Thế nào là tính độc lập của kiểm toán viên

 

Thế nào là tính độc lập của kiểm toán viên

Ảnh tư liệu


Tính độc lập của kiểm toán viên trong kiểm toán hoạt động rất quan trọng Theo Điều 6 Mục II Tuyên bố Lima (1997), tính độc lập của nhân viên phải được đảm bảo bởi Hiến pháp. Theo đó, quy trình miễn nhiệm cũng phải được quy định trong Hiến pháp và không được ảnh hưởng đến tính độc lập của nhân viên. Do vậy, khi thực hiện nghiệp vụ chuyên môn của mình, KTV phải không bị ảnh hưởng bởi đơn vị được kiểm toán và không phụ thuộc vào đơn vị đó. Đại hội lần thứ XIX của Tổ chức quốc tế các Cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI) tại Mexico cũng đã công nhận 8 nguyên tắc cốt lõi trong Tuyên bố Mexico về tính độc lập của SAI là những yêu cầu thiết yếu để kiểm toán khu vực công. Theo đó, với KTV, tính độc lập được đảm bảo trên các khía cạnh: Sự tồn tại của một khuôn khổ hiến pháp/luật định/pháp lý phù hợp và hiệu quả áp dụng các điều khoản của khuôn khổ này trên thực tế; quyền truy cập thông tin không hạn chế; quyền và nghĩa vụ báo cáo về công việc của họ; quyền tự do quyết định nội dung và thời gian của các báo cáo kiểm toán và công bố, phổ biến chúng; sự tồn tại của các cơ chế theo dõi hiệu quả các khuyến nghị SAI; nguồn lực tài chính đầy đủ để có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nghiên cứu của Power đã nhấn mạnh rằng, thách thức nhất của hoạt động kiểm toán nói chung và KTHĐ nói riêng là tính độc lập của KTV với thông tin, đơn vị được kiểm toán. Để hiểu và phân tích vai trò của KTV, điều quan trọng là phải phân biệt sự khác nhau giữa độc lập về tổ chức và độc lập trong hoạt động/chức năng. Theo đó, tính độc lập về tổ chức là cách thức mà cơ quan kiểm toán xây dựng các quy tắc đạo đức, bộ máy vận hành để đảm bảo tính khách quan cho KTV. Tuy nhiên, KTHĐ lại đưa ra các kiến nghị, tư vấn cho chính đơn vị được kiểm toán. Điều này đặt ra câu hỏi liệu việc thực hiện chức năng tư vấn này có làm ảnh hưởng đến vai trò kiểm toán hay không.  Để trả lời cầu hỏi này và cũng nhằm đảm bảo tính độc lập cho KTV, nghiên cứu của Power đã đề cập tới khía cạnh độc lập về hoạt động/chức năng, tức là quy trình và phương thức mà các SAI sẽ sử dụng trong quá trình kiểm toán, cụ thể như: độc lập trong việc lựa chọn các chủ đề kiểm toán, thời gian kiểm toán và cách thức công bố các phát hiện sau khi kiểm toán. Thực tế, tính độc lập không thể tuyệt đối bởi cuộc kiểm toán luôn phụ thuộc vào thông tin của đơn vị được kiểm toán, các chi phối từ các cơ quan cấp trên. Tuy nhiên, vẫn có sự độc lập tương đối và yếu tố này ngày càng được chú trọng hơn, đặc biệt là trong bối cảnh đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức khi thực hiện KTHĐ. Đồng quan điểm, nghiên cứu của White & Hollingsworth cho rằng tính độc lập của KTV tạo cơ sở cho việc xem xét công bằng và khách quan các hoạt động công, không bị áp lực từ các cơ quan hành pháp, đảng phái chính trị và các nhóm tạo áp lực khác trong hệ thống chính trị... Còn theo Berhanu Ayansa Angessa (2019), tính độc lập của Văn phòng tổng kiểm toán và KTV đóng một vai trò quan trọng trong thực hành KTHĐ để đảm bảo trách nhiệm giải trình và cải thiện hoạt động của các cơ quan chính phủ. Về nguyên tắc, hoạt động kiểm toán cần có đủ sự độc lập về tài chính so với những hoạt động mà nó bắt buộc phải kiểm toán để có thể tiến hành  mà không bị can thiệp. Như vậy, các nghiên cứu điển hình đều chỉ rõ tính độc lập của KTV trong kiểm toán rất quan trọng. Đặc biệt, với KTHĐ, các tiêu chí đánh giá của từng cuộc kiểm toán phụ thuộc nhiều vào xét đoán của KTV khi liên quan trực tiếp tới việc kiểm toán về tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của các thông tin được kiểm toán. Điều này dễ xảy ra các nguy cơ về các xét đoán không khách quan trong đánh giá của KTV đối với đơn được kiểm toán, từ đó có thể dẫn tới một số sức ép từ các bên để che dấu hoặc thỏa hiệp về các kiến nghị, kết luận kiểm toán.

Gia tăng tính độc lập của kiểm toán viên nhà nước

Để bảo vệ tính độc lập của KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán nói chung và KTHĐ nói riêng, các SAI cần có những biện pháp, đồng thời xây dựng các chỉ số đánh giá mức độ ảnh hưởng của tính độc lập tới hiệu quả của KTHĐ. Theo đó, trước tiên, các SAI cần rà soát và cập nhật các thông lệ quốc tế về tính độc lập của KTNN trong Hiến pháp để đảm bảo có cơ sở pháp lý tối cao trong thực hành kiểm toán, đảm bảo tính độc lập cả về tổ chức và chức năng trong thực hành KTHĐ. Tính độc lập về tổ chức cho phép KTV tiến hành KTHĐ mà không bị đơn vị được kiểm toán can thiệp và KTV lựa chọn các đối tượng để đánh giá mà không cần sự chấp thuận của bất kỳ cơ quan bên ngoài nào (cơ quan hành pháp). KTNN cần trang bị đầy đủ các nguồn lực về cơ sở vật chất và tài chính để KTV hoàn toàn tự tin thực hiện công việc kiểm toán của mình một cách khách quan, công tâm mà không bị chi phối về tài chính từ phía đơn vị được kiểm toán. Bên cạnh đó, KTV nhà nước cần được trang bị đầy đủ kỹ năng, năng lực và có quyền truy cập miễn phí, không hạn chế vào tất cả các thông tin và hoạt động được yêu cầu để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đồng thời, KTV cũng phải được quyền theo dõi tình hình trong quá trình thực hiện các kiến nghị của đơn vị được kiểm toán.

Tính độc lập của KTV là vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện KTHĐ trên các khía cạnh: độc lập cả về năng lực chuyên môn, tài chính, mối quan hệ thân quen. Bản thân KTV cần trao dồi kiến thức, năng lực chuyên môn để thực hiện hiệu quả KTHĐ, đưa ra đánh giá độc lập, khách quan dựa trên lập trường tư tưởng vững vàng. Các cơ quan hành pháp của các quốc gia cần có những chính sách hỗ trợ và bảo vệ tính độc lập của KTV./.

THS. TRẦN PHƯƠNG THÙY - Khoa Kế toán, Kiểm toán, Học viện Ngân hàng


Tài liệu tham khảo
1. Berhanu Ayansa Angessa (2019),Factors affecting performance audit practice: a case of office of oromia auditor genera, Addis Ababa University, Ethiopia. 2. Francis, J.R (2011), A Framework for Understanding and Researching Audit Quality Auditing, Vol 30(2), pp 125-152. 3. International Standards of Supreme Audit Institutions ISSAI 10 Mexico (2007), Declaration on SAI Independence, International Organization of Supreme Audit Institutions. www.issai.org. 4. Power, M.(1997), Expertise and the construction of relevance: accountants and environmental audit, Accounting, organizations and society, Vol 22(2), pp.123-146. 5. Power, M.(1997), The audit society: Rituals of verification, OUP Oxford. 6. Warwick Funnell (2005), "Independence and the State Auditor in Britain: Constitutional Keystone or A Case of Reified Imagery", A journal of Accounting, Finance and Business Stdudy, Vol 30(2), pp 175 – 195, The University of Sydney . 7. White, F. and Hollingsworth, K (1999), Audit, accountability and government, Oxford University Press.

8. Bộ môn kiểm toán - Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Kiểm toán hoạt động, NXB Phương Đông, 2016.

Mục lục bài viết

  • 1. Cơ sở pháp lý:
  • 2. Kiểm toán độc lập là gì?
  • 3. Vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường
  • 3.1. Tạo niềm tin cho những người quan tâm
  • 3.2. Hướng dẫn nghiệp vụ cà củng cố nề nếp hoạt động tài chính kế toán
  • 3.3. Nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý
  • 4. Phát huy vai trò của kiểm toán độc lập trong bối cảnh hội nhập

Nội dungđược biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật Minh Khuê

>>Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

1. Cơ sở pháp lý:

- Luật kiểm toán độc lập năm 2011

2. Kiểm toán độc lập là gì?

Kiểm toán độc lậplà việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.

Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh cần phải có thông tin chính xác, kịp thời và tin cậy. Để đáp ứng yêu cầu này phải có bên thứ 3 độc lập khách quan, có trình độ chuyên môn cao, được pháp luật cho phép cung cấp thông tin tin cậy cho các bên quan tâm.

3. Vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường

Sau gần 30 năm hình thành và phát triển, đến nay kiểm toán độc lập Việt Nam đã khẳng định vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường và trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế - tài chính, đóng vai trò tích cực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động kiểm toán độc lập đã trở thành nhu cầu cần thiết để công khai, minh bạch thông tin tài chính, phục vụ lợi ích của doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, lợi ích của chủ sở hữu vốn, các chủ nợ cũng như lợi ích và yêu cầu của Nhà nước.

Nhìn chung, kiểm toán độc lập có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh cần phải có thông tin chính xác, kịp thời và tin cậy. Để đáp ứng yêu cầu này phải có bên thứ 3 độc lập khách quan, có trình độ chuyên môn cao, được pháp luật cho phép cung cấp thông tin tin cậy. Bên thứ 3 này chính là kiểm toán độc lập. Cụ thể, vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường, thể hiện như sau:

3.1. Tạo niềm tin cho những người quan tâm

Dù hoạt dộng trong bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào, thì kết quả hoạt động hàng năm của doanh nghiệp đều không thể hiện trên báo cáo tài chính (gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính). Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các chủ doang nghiệp - người có trách nhiệm lập báo cáo tài chính đều muốn che giấu các khuyết điểm, yếu kém hoặc khuyếch trương kết quả kinh doanh của mình trên bảng báo cáo tài chính. Ngược lại, những người quan tâm đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp lại đòi hỏi sự trung thực, chính xác của bản báo cáo tài chính mà doanh nghiệp đưa ra, vì thế cần có sự kiểm tra xác nhận của người thứ 3. Những người quan tâm đến kế toán độc lập, cụ thể gồm:

- Các cơ quan nhà nước cần có thông tin trung thực để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nhà nước căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán để xem xét các doanh nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản quốc gia để hoạt động kinh doanh có đem lại hiệu quả, có phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hay không? Về nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, các doanh nghiệp thông thường muốn nộp ít để chiếm dụng phần lợi nhuận còn lại, nên họ sẽ khai tăng các khoản chi phí để giảm lợi nhuận và nộp thuế ít, tuy nhiên nếu thực hiện kiểm toán thì sai phạm này sẽ bị phát hiện và điều chỉnh.

- Các cổ đông góp vốn kinh doanh hoặc mua cổ phiếu của doanh nghiệp: Mặc dù, không có trình độ để kiểm tra kỹ lưỡng bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhưng với bản bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán viên độc lập xác nhận, các cổ đông có thể yên tâm về lợi tức và quyết định tiếp tục đầu tư hoặc không đầu tư vào doanh nghiệp.

- Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn: Để có thể ra được các quyết định cho vay, thu hồi vốn hoặc không cho vay, ngân hàng và các tổ chức tín dụng buộc phải nắm chắc tình hình kinh doanh và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Kiểm toán độc lập, kiểm toán viên sẽ giúp ngân hàng nhận diện và xác thực những vấn đề này, do đó, kiểm toán viên độc lập phải có đủ năng lực uy tín với cả chủ doanh nghiệp và người quan tâm đến bản báo cáo tài chính.

- Đối với người lao động: Báo cáo tài chính cũng rất quan trọng, bởi trong kinh tế thị trường người lao động có quyền lựa chọn nơi làm việc ổn định và có mức thu nhập cao. Bản báo cáo tài chính của một doanh nghiệp làm ăn có lãi được kiểm toán viên xác nhận sẽ thu hút hơn với người lao động có chuyên môn trình độ và năng lực.

- Các nhà đầu tư nước ngoài: Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa, đa phương hoá đầu tư không chỉ trong nước mà còn nước ngoài, tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài luôn đòi hỏi một báo cáo tài chính được kiểm toán xác nhận về tình hình kinh tế - xã hội của nước sở tại, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mà họ dự định đầu tư.

- Các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà quản lý khác: Các đối tượng này cũng cần thông tin trung thực để đưa ra những quyết định trong mọi giai đoạn quản lý, kể cả tiếp nhận vốn liếng, chỉ đạo và điều hành và những thông tin này chỉ có được thông qua kiểm toán.

3.2. Hướng dẫn nghiệp vụ cà củng cố nề nếp hoạt động tài chính kế toán

Mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động tài chính đều bao gồm những mối quan hệ đa dạng, luôn luôn biến đổi và được cấu thành bởi hàng loạt nghiệp vụ cụ thể. Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế, trong đó các quan hệ tài chính, chế độ kế toán có nhiều thay đổi. Trong khi đó, công tác kiểm tra, kiểm soát chưa kịp thời, dẫn tới tình trạng vi phạm các nguyên tắc chế độ tài chính kế toán. Thực tế này cho thấy, chỉ có triển khai tốt hơn công tác kiểm toán mới có thể đưa hoạt động tài chính, kế toán đi vào nề nếp.

3.3. Nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý

Kiểm toán độc lập không chỉ có chức năng xác minh mà còn có chức năng tư vấn. Các chủ doang nghiệp không thể kiểm soát hàng ngàn, hàng vạn nghiệp vụ tài chính, kế toán đã xảy ra trong doanh nghiệp. Vì vậy, để có thể xác thực tình hình tài chính kế toán của mình vào kỳ hạn nào đó, người chủ doanh nghiệp thường mời các kiểm toán viên chuyên nghiệp độc lập có uy tín thực hiện việc kiểm tra và nhận xét bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình. Những nhận xét của kiểm toán viên sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp kịp thời phát hiện những sai sót, lãng phí hoặc vi phạm pháp luật do cố ý hay vô ý để xử lý kịp thời, hay ngăn ngừa các tổn thất có thể xảy ra. Tóm lại, kiểm toán độc lập là công cụ giúp doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro và phát hiện thế mạnh những tiềm năng tài chính nội tại có trong doanh nghiệp.

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, ngành Kiểm toán độc lập Việt Nam đứng trước những vận hội lớn để phát triển mạnh mẽ hơn nữa, cũng như yêu cầu đòi hỏi phải đổi mới để hội nhập bền vững. Mặc dù, ngành Kiểm toán đã đạt được những kết quả quan trọng trong xây dựng và phát triển hệ thống các tổ chức kiểm toán độc lập ở Việt Nam, song thực tiễn vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như:

- Khuôn khổ pháp lý về tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm toán chưa đầy đủ và đồng bộ; chưa thực sự tạo lập được khuôn khổ pháp lý đủ mạnh cho sự phát triển các doanh nghiệp kiểm toán độc lập và độ tin cậy của các khách hàng trong hoạt động kiểm toán.

- Hoạt động kiểm toán trong thực tế còn hạn chế cả về phạm vi, quy mô và chất lượng. Kinh nghiệm hành nghề, năng lực và sức cạnh tranh, chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập chưa đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin. Chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ tại một số tổng công ty nhà nước còn nhiều hạn chế về quy mô và tính chuyên nghiệp; kiểm toán nội bộ chưa thật sự khẳng định được vai trò phục vụ quản lý nội bộ của đơn vị.

- Việc kiểm soát, đánh giá chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán còn hạn chế. Vai trò của Hội Kế toán và Kiểm toán nhằm tạo ra sự liên kết và định hướng phát triển nghề nghiệp cho kiểm toán viên chưa phát huy được hết tác dụng…

4. Phát huy vai trò của kiểm toán độc lập trong bối cảnh hội nhập

Để phát huy vai trò của kiểm toán độc lập trong bối cảnh hội nhập, thời gian tới cần định hướng cho sự phát triển hệ thống kiểm toán độc lập theo các nội dung sau: (i) Quán triệt đường lối của Đảng và tuân thủ pháp luật của Nhà nước về phát triển phân ngành kiểm toán độc lập ở Việt Nam; (ii) Phát triển đồng bộ hệ thống kiểm toán, trong đó kế toán độc lập. Trong mỗi giai đoạn sẽ đặt ra cho hệ thống kiểm toán độc lập những yêu cầu cụ thể về tổ chức bộ máy, mục đích hoạt động, phương thức tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kiểm toán; (iii) Tăng cường quản lý nhà nước, phát huy vai trò của các tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực hoạt động kiểm toán độc lập.

Để triển khai được các định hướng trên, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức kinh tế, các tổ chức kiểm toán cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất,hoàn thiện môi trường pháp lý của hoạt động kiểm toán. Kiểm toán chỉ hoạt động có hiệu quả và phát triển mạnh mẽ trong điều kiện môi trường pháp luật hoàn chỉnh và ổn định. Theo đó, cần sớm nghiên cứu hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tạo lập môi trường pháp lý ổn định, phù hợp cho sự phát triển của kiểm toán độc lập; cần bổ sung quy định về kiểm toán bắt buộc đối với một số loại hình doanh nghiệp. Bổ sung quy định về chế độ chịu trách nhiệm khi cung cấp thông tin kiểm toán và bồi thường vật chất nếu thông tin bị sai lệch nhằm bảo vệ người sử dụng thông tin kiểm toán, đồng thời là điều kiện để nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán.

Thứ hai,tăng cường năng lực, phân định chức năng, nhiệm vụ và xác lập mối quan hệ giữa các phân hệ trong hệ thống kiểm toán. Từng phân hệ, nhất là kế toán độc lập phải chủ động phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. Việc phát triển nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn cao cần phải có chiến lược đào tạo của quốc gia, nhất là tại các trường đại học, học viện. Cùng với phát triển nguồn nhân lực, phân hệ kế toán độc lập cũng cần phải bổ sung và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực, quy trình kiểm toán; phương pháp chuyên môn nghiệp vụ; phát triển các loại hình kiểm toán và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác kiểm toán.

Thứ ba,kinh tế Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, phát sinh nhiều vấn đề mới về tài chính vĩ mô, vi mô và xuất hiện thêm đối tượng trực tiếp của kiểm toán như: các dự toán ngân sách, các chương trình, dự án đầu tư từ nguồn vốn viện trợ, tài trợ; thực hiện cam kết theo các nghị định thư, hiệp định của các chính phủ; các chỉ số quốc gia theo thông lệ quốc tế… Thực tế này đòi hỏi các tổ chức công tác kiểm toán phải có những đổi mới cả về chiều rộng lẫn chiều sâu; Tăng cường chức năng tư vấn của hoạt động kiểm toán, phát triển, đa dạng hóa dịch vụ tư vấn của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập.

Thứ tư,tăng cường quản lý và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Hội nghề nghiệp cũng cần tăng cường các hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ kiểm toán, chủ động xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho kế toán viên, tổ chức thi và cấp chứng chỉ kế toán viên độc lập; đồng thời, cần đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm giám sát việc thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, cũng như tăng cường chất lượng kiểm toán.

Thứ năm,nâng cao nhận thức về hoạt động kiểm toán độc lập. Việc đẩy mạnh tuyền truyền về vai trò, tác dụng của kiểm toán độc lập, để các nhà quản lý, các nhà đầu tư, doanh nghiệp và công chúng kịp thời nắm bắt thông tin, góp phần thúc đẩy sự phát triển của kiểm toán độc lập trong bối cảnh hiện nay.

Thứ sáu,đẩy mạnh hợp tác quốc tế về hoạt động kiểm toán: Với sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức kế toán quốc tế, kiểm toán như IFAC, INTOSAI, ASOSAI… mà Việt Nam là thành viên thì việc trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp mang tính toàn cầu là tất yếu và đó cũng là điều kiện quan trọng giúp cho các kiểm toán viên, các tổ chức kiểm toán và hội nghề nghiệp kiểm toán của Việt Nam trao đổi kỹ năng nghề nghiệp, tiếp cận với phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán mới và ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê - Sưu tầm & biên tập