Tapering fed là gì

Bên cạnh đó là câu hỏi liệu các NHTW phải làm như thế nào để thu hẹp kích thích mà không kích hoạt lên "taper tantrum" – hiện tượng xảy ra năm 2013. Khi đó Fed mới chỉ phát tín hiệu về thu hẹp các biện pháp kích thích đã tung ra để đối phó với khủng hoảng tài chính từ 5 năm trước nhưng lại khiến thị trường tài chính toàn cầu rung chuyển, các tài sản ồ ạt bị bán tháo.

Taper là gì?

Đó là cụm từ mà các quan chức Fed và nhiều người khác sử dụng để miêu tả kế hoạch "rút chân ga" khỏi "cỗ máy kích thích kinh tế" bằng cách giảm lượng trái phiếu mà Fed mua vào một cách từ từ và trong quãng thời gian dài. Họ hi vọng làm như vậy thì nền kinh tế sẽ dần "cai" được các biện pháp kinh tế mà không rơi vào tình trạng "hạ cánh cứng".

Điều gì đã diễn ra?

Thời điểm tháng 3/2020, khi thị trường tài chính quốc tế chao đảo vì dịch bệnh bùng phát, Fed thông báo sẽ mua vào 200 tỷ USD trái phiếu đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS) và 500 tỷ USD trái phiếu kho bạc. Ban đầu đây được miêu tả là một cách để bơm thanh khoản cho thị trường.

Tháng 12/2020, Fed thông báo hàng tháng vẫn mua 80 tỷ USD trái phiếu và 40 tỷ USD MBS cho đến khi đà phục hồi của nền kinh tế "có những tiến bộ đáng kể". Từ đầu tháng 3/2020 đến cuối tháng 8/2021, tổng tài sản của Fed đã phình to từ 4.200 lên 8.300 tỷ USD.

Ý tưởng ở đây là gì?

Phương pháp chống lại suy thoái kinh tế mà Fed thường sử dụng là giảm lãi suất các khoản vay qua đêm cấp cho các NHTW, từ đó các ngân hàng có thể cung cấp những khoản vay giá rẻ cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, kích thích hoạt động kinh tế.

Tuy nhiên sau khủng hoảng tài chính 2008, Fed đã nhận ra rằng giảm lãi suất xuống gần 0 là chưa đủ. Vì thế Fed bắt đầu chương trình mua trái phiếu với hi vọng sẽ làm giảm lãi suất dài hạn (thứ thường ở ngoài tầm kiểm soát của Fed) thông qua các gói nới lỏng định lượng (quantative easing – QE).

Các NHTW đã nới lỏng định lượng bao giờ chưa?

Rồi, nhưng chưa bao giờ ở quy mô lớn đến vậy. Trong 6 năm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, Fed đã mua hơn 3.500 tỷ USD trái phiếu. Trong cùng kỳ các NHTW khác cũng triển khai những chương trình tương tự, trong đó có NHTW Nhật Bản, NHTW châu Âu và NHTW Anh. Thậm chí châu Âu và Nhật Bản chưa bao giờ ngừng mua trái phiếu kể từ sau khủng hoảng đến nay và đã tăng cường mua thêm sau khi đại dịch nổ ra mùa xuân năm 2020.

"Taper tantrum" là gì?

Khi cựu Chủ tịch Fed Ben Bernanke phát biểu vào tháng 5/2013 rằng Fed đang xem xét thu hẹp quy mô chương trình mua trái phiếu, thị trường tài chính đã rất hoảng loạn. Trong đó viễn cảnh lãi suất dài hạn tăng lên ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến 2 thị trường là thị trường nhà đất Mỹ và các thị trường mới nổi.

Khi đó Fed thực hiện taper như thế nào?

Fed thông báo giảm quy mô mua trái phiếu vào tháng 12/2013 và bắt đầu thực hiện ngay trong tháng sau đó. Sau mỗi cuộc họp chính sách, Fed đều đặn giảm 10 tỷ USD chia đều cho cả MBS và trái phiếu kho bạc. Đến tháng 10/2014 chương trình này hoàn thành.

Tháng 12/2015 Fed tăng lãi suất lần đầu tiên sau 7 năm.

Tại sao câu chuyện taper một lần nữa được đem ra bàn tán?

Kinh tế Mỹ đã hồi phục mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2021 sau khi tiêm vaccine trên diện rộng và những gián đoạn vì đại dịch hạ nhiệt. Do đó các nhà đầu tư lo lắng tự hỏi khi nào Fed sẽ rút lại các biện pháp kích thích.

Trong cuộc họp tháng 7 vừa qua, hầu hết các quan chức Fed cũng đồng tình rằng Fed nên bắt đầu giảm tốc độ mua trái phiếu. Họ cho biết đang cố gắng minh bạch nhất có thể các thông tin về dự định của Fed để tránh lặp lại hiện tượng taper tantrum năm 2013.

Trong bài phát biểu trực tuyến tối qua, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết Fed có thể bắt đầu "taper" ngay trong năm 2021, mặc dù ông cũng bổ sung thêm rằng Fed sẽ đánh giá kỹ lưỡng những tác động của biến chủng Delta và Fed sẽ chưa vội tăng lãi suất.

Đâu là điểm quan trọng nhất?

Tiền mặt tràn ngập đã khiến giá cổ phiếu và giá nhà liên tục lập kỷ lục mới và lợi suất trái phiếu đang ở gần mức thấp nhất 6 tháng. Thị trường không chỉ quan tâm đến việc khi nào Fed bắt đầu thu hẹp kích thích mà quan tâm cả đến tốc độ.

Nếu Fed hành động quá nhanh chóng, đà phục hồi của kinh tế Mỹ có thể chật bánh đúng lúc biến chủng Delta đang đe dọa sẽ kéo dài cuộc khủng hoảng y tế. Còn nếu Fed quá chậm chạp, áp lực lạm phát sẽ tăng vọt vì nền kinh tế đang mở cửa trở lại.

Tham khảo Bloomberg


Hồi chuông cảnh báo phố Wall đang gặp nguy hiểm ngay cả khi Fed chưa rút lại các biện pháp kích thích

Trong thời gian qua, tapering luôn được xem là chủ đề nóng của thị trường tài chính. Đây là động thái có ảnh hưởng mạnh mẽ đến những kênh tài sản. Vậy cụ thể, tapering là gì? Nó có những tác động như thế nào đến thị trường? 

Tapering là gì?

Tapering fed là gì

Tapering là gì?

Taper nghĩa là nhỏ dần, giảm dần, cho nên trong lĩnh vực tài chính, “tapering” có thể hiểu là thu hẹp, siết chặt lại. Khi nhắc đến thuật ngữ tapering ở thời điểm này, thì đây được xem là một chính sách nới lỏng định lượng, thắt chặt chính sách tiền tệ.

Việc cắt giảm chính sách nới lỏng định lượng diễn ra cùng một lúc sẽ gây ra biến động lớn trên thị trường và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Vì vậy, ngân hàng trung ương sẽ sử dụng “tapering” để hạn chế những biến động này.

Lịch sử những đợt “tapering”

Tapering fed là gì

Lịch sử những đợt “tapering”

Trong quá khứ, những đợt tapering cũng đã từng xảy ra. Cụ thể là:

Vào năm 2001

Tháng 3 năm 2001, Ngân hàng trung ương ở Nhật Bản (viết tắt là BOJ) đã tiến hành thực hiện tapering bằng cách xem xét việc tăng lượng mua trái phiếu chính phủ dài hạn đồng thời cam kết sẽ duy trì mức lãi suất mục tiêu theo thời gian. Bước đi này của BOJ tác động đến niềm tin của công chúng một cách mạnh mẽ để đảm bảo tình hình kinh tế ổn định trước những thay đổi chính sách.

Vào năm 2013

Năm 2008 diễn ra một cuộc đại suy thoái khiến cho  phải nhanh chóng FED – Cục Dự trữ Liên Bang (Hoa Kỳ)tiến hành kiểm soát và vực dậy nền kinh tế. FED đã bắt đầu thực hiện chiến dịch QE kéo dài trong 6 năm kể từ cuối tháng 11/2008 đến tháng 11/2014 với mức kinh phí khổng lồ lên đến hàng nghìn tỷ USD.

Vào tháng 5 năm 2013, FED đã phát “tín hiệu” xem xét thu hẹp quy mô chương trình các gói mua trái phiếu khiến cho nền kinh tế lúc đó đã nhận một “cú sốc” lớn dẫn tới sự kiện của “taper tantrum” ngay sau đó. Taper tantrum khiến tính thanh khoản của trái phiếu bị giảm (tăng áp lực bán) và đẩy mức lợi suất tăng dẫn đến việc lãi suất đô la Mỹ cũng tăng theo. Việc này gây áp lực bán tháo đồng tiền và bị rút vốn khiến cho những thị trường mới nổi bị thiệt hại nặng nề.

FED sẽ dùng “taper” khi nào?

Tapering fed là gì

FED sẽ dùng “taper” khi nào?

Có sự dư thừa mới cần giảm bớt. Theo đó, FED (Cục Dự trữ Liên bang) thường dùng “taper” sau QE (Quantitative Easing) (hay nới lỏng định lượng). 

Vậy QE là gì? QE bao gồm hai khía cạnh đó là: giảm lãi suất để kích thích cho vay (hay nới lỏng) và bơm tiền vào thị trường (hay định lượng). FED sẽ tăng cường mua trái phiếu hoặc chứng khoán của các ngân hàng thương mại. Việc mua này nhằm đẩy lợi tức trái phiếu xuống thấp hơn, nhờ đó mà bạn có thể vay tiền tại ngân hàng với mức lãi suất thấp. Đồng thời QE cũng sẽ cung cấp cho các ngân hàng thương mại một lượng tiền dồi dào. Bằng cách này thì ngân hàng và thị trường đều có tiền. Nguồn vốn lớn cùng với lãi suất thấp sẽ kích thích việc cho vay cá nhân cũng như doanh nghiệp. Do đó QE được sử dụng giống như một biện pháp hỗ trợ khi nền kinh tế suy thoái hoặc khủng hoảng.

QE là việc FED mua với một lượng lớn trái phiếu và chứng khoán có thế chấp của những ngân hàng thương mại để tăng cung tiền và giảm lãi suất nhằm khuyến khích cho vay. QE được dùng với mục tiêu kích thích nền kinh tế đang bị tụt hậu. Khi nền kinh tế được phục hồi, FED sẽ dần thu hẹp QE bằng taper. Taper của FED sẽ giảm quy mô mua trái phiếu và những tài sản khác. Ví dụ, mỗi tháng FED bơm vào 100 tỷ USD cho chính sách QE và bây giờ chỉ còn mức 85 tỷ USD thì đó là FED đang tapering.

Ảnh hưởng của Tapering đến thị trường tài chính

Tapering fed là gì

Ảnh hưởng của Tapering đến thị trường tài chính

Do taper tác động trực tiếp đến tiền tệ nên những sản phẩm trên thị trường tài chính cũng bị ảnh hưởng. Cụ thể là:

Thị trường chứng khoán

Khi FED thực hiện tapering thì dòng vốn ở thị trường chứng khoán nói chung và giá cổ phiếu hoặc trái phiếu nói riêng sẽ phải chịu tác động đầu tiên. Trong giai đoạn mà tapering diễn ra, FED mua ít tài sản hơn kéo theo những lo ngại về tính thanh khoản, gây áp lực khiến cho cổ phiếu bị giảm giá. Dựa theo lý thuyết về cung cầu trên thị trường, việc này sẽ làm giảm lực mua đáng kể.

Mặt khác, không phải giá cổ phiếu của tất cả doanh nghiệp đều giảm trong quá trình thực hiện tapering. Trong đó, phải kể đến những ngành nghề, lĩnh vực đặc thù được hưởng lợi nhuận khi lãi suất tăng như ngân hàng, những tổ chức tài chính, tín dụng,… Xét về mặt dài hạn thì tapering hầu như không ảnh hưởng quá nhiều đến những doanh nghiệp có nội tại tốt.

Thị trường tiền tệ

Việc thực hiện tapering có tác động mạnh mẽ tới thị trường tiền tệ, đặc biệt là giá trị đồng tiền. Khi FED tuyên bố bắt đầu tapering thì đồng USD Mỹ đã tăng trưởng gần 13% vào năm 2014. Trái lại, đối với những nền kinh tế mới nổi, tapering thường xuyên có thể khiến cho các đồng nội tệ của một số quốc gia trên thế giới suy giảm.

Thị trường hàng hóa

Tapering ảnh hưởng gián tiếp đến thị trường hàng hóa. Cụ thể, hầu hết hàng hóa và dịch vụ Mỹ sẽ trở nên đắt đỏ hơn vào khoảng thời gian này. Ngoài ra, những loại hàng nói chung cũng tăng giá trị do thực hiện tapering làm giảm thiểu được tình lạm phát.

Thị trường trái phiếu

Thị trường trái phiếu sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi taper. Lợi tức trái phiếu dài hạn của Mỹ tăng từ 2% đến 3% chỉ trong 6 tháng cuối của năm 2013.

Kết luận

Tapering vẫn luôn là vấn đề được nhà đầu tư quan tâm do nó tác động đến hầu hết những loại tài sản và có phạm vi ảnh hưởng xuyên quốc gia. Hy vọng bài viết chúng tôi vừa cung cấp đã giúp bạn hiểu hơn tapering là gì để có thể bám sát diễn biến của thị trường.