Tài liệu on thi phỏng vấn Vietcombank

Tài liệu on thi phỏng vấn Vietcombank

Nói về 4 “ông lớn” ngân hàng nhà nước, không thể không nhắc đến cái tên Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Với quy mô tổng tài sản lên tới 615.575 tỷ đồng (tính đến 30/9/2015), Vietcombank luôn khẳng định vị thế của mình trong giới Ngân hàng – Tài chính. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được đằng sau khối tài sản khổng lồ ấy, đội ngũ nhân sự Vietcombank vận hành và làm việc như thế nào.

Vietcombank thường tuyển dụng nhiều vị trí hàng năm, mùa tuyển dụng thường vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 7.

Với vị thế và độ “khủng” của mình, Vietcombank cũng rất nổi tiếng với độ “khó nhằn” của đề thi tuyển tại đây. Ngay cả vòng hồ sơ, Vietcombank cũng được biết đến là nhà tuyển dụng khó tính với từng bước lựa chọn tỉ mỉ và nguyên tắc. Vậy làm thế nào để chinh phục được ông lớn luôn tham vọng những ứng viên tiềm năng này?

Vòng 1: Nộp hồ sơ tuyển dụng

Để nhận được cơ hội làm việc tại Vietcombank; trước hết ứng viên cần scan các giấy tờ sau để tạo và nộp hồ sơ trực tuyến:

  • Sơ yếu lý lịch tự thuật khai trong giai đoạn 06 tháng gần nhất có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Bản sao các văn bằng và bảng điểm (không cần công chứng/chứng thực);
  • Bản sao chứng chỉ ngoại ngữ, tin học (không cần công chứng/chứng thực);
  • Giấy chứng nhận sức khoẻ trong thời gian 6 tháng gần nhất;
  • 02 ảnh 4×6 (chụp trong vòng 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ)

Ngoài ra, ứng viên phải bổ sung đầy đủ hồ sơ bản giấy có công chứng/chứng thực khi VCB yêu cầu; hoặc khi có thông báo ứng viên được vào vòng phỏng vấn tuyển dụng. Tuỳ thuộc vị trí đặc thù sẽ có yêu cầu bổ sung thêm các hồ sơ khác.

Hình thức nhận hồ sơ duy nhất là trực tuyến. Ứng viên nộp hồ sơ trực tiếp và xem thông tin tuyển dụng chi tiết trên trang web Vietcombank, mục Tuyển dụng.

Tuy mỗi vị trí tuyển dụng đều có thời hạn nộp hồ sơ nhưng bạn nên lưu ý nộp càng sớm càng tốt. Nhiều chi nhánh của Vietcombank không hạn chế số lượng hồ sơ nhận được; vì vậy những ứng viên nộp sớm sẽ có nhiều cơ hội được dự tuyển vào đúng vị trí và đúng đơn vị. Trong trường hợp ứng viên nộp muộn; chi nhánh có thể từ chối nhận hồ sơ hoặc chuyển hồ sơ sang vị trí khác. Có không ít trường hợp nộp dự tuyển vị trí Cán bộ Khách hàng bị chuyển sang Kế toán hay Giao dịch viên; Kiểm ngân hoặc ngược lại; dẫn đến sự bất tiện và khó khăn khi ôn tập để làm các bài test ở vòng sau.

Thông thường, nhanh nhất sau 02 tuần từ thời điểm hết hạn nhận hồ sơ; Vietcombank sẽ tổ chức thi viết.

Vòng 2: Test kiến thức

Vòng Test kiến thức của Vietcombank thường có hai phần:

  • Test Nghiệp vụ và IQ: Nội dung xoay quanh những hiểu biết chung và kiến thức kinh tế vi mô/vĩ mô
  • Test Tiếng Anh: Kiểm tra trình độ tiếng Anh của ứng viên nhằm đáp ứng nhu cầu công việc của Vietcombank

1. Test nghiệp vụ

Bài thi nghiệp vụ Tín dụng/ Giao dịch viên/ Ngân quỹ/ Tin học sẽ có 45 – 50 câu trắc nghiệm trong 60 phút. Trong phần này ứng viên phải trả lời các câu hỏi về kiến thức kinh tế vĩ mô kết hợp với câu hỏi nghiệp vụ liên quan đến luật; cũng như các hiểu biết về sản phẩm và dịch vụ do Vietcombank cung cấp. Một số câu hỏi về hiểu biết chung cũng được thêm vào phần này.

Tuy nhiên vẫn có xác suất thấp về câu hỏi tự luận dạng phát biểu cảm nghĩ hoặc một bài tập thực tế nhỏ; vì vậy bạn vẫn cần lưu ý để không bị bối rối trước những tình huống bất ngờ trong khi làm bài thi. Phần trắc nghiệm của VCB yêu cầu tư duy để chọn đáp án nhưng cũng có khá nhiều câu hỏi bẫy; đòi hỏi ứng viên phải đọc kĩ đề bài để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

2. Bài thi Tiếng Anh

Tất cả các ứng viên thi tuyển vào Vietcombank đều phải làm bài thi Anh Văn trừ các trí Ngân quỹ. Có 2 dạng đề chính:

  • Dạng đề 1: 60 câu chọn từ đúng nhất / 60 phút
  • Dạng đề 2: 45 câu chọn từ đúng nhất + 1 bài reading / 60 phút

Rất nhiều thí sinh đánh giá đề thi tiếng Anh của Vietcombank khó nên để có thể chinh phục phần này; bạn cần ôn luyện hàng ngày và đảm bảo vốn từ của mình ở mức đa dạng. Bạn cũng có thể tham khảo đề thi của các năm trước; luyện thử xem mình đang ở mức độ nào và sắp xếp chế độ học tập phù hợp. Lưu ý rằng dạng đề thi có thể thay đổi qua các mùa tuyển dụng; bạn cần chú ý thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất về đề thi và kiến thức cần ôn tập.

Vòng 3: Phỏng vấn trực tiếp.

Đây là vòng cuối cùng trước khi ứng viên hoàn tất quy trình thi tuyển vào Vietcombank. Để vượt qua vòng này và giành cơ hội làm việc tại Vietcombank; ứng viên có thể phỏng vấn 2 lần nếu ứng tuyển vị trí cấp chi nhánh trở lên.

Trong vòng này, giống như các ngân hàng khác; Vietcombank thường đưa ra các câu hỏi đa dạng; chia làm nhiều mảng để kiểm tra đồng thời kiến thức – thái độ – kĩ năng của ứng viên như sau:

Câu hỏi Nội dung
Câu hỏi thường gặp với tất cả vị trí Phần này chủ yếu hỏi về bản thân ứng viên và lý do ứng viên lựa chọn vị trí này. Một số người cũng có thể được hỏi thêm khá nhiều về công việc đã từng đảm nhận trong quá khứ.
Hiểu biết về ngân hàng Các câu hỏi về đặc điểm; sản phẩm và dịch vụ của Vietcombank sẽ được hỏi trong phần này. Mục đích chính là để test mức độ quan tâm; tìm hiểu về nơi mình dự định làm việc của ứng viên.
Câu hỏi tình huống Không có quy chuẩn gì chung cho những câu hỏi này tuy nhiên; qua phần thể hiện của ứng viên; nhà tuyển dụng có thể hiểu thêm về cách ứng xử; giải quyết vấn đề của các ứng viên trong từng tình huống có linh hoạt hay không.
Câu hỏi thuộc lĩnh vực kinh tế – xã hội Nội dung trong phần này liên quan đến kiến thức xã hội và kinh tế cập nhật hàng ngày. Ứng viên phải thường xuyên đọc báo cũng như xem thời sự để tích lũy kiến thức và hiểu biết; khi đó vòng này không còn là trở ngại.
Câu hỏi nghiệp vụ Tùy vào từng vị trí mà câu hỏi nghiệp vụ sẽ khác nhau; nhưng sẽ chủ yếu hỏi về mức độ hiểu biết; và các câu hỏi tình huống ứng xử đối với mỗi vị trí.