Theo bạn biết, luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật phòng, chống hiv/aids đã được quốc hội thông qua ngày 16/11/2020, quy định người bao nhiêu tuổi mới được làm xét nghiệm hiv tự nguyện?

Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2

Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, Chính phủ đề nghị trình Quốc hội các nội dung: Xem xét, quyết định Quy hoạch tổng thể quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch; Xem xét, thông qua dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)...

Sáng nay (28/11), tại Phiên họp thứ 17, UBTVQH đã cho ý kiến về tổng kết kỳ họp thứ 4 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Kỳ họp thứ 5.

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (VPQH) Bùi Văn Cường cho biết, Kỳ họp thứ 4 đã thành công tốt đẹp, hoàn thành khối lượng lớn công việc với sự đồng thuận, thống nhất cao, được cử tri và Nhân dân cả nước đánh giá cao. Quốc hội đã xem xét, thông qua 06 luật, 13 nghị quyết; thảo luận về việc tiếp thu, chỉnh lý 01 dự án luật và cho ý kiến lần đầu đối với 07 dự án luật; giám sát tối cao 01 chuyên đề; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; quyết định các vấn đề quan trọng về nhân sự, kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và xem xét nhiều báo cáo quan trọng khác.

Ông Bùi Văn Cường nhấn mạnh, những nội dung quan trọng được Quốc hội ban hành đã kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, đặc biệt là nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khóa XIII, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc thực tiễn đặt ra để các cơ quan, tổ chức có cơ sở triển khai, hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, tạo đà thuận lợi để phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của giai đoạn 5 năm 2021 - 2025 và tiếp tục tạo nền tảng cho đất nước phát triển bền vững.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Tổng Thư ký Quốc hội cũng thẳng thắn nêu rõ một số hạn chế còn tồn tại như: vẫn còn tình trạng gửi tài liệu của một số dự án luật còn chậm so với yêu cầu; một số nội dung được gửi xin ý kiến trong thời gian ngắn; …

Ông Bùi Văn Cường cho rằng, thành công của kỳ họp có được là nhờ những nhân tố quan trọng: Sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của BCH Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong quá trình chuẩn bị và tiến hành kỳ họp; Công tác chỉ đạo, điều hành sâu sát, quyết liệt, quyết đoán, linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo của UBTVQH trong việc tổ chức cũng như quá trình tiến hành từng phiên họp của kỳ họp; Công tác tham mưu, đề xuất chính xác, kịp thời, bám sát tình hình thực tế…

Báo cáo về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết Chính phủ đề nghị trình Quốc hội nhiều nội dung.

Trước hết là xem xét, quyết định Quy hoạch tổng thể quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch; xem xét, thông qua dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); xem xét việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 3 Nghị quyết số 30.

Kỳ họp bất thường cũng dự kiến xem xét, quyết định một số vấn đề về tài chính, ngân sách, gồm: Giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí/dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT; việc điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan năm 2021; bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài năm 2021; điều chỉnh vốn vay lại của các địa phương năm 2022.

3 dự án luật dự kiến trình tại kỳ họp bất thường gồm: Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân.

Với nội dung về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM (thay thế Nghị quyết số 54), theo Tổng thư ký Quốc hội, Chính phủ đề nghị chưa đưa vào chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 2 do chưa chuẩn bị kịp và chưa có kết luận của Bộ Chính trị.

Thông tin thêm nội dung về giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí/dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết UBTVQH đã cho ý kiến bằng văn bản về nội dung này.

UBTVQH cho rằng đề xuất của Chính phủ chưa có đủ cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý và cơ sở thực tiễn cho việc sử dụng ngân sách Nhà nước để xử lý hỗ trợ/thanh toán các hợp đồng dự án giao thông BOT. UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến.

Về thời gian và hình thức họp, căn cứ tiến độ chuẩn bị các nội dung, Tổng Thư ký Quốc hội đề xuất 02 phương án.

Phương án 1: Trường hợp toàn bộ nội dung trình tại kỳ họp bất thường chưa kịp xem xét đủ điều kiện trong tháng 12/2022 thì đề nghị tổ chức họp sau Tết Nguyên Đán (trong tháng 2/2023) và theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Phương án 2: Trường hợp toàn bộ nội dung trình tại kỳ họp bất thường được xem xét xong trong tháng 12/2022 và đủ điều kiện trình thì đề nghị tổ chức họp trước Tết Nguyên Đán (đầu tháng 01/2023) theo hình thức họp trực tuyến kết hợp họp tập trung, trong đó họp trực tuyến để thảo luận, cho ý kiến, còn họp tập trung để biểu quyết các nội dung (hoặc nếu xét thấy việc đi lại dịp Tết khó khăn thì có thể họp trực tuyến cả kỳ).

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị, các cơ quan cần khẩn trương hoàn thành việc chuẩn bị các nội dung của kỳ họp để UBTVQH có cơ sở xem xét, quyết định việc tổ chức và triệu tập kỳ họp bảo đảm đúng thời gian quy định (chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp).

Liên quan đến công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ 5, Tổng Thư ký Quốc hội thông tin, dự kiến Quốc hội làm việc 17 ngày; họp phiên trù bị và khai mạc vào ngày thứ hai 22/5/2023.

Dự kiến tại dự kiến tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 6 dự án luật, dự thảo Nghị quyết; Cho ý kiến 6 dự án luật. Cũng tại kỳ họp thứ 5, dự kiến sẽ xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác...

(Báo Sức khỏe và Đời sống)

Hà Nội có thêm 72 ổ dịch sốt xuất huyết và 2 ca tử vong

Trong tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội tiếp tục tăng. Cụ thể là có thêm 1.435 ca mắc, 72 ổ dịch mới và 2 ca tử vong. 

Ngày 28-11, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 18 đến 25-11), trên địa bàn thành phố ghi nhận 1.435 ca mắc sốt xuất huyết (số mắc tăng 4,1% so với tuần trước), trong đó có 2 ca tử vong tại quận Đống Đa và huyện Thanh Trì. Bệnh nhân ghi nhận tại 30 quận, huyện, thị xã, trong đó, một số quận, huyện có số mắc cao, như: Hà Đông (207 ca), Đống Đa (133 ca), Thanh Trì (115 ca), Thanh Oai (92 ca), Chương Mỹ (85 ca).

Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn thành phố có 14.872 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 18 ca tử vong. Số mắc tăng gấp 4,5 lần so với số mắc cùng kỳ năm 2021. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 561/579 xã, phường, thị trấn. Tuýp vi rút Dengue lưu hành đã xác định được là: DENV1 và DENV2, DENV4.

Ngoài ra, trong tuần qua, ghi nhận thêm 72 ổ dịch mới tại 16 quận, huyện: Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Thanh Trì, Chương Mỹ, Hoài Đức, Thanh Oai, Đông Anh, Phúc Thọ, Thanh Xuân, Thạch Thất, Thường Tín, Phú Xuyên và Mê Linh.

Cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, thành phố đã ghi nhận 1.160 ổ dịch tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Hiện tại, còn 153 ổ dịch đang hoạt động tại 22 quận, huyện, trong đó, một số ổ dịch có nhiều bệnh nhân, như: Thôn Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất có 271 bệnh nhân; thôn Vĩnh Lộc 1, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất có 68 bệnh nhân; thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai có 32 bệnh nhân; thôn Thao Nội, xã Sơn Hà, huyện Phú Xuyên có 31 bệnh nhân…

Trong khi số ca mắc mới sốt xuất huyết đang gia tăng thì kết quả giám sát tại một số ổ dịch kéo dài cho thấy, chỉ số BI (chỉ số điều tra số dụng cụ chứa nước có loăng quăng, muỗi vằn) tại một số nơi vẫn cao vượt ngưỡng (gấp 4-5 lần quy định).

Cụ thể, giám sát, điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch sốt xuất huyết tại ổ dịch thôn Bùng, Phùng Xá, Thạch Thất có BI=100; ổ dịch cụm 6, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng có BI=75; thôn Thao Nội, xã Sơn Hà, huyện Phú Xuyên có BI = 85.

Kết quả giám sát này cho thấy, việc diệt bọ gậy tại những khu vực trên chưa hiệu quả. Dự báo, số ca mắc sốt xuất huyết có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới, nguy cơ ghi nhận nhiều bệnh nhân nặng và tử vong.

Theo CDC Hà Nội, trong thời gian tới, công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết tiếp tục tập trung vào việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại những nơi đã xuất hiện ổ dịch, những nơi có khu vực ổ dịch cũ phức tạp hoặc nhiều yếu tố nguy cơ cao. Đồng thời, tăng cường giám sát các chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh tại các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, các khu vực nguy cơ cao, từ đó triển khai các hoạt động đáp ứng phù hợp và kịp thời.

“Tại các địa phương, cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết. Tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy một cách triệt để, bảo đảm các chỉ số côn trùng dưới ngưỡng (BI<20) mới được coi là đạt và được phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành. Mặt khác, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định phòng, chống dịch, đặc biệt xử lý nghiêm tình trạng chủ quan, lơ là trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo”, CDC Hà Nội nêu rõ.

(Báo Hà Nội Mới)

Nhóm tuổi thanh niên có kiến thức rất hạn chế về HIV/AIDS

Hình thái lây nhiễm HIV tại Việt Nam có sự thay đổi, 2 năm trở lại đây số ca nhiễm mới đang tăng, mỗi năm có tới hơn 13 nghìn ca. Đáng lưu ý dịch tăng chủ yếu trong nhóm tuổi trẻ với 50% số ca nhiễm HIV phát hiện mới là những người dưới 29 tuổi.

50% số ca nhiễm HIV phát hiện mới là những người dưới 29 tuổi

Năm 2022, Việt Nam chọn chủ đề Tháng hành động Quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS là “Chấm dứt dịch AIDS-Thanh niên sẵn sàng”.

Theo PGS, TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS, chủ đề này phù hợp với tình hình gia tăng số ca nhiễm mới trong giới trẻ hiện nay.

Chủ yếu con đường lây truyền chính của HIV là qua đường quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là nam quan hệ tình dục đồng giới chiếm 74,6% chủ yếu tập trung ở nhóm thanh niên trẻ. Do vậy không thể kết thúc được đại dịch AIDS nếu không có sự tham gia của thanh niên.

Bên cạnh đó, về kiến thức và thái độ phòng, chống HIV/AIDS của thanh niên, theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2021, tỷ lệ hiểu biết toàn diện về dự phòng lây nhiễm HIV ở nam và nữ 15-24 tuổi chỉ dưới 50%. Tỷ lệ có thái độ phân biệt đối xử với HIV ở nam và nữ 15-24 tuổi là gần 40%.

"Như vậy, nhóm tuổi này có kiến thức, thái độ rất hạn chế so với mục tiêu đặt ra chung của người dân Việt Nam 15-49 tuổi là 80% ở cả hai chỉ số trên", bà Phan Hương nói.

Cùng với kiến thức về HIV/AIDS hạn chế, ở nam nhóm tuổi 15-24 có nhiều hơn 1 bạn tình (trong 12 tháng trước ngày phỏng vấn) là 14%. Đây là yếu tố quan trọng dẫn đến quan hệ tình dục không an toàn làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và mắc các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai...

Như vậy, có thể thấy việc lựa chọn chủ đề này thích hợp với bối cảnh tình hình dịch HIV ở Việt Nam hiện nay. Đây cũng là đối tượng cần được quan tâm trong thời gian tới khi chúng ta muốn đạt mục tiêu kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Việc chấm dứt dịch AIDS chỉ có thể thành công nếu chúng ta huy động được thanh niên chủ động tham gia có hiệu quả vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới.

Theo ông Taoufik Bakkali, Quyền Giám đốc khu vực Văn phòng UNAIDS (Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS khu vực châu Á-Thái Bình Dương) cũng cho rằng, Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Số liệu quốc gia cho thấy tiến độ phòng chống AIDS giữa các tỉnh, thành phố còn chưa đồng đều, số ca nhiễm HIV được phát hiện gia tăng trong các nhóm trẻ có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV, tỷ lệ thanh thiếu niên làm xét nghiệm HIV và biết kết quả còn thấp, thấp tương tự là tỷ lệ bao phủ điều trị trong nhóm thanh thiếu niên được chẩn đoán nhiễm HIV1.

"Chưa đến 50% thanh thiếu niên Việt Nam có hiểu biết toàn diện về dự phòng lây nhiễm HIV và có đến 40% thanh thiếu niên Việt Nam vẫn còn có thái độ phân biệt đối xử với HIV", ông Taoufik Bakkali nói.

Do hình thái lây nhiễm HIV tại Việt Nam có sự thay đổi, chủ yếu tập trung ở nhóm thanh niên trẻ, do đó, việc thay đổi cả hình thức cũng như nội dung truyền thông phòng, chống HIV/AIDS để thông điệp truyền thông đến đúng đối tượng là hết sức cần thiết.

Năm 2022 và các năm tiếp theo, Cục Phòng, chống HIV/AIDS chú trọng truyền thông phòng, chống HIV/AIDS tại các trường đại học, cao đẳng, THPT và các khu công nghiệp.

Tại đây, mạng lưới khu vực y tế tư nhân cũng như các tổ chức xã hội dựa vào cộng đồng phối hợp với các cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương đẩy mạnh tuyên truyền các thông điệp qua cụm panô, khẩu hiệu, băng rôn; phổ biến các ấn phẩm truyền thông phòng, chống HIV/AIDS khác như áp phích, tranh gấp, tờ rơi, sách mỏng về phòng, chống HIV/AIDS; phối hợp với các Câu lạc bộ của trường tổ chức các buổi nói chuyện về phòng, chống HIV/AIDS; truyền thông nhóm nhỏ tại khu nhà trọ của công nhân, tại điểm nóng (mát xa, xông hơi, ...), quán cà phê;

Các sự kiện truyền thông tạo cầu PrEP cũng đem lại sức hút lớn đối với các bạn trẻ trong việc tìm hiểu dịch vụ HIV/AIDS, đem lại lượng khách hàng lớn cho chương trình điều trị PrEP, 92% lượng khách hàng PrEP được tiếp cận thông qua Hoạt động truyền thông tạo cầu của chương trình.

Triển khai các mô hình mới trong tiếp cận và xét nghiệm HIV

Cục Phòng chống HIV/AIDS đang tích cực cùng với các tỉnh, thành phố, tổ chức, cá nhân và cộng đồng thực hiện mục tiêu 95-95-95 trong đó 95 đầu tiên là 95% người nhiễm HIV biết kết quả xét nghiệm HIV của mình, đến hiện tại tỷ lệ này đang đạt 86%.

Để tiếp cận và xét nghiệm HIV cho khoảng 10% người nhiễm HIV là vô cùng khó khăn do người có hành vi nguy cơ thường ngại tiếp cận và xét nghiệm HIV theo các mô hình truyền thống như xét nghiệm HIV tại cơ sở y tế hay xét nghiệm HIV lưu động không tiếp cận được đúng nhóm khách hàng đích.

Hiện nay, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam là mô hình dịch tập trung trong nhóm người có hành vi nguy cơ cao, người nhiễm HIV đang trẻ hóa và phần lớn là nam, đặc biệt là nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, Cục phòng chống HIV/AIDS đã tổ chức đa dạng mô hình tư vấn xét nghiệm HIV bao gồm xét nghiệm trong cơ sở y tế, xét nghiệm HIV dựa vào tổ chức cộng đồng, các bạn trong cộng đồng người có quan hệ tình dục đồng giới (MSM), người nghiện ma túy, người bán dâm tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV và hỗ trợ kết nối điều trị ARV.

Cục Phòng, chống HIV/AIDS tổ chức cung cấp sinh phẩm tự xét nghiệm HIV qua website http://tuxetnghiem.vn tại 35 tỉnh, thành phố để những người có hành vi nguy cơ nhiễm HIV tự làm xét nghiệm HIV và được kết nối làm xét nghiệm khẳng định bị nhiễm HIV.

Bên cạnh đó, Cục Phòng chống HIV/AIDS triển khai mô hình xét nghiệm HIV cho bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV bằng cách tư vấn cho người nhiễm HIV, cung cấp sinh phẩm tự xét nghiệm HIV để làm xét nghiệm cho bạn tình, bạn chích của họ hoặc người nhiễm HIV thông báo và vận động bạn tình, bạn chích chung của họ và người có hành vi nguy cơ cao trong mạng lưới xã hội của họ đến cơ sở y tế làm xét nghiệm HIV.

Giai đoạn 2021-2022, hằng năm, Việt Nam phát hiện 12.000-13.000 người nhiễm HIV mới, tăng 20% so với giai đoạn 2019-2020 (10.000 -11.000 người nhiễm HIV/năm) cho thấy sự hiệu quả trong việc áp dụng triển khai các mô hình mới trong tiếp cận và xét nghiệm HIV.

(Báo Nhân dân)

Không để thiếu thuốc, tăng giá thuốc đột biến dịp Tết 2023

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương bảo đảm cung ứng đủ thuốc phục vụ khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán 2023, không để xảy ra thiếu thuốc, tăng giá thuốc đột biến. 

Ngày 28-11, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có công điện gửi Sở Y tế các tỉnh thành, các bệnh viện, cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc… yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc phòng, chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm kiểm soát bệnh tật trực thuộc sở khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai dự trữ thuốc. Tuyệt đối không để xảy ra thiếu thuốc, tăng giá thuốc đột biến. Chú trọng cung ứng đủ thuốc phục vụ cấp cứu, phòng chống các dịch bệnh như COVID-19, sốt xuất huyết, cúm A, tay chân miệng, sởi, rubella, tiêu chảy do virus Rota...

Thanh tra các sở y tế phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn về dược và các quy định về sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc và mỹ phẩm tại các cơ sở kinh doanh trên địa bàn.

Đặc biệt chú trọng công tác phát hiện thuốc giả, kém chất lượng, thuốc không được phép lưu hành, găm hàng, tăng giá… Xử lý nghiêm các trường hợp được phát hiện.

Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành chỉ đạo các doanh nghiệp, nhà thuốc trên địa bàn tổ chức các địa điểm trực bán thuốc 24/24h, đồng thời công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời đáp ứng nhu cầu thuốc của người bệnh.

Các bệnh viện chủ động liên hệ với các cơ sở cung ứng thuốc để đặt hàng, theo dõi tiến độ giao hàng, khẩn trương mua sắm bổ sung khi có nguy cơ thiếu thuốc hoặc giao hàng không kịp tiến độ.

Các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ thuốc tăng cường nguồn cung, xây dựng và thực hiện kế hoạch cung ứng thuốc để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, khẩn trương cung ứng đủ thuốc khi nhận đơn đặt hàng của các cơ sở khám, chữa bệnh.

(plo.vn)

Bé 5 tuổi tổn thương, chảy máu mũi do thói quen của nhiều gia đình mùa hanh khô

Thời tiết giao mùa hanh khô, ngày nắng, sáng và tối lại lạnh, khiến nhiều trẻ bị viêm mũi, ngạt mũi. Các phụ huynh thường tự ý mua thuốc về xịt mũi cho con tuy nhiên việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Khi trẻ bị khô, ngạt hay chảy nước mũi, phụ huynh thường xử lý bằng cách nhỏ các loại dung dịch (xịt kháng khuẩn, các loại thuốc thuốc, thậm chí gồm cả thành phần kháng sinh, corticoid...). 

Các chuyên gia cảnh báo, việc tự ý dùng các loại thuốc xịt mũi không có chỉ dẫn của bác sĩ vô cùng nguy hiểm, thậm chí gây ra biến chứng nặng nề.

BS Trần Văn Đồng - Khoa Nội Nhi, Bệnh Viện Sản Nhi Vĩnh Phúc, thông tin về trường hợp bé hơn 5 tuổi phải thăm khám vì chảy máu mũi. Theo đó, đợt này, trẻ sổ mũi nhiều vì vậy bà mua 1 lọ thuốc nhỏ mũi để nhỏ cho cháu. Ban đầu thấy đỡ, sau đó trẻ lại nghẹt mũi nhiều, bà lại ra hiệu thuốc khác mua lọ xịt "nhạy hơn".

“Xịt liền 2 tuần 2 lọ, trẻ vẫn nghẹt mũi nhiều. Sau đó, thấy con chảy máu mũi nên gia đình đưa trẻ đi khám”, BS Đồng thông tin. Theo bác sĩ, 2 lọ thuốc được gia đình dùng cho trẻ này cùng thành phần là thuốc co mạch máu nên làm giảm sự xung huyết (gây nề mũi khi bị viêm), rất nhanh, nhạy.

Tuy nhiên nếu lạm dụng kéo dài có thể gây phải ứng ngược, càng nghẹt mũi hơn. Càng nghẹt, người nhà càng xịt nhiều khiến co mạch gây giảm tưới máu, không tốt cho mũi và làm tổn thương mũi, dẫn tới chảy máu.

Bác sĩ Đồng cho biết, việc xử lý chảy máu cho bệnh nhi không quá phức tạp, điều đáng cảnh báo là việc tùy tiện dùng thuốc xịt, nhỏ mũi của các phụ huynh với trẻ. 

Trước đó, Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cũng tiếp nhận trường hợp trẻ bị suy tuyến thượng thận do dùng thuốc xịt mũi chứa thành phần corticoid liên tục trong 1 năm.

Bệnh nhi là bé Ngô T.H. (10 tuổi, quê Bắc Giang) bị viêm mũi, ngạt mũi, dùng thuốc xịt tai mũi họng lâu ngày không đỡ.

Đến khám trong tình trạng có gương mặt cushing (tròn, đỏ, sưng húp), chân tay rậm long, trẻ được các bác sĩ chẩn đoán bị suy tuyến thượng thận do dùng thuốc có corticoid, viêm mũi xoang cấp. 

BS CKI Nguyễn Thị Sơn - Phó trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy - cho biết sử dụng thuốc có thành phần corticoid dài ngày không theo hướng dẫn của bác sĩ là một trong những nguyên nhân gây suy tuyến thượng thận đối với bệnh nhi.

Do tác dụng phổ biến, nhiều người có thể dễ dàng mua thuốc này ngoài hiệu thuốc để sử dụng. Tuy nhiên, việc cha mẹ tự ý sử dụng các thuốc có corticoid không theo hướng dẫn của bác sĩ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ.

Vì vậy, để tránh tình trạng lạm dụng corticoid, bác sĩ khuyến cáo:

- Phụ huynh cần hiểu về thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng để biết thuốc có chứa thành phần corticoid hay không. Có nhiều tên thuốc khác nhau chứa corticoid như: Medron, Menison, Hydrocortison, Kacor, Prednisolone, Prednisone, Methylprednisolone, Betamethasone, Dexamethasone,… Có thể dựa vào kí hiệu tên thuốccó đuôi "sone" ("son") hoặc "olone" ("olon") để nhận biết nhóm thuốc có chứa corticoid.

- Khi trẻ mắc các bệnh lý như dị ứng, xương khớp, tai mũi họng… cần đến khám tại bệnh viện để được bác sĩ tư vấn, kê đơn. Nếu phải dùng corticoid để điều trị bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trong liệu trình sử dụng thuốc, tránh lạm dụng thuốc.

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng chồng HIV AIDS đã được Quốc hội thông qua ngày 16 tháng 11 năm 2020 quy định người bao nhiêu tuổi?

- Giảm độ tuổi được quyền tự nguyện đề nghị xét nghiệm HIV của trẻ em từ đủ 16 tuổi xuống đủ 15 tuổi mà không cần sự đồng ý của cha mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật để bảo đảm phù hợp với tình trạng thực tế lây nhiễm HIV trong nhóm trẻ hiện nay cần được xét nghiệm sớm để điều trị kịp thời nếu trẻ ...

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng chồng nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người điều chỉnh bao nhiêu điều?

Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) (Luật số 71). Luật này gồm 02 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021.

Mục tiêu 90 90 90 có nghĩa là gì?

Chiến lược quốc gia kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030 đã đặt mục tiêu đến năm 2023 Việt Nam cần đạt các mục tiêu 90-90-90 tức 90% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV; 90% người điều trị bằng thuốc ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát ...

Quy định người bao nhiêu tuổi mới được làm xét nghiệm HIV tự nguyện?

Trong đó đáng chú ý, Luật mới thông qua quy định, người từ đủ 15 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự được tự nguyện yêu cầu xét nghiệm HIV, thay vì đủ 16 tuổi trở lên như quy định hiện hành.