Tài sản chung với bố chia thế nào

Thứ nhất: Về vấn đề chia tài sản của bố mẹ:

 Nếu cha mẹ  không có thỏa thuận từ trước khi kết hôn, tài sản chung trong thời kì hôn nhân của họ sẽ được chia đôi. Việc chia tài sản dựa trên các nguyên tắc như sau (theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014) thì: 

 Tại khoản 2 Điều 59 quy định về Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

 Theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được hiểu là:

 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

 Thứ hai: Về việc chia tài sản cho con trên 18 tuổi

Pháp Luật Hôn nhân và gia đình không quy định cha mẹ khi ly hôn phải chia tài sản cho con cái. Việc chia tài sản hay không chia tài sản cho con hoàn toàn thuộc quyền quyết định của cha, mẹ. Vì vậy, để chia tài sản cho con thì cha, mẹ có thể thỏa thuận về việc chia tài sản cho con.

 Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.

Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

Công ty Luật Nhân Hòa

Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Email:

Hotline: 0915. 27.05.27

Trân trọng!

Căn cứ:

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Nội dung tư vấn:

Pháp luật về hôn nhân có cho phép và tạo hành lang pháp lý để vợ, chồng hoặc cả hai có thể yêu cầu ly hôn. Khi ly hôn sẽ dẫn tới hệ quả là phân chia tài chung vợ chồng.

Trước hết cần làm rõ tài sản chung của vợ chồng là gì, bởi chỉ có tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia khi ly hôn. Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình có quy định về vấn đề này

                                                  

Tài sản chung với bố chia thế nào

                                                          Liên hệ luật sư tư vấn chia tài sản khi ly hôn Hotline: 0915270527

“Điều33.Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. 2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Như vậy, có thể thấy tài sản chung vợ chồng được coi như một khối tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của hai người, trong đó, không có phần của con cái. Vậy khi giải quyết ly hôn, mà hai vợ chồng không thỏa thuận được việc phân chia thì Tòa án sẽ chia cho hai vợ chồng dựa trên tình hình thực tế và các quy định pháp luật.

Do đó, khi bố mẹ ly hôn, con cái sẽ không được chia phần trong khối tài sản chung của bố mẹ. Để bảo vệ quyền lợi của con cái, pháp luật cũng đã có những quy định như nghĩa vụ chăn sóc, cấp dưỡng nên việc chia một phần tài sản bố mẹ cho con cũng là không cần thiết. Nếu thật sự 2 vợ chồng muốn để lại căn nhà cho con thì có thể làm thủ tục tặng cho con (đi kèm điều kiện không chuyển nhượng trừ khi được cả 2 đồng ý).

Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.

Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

Công ty Luật Nhân Hòa

Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM

Email:

Hotline: 0915. 27.05.27

Luật chia tài sản cho con cái được tư vấn chuyên môn bởi Luật sư Phan Đức Tín.

Luật sư Phan Đức Tín có hơn 13 năm kinh nghiệm hành nghề. Luật sư Phan Đức Tín là người sáng lập Công ty Luật TNHH Đức Tín và Cộng sự. Luật sư Tín đã tham gia tư vấn, giải quyết thành công nhiều vụ việc chuyên về các lĩnh vực như: thừa kế, hôn nhân gia đình, dân sự... 


Luật chia tài sản cho con cái được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự 2015 gồm có hai trường hợp: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

1. Chia tài sản thừa kế cho con cái theo di chúc

Nếu người chết có để lại di chúc thì việc chia tài sản thừa kế cho con cái trước tiên phải dựa theo di chúc để lại.

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết” (Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015). Việc phân chia di sản như thế nào được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc, điều này đã được thể hiện tại Điều 626 Bộ luật dân sự năm 2015:

Người lập di chúc có quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

>> Xem thêm: Thế nào là Di chúc hợp pháp?

Mặc dù việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc, tuy nhiên có những trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, được quy định tại Khoản 1 Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015 bao gồm:

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Từ quy định trên có thể thấy rằng, đối với trường hợp con chưa thành niên, con thành niên mà không có khả năng lao động, cha, mẹ, vợ, chồng dù người để lại di chúc không để lại di sản cho họ thì họ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật. Sở dĩ pháp luật làm như vậy là để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

>> Xem thêm: Quyền thừa kế tài sản của con cái.

2. Chia tài sản thừa kế cho con cái theo pháp luật

Nếu người chết không để lại di chúc, hoặc có để lại di chúc nhưng di chúc đó không hợp pháp thì tài sản thừa kế được chia theo pháp luật.

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật dân sự năm 2015). Theo Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau:

  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

>> Xem thêm: Quyền từ chối nhận di sản thừa kế.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định chia thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản bao gồm:

  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Để tiến hành chia thừa kế cần xác định hàng thừa kế theo pháp luật được quy định tại Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Tài sản chung với bố chia thế nào

Việc chia thừa kế theo pháp luật được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Khoản 2, 3 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

>> Xem thêm: Thủ tục chi di sản thừa kế không có di chúc chi tiết và đầy đủ nhất.

Như vậy, luật chia tài sản cho con cái được quy định cụ thể như trên.

Nếu cần tư vấn về Thừa kế, bạn có thể liên hệ Luật sư Phan Đức Tín theo thông tin sau:

  • Công ty Luật TNHH Đức Tín và Cộng sự
  • Tầng 19, Trung Tâm Thương Mại Sài Gòn, 37, Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0937 863 263 (Luật sư Tín)
  • Email: 

KHÁCH HÀNG HỎI: TRANH CHẤP NHÀ CỬA BA MẸ ĐỂ LẠI THỪA KẾ CHO CON CÁI

Em chào a/c. E muốn hỏi về nhà cửa. Trước đây ba mẹ mất có để lại 1 ngôi nhà cấp 4 không có để di chúc cho ai. Nhà Hiện tại trong sổ Hộ Khẩu còn 3 anh em.

Tháng 8 năm 2018 vừa rồi 3 anh em quyết định xây nhà và vay ngân hàng 300.000.000 vnd. Trong sổ đỏ chỉ đứng tên 1 người (Em gái ). Vì ông anh và tôi đang nợ ngân hàng nên không thể đứng tên vay được. Hàng tháng 3 anh em chung tiền vào trả gốc và lãi ngân hàng. Luật sư cho tôi hỏi nếu có chuyện không hay xảy ra thì tôi có được chia tài sản không? cảm ơn luật sư

Chào bạn!

Cảm ơn câu hỏi của bạn gửi tới Chúng tôi.

Về câu hỏi của bạn xin được tư vấn cho bạn như sau:

1. Do ba, mẹ bạn không để lại di chúc nên di sản sẽ được chia theo hàng thừa kế, theo điểm a, khoản 1, Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật: “a) Không có di chúc;...”

2. Theo như bạn trình bày, căn cứ vào Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật thì  bạn và các anh, chị, em thuộc hàng thừa kế thứ nhất: “a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;... 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”

3. Tuy nhiên, do trong “sổ đỏ” chỉ đứng tên một người (em gái) nên cần phải xác định lại nguồn gốc, tại sao lại đứng tên một mình em gái bạn, trong sổ có ghi tài sản riêng hay không, thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) trên sổ ghi nội dung như thế nào?

- Nếu ghi là hộ gia đình và do em gái bạn làm chủ hộ thì về nguyên tắc bạn có quyền hưởng di sản thừa kế.

- Trong trường hợp, gia đình bạn đã làm văn bản khai nhận di sản thừa kế, từ chối di sản thừa kế ...và không có văn bản nào khác thể hiện là em gái bạn được ủy quyền đứng tên, hay nói cách khác Giấy chứng nhận mới được cấp lại ghi là tài sản riêng của em bạn thì em bạn có toàn quyền quyết định.

Trên đây là một vài ý kiến tư vấn của Luật sư, dựa trên trình bày của bạn.

Nếu cần tư vấn chi tiết hơn, bạn cần cung cấp hồ sơ, tài liệu cho Luật sư nghiên cứu hoặc liên hệ Luật sư Nguyễn Thế Thọ, điện thoại: 098.508.1589.

Trân trọng!

2. Luật sư NGUYỄN ĐỊNH TƯỜNG tư vấn về tranh chấp chia tài sản thừa kế của ba mẹ cho con cái:

Vấn đề bạn hỏi, tôi xin trả lời như sau:

Ba mẹ bạn chết không để lại di chúc thì tài sản được thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 650 BLDS 2015. Ngôi nhà cấp 4 được coi là di sản để lại cho 3 anh em bạn, mỗi người được hưởng 1/3 giá trị căn nhà. 

Tuy nhiên, sổ đỏ chỉ đứng tên người em gái nhưng bạn không nói rõ là người em gái đứng tên đại diện cho 3 anh em hay chỉ đứng sở hữu riêng một mình.

Trường hợp người em gái đứng tên trên sổ đại diện cho 3 anh em thì căn nhà vẫn là sở hữu chung của 3 anh em.

Trường hợp người em gái đứng tên một mình không đại diện cho 3 anh em thì căn nhà là sở hữu riêng của người em gái. Trong trường hợp này 3 anh em phải thỏa thuận bằng văn bản (có công chứng) là ngôi nhà cấp 4 mà người em gái đứng tên là tài sản thuộc sở hữu chung của 3 anh em, để đảm bảo sau này khi có tranh chấp xảy ra, vẫn chia tài sản chung được.

KHÁCH HÀNG HỎI: QUYỀN THỪA KẾ PHẦN TÀI SẢN CỦA MẸ?

Thưa luật sư ! cha mẹ tôi kết hôn năm 1984. năm 1994 ông nội cho gia đình tôi 6 công đất, cha tôi đứng tên qsdđ. năm 2006 mẹ tôi qua đời đồng thời tôi lặp gia đình và cắt hộ khẩu về ở nhà thờ của ông bà nội. nhờ luật sư tư vấn dùm tôi có quyền hưởng thừa kế của mẹ không? 14 năm nay từ ngày mẹ mất cha tôi là người sử dung phần đất đó tôi không quan tâm vì tôi là con một. nhưng mới đây cha tôi cắt một cái nền nhà cho người hàng xóm. vậy tôi có quyền không cho người đó cất nhà đc không? xin cam ơn luật sư.

Luật sư DƯƠNG HOÀI VÂN tư vấn về việc con cái hưởng thừa kế của mẹ:

Chào bạn, căn cứ vào thông tin mà bạn cung cấp, Luật sư xin đưa ra tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân Gia đình năm 1986, Điều 27 Luật Hôn nhân Gia đình năm 2000, Điều 33 Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014 và Điều 650, Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì bạn cần làm rõ các vấn đề sau:

Thứ nhất, ông nội của bạn có bao nhiêu người con? Trường hợp ông nội bạn qua đời, có để lại di chúc hay không? Nếu có, thì di chúc đó để lại cho ai, cho cha bạn hay cho gia đình bạn? Trường hợp không có di chúc, thì di sản ông nội bạn để lại phải tiến hành chia thừa kế theo pháp luật (chia đều các suất thừa kế theo các hàng thừa kế) và cha bạn là được hưởng 1 suất thừa kế trong di sản đó. 

Thứ hai, trường hợp ông nội bạn để lại di chúc cho cha bạn (hoặc chia di sản theo pháp luật, cha bạn được hưởng 1 suất thừa kế, tạm cho 1 suất thừa kế tương đương 6 công đất), thì phần di sản đó là tài sản riêng của cha bạn. Nếu trong quá trình chung sống, cha và mẹ bạn không có bất kỳ thỏa thuận bằng văn bản nào về việc di sản (6 công đất) đó là tài sản chung của vợ chồng thì di sản đó mẹ bạn không có quyền trong đó.

Thứ ba, trường hợp ông nội bạn để lại di chúc cho “gia đình bạn” thì phải xem xét, gia đình bạn gồm bao nhiêu người, thì những người trong gia đình đều là những người nhận di sản của ông bạn theo di chúc. Cần làm rõ vấn đề “gia đình” trong câu hỏi của bạn có chính xác hay không.

Thứ tư, bạn phải xem lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất) đứng tên như thế nào? Giả dụ đứng tên Người sử dụng đất là ông Nguyễn Văn A (cha bạn) thì như đã nói, phải xem xét đến yếu tố tài sản chung của vợ chồng, nếu đứng tên Người sử dụng đất là Hộ ông Nguyễn Văn A thì phải xem thời điểm cấp giấy chứng nhận nói trên, những người đứng tên trong hộ khẩu gia đình ông Nguyễn Văn A bao gồm những ai, và những người đó là đồng sở hữu đối với giấy chứng nhận đó. 

Thứ năm, trường hợp Giấy chứng nhận đó cấp cho cha bạn và tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng (cha mẹ bạn) thì mẹ bạn sau khi mất đi, không để lại thừa kế, thì di sản của mẹ bạn để lại trong khối tài sản chung đó phải tiến hành chia theo pháp luật. Và bạn, nếu có giấy tờ chứng minh là con của cha mẹ bạn thì bạn được hưởng 01 suất thừa kế trong khối di sản mẹ bạn để lại.  Khi đó, bạn làm thủ tục khởi kiện chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. 

----

Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể liên lạc với tôi qua số điện thoại: 098.449.9996 hoặc 098.515.8595 (Luật sư Dương Hoài Vân) hoặc đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).

TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Trân trọng./

Luật sư Dương Hoài Vân

Giám đốc Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh

SĐT: 098.449.9996 hoặc 098.515.8595

HỎI VỀ QUYỀN THỪA KẾ TÀI SẢN CỦA CON

Em là con 1. Hiện tại cha mẹ em đang sở hữu giấy tờ đất Vậy khi cha hoặc mẹ e mất e ai là người đứng tên tài sản ạ

Luật sư DƯƠNG HOÀI VÂN tư vấn về quyền thừa kế tài sản của con:

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 về người thừa kế theo pháp luật quy định "a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;" 

Như vậy, khi cha hoặc mẹ bạn mất thì người thừa kế tài sản sẽ bao gồm ông, bà,cha hoặc mẹ (nếu 1 trong hai người còn sống) và bạn.

Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể liên lạc với tôi qua số điện thoại: 098.449.9996 hoặc 098.515.8595 (Luật sư Dương Hoài Vân) hoặc đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).

Trân trọng./

Luật sư Dương Hoài Vân

Giám đốc Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh

SĐT: 098.449.9996 hoặc 098.515.8595

Luật sư BÙI THỊ THANH tư vấn về quyền thừa kế tài sản của con:

Chào bạn, câu hỏi của bạn Luật sư tư vấn như sau:

Tài sản nhà đất là tài sản chung của bố mẹ bạn, nếu một trong hai người mất thì phần di sản thừa kế của người mất được chia theo pháp luật hoặc theo Di chúc (nếu có).

Sau khi làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì người đứng tên trên giấy chứng nhận gồm bố/mẹ còn sống, những người thừa kế theo pháp luật/Di chúc.

Trên đây là tư vấn của luật sư, mọi thắc mắc xin liên hệ sđt: 0364953858 - LS.Thanh

Trân trọng!


TIN LIÊN QUAN:

Mẫu di chúc.

Di chúc đã lập có huỷ được không?

Danh bạ 250+ Luật sư Thừa kế Di chúc trên iLAW