Tại sao người chết để nải chuối trên bụng

Người Việt Nam tin tưởng rằng sự ‘ra đi’ tại nhà có được thân nhân bên cạnh là điều may mắn và nếu phải chết xa nhà là điều bất hạnh và thật vô phúc khi phải khiêng hòm người thân từ nơi khác về. Cho nên trong trường hợp người bệnh được đưa đi bệnh viện và khi biết giờ chết đến gần, thân nhân nên đưa về chết ở nhà. Đây là dịp thân nhân quây quần bên người sắp quá vãng tới phút lâm chung.

Lắng nghe lời trăn trối.

Trừ trường hợp bất đắc kỳ tử, mỗi người trước khi chết đều trải qua giây phút ngắn ngủi cuối cùng gọi là phút lâm chung.Giây phút hấp hối hay tiếc nuối rất linh thiêng đối với người  trong gia đình.Trong giây phút nầy, mọi người trong thân nhân phải giữ yên lặng, cấm trẻ con đến gần người sắp chết trừ khi có lời yêu cầu của người sắp chết muốn dặn đò điều gì. Đây là phút quý báu cần yên tịnh xem người sắp lìa đời trăn trối.

Lúc này mọi người xúm quanh giường, khấn nguyện tùy theo tín ngưởng và lắng nghe lời thều thào cuối cùng. Khi bịnh nhân tắt thở, người ta còn rờ mạch tay chân, áp tai sát ngực nghe ngóng để biết chắc người đó đã chết hẳn chưa. Nếu chắc chắn, ngay sau đó tin buồn được thông báo cho mọi người trong gia đình biết, và lúc nầy mới được khóc.

Việc làm ở phần này tới nay người mình còn  duy trì và áp dụng.

 In dấu chân người chết.

Thuở xưa khi người thân vừa tắt hơi, con cháu phải làm những việc sau:

  • Thoa son dưới bàn chân người chết, rồi lấy miếng vải trắng in dấu chân [nam tả, nữ hữu!] lưu giữ trong hộp hay trong khánh để thờ. Ngày nay người ta thờ hình người chết thay cho thờ vết son bàn chân.
  • Tấm lau người sắp mất, đặt xác quay đầu về hướng Đông .
  • Lấy vuông vải hoặc tờ giấy vàng bạc đấp mặt người chết.
  • Cắt móng tay móng chân, xong gói lại tay để trên, chân để dưới, sau khi đặt người chết vào trong quan tài.
  • Cử  người nhà  túc trực bên cạnh người chết.
  • Tìm cach quan sát xác định  người thật sự chết mới  nhập quan.

Ở miền Nam xưa có tục hú hồn hú vía người chết nay rất hiếm còn gia đình nào thực hiện,  nhưng lại có tục xoa dầu vào đầu người chết.

Trong miền Nam còn có tục đặt một nải chuối sứ còn sống dằn lên bụng người mới chết để tránh ma nhập. Đặt bàn nhỏ trên đầu người chết bày 3 vắt cơm [sau nầy đơm một chén cơm úp ngược] và chong một ngọn dầu hoặc đèn cầy trên đầu nằm, lấy lá vàng bạc hay giấy hồng đơn đắp mặt người chết.

Thiết hồn bạch trí linh tòa và nải phạn hàm.

– Thiết hồn bạch trí linh tòa : chỉ làm với những người chết hồi dương [sống lại]. Thuở xưa người chết hồi dương theo tục lệ thì phải dùng “lụa trắng 7 thước mộc, xếp lại rồi để trên mình người bệnh hồi dương. Chờ tắt thở rồi lấy miếng lụa đó mà thắt giống hình người có đầu mình tay rồi rước hồn qua đó. Thắt hình rồi để vào trong cái quả, đem bày trí tại linh tòa mỗi khi làm lễ phải dở nắp quả ra cho hồn ra  để hưởng linh. Tục nầy nay không còn ai theo.

– Nải phạn hàm: là lấy đũa bếp cán ngang miệng người mới chết mà đút nếp và 3 đồng tiền điếu [đút 3 lần, mỗi lần một nhúm nhỏ nếp và 1 đồng tiền] trước đút bên phải, sau đút bên trái, cuối cùng đút ngay giữa miệng; rồi đậy miệng người mới chết thật kín.

Đó là tục xưa, khoảng sau nầy phép nải phạn hàm bị bỏ quên, chỉ thỉnh thoảng nhà giàu có, quá thương người chết và tin tưởng thế giới kiếp sau mới thực hiện, như cho đút vàng hay hột xoàn vào miệng người chết chứ không dùng nếp hay tiền đồng, được gọi là “cho ngậm vàng”.Việc nầy được thực hiện bí mật tránh kẻ gian đào mồ người chết!. Tục nầy thỉnh thoảng có gia đình vẫn còn giữ.

Lập tang chủ và người phụ lễ tang.

Tang chủ: Theo lệ thường, gia đình chọn trưởng nam hoặc cháu đích tôn làm tang chủ. Vợ của tang chủ được lập làm phụ lễ giúp tang chủ. Nếu tang chủ đang thọ tang thì lúc đó phải cử cha hay ông của người chết làm chủ tang.

Hộ lễ tang: tức là người phụ lo lễ tang trong lúc gia chủ bối rối. Thường thì nhờ bà con xa hay thân hữu có kinh nghiệm để chỉ vẽ coi sóc việc tổ chức đám tang cho được đúng nghi lễ và chu đáo trong ngoài. Người được lập hộ lễ tang phải là nam giới, tối thiểu cũng vai anh của người chết, về tuổi tác cũng phải  trung niên  trưởng thành  biết chữ nghĩa đồng thời quen việc tang tế.

Việc lập tang chủ và hộ lễ là cần thiết gia đình nào cũng cần.

Lễ tắm rửa người chết.

Tắm rửa người chết thương bằng nước lá thơm như: sả, chanh và cắt móng tay chân rồi gói lại để khi nào liệm sẽ bỏ vô hòm trên theo trên – dưới theo dưới. Riêng khăn, dao, lược, nước tắm dư đem chôn đổ xa nhà.

Về sau nầy hễ thấy bịnh nhân ngặt liệu không qua khỏi, gia đình lo nấu nước sôi pha ấm ấm đổ thêm rượu để tắm rửa thay áo quần mới cho bịnh nhân. Và sau khi bịnh nhân tắt hơi rồi không có tắm rửa nữa mà chỉ có việc lau mình bằng rượu, thay quần dài, áo không có nút.

 Đặt Quan tài.

Quan tài dân gian gọi nôm na là hòm, người miền Nam gọi là hàng.

Trước 1945, ở thôn quê hoặc ngay cả nơi thành thị những gia đình có tiền, nhà rộng rãi  hay có lệ sắm sẵn hòm để dành cho ông bà cha mẹ bấy giờ không gọi là hòm mà gọi là “thọ” dưỡng lão. Một  trong những lý do sắm thọ vì lo ngày lâm chung không tìm được gỗ quý làm thọ.

Thọ làm bằng gỗ quý là gỗ huỳnh đàn [huỳnh đằng] hay giáng hương vì hai loại gỗ này chịu đựng được sự ẩm ướt lâu bền. Không ai sắm thọ bằng  gỗ tạp xấu. Nhà sang trọng có chức quyền muốn quàn xác lâu ngày trong nhà thì dùng kỷ thuật tráng thủy bên trong hòm để giữ mùi không xông ra ngoài.

“Thọ” dưỡng già hay “thọ” khi mua về để trong nhà luôn được bao phủ bởi vải để tránh bụi bặm làm ô uế. Thỉnh thoảng lau chùi gỗ và giặt bao vải.

Sau khi hòm đã được liệm xác, tục lệ ở miền Nam còn phải dằn trên nắp hòm một khung gỗ gọi là khung mộc cách; trên mộc cách có 3 chỗ để cắm đèn cầy [trước đầu, giữa và cuối  hòm]. Cũng có khung mộc cách được chạm trổ hình rồng  rất khéo léo và thếp vàng trông rất sang Lệ xưa đã định rằng quan tài sơn đỏ.

Những nghi thức trong cưới hỏi, ma chay thường bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian và được lan truyền từ đời này sang đời khác.

Vậy, theo tín ngưỡng dân gian thì vì sao người chết phải để nải chuối xanh lên bụng?

Đối với nghi lễ này, có rất nhiều người cùng như những cách nghĩ khác nhau trong đó thường có những quan niệm sau:

Có một câu chuyện cổ tích xưa kể lại rằng: 1 chàng trai sống chung với người mẹ già. Vào một ngày nọ, chàng trai lên rừng đốn và bất ngờ thấy 1 cây chuối già xanh gần chín nên đã chặt đem về nhà để chín đem đi bán và ăn. Thế là chàng trai đã chặt buồng chuối này đem về nhà. Khi về nhà, nhưng anh chàng lại không biết phải để ở đâu, bởi lo sợ rằng, mẹ già ở nhà đói bụng sẽ đem ra ăn hết. Vì vậy, anh chàng mới nghĩ ra một cách là phải treo buồng chuối này lên cao để bảo quản. Ngày hôm sau, chàng trai lại lên rừng đốn củi, người mẹ ở nhà chờ con như mãi không thấy con về, bởi vì đói mà trong nhà không có gì để ăn, chợt bà thấy nải chuối treo trên nhà bếp đã chín, nên bà tìm cách trèo lên để lấy chuối xuống ăn, không ngờ bà bị trượt chân và ngã chết. Khi chàng trai về đến nhà thì gọi Mẹ ơi! …nhưng lại không thấy ai trả lời, khi vào nhà anh chàng mới biết mẹ mình vì muốn lấy chuối ăn mà bị ngã chết, nên chàng trai mới trách mình là tại mình mà mẹ mới chết. Đến khi chôn cất mẹ, bởi trong nhà không có gì để ăn, chỉ còn buồng chuối, chàng ta bền cắt lấy nải chuối còn xanh và để lên trên bụng mẹ mình, vì anh cho rằng mẹ mình đói bụng mà không ăn được nên bằng cách để trên bụng mẹ mình.

Theo quan niệm của ông cha ta xưa kia thì người chết hay ăn chuối để đỡ đói. Vì  có người nói đi về tối không được nên họ thường ăn chuối cho đỡ đói nếu ở nhà cúng cơm trễ.

Theo nhiều người suy nghĩ thì chuối là loài quả có tính âm, nên có liên quan đên cõi âm. Vì vậy, những thầy pháp cúng binh tướng thường sử dụng nải chuối xiêm xanh. Đối với những nữ giới không may từ giã cõi trần, thì người ta thường trồng cây chuối xiêm bên mộ đến khi chuối trổ buồng là đứa nhỏ trong bụng mẹ ra đời. Người chết để chuối xiêm lên bụng để dằn, với mục tiêu duy nhất chính là tránh đi trường hợp bị linh miêu nhảy qua biến thành quỷ nhập tràng.

Tóm lại, vì sao người chết phải để nải chuối xanh lên bụng? Theo tín ngưỡng dân gian đó là vì để người chết để đỡ đói, để tránh trường hợp bị linh miêu chảy qua biến thành quỷ nhập tràng. Và chuối là một vật không thể thiếu trong bàn thờ gia tiên mỗi dịp lễ tết.

Mỗi đời người khi sinh rồi cũng có lúc phải an nghĩ về với giấc ngủ ngàn thu. Vậy chúng tôi chết tại sao lại được che mặt và đắp chiếu hoặc đắp phủ khăn. Có lẽ tục lễ này đã tồn tại ở Việt Nam theo phong á đông hàng nghìn năm về trước. Bài viết hôm nay, sẽ lý giải cho mọi người rõ hơn về vấn đề này Tại sao người chết lại che mặt và phải đắp chiếu 

Tại sao người chết lại che mặt

Tại sao người chết phải đắp chiếu

Người ta Chết thường được đắp chiếu thì có và trở thành điều mà ai cũng nắm được. Nếu khi gặp người lạ bạn chưa hề gặp không phải là người thân của mình, thì được những người xung quanh đắp chiếu che mặt lại. Bởi lẽ thứ nhất điều bình thường ông bà ta đã làm, giờ con cháu tiếp tục làm. Thứ hai chiếu là vật dụng dễ tìm dễ mua rẻ tiền, kích cỡ vừa vặn, do vậy người ta thường sử dụng chiếu để đắp cho người chết.

Ông bà thường quan niệm rằng “người sống không ai đắp chiếu, người chết không ai đắp chăn” “lúc sống nằm trên chiếu, lúc chết nằm dưới chiếu”. Thành thật ra thì mền chăn chiếu rất kiến, là nơi để ta nằm để ngủ nghỉ và do vậy không ai sử dụng chăn mền để đắp cho người chết cả.

Người chết dùng chăn để đắp là do khi chêt mùi hôi tử thi sẽ bốc và bay lên , âm khí có thể ảnh hưởng cho người còn sống xung quanh, với những yếu vía như phụ nữ, trẻ em, trẻ sơ sinh bà bầu mang thai,… không nên tiếp xúc với âm khí này. Chính vì vậy người ta thường dùng chiếu đắp cho tử thi để có thể hút bớt đi những hơi tử thi. Và chiếu cũng rất dễ tiêu hủy vì chiếu thường được làm từ những nguyên liệu thiên nhiên, tránh gây hại cho môi trường.

Tại sao người chết thường che mặt

Có thể nói phong tục che mặt khi chết đã có cách đây hơn 1 ngàn năm, trước khi đất nước bị trung quốc đô hộ. Nhiều người quan niệm khi chết là không biết là lý do gì đều cần phải che mặt lại, bởi để người chết không còn nhiều thấy những điều trên thế gian để cho hồn bay về đoàn tụ với ông bà.

– Trong kinh sách Phật có dạy về cận tử nghiệp [tức là nghiệp lực trước khi chết]. Khi một người vừa tắc thở, họ vừa trải qua một giấc mộng. Và giấc mộng này cho biết đây là nghiệp cuối cùng của họ trong kiếp này chuyển sang kiếp mới. Giấc mộng này vừa tan thì thân tứ đại cũng vừa dừng hẳn, nghĩa là thân tứ đại này không còn phục hồi lại được nữa.

Tại sao người chết phải để nải chuối lên bụng?

Khi chết có nhiều nơi quan niệm để nải chuối lên bụng, Theo nhiều người suy nghĩ thì chuối là loài quả có tính âm, nên có liên quan đên cõi âm. Vì vậy, những thầy pháp cúng binh tướng thường sử dụng nải chuối xiêm xanh.

Theo quan niệm của ông cha ta xưa kia thì người chết hay ăn chuối để đỡ đói.Vì mình nghe có người nói đi về tối không được nên họ thường ăn chuối cho đỡ đói nếu ở nhà cúng cơm trễ.

Đối với những nữ giới không may từ giã cõi trần, thì người ta thường trồng cây chuối xiêm bên mộ đến khi chuối trổ buồng là đứa nhỏ trong bụng mẹ ra đời. Người chết để chuối xiêm lên bụng để dằn, với mục tiêu duy nhất chính là tránh đi trường hợp bị linh miêu nhảy qua biến thành quỷ nhập tràng.

Tại sao người chết không nhắm mắt ?

Người chết không nhắm mắt được lý giải theo hai cách: theo tâm linh và theo lý giải khoa học

  • Theo khoa học thì chết không nhắm mắt là hiện tượng không phải hiếm trong đời sống. Đây là hiện tượng này có thể diễn ra ở những người chết vì bị ngộ độc thuốc co cơ như ăn phải mã tiền chẳng hạn. Thứ hai là những người chết trong các cơn co giật như bị phong đòn gánh, bị chó dại cắn. Thứ ba, ở những người chết rất bất ngờ, trong khoảng thời gian ngắn ngủi giữa sự sống và cái chết đã ở một trạng thái ngạc nhiên, sốc tạo nên một phản xạ mở mắt phản ứng trước khi ngưng thở.

Tất cả những trường hợp đó sẽ tạo nên hiện tượng người chết không nhắm mắt hoặc chỉ nhắm một phần. Xét trên cơ sở khoa học, đó là hiện tượng co cơ chứ hoàn toàn không phải yếu tố tâm linh gì.

Theo lý giải tâm linh: Theo dân gian thì người chết không nhắm mắt là do họ chết oai ức tức tưởi, còn quá nhiều điềm mà họ chưa thể thực hiện ở hiện tại, còn lưu luyến không thể nào nhắm mắt khi chết. Còn người cho rằng chết không nhắm là linh hồn không được siêu thoát họ chết nhưng vẫn sẽ quay lại tìm ai đó. Tuy nhiên, đấy là những đồn đại thổi phồng, đối với mỗi người chết bạn nên tôn trọng họ như lúc còn mặt dầu có nhắm mắt hay không.

Hy vọng bài viết trên Tại sao người chết lại đắp chiếu  và che mặt đã lý giải nhiều thắc mắc xoay quanh câu chuyện về người chết. Đã phần nào giúp bạn yên tâm và có cái nhìn trí thức hơn về cái chết và đặc biệt đừng nên tin theo những lời đồn đại của miệng lưỡi thế gian. Người đã chết rồi hãy tôn trọng họ như lúc họ đang sống 

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề