Thuốc Tenofovir có ảnh hưởng đến thai nhi

Một thai phụ mắc viêm gan B mãn tính được dùng thuốc kháng virus để giảm nguy cơ lây truyền bệnh cho con lúc sinh đẻ, vậy việc dùng thuốc có an toàn cho mẹ và thai nhi hay không ? 

Trong trường hợp mẹ mắc viêm gan B mãn tính, sẽ có một nguy cơ cao lây truyền HBV từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ, với một tiềm năng tiếp theo phát triển xơ gan hoặc ung thư gan nguyên phát. Trong hầu hết trường hợp, người ta có thể phòng ngừa vòng lẫn quẩn này một cách có hiệu quả bằng chủng ngừa thụ động cho trẻ sơ sinh bị phơi nhiễm. Do đó, việc sàng lọc đối với một thai phụ đã bị nhiễm HBV để phân loại trẻ sơ sinh nhằm phòng bệnh sẽ đảm bảo tốt cho trẻ, đây là chuẩn thực hành dựa lên bằng chứng trong y tế.

 Từ năm 2004, tại Hoa Kỳ, người ta đã khuyến nghị về việc sàng lọc rộng rãi các thai phụ nhiễm HBV mãn tính vào lần khám thai đầu tiên và bắt đầu điều trị và theo dõi đứa trẻ sơ sinh của các thai phụ một cách thích hợp. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu sau đó đã cho thấy việc thực hiện khuyến nghị chính thức này chỉ đạt được một tỷ lệ thấp. Ngoài ra, mặc dầu việc phòng ngừa sự lây truyền HBV đạt hiệu quả cao, việc dự phòng miễn dịch thụ động – chủ động chuẩn với HBIG và vaccine viêm gan B có thể gặp một tỷ lệ thất bại khoảng 10%-15%. Do đó, các chiến lược thay thế hoặc hổ trợ cho việc chấp hành thực hiện khuyến nghị sàng lọc sẽ có lợi ích to lớn.

 Nguy cơ lây truyền HBV chu sinh cao nhất là những thai phụ có tải lượng virus trong máu cao, (có thể dựa vào HBeAg (+), thai phụ mang HBeAg (+) sẽ lây truyền cho con lên đến 80%), điều này có thể là một yếu tố cho tỷ lệ thất bại của các chiến lược dự phòng bằng miễn dịch hiện nay. Do đó, một chiến lược tiềm năng sẽ là cố gắng để giảm tải lượng virus suốt quá trình thai nghén, đó là việc dùng thuốc kháng virus.

 Các thuốc kháng virus có an toàn và hiệu lực ở thai phụ hay không ?

 Một hình mẫu thành công đã từng được hình thành – điều trị thuốc kháng virus đã được dùng trong quá trình thai nghén ở thai phụ nhiễm HIV đã đem lại kết quả là giảm sự lây truyền HIV.

 Tuy nhiên, chưa có đủ bằng chứng để xác định liệu rằng thai phụ mắc viêm gan B mãn tính nên được điều trị với thuốc kháng virus hay không. Ngoài ra, với mối quan tâm thường tình về hiệu lực và tính an toàn của thuốc đối với các cá nhân mắc bệnh, các hệ quả trên sự phát triển của thai nhi là một vấn đề chưa được giải quyết.

 Thuốc kháng HBV

 Người ta đã tiến hành một số nghiên cứu về tính hiệu lực và an toàn của các thuốc ức chế enzyme sao chép ngược,  nucleoside (lamivudine và telbivudine) để giảm sự lây truyền HBV mẹ - trẻ sơ sinh.

 Lamivudine.

 Có 3 nghiên cứu đã được công bố cho thấy những kết quả tương tự nhau. Một nghiên cứu ngẫu nhiên, hai mù, thuốc – placebo đã đánh giá xem liệu rằng lamivudine được dùng suốt giai đoạn thai kỳ muộn có thể giảm sự lây truyền HBV chu sinh hay không ở các bà mẹ với tải lượng virus cao trong máu. Thai phụ (n = 150) được phân chia ngẫu nhiên 2 nhóm hoặc dùng lamivudine 100 mg hoặc dùng placebo ở tuần thai thứ 32 cho đến tuần thứ 4 sau sinh. Vào lúc sinh, trẻ sơ sinh được chủng ngừa vaccine HBV có kèm hoặc không HBIG và được theo dõi cho đến tuần thứ 52. Trẻ con trong nhóm dùng lamivudine có một tỷ lệ mới nhiễm HBsAg với xét nghiệm huyết thanh dương tính thấp hơn có ý nghĩa (18% so với 39%; P = 0,014) và có thể phát hiện tải lượng HBV DNA thấp hơn (20% so với 46%; P = 0,003) so với nhóm trẻ con dùng placebo. Không phát hiện các biến chứng nào liên quan đến điều trị lamivudine ở cả mẹ lẫn con.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã qui định lamivudine thuốc nhóm C đối với thai phụ. Nhiều nghiên cứu đã được lặp lại trên động vật đã cho thấy có một tác dụng ngoại ý lên thai nhi, nhưng các nghiên cứu đã chưa được tiến hành thỏa đáng và không có đối chứng tốt ở người. Ta có thể dùng thuốc khi đảm bảo lợi ích cho thai phụ cao hơn tiềm năng nguy cơ.

 Telbivudine (thuốc này chưa được dùng phổ biến ở nước ta).

 Các kết quả từ một thử nghiệm sơ bộ ngẫu nhiên, có đối chứng trong đó đã dùng telbivudine cho thai phụ mắc viêm gan B mãn tiến triển đã được công bố mới đây. Toàn bộ 53 thai phụ tiếp nhận 600 mg telbivudine/ngày, và 35 thai phụ đã từ chối thuốc điều trị đã đồng ý được dùng làm nhóm chứng. Tất cả trẻ con cũng nhận HBIG trong 24 giờ đầu sau khi ra đời và rồi được chủng ngừa với 3 liều vaccine chuẩn theo qui trình. Nhiều trong số trẻ con được sinh ra ở các bà mẹ không tiếp nhận thuốc điều trị có HBsAg (+) được so với những trẻ mà mẹ tự nguyện tiếp nhận thuốc điều trị (23% so với 4%; P < 0.001). Ngoài ra, 53% thai phụ tiếp nhận điều trị telbivudine đã đáp ứng virus hoàn toàn trước khi chuyển dạ sinh con, trong khi ở nhóm chứng không có thai phụ nào đáp ứng virus (P < 0,001). Bốn tuần sau sinh, có 62% thai phụ được điều trị đã có một đáp ứng virus hoàn toàn, trong khi nhóm chứng không có thai phụ nào đáp ứng virus hoàn toàn (P < 0,001). Nhiều thai phụ tiếp nhận điều trị thì ALT đã trở lại nồng độ ở mức bình thường so với ALT của các phụ nữ nhóm chứng (tương ứng 77% so với 29%; P < 0,001). Không thấy một thai phụ nào phải ngừng thuốc điều trị, telbivudine, vì các tác dụng ngoại ý và cũng không thấy bất kỳ dị tật bẩm sinh nào ở những đứa trẻ con họ sau khi ra đời.

Telbivudine đã được FDA qui định thuốc loại B dành cho thai phụ. Nhiều nghiên cứu lặp lại ở động vật không có biểu hiện một nguy cơ nào đối với thai nhi và chưa có những nghiên cứu thỏa đáng và đối chứng tốt ở thai phụ; người ta chỉ khuyến nghị dùng trong thời kỳ thai nghén khi lợi ích nhiều hơn nguy cơ đối với thai phụ và thai nhi.

Mọi cố gắng hiện nay là nhằm nâng cao hoặc đảm bảo sự tuân thủ các chiến lược sàng lọc và phòng ngừa bằng miễn dịch như được khuyến cáo đối với thai phụ nhiễm HBV phải được tiến hành liên tục một cách thường qui. Bên cạnh đó, người thầy thuốc có thể cân nhắc điều trị thuốc kháng virus trong một số tình huống chọn lọc, ngay như thai phụ nhiễm HBV có tải lượng virus cao trong máu. Tuy nhiên, một số vấn đề phải được rút ra theo hướng dẫn về các nghiên cứu lâm sàng tương lai trước khi đề xuất các khuyến nghị rộng rãi và các hướng dẫn dựa vào bằng chứng để điều trị thuốc kháng virus cho thai phụ nhiễm HBV mãn tính.

(Theo William F. Balistreri. Medscape Gastroenterology 18-4-2011)

Bs. Phan Quận

Thuốc Tenofovir có ảnh hưởng đến thai nhi

Viêm gan B là bệnh lý có tỷ lệ lây nhiễm cao nên được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là với đối tượng phụ nữ mang thai. Bà bầu bị viêm gan B thường lo lắng không biết nó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của em bé sau này. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về viêm gan B khi mang thai

Viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm gây nhiễm trùng gan do siêu vi viêm gan B (hay còn gọi là virus HBV) gây ra. Chúng xâm nhập vào cơ thể làm tổn thương gan và nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh xơ gan và thậm chí có thể gây ung thư gan.

Trên thế giới, ước tính có khoảng 240 triệu người nhiễm virus viêm gan B mạn tính và hàng năm có hơn 686.000 người chết do biến chứng của bệnh viêm gan B. Bệnh viêm gan B có thể gặp ở mọi đối tượng, từ trẻ sơ sinh đến trẻ vị thành niên, người lớn và cả phụ nữ mang thai. Ở nước ta, tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm virus viêm gan B chiếm khoảng 10 – 13%.

Thuốc Tenofovir có ảnh hưởng đến thai nhi

Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của mẹ suy giảm do hệ miễn dịch của mẹ trong suốt giai đoạn này tập trung bảo vệ sức khỏe của thai nhi. Chính vì vậy, viêm gan siêu vi B ở phụ nữ mang thai sẽ dễ tiến triển nghiêm trọng và dễ diễn tiến nạm tính hơn so với người bình thường.

Đọc chi tiết: Viêm gan B có lây từ mẹ sang con không?

Bà bầu bị viêm gan B có sao không?

Bà bầu có thể bị viêm gan B trước hoặc trong khi mang thai, nhưng phần lớn là nhiễm siêu vi B từ trước khi mang thai. Đầu tiên, mẹ bầu bị viêm gan B thường gặp phải những triệu chứng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe như sau:

  • Xuất hiện những cơn đau bụng và mệt mỏi: Do sự thay đổi nội tiết tố, phụ nữ mang thai thường có cảm giác mệt mỏi với tình trạng ốm nghén nhưng với bà bầu bị viêm gan B sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn những phụ nữ mang thai bình thường. Ngoài ra, bà bầu nhiễm virus viêm gan B còn gặp phải biểu hiện đau bụng xảy ra theo từng đợt, thi thoảng xuất hiện các cơn đau dữ dội.
  • Chán ăn: Đây là triệu chứng phổ biến ở hầu hết bệnh nhân viêm gan B. Khi mang thai, biểu hiện này rõ rệt hơn hẳn. Lúc này, mẹ bầu nên lưu ý xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để có thể cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé.
  • Ngoài ra, mẹ bầu sẽ có biểu hiện vàng da, vàng mắt, thậm chí nước tiểu có màu vàng đậm,…

Có khoảng 90% bà bầu nhiễm viêm gan B cấp tính và 10% đến 20% phụ nữ mắc viêm gan B mạn tính. Thường thì bà bầu bị viêm gan B cấp sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tính mạng của mẹ bầu nên không cần phải cân nhắc đình chỉ thai nghén. Bà bầu cần thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc sức khỏe và làm đầy đủ các xét nghiệm, thăm khám theo đúng chỉ định của bác sĩ để có thể theo dõi sức khỏe tổng quan của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu bị viêm gan B có ảnh hưởng thai nhi không?

Nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ

Một trong những con đường lây nhiễm của bệnh viêm gan B là truyền từ mẹ sang con. Chính vì vậy, em bé sẽ có nguy cơ nhiễm virus siêu vi B nếu người mẹ mang thai bị viêm gan B. Tùy vào từng trường hợp, tình trạng bệnh cũng như giai đoạn nhiễm bệnh trong thời gian mang thai mà tỉ lệ lây nhiễm của thai nhi cũng sẽ thay đổi. Cụ thể như sau:

☛ Tùy thuộc tình trạng nhiễm viêm gan B của mẹ

Thuốc Tenofovir có ảnh hưởng đến thai nhi

  • Nếu virus đang phát triển và sinh sản mạnh, tỷ lệ lây sang em bé từ trên 50% đến 90%.
  • Nếu virus phát triển và sinh sản kém thì tỷ lệ lây nhiễm vào khoảng 30%.
  • Nếu virus ở dạng không hoạt động thì tỉ lệ lây nhiễm chỉ dưới 10%.

☛ Mẹ bầu bị viêm gan B từ trước khi mang thai:

  • Trong trường hợp mẹ bầu đã được điều trị bệnh ở mức độ ổn định, virus dưới ngưỡng hoạt động thì hầu như thai nhi sẽ không bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ
  • Nếu mẹ bầu chưa được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả và bệnh trở nặng hơn trong quá trình mang thai thì thai nhi cũng có nguy cơ rất cao bị nhiễm bệnh từ mẹ.

☛ Mẹ bầu bị viêm gan B trong quá trình mang thai tỷ lệ lây nhiễm như sau:

  • Mẹ bị nhiễm virus viêm gan B trong những tháng đầu thai kỳ thì tỷ lệ truyền nhiễm từ mẹ sang con vào khoảng 1%.
  • Mẹ bị viêm gan B ở 3 tháng giữa thai kỳ thì nguy cơ em bé bị nhiễm bệnh là khoảng 10%.
  • Mẹ bầu bị viêm gan B ở 3 tháng cuối thai kỳ thì nguy cơ lây nhiễm sẽ lên tới 60 – 70%.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị viêm gan B mà không hề hay biết nên không có biện pháp can thiệp phù hợp hoặc biết nhưng không có biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm trong và sau khi sinh, thì trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao lên đến khoảng 90%. Trong số đó sẽ có khoảng 50% trẻ suy giảm chức năng gan, khiến gan bị tổn thương và phát triển thành mạn tính và khi trưởng thành có thể phát triển thành suy gan, xơ gan, ung thư gan vô cùng nguy hiểm.

Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Thuốc Tenofovir có ảnh hưởng đến thai nhi

Virus viêm gan B sống và phát triển trong máu và dịch sinh dục của phụ nữ mang thai nên không truyền qua được nhau thai. Chính vì vậy, mẹ bầu bị viêm gan B không gây ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai như như những loại virus khác như rubella, cúm,… Phụ nữ mang thai mang virus viêm gan B thì thai nhi vẫn tăng trưởng bình thường, không bị dị tật thai nhi.

Với những trường hợp mẹ bầu bị nhiễm viêm gan B và phát triển nặng ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ thì trẻ có nguy cơ cao bị sinh non có thể gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, trong giai đoạn mang thai, nếu mắc phải bệnh lý này, điều quan trọng nhất là mẹ bầu cần tích cực phối hợp với bác sĩ trong điều trị viêm gan B khi mang thai và áp dụng các biện pháp phòng ngừa tối đa khả năng lây nhiễm virus HBV cho thai nhi.

Trẻ sơ sinh bị viêm gan B là rất nghiêm trọng vì 90% trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan B trở thành người mang mầm bệnh. Trẻ cũng có thể truyền virus HBV cho người xung quanh thông qua đường máu. Khoảng 25% trẻ sơ sinh nhiễm HBV có nguy cơ tử vong vì xơ gan hoặc ung thư gan khi trưởng thành.

Phụ nữ đang trong quá trình điều trị kháng virus mà phát hiện có thai cần trao đổi ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấm về những lợi ích và yếu tố rủi ro của việc tiếp tục điều trị. Nếu tiếp tục điều trị có thể tăng nguy cơ cho thai nhi còn nếu ngưng điều trị lại có nguy cơ bùng phát bệnh nghiêm trọng hơn. Bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra chỉ định phù hợp nhất.

Làm thế nào để tránh lây nhiễm viêm gan B cho bé?

Để có thể làm giảm nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con, mẹ cần áp dụng các phương pháp giúp ngăn ngừa sự phát triển và tăng sinh siêu vi B trong cơ thể mẹ.

Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện mình bị viêm gan B trong quá trình mang thai, bạn nên đi xét nghiệm để kiểm tra nồng độ virus viêm gan B trong máu để có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu như nồng độ vius ở trong ngưỡng cho phép thì mẹ bầu không cần dùng thuốc, chỉ cần áp dụng các phương pháp chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng phù hợp.

Thuốc Tenofovir có ảnh hưởng đến thai nhi

Nếu nồng độ virus cao, mẹ bầu có thể được khuyến cáo điều trị bằng Tenofovir khá an toàn cho bà bầu và mẹ đang cho con bú. Còn nếu như không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể kê toa Telbivudine hoặc Lamivudine.

Nếu bạn bị viêm gan B mạn muốn có thai thì phải ngừng thuốc Entecavir trước khi có thai trong vòng 2 tháng, sau đó chuyển sang dùng thuốc Tenofovir. Nếu bất ngờ có thai thì cũng được chỉ định sử dụng Tenofovir, vào các tháng cuối có thể chuyển sang Lamivudine.

Thời điểm lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con chủ yếu là ở giai đoạn chuyển dạ đẻ. Ở giai đoạn này, có đến hơn 90% các trường hợp xảy ra lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con.

Trong quá trình mang thai, thai nhi chỉ nhận chất dinh dưỡng từ hàng rào nhau thai, máu của mẹ và thai nhi không tiếp xúc với nhau nên khả năng lây nhiễm viêm gan B là rất thấp. Chỉ tới khi chuyển dạ, cơ tử cung co thắt, các mạch máu nơi nhau bám cũng bị co thắt có thể làm máu mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu con hoặc khi trẻ tiếp xúc với dịch âm đạo cũng xảy ra sự lây nhiễm.

Để bảo vệ bé khỏi nguy cơ bị lây viêm gan B từ mẹ, sau khi sinh em bé bắt buộc phải tiêm phòng chủng ngừa viêm gan B. Bé sẽ được tiêm hai liều: một liều vắc-xin viêm gan B (liều 5 mcg) và một liều globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG, liều 0,5 ml) để giúp cơ thể chống lại những triệu chứng nặng do viêm gan B gây ra, phòng ngừa viêm gan B. Hai mũi tiêm này sẽ được tiêm ở các chi khác nhau. Thời gian tiêm thường là 12 – 24 giờ đầu sau khi sinh và sẽ tiêm lại khi bé được một tháng, hai tháng và 1 tuổi.

Thuốc Tenofovir có ảnh hưởng đến thai nhi

Tốt nhất, mẹ bên cho bé tiêm phòng viêm gan B từ 11 – 12 giờ đầu sau sinh và cần tiêm phòng trước 24 giờ để đảm bảo tỷ lệ lây nhiễm thấp nhất. Sau đó, tiếp tục tiêm 3 mũi còn lại theo đúng lịch trình. Nếu bé được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch sẽ hạn chế việc lây nhiễm viêm gan B sau khi mang thai lên đến 95%.

Khoảng 1 – 2 tháng sau khi tiêm mũi thứ 3, mẹ cần cho em bé cũng cần được xét nghiệm HBsAg và anti-HBs để đánh giá khả năng miễn dịch, chống lại virus viêm gan B của cơ thể. Nếu như kết quả không đạt, em bé cần được tiêm thêm 3 mũi theo chỉ định sau đó sẽ tiếp tục xét nghiệm và kiểm tra lại sức khỏe.

Đọc tham khảo: Có nên tiêm phòng viêm gan B cho bà bầu?

Chăm sóc mẹ bầu bị viêm gan B

Thuốc Tenofovir có ảnh hưởng đến thai nhi

Bên cạnh việc tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ, để giúp ngăn ngừa sự phát triển của virus viêm gan B trong cơ thể, mẹ bầu cần thường xuyên theo dõi sức khỏe định kỳ, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng, để tăng cường sức đề kháng và sức khỏe trong giai đoạn mang thai. Mẹ nên:

  • Ăn nhiều rau củ quả và trái cây tươi để tăng cường cung cấp các loại vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe. Mẹ bầu bị viêm gan B nên ưu tiên lựa chọn bổ sung các loại rau củ có màu xanh đậm (rau cải xanh, súp lơ xanh, rau bina…) hay có màu đỏ, cam như: cà rốt, cà chua, bí đỏ,… bởi chúng chứa các dưỡng chất tốt cho sức khỏe
  • Bổ sung thêm các protein không chứa chất béo như: ức gà, thịt bò nạc, cá thu, cá hồi, các loại hạt dinh dưỡng, các loại đậu… để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho sức khỏe của mẹ và bé.
  • Tránh ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, rượu bia và các chất kích thích… gây hại đến gan. Đặc biệt là cần kiêng các món ăn nhiều đường vì nó có thể khiến gan không chuyển hóa hết được, làm tăng đường huyết, có thể dẫn đến đái tháo đường.
  • Mẹ nên thư giãn, nghỉ ngơi, giữ cho tinh thần thoải mái, yêu đời, hạn chế lao động hay làm việc quá sức, ngủ đủ giấc,… để có sức khỏe tốt nhằm phòng ngừa lây nhiễm để em bé sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh.
  • Cuối cùng, mẹ cần tuân thủ đúng chế độ chăm sóc phụ nữ mang thai bị viêm gan B theo chỉ định của bác sĩ.

Đọc chi tiết: Hướng dẫn chăm sóc bà bầu bị viêm gan B?

Bài viết trên đây cơ bản đã giải đáp vấn đề “Bà bầu bị viêm gan B có sao không? Có ảnh hưởng thai nhi không?”. Hy vọng rằng, thông qua những thông tin này, bạn có thể hiểu và nắm rõ về những ảnh hưởng của bệnh lý đối với sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Đồng thời có những biện pháp chăm sóc phù hợp khi bị viêm gan B trong thời kỳ mang thai.