Tại sao Tần Thủy Hoàng thống nhất được đất nước Trung Quốc

1. Nước Tần có sự chung sức, kế nhiệm hoàn hảo qua nhiều thế hệ mà nước khác không có

Nếu không thể kết nối được sức mạnh của tập thể, kết nối được với các thế hệ đi trước và sau, một thế hệ sẽ không thể tồn tại dưới thời đại đó. Hơn nữa thời bấy giớ, nguy cơ bị các nước khác thôn tính có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Ví dụ như Tề Hoàn Công của nước Tề, sau khi đăng vị, ông bái Quản Trọng làm Tướng quốc, sử dụng chính sách quân chánh hợp nhất, binh dân hợp nhất, quốc lực của nước Tề trở nên cường thịnh. Sau đó, ông triệu tập các nước chư hầu để hội minh, trở thành vị Bá chủ đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa thời Tiên Tần.

Tại sao Tần Thủy Hoàng thống nhất được đất nước Trung Quốc

Tề Hoàn Công và Quản Trọng. (Ảnh Bilibili.com)

Tuy nhiên, sau khi Tề Hoàn Công quan đời, nội bộ nước Tề phát sinh mâu thuẫn lục đục, rất nhanh sau đó, thực lực bị suy yếu.

Tấn Văn Công cũng là một bá chủ anh minh nhưng về sau, vì sự kiện "tam gia phân Tấn" mà khiến cho nước Tấn công thể tồn tại.

Ngô Vương Phù Sai, Việt Vương Câu Tiễn cũng là những quân vương rất mạnh mẽ, đã dốc hết tâm huyết để đạt được mục đích phục quốc, nhưng rồi những vị này cũng như một số quân vương anh minh khác, chỉ hùng mạnh một thời gian rồi cuối cùng biến mất, nguyên nhân chính có lẽ là do người kế vị chưa xứng tầm nên xảy ra hiện tượng đứt đoạn giữa hai thế hệ.

Trong khi những nước chư hầu khác xảy ra hiện tượng đấu đá lẫn nhau, lực lượng đều suy yếu thì người dân nước Tần từ trên xuống dưới, thế hệ sau kế nhiệm thế hệ trước, luôn dốc lòng vì nước, xây dựng nên một tập thể vững mạnh.

2. Nhờ áp dụng "biến pháp Thương Ưởng"

Từ thời Tần Hiếu Công, ông đã dốc sức biến nước Tần trở thành một nước chư hầu lớn mạnh. Chỉ khi lớn mạnh hơn các nước khác, nước Tần mới có thể đánh bại chư hầu, thống nhất thiên hạ.

Kết hợp với tài năng của Thương Ưởng, Tần Hiếu Công bắt đầu triển khai "biến pháp Thương Ưởng" (một cuộc cải cách quy mô lớn về chính trị, quân sự, kinh tế... do Thương Ưởng đề xuất ở nước Tần thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, được thi hành hai lần vào các năm 356 TCN và 350 TCN.)

Tại sao Tần Thủy Hoàng thống nhất được đất nước Trung Quốc

Tranh vẽ Tần Thủy Hoàng. (Ảnh: Sohu)

Nhờ có "biến pháp Thương Ưởng", nước Tần đã tiến hành cải cách quy mô lớn hoàn toàn mới về mặt kinh tế, chính trị, quân sự, đồng thời đánh đổ địa chủ cũ, lập nên tầng lớp quý tộc mới.

Nước Tần còn cho thi hành chế độ quân công, khiến tinh thần thượng võ của quốc gia phổ biến rộng khắp.

Thời điểm này, tuy ở vùng Tây Bắc xa xôi, nhưng đã trở thành nước chư hầu hùng mạnh. Nhờ biến pháp Thương Ưởng mà trong thời đại nhà Tần, địa vị và cuộc sống của người dân đã được cải thiện đáng kể. Họ sẵn sàng dốc sức làm việc cho đất nước, quân sĩ dám liều mình chiến đấu để nhận được phần thưởng tương xứng và nâng cao địa vị.

Bởi vì trong tầng lớp quý tộc, có rất ít người chịu vào sinh ra tử, biện pháp cải cách của Thương Ưởng tương đương với việc mở ra cánh cửa cho dân thường tiến lên phía trước, tạo cơ hội tiến thân cho những người có xuất thân khiêm tốn nhưng lại có năng lực phi phàm.

Đây chính là lý do cốt lõi và quan trọng nhất khiến nước Tần trở nên vững mạnh, thực hiện được địa vị bá chủ thực sự của mình và cuối cùng là thôn tính 6 nước chư hầu.

3. Dám cải cách, thực hiện chiến lược trọng dụng nhân tài

Vào thời đại đó, nước Tần đã áp dụng rất nhiều chính sách sử dụng và đãi ngộ với nhân tài, chỉ cần là người có năng thì họ có thể có được địa vị và sự giàu có. Điều này đã khiến rất nhiều nhân tài dốc sức vì nước Tần lúc bấy giờ, khiến cho đất nước ngày càng hùng mạnh.

  • Tại sao Tần Thủy Hoàng thống nhất được đất nước Trung Quốc

    Tướng mạo của Tần Thủy Hoàng sau khi phục dựng: Khác xa sử sách
    26/07/2021 16:33

  • Tại sao Tần Thủy Hoàng thống nhất được đất nước Trung Quốc

    Hé lộ vũ khí đáng sợ hơn cả “thủy ngân” trong lăng Tần Thủy Hoàng
    22/07/2021 16:33

  • Tại sao Tần Thủy Hoàng thống nhất được đất nước Trung Quốc

    "Cỗ máy chuyển động vĩnh cửu" trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Điều hành 13.000 tấn thủy ngân?
    11/07/2021 13:32

  • Tại sao Tần Thủy Hoàng thống nhất được đất nước Trung Quốc

    Tần Thủy Hoàng dùng cả "chiến binh ngoại" để thống nhất Trung Hoa?
    08/07/2021 21:30

  • Tại sao Tần Thủy Hoàng thống nhất được đất nước Trung Quốc

    Tần Thủy Hoàng đã ban cho phụ nữ những đặc quyền khó tin
    19/06/2021 18:30

PV (Theo Trí Thức Trẻ)
Từ khóa:
  • Tần Thủy Hoàng
  • Xuân Thu chiến quốc
  • lịch sử Trung Hoa
  • lịch sử Trung Quốc
  • thâm cung bí sử
  • ông hoàng bà chúa

Mục lục

  • 1 Tên gọi
  • 2 Thân thế
  • 3 Thời trẻ lưu lạc
  • 4 Thời đại Tần vương Chính
    • 4.1 Củng cố quyền lực
    • 4.2 Bị hành thích lần thứ nhất
    • 4.3 Bị hành thích lần thứ hai
    • 4.4 Thống nhất Trung Nguyên
  • 5 Thời đại Tần Thủy Hoàng
    • 5.1 Cải cách hành chính
    • 5.2 Cải cách kinh tế và văn tự
    • 5.3 Tư tưởng
    • 5.4 Âm mưu ám sát thứ ba
    • 5.5 Xây dựng công trình
      • 5.5.1 Trường Thành
      • 5.5.2 Kênh Linh Cừ
      • 5.5.3 Cung điện
    • 5.6 Mở mang bờ cõi
    • 5.7 Trong mắt dân chúng
  • 6 Những năm cuối đời
    • 6.1 Tìm kiếm sự trường sinh
    • 6.2 Cái chết
    • 6.3 Âm mưu về người kế vị
  • 7 Lăng mộ Tần Thủy Hoàng
  • 8 Gia đình
  • 9 Nhận định
  • 10 Trong văn hóa
    • 10.1 Sách giả tưởng
    • 10.2 Phim điện ảnh
    • 10.3 Phim truyền hình
    • 10.4 Trò chơi điện tử
    • 10.5 Âm nhạc
    • 10.6 Khác
  • 11 Xem thêm
  • 12 Tham khảo
  • 13 Chú thích
  • 14 Liên kết ngoài

Tên gọiSửa đổi

始皇帝
Thủy Hoàng Đế
"Hoàng đế đầu tiên"
(tiểu triện từ năm 220 TCN)

Phần lớn các nguồn tham khảo hiện đại của Trung Quốc lấy Doanh Chính là tên cá nhân của Tần Thủy Hoàng, với Doanh là họ và Chính là tên. Tuy nhiên, thời Trung Quốc cổ đại có cách gọi tên khác với thời hiện đại. Trường hợp của ông, vì sinh ra ở nước Triệu nên Triệu có thể dùng làm họ. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, ông được giới thiệu tên Chính, họ Triệu.[4] Dù vậy, sau này Trung Quốc lấy họ của tổ tiên mà gọi, do đó Doanh Chính là tên được đại đa số đồng thuận khi nhắc đến tên riêng của Tần Thủy Hoàng, vì ông là con cháu nhà Doanh, họ chung của các vua Tần.[5]

Những người cai trị nhà Tần đã tự phong Vương từ thời Tần Huệ Văn vương năm 325 TCN. Sau khi lên ngôi, Doanh Chính được gọi là Tần vương Chính.[6] Danh hiệu này nhấn mạnh ông đứng ngang hàng về mặt danh nghĩa với người cai trị nhà Thương và nhà Chu.

Trong thời gian trước thời nhà Chu và sau đó, các nhà cai trị các quốc gia độc lập của Trung Quốc theo quy ước đều xưng "Vương" (王). Sau khi đánh bại vị vua chư hầu cuối cùng của Chiến Quốc vào năm 221 TCN, Tần vương Chính chính thức trở thành người cai trị trên toàn lãnh thổ Trung Hoa. Để ăn mừng thành tích này và củng cố cơ sở quyền lực của mình, Doanh Chính đề nghị các đại thần bàn danh hiệu cho mình. Sau khi bàn bạc, các đại thần tâu lên Tần vương Chính:

Tuy vậy, Doanh Chính quyết định không lấy chữ "Thái", mà lấy chữ "Hoàng" (皇) và chữ "Đế" (帝) theo thần thoại Tam Hoàng Ngũ Đế (三皇五帝), tạo ra một danh hiệu mới là Hoàng đế. Ông tự xưng là Tần Thủy Hoàng Đế (秦始皇帝), thường được rút ngắn là Tần Thủy Hoàng (秦始皇), thay thế cho tên gọi Tần Vương (秦王). Những lời tâu khác thì ông đều làm theo, từ đó mệnh ban ra gọi là chế, lệnh ban ra gọi là chiếu, thiên tử tự xưng là trẫm. Ông truy tôn vua cha Tần Trang Tương vương là Thái thượng hoàng.

Ý nghĩa của tên hiệu "Tần Thủy Hoàng Đế":

  • Chữ Thủy (始), lấy từ từ Thủy Tổ, có nghĩa là đầu tiên.[7] Người thừa kế sau đó sẽ được gọi tiếp là "Nhị Thế", "Tam Thế" và như vậy cho đến muôn đời. Ngoài ra, theo Lý Tư, nhà Tần lấy được thiên hạ từ nhà Chu, nhà Chu mệnh Hoả nên nhà Tần nên sử dụng hành thủy để tỏ rõ là hơn nhà Chu một bậc
  • Chữ Hoàng Đế (皇帝) được lấy từ thần thoại Tam Hoàng Ngũ Đế (三皇五帝), nơi chữ này được trích ra.[8] Bằng cách thêm vào một tiêu đề như vậy, Tần Thủy Hoàng hy vọng sẽ có sự thiêng liêng và uy tín của Hoàng Đế (皇帝) trước kia.
  • Ngoài ra, chữ "Hoàng" (皇) có nghĩa là "sáng" hay "lộng lẫy" và "thường xuyên nhất được sử dụng như là một chữ chỉ thiên đường".[9]

Mục lục

  • 1 Hoàn cảnh
  • 2 Chinh phục Hàn
  • 3 Chinh phục Triệu
  • 4 Chinh phục Nguỵ
  • 5 Chinh phục Sở
  • 6 Chinh phục Yên
  • 7 Chinh phục Tề
  • 8 Kết quả
  • 9 Tham khảo
  • 10 Chú thích

Hoàn cảnhSửa đổi

Trong giai đoạn cuối thời Chiến Quốc, Tần nổi lên như một thế lực mạnh nhất trong số bảy nước chư hầu còn sót lại. Năm 238 TCN, sau 9 năm lên ngôi, Tần vương Doanh Chính chính thức nắm giữ thực quyền tối cao ở Tần sau khi loại bỏ các phe phái chính trị nắm giữ quyền hành lớn trong triều trước đó như thừa tướng Lã Bất Vi hay Lao Ái. Dưới sự giúp sức của các cận thần như Úy Liêu, Lý Tư, và nhiều danh tướng tiêu biểu như Vương Tiễn, Vương Bí, Mông Ngao, Mông Vũ, Mông Điềm, Lý Tín, Doanh Chính đã lên kế hoạch tấn công các nước chư hầu nhằm mục đích thống nhất toàn cõi Trung Hoa. Chiến lược đặt ra là tiêu diệt lần lượt từng nước chư hầu, với phương châm "viễn giao cận công" (giao hảo với nước ở xa, tấn công những nước ở gần". Cụ thể, Tần đặt liên minh với Tề và Yên là hai nước ở phía đông không có chung biên giới với Tần; tạm thời hoà hoãn với Nguỵ, Sở và tấn công Hàn, Triệu.

Niên biểu các sự kiện
Năm Sự kiện
230 TCN
  • Tần diệt Hàn
228 TCN
  • Tần diệt Triệu
225 TCN
  • Tần diệt Nguỵ
223 TCN
  • Tần diệt Sở
222 TCN
  • Tần diệt Yên và Đại
221 TCN
  • Tề đầu hàng Tần.
  • Trung Hoa hoàn toàn thống nhất.

Chinh phục HànSửa đổi

Hàn là nước nhỏ nhất trong 7 nước thời Chiến quốc, trong lịch sử Hàn từng chịu đựng nhiều cuộc tấn công từ Tần khiến đất nước càng trở nên yếu ớt.

Năm 234 TCN, Tần lên kế hoạch tấn công Hàn, nhưng sau khi nhận thấy Triệu có ý hỗ trợ Hàn, Tần quyết định cử Hoàn Nghĩ dẫn quân đánh Bình Dương và Vụ Thành của nước Triệu. Hơn 10 vạn quân Triệu bị diệt, tướng Triệu là Hỗ Triếp tử trận. Lúc này, nước Hàn cũng đã chính thức hết hy vọng cứu vãn vận mệnh của mình.

Năm 230 TCN, 10 vạn quân Tần tấn công vào kinh đô Dương Địch của Hàn, vua Hàn là Hàn vương An đầu hàng. Tần vương Chính đặt đất đai còn lại của nước Hàn làm quận Dĩnh Xuyên.

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 41 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Quảng cáo

Đề bài

Nhà Tần đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc như thế nào?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào quá trình thống nhất của nhà Tần

Lời giải chi tiết

Từ thế kỉ XXI đến thế kỉ III TCN, lịch sử Trung Quốc trải qua các triều đại Hạ Thương, Chu. Sau triều đại nhà Chu, Trung Quốc lại bị chia thành nhiều nước nhỏ. Trong đó, nước Tần có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất, lần lượt tiêu diệt các đối thủ.

Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất lãnh thổ, tự xưng hoàng đế. Nhà Tần chia cắt đất nước thành các quận, huyện, đặt các chức quan cai quản, lập ra triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc.

Để củng cố sự thống nhất đất nước, nhà Tần còn áp dụng chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật chung trên cả nước.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

Tại sao Tần Thủy Hoàng thống nhất được đất nước Trung Quốc

  • Trả lời câu hỏi mục 3 trang 41 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Hãy xây dựng đường thời gian từ thời nhà Hán đến thời nhà Tùy

  • Trả lời câu hỏi mục 4 trang 42 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Kể tên một số thành tựu văn minh tiêu biểu của Trung Quốc thời cận đại.

  • Soạn giải bài 1 phần Luyện tập - vận dụng trang 43 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại có những đặc điểm gì nổi bật? Những đặc điểm đó tác động như thế nào đến sự hình thành nền văn minh của quốc gia này?

  • Soạn giải bài 2 phần Luyện tập - vận dụng trang 43 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Trong các thành tựu văn minh Trung Quốc thời cổ đại, em thích nhất thành tựu nào? Vì sao?

  • Trả lời câu hỏi mục 1 trang 40 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Theo em, sông Hoàng Hà và sông Trường Giang đã tác động như thế nào đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại.

Quảng cáo
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch Sử và Địa Lí lớp 6- KNTT - Xem ngay
Báo lỗi - Góp ý

1.Trung Quốc thời Tần, Hán

a. Sự thành lập nhà Tần, Hán.

+ 221 TCN, nhà Tần là nước có tiềm lực mạnh về kinh tế, quân sự mạnhđã thống nhất Trung Quốc. Tần Thủy Hoàng lên ngôi vua và lập nên nhà Tần.

+ 206 TCN Lưu Bang lập ra nhà Hán, chếđộ phong kiến Trung Quốc tiếp tụcđược xác lập.

b. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần – Hán.

+ Những quan lại và một số nông dân đã tập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Do đó một giai cấp mới hình thành, bao gồm những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và những nông dân giàu có, gọi là giai cấp địa chủ.

+ Giai cấp nông dân cũng bị phân hóa : Nông dân giàu có trở thành địa chủ. Nông dân giữ được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh. Số còn lại là nông dân công xã rất nghèo, nhận ruộng đất để cày cấy gọi là nông dân lĩnh canh.

- Quan hệ bóc lột giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh – quan hệ phong kiến kiến hiện. Nông dân nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập.

-Chia đất nước thành quận huyện, cử quan Thái thú (ở quận) và Huyện lệnh (ở huyện). Thừatướngđứng đầu quan văn, Thái úy đứng đầu quan võ.

-Có lực lượng quân sự lớn mạnh để duy trì trật tự xã hội, trấn áp các cuộc nổi dậy, tiến hành chiến tranh xâm lược.

c. Chính sách đối ngoại.

+ Đi xâm lược ở bên ngoài: Xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt Cổ.

+ Nhà Tần tồn tại 15 năm, Lưu Bang lên ngôi đổi tên thành nhà Hán

+ Nhà Tần và Hán chiếm vùng thượng lưu song Hoàng, thong tính Trường Giang, chiếm phía Đông Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và chiếm Đất Đai của người Việt cổ

Tần Thủy Hoàng là ai?

Tần Thủy Hoàng (秦始皇 Qínshǐhuáng) (18 tháng 2 năm 259 TCN – 10 tháng 9 năm 210 TCN), hay còn được gọi là Tần Thuỷ Tổ Võ Hoàng Đế, tên huý là Chính (政 Zhèng), tính Doanh (嬴 Yíng), thị Triệu (趙 Zhào) hoặc Tần (秦 Qín), là vị vua thứ 31 của nước Tần, đồng thời là hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt sáu nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 TCN. Ông lên ngôi vua của nước Tần vào năm 13 tuổi, và trở thành hoàng đế vào năm 38 tuổi. Thay vì tiếp tục xưng vương như các vị vua thời nhà Thương và nhà Chu, để đánh dấu mốc cho việc thống nhất Trung Hoa, ông tự tạo ra một danh hiệu mới là “Hoàng Đế” (皇帝 Huángdì) và tự gọi mình là Thủy Hoàng Đế (始皇帝 Shǐhuángdì) – Hoàng đế đầu tiên.

Tại sao Tần Thủy Hoàng thống nhất được đất nước Trung Quốc