all people equally, and does not violate the rights of certain people.

– Đối với câu hỏi: Rule of law là gì? Rule of law có nghĩa là tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, cho dù đó là người đứng đầu cơ quan lập pháp, hành pháp, hành pháp hay tư pháp, là Đảng cầm quyền hay một tổ chức phi Chính phủ nhỏ bé. Không một ai đứng trên pháp luật, không một ai có quyền hoặc nghĩa vụ nhiều hơn luật định.

– Bình đẳng trước pháp luật hay quyền bình đẳng trước pháp luật là những nguyên lý của pháp quyền được thể hiện qua các quy định cụ thể (Các quy phạm pháp luật) thiết lập về quyền được đối xử một cách như nhau, công bằng giữa mọi công dân trước pháp luật. Theo đó, mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau trong một quốc gia đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Sự khác nhau giữa law và rules

Sự khác biệt giữa Đạo luật và Pháp luật

Sự khác nhau giữa law và rules
Sự khác biệt giữa Đạo luật và Pháp luật - Sự Khác BiệT GiữA