Tại sao phải chọn nhà thầu có kinh nghiệm

Chọn nhà thầu xây dựng uy tín là một trong những vấn đề rất quan trọng mà hầu hết những nhà đầu tư, những gia chủ đều chú trọng và quan tâm hàng đầu khi xây dựng nhà. Muốn có một căn nhà đẹp, một công trình chất lượng, đảm bảo về tính thẩm mỹ, chất lượng công trình, tiết kiệm chi phí, đảm bảo tiến độ thi công, đảm bảo sự yên tâm, hài lòng thì khách hàng phải biết cách làm thế nào chọn được một nhà thầu xây dựng tốt nhất để không phải phiền phức sau này.

Tại sao phải chọn nhà thầu có kinh nghiệm

Vậy làm sao để chọn được một nhà thầu xây dựng tốt mà lại tiết kiệm chi phí? OptiHome xin bật mí đến quý khách hàng 5 yếu tố nhận diện một nhà thầu đáng tin cậy.

1. Gặp gỡ và tiếp xúc với người điều hành chính của công ty. Bởi công trình xây dựng tốt hay xấu là do trách nhiệm, yếu tố xây dựng thương hiệu, uy tín, và sự điều hành trực tiếp hay gián tiếp của người có trách nhiệm chính. Từ đó bạn có thể nhận biết một phần về người chủ công ty này, và có thể cân nhắc có nên hay không nên giao công trình cho người này.

2. Về phần giá cả, trước hết Quý vị khoan hãy nói đến đắt rẻ, mà hãy chú ý đến từng chi tiết nhỏ, sự rõ ràng của từng hạng mục trong bảng báo giá xây nhà Bởi vì khi chưa kí Hợp đồng bạn đang còn sự lựa chọn. Khi bước vào thi công mọi chuyện mới rõ ràng thì đã muộn, và lúc này chỉ có chủ nhà là người thiệt thòi mà thôi. Nên chọn một mức giá không quá rẻ, giá hợp lý, có cơ sở. Bởi có những nhà thầu chào giá thấp hơn nhiều so với những nhà thầu khác, hãy thận trọng, ở sau đó có gì không ổn, và sẽ rất tệ hại nếu như điều đó rảy ra. Trường hợp này không hiếm. Quý vị có nghĩ rằng khi sự hợp tác của nhà thầu với chủ nhà đổ vỡ, Quý vị sẽ phải trả thêm trên 30% trên tổng chi phí không?

3. Không cần thiết chọn một công ty quá lớn, quá hàm hố so với quy mô căn nhà của Quý vị, tại sao lại như vậy? Bởi vì những công ty quá lớn họ sẽ xem ngôi nhà của Quý vị là một miếng bánh nhỏ. Nên chọn một công ty vừa phải, họ sẽ chú trọng đến những gì họ đang làm để tốt cho tiêu chí “xây dựng thương hiệu có uy tín” và có thể toàn tâm hơn cho tổ ấm của bạn. Thực ra có những nhà thầu rất có tâm, xem chất lượng công trình và sự hài lòng của chủ nhà hơn là lợi nhuận.

4. Tham khảo những công trình mà nhà thầu đó đã và đang thi công  (tối thiểu là địa chỉ, tên chủ đầu tư chính xác, rõ ràng) sau đó nếu có thể nên đi xem công trình, và trực tiếp trao đổi với những người Chủ đầu tư như Quý vị, thì mới biết được ở đường sau những lời quảng cáo tốt đẹp kia, có gì xấu và tồi tệ hay không, hay có tốt như lời quảng cáo kia không.

5. Yêu cầu nhà thầu gửi hợp đồng mẫu, hợp đồng mẫu sẽ thể hiện tất cả những điều ràng buộc hợp lý khi bạn bỏ ra một số tiền lớn.

Thứ tư,16/01/2008 00:00

Tại sao phải chọn nhà thầu có kinh nghiệm
Từ viết tắt
Tại sao phải chọn nhà thầu có kinh nghiệm
Tại sao phải chọn nhà thầu có kinh nghiệm
Xem với cỡ chữ

Theo cách hiểu chung nhất thì đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Các quy định về đấu thầu được coi là công cụ quan trọng giúp bên mời thầu có thể lựa chọn được người cung cấp hàng hoá, dịch vụ tốt nhất. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi mà nhu cầu và tỷ trọng mua sắm công mua sắm bằng vốn nhà nước ở nước ta còn rất lớn.

Lựa chọn nhà thầu được thực hiện ở nhiều dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau, bao gồm: Dự án đầu tư xây dựng công trình, dự án mua sắm hàng hoá, dự án quy hoạch, nghiên cứu khoa học, lựa chọn đối tác... Việc lựa chọn nhà thầu hiện chịu sự điều chỉnh của rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Luật Thương mại đối với lựa chọn nhà thầu mua sắm hàng hoá, Luật Xây dựng đối với nhà thầu hoạt động xây dựng, Luật Đấu thầu đối với lựa chọn nhà thầu thuộc các lĩnh vực. Ngoài ra, do yêu cầu quản lý trong một số lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm dầu khí, đất đai, tài chính..., Nhà nước cũng có những quy định riêng về lựa chọn nhà thầu. Do các đặc điểm riêng nên lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng- dạng hoạt động rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay của nước ta- có những khác biệt so với lựa chọn nhà thầu khác như cung cấp hàng hoá, cung cấp dịch vụ, lựa chọn đối tác....

1. Bản chất của việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng

Dưới góc độ kinh tế, sản phẩm, dịch vụ xây dựng là loại hàng hoá đặc biệt, với sự biểu hiện tương đối đa dạng, có thể là dịch vụ chất xám tư vấn, có thể là hạng mục công trình, công trình xây dựng. Do vậy, bản chất của việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng là lựa chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực thực hiện gói thầu, có các đề xuất về giá dự thầu, tiến độ và các đề xuất mang lại hiệu quả cao nhất cho chủ đầu tư, dự án.

Khác với lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hoá là chọn hàng hoá đã có sẵn, người mua có thể tiếp cận bằng trực giác, việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng mang bản chất của một chuỗi các hành động nhằm chọn ra người làm ra sản phẩm xây dựng. Hơn nữa, tại thời điểm đấu thầu, do sản phẩm xây dựng mới chỉ được thể hiện trên các bản vẽ, sẽ được hình thành theo một thời gian nhất định nên sau khi đã chọn được nhà thầu, đòi hỏi phải có sự tham gia, giám sát của chủ đầu tư. Bởi vậy, vấn đề chất lượng, tiến độ, giá cả của sản phẩm, dịch vụ xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào nhà thầu sẽ làm ra sản phẩm và quan hệ hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu. Từ nhận thức này, có thể hiểu nhà thầu là chủ thể trung tâm của hoạt động đấu thầu xây dựng, cần được xem xét kỹ lưỡng cả về tư cách pháp lý và các biểu hiện của năng lực thực tế.

Nhà thầu trong hoạt động xây dựng được xác định là các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng tham gia đấu thầu và ký kết, thực hiện hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Xét theo tính chất và mối quan hệ với chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng bao gồm tổng thầu xây dựng, nhà thầu chính và thầu phụ.

Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình. Tổng thầu xây dựng bao gồm: tổng thầu thiết kế; tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình tổng thầu EPC; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình.

Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận thầu trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để thực hiện phần việc chính của một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình. Nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng.

Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng gọi tắt là nhà thầu xây dựng được xác định thông qua năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng. Năng lực hoạt động, năng lực hành nghề của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng bao gồm:

- Đối với tổ chức: Năng lực hoạt động xây dựng được thể hiện thông qua việc đảm bảo các điều kiện để thực hiện các công việc như: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình; Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Khảo sát xây dựng; Thiết kế xây dựng công trình; Thi công xây dựng công trình; Giám sát thi công xây dựng.

Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo hạng trên cơ sở năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức.

Một số tổ chức tư vấn được thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc về lập dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình nếu có đủ điều kiện năng lực theo quy định. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình không được ký hợp đồng tư vấn giám sát với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế; nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát. Tổ chức tư vấn khi thực hiện công việc tư vấn nào thì được xếp hạng theo công việc tư vấn đó.

- Đối với cá nhân khi tham gia các hoạt động xây dựng phải có năng lực hành nghề được xác định thông qua Chứng chỉ hành nghề, kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng.

Chứng chỉ hành nghề là giấy xác nhận năng lực hành nghề cấp cho kỹ sư, kiến trúc có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thhiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng. Chứng chỉ hành nghề được quy định theo mẫu thống nhất và có giá trị trong phạm vi cả nước, cho thấy phạm vi và lĩnh vực được phép hành nghề của người được cấp.

Cá nhân đảm nhận các chức danh sau đây phải có chứng chỉ hành nghề: chủ nhiệm đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, thhiết kế xây dựng công trình; chủ trì các đồ án thiết kế; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; giám sát thi công xây dựng và cá nhân hành nghề độc lập thực hiện các công việc thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng. Thủ tục cấp, quản lý, hướng dẫn sử dụng chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng được quy định trong các văn bản sau:

+ Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/02/2007 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình gọi tắt là Nghị định 16/CP;

+ Quyết định 12/2005/QĐ-BXD ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng;

+ Quyết định 15/2005/QĐ-BXD ngày 25 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư tham gia hoạt động xây dựng.

Do ý nghĩa đặc biệt quan trọng của vấn đề điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng nên việc xây dựng hệ thống thông tin về năng lực các nhà thầu xây dựng là điều cần được chú trọng. Mạng thông tin rộng khắp, đáng tin cậy về năng lực các nhà thầu xây dựng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước... nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.

2. Phương pháp lựa chọn nhà thầu xây lắp

Công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế; tạo thành bởi hao phí lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm cả phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước. Công trình xây dựng rất đa dạng, bao gồm công trình công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và các công trình khác. Việc thực hiện các gói thầu xây dựng đồng nghĩa với việc tạo lập các công trình xây dựng.

Các đặc điểm trên cho thấy, để đánh giá đúng đắn các hồ sơ dự thầu xây lắp thì việc làm rõ, chứng minh được sự phù hợp giữa các giải pháp thực hiện gói thầu với các đề xuất của nhà thầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Yêu cầu đặt ra là tổ chuyên gia phải đánh giá được “cách thức nhà thầu sẽ làm ra sản phẩm xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư”. Tính cá biệt hoá của từng nhà thầu đồng nghĩa với việc không có tiêu chuẩn kỹ thuật chung cho mọi hồ sơ dự thầu. Do đó, các nội dung của giải pháp kỹ thuật được đánh giá tách rời các đề xuất về giá và tiến độ của nhà thầu là không hợp lý. Nói cách khác, việc đánh giá hồ sơ dự thầu về mặt kỹ thuật bằng phương pháp chấm điểm hoặc “đạt/không đạt” riêng rẽ với đề xuất về giá và tiến độ không phản ánh được đặc điểm hình thành sản phẩm xây dựng. Điều này khác hẳn với việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hoá, do hàng hoá đã có sẵn nên việc xem xét các thông số, tính năng kỹ thuật của hàng hoá bằng phương pháp chấm điểm hoặc các tiêu chí “đạt/không đạt” là cần thiết.

Ở khía cạnh thực tế, trong lựa chọn nhà thầu xây lắp, việc chưa chú trọng đúng mức tới các đề xuất về giá và tiến độ của nhà thầu, còn nặng về đánh giá hình thức biểu hiện của các nội dung kê khai có thể dẫn đến nhiều trường hợp nhà thầu được chọn do kê khai “đẹp” hơn là lợi thế về giải pháp kỹ thuật và sự cạnh tranh về giá, tiến độ.

Bởi vậy, nguyên lý cần phải khẳng định trong đánh giá hồ sơ dự thầu xây dựng là các giải pháp kỹ thuật của nhà thầu được dùng để minh chứng cho sự phù hợp với các đề xuất về giá dự thầu, tiến độ và chất lượng. Cách đánh giá này sẽ hạn chế được tình trạng kê khai hồ sơ “đẹp”, tăng khả năng cạnh tranh giữa các nhà thầu nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho chủ đầu tư, dự án. Đối với các gói thầu lớn, độ phức tạp cao thì có thể cho phép nhà thầu có những sửa đổi, bổ sung cần thiết nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của gói thầu. Tuy nhiên, để tránh tuỳ tiện thì chủ đầu tư phải ghi rõ vấn đề này trong hồ sơ mời thầu.

Khi nhìn nhận một cách cặn kẽ thì các văn bản về đấu thầu hiện nay chưa phân tách rõ vấn đề năng lực của nhà thầu thông qua tư cách hợp lệ và năng lực chung của pháp nhân với vấn đề năng lực huy động cho gói thầu. Trong đấu thầu xây dựng, do sản phẩm xây dựng được hình thành trong tương lai nên việc xem xét năng lực huy động cho gói thầu là rất quan trọng. Việc không phân tách rạch ròi 2 vấn đề này dẫn tới tình trạng kê khai hồ sơ đẹp nhưng vẫn không đánh giá được năng lực thực tế để thực hiện gói thầu. Nếu như tiếp tục tách rời việc đánh giá về mặt kỹ thuật với giá và tiến độ của nhà thầu thì rất khó khẳng định năng lực huy động cho gói thầu có khả năng hiện thực hoá hay không.

Ở một khía cạnh khác, các văn bản về đấu thầu hầu như chưa có hướng dẫn chi tiết về phương pháp lượng hoá hiệu quả các đề xuất khi xác định giá đánh giá. Do vậy, trong thực tế đấu thầu hiện nay, việc xác định giá đánh giá của các nhà thầu phần lớn vẫn dừng ở giai đoạn sau sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch của giá dự thầu. Điều này dẫn tới cơ sở của việc lựa chọn nhà thầu trúng thầu giá đánh giá thấp nhất không được đảm bảo chắc chắn trên thực tế; tình trạng các nhà thầu đua nhau hạ giá dự thầu xuống quá thấp để trúng thầu là rất phổ biến. Có thể nhận thấy rất rõ sự bất hợp lý của biểu hiện này khi nguyên lý “giải pháp kỹ thuật sẽ gắn với giá và tiến độ tương ứng” bị phá vỡ. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, giá đánh giá thấp nhất không phải mối quan tâm thường xuyên, chủ yếu và quan trọng nhất của nhiều chủ đầu tư. Đương nhiên, nếu chỉ vì yếu tố giá thì chủ đầu tư có thể bỏ sót các nhà thầu có khả năng cạnh tranh tốt, ảnh hưởng xấu tới chất lượng công trình xây dựng, đặc biệt khi giá dự thầu lại được xem xét tách rời các giải pháp kỹ thuật.

3. Các văn bản điều chỉnh hoạt động đấu thầu xây dựng

Hiện nay, việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của các văn bản sau:

- Luật Xây dựng 2003;

- Luật Đấu thầu 2005;

- Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;

- Thông tư 05/2005/TT-BXD ngày 12/4/2005 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng;

- Các văn bản khác có liên quan.

Đây là hệ thống các văn bản tương đối đầy đủ về cấp độ hiệu lực và nhìn chung, phản ánh rõ nét phạm vi điều tiết của hoạt động mua sắm trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên. điều cũng dễ nhận thấy là các quy định về đấu thầu ít nhiều còn có sự chồng chéo hoặc chưa thật sự nhất quán trong việc phản ánh trung thực, đầy đủ và sát hợp đối với từng loại gói thầu cụ thể. Điều này gây nên những khó khăn không nhỏ trong việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng, được đánh giá là một trong những nguyên nhân gây nên sự chậm trễ trong quá trình triển khai các dự án.

Đáng chú ý là, khi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng được ban hành tương đối đầy đủ thì việc phản ánh các đặc thù trong hoạt động đấu thầu xây dựng là vấn đề cần phải nghiên cứu thêm trong việc soạn thảo, ban hành các văn bản liên quan. Việc xây dựng hài hoà về mặt thủ tục, tăng tính đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản về đầu tư xây dựng trong đó có đấu thầu xây dựng là một yêu cầu quan trọng của hoạt động này.

Có một điều cần chia sẻ khi tiếp cận các quy định về đấu thầu của một số nhà tài trợ lớn của Việt Nam như Ngân hàng Thế giới WB, Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB... là sự khác biệt so với quy định về đấu thầu trong nước. Trong trường hợp này, quy định trong các Hiệp định tài trợ sẽ được ưu tiên áp dụng. Tuy vậy, quy định áp dụng với các nguồn vốn vay nêu trên không thể được coi là xu hướng chung về đấu thầu xây lắp trên thế giới nên việc lấy một số quy định trong các Hiệp định tài trợ để khẳng định như một thông lệ là không phù hợp. Điều quan trọng nhất trong đấu thầu là sự công bằng, minh bạch, lấy hiệu quả làm trung tâm.

Thời gian qua, một vấn đề thường gây tranh cãi trong việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động đấu thầu là hiệu lực và phạm vi áp dụng của các văn bản. Chúng tôi cho rằng, nguyên tắc chung trong việc áp dụng các văn bản pháp luật về đấu thầu là việc lựa chọn nhà thầu trong từng lĩnh vực sẽ do các quy định mang tính chuyên ngành điều chỉnh. Theo đó, với vai trò là luật điều chỉnh chung các hoạt động đấu thầu, Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành sẽ quy định các nội dung cơ bản và chung nhất trong hoạt động đấu thầu như kế hoạch đấu thầu, yêu cầu đối với hồ sơ mời thầu, dự thầu, nguyên tắc lựa chọn nhà thầu, quyền và nghĩa vụ các chủ thể tham gia lựa chọn nhà thầu... Các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng sẽ cụ thể hoá các nguyên tắc về lựa chọn về nhà thầu làm cơ sở điều chỉnh việc lựa chọn nhà thầu trong lựa chọn xây dựng.

Do đó, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng phải được thực hiện trên cơ sở các quy định của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Nghị định 16/CP, Nghị định 111/CP và các hướng dẫn cần thiết về lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng. Điều này không những phù hợp với lý thuyết chung về hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật mà còn đúng với các quy định về ban hành và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt, trong bối cảnh tình trạng tham nhũng, lãng phí, thất thoát diễn ra tương đối phổ biến trong đầu tư xây dựng thì việc chú trọng công tác đấu thầu xây dựng là một giải pháp khá căn bản, ghi nhận nỗ lực của Nhà nước trong việc quản lý, điều tiết hoạt động liên quan trực tiếp tới quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước.

Nguồn tin: T/C Xây dựng, số 12/2007