Tieêu chí đánh giá đạo đức

Tham dự Tọa đàm có Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông; đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học cùng đại biểu một số bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương và đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị trong Ban Tuyên giáo Trung ương.

Phát biểu khai mạc, đồng chí Lê Hải Bình nhấn mạnh, việc nghiên cứu để xác định các tiêu chí về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới là cần thiết và cấp bách, góp phần trực tiếp vào việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện.

Đại hội XIII của Đảng đặc biệt nhấn mạnh xây dựng Đảng gắn liền với chỉnh đốn Đảng, tập trung xây dựng Đảng về đạo đức. Đảng phải thực sự tiêu biểu cho đạo đức “là đạo đức, là văn minh” như chỉ dẫn của Hồ Chí Minh.

Tình hình thế giới và khu vực hiện nay đang đặt ra những cơ hội và thách thức đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi công tác xây dựng Đảng phải được đẩy mạnh hơn nữa; mỗi cán bộ, đảng viên phải nêu cao trách nhiệm của mình.

Thực hiện nhiệm vụ của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đề ra, Ban Tuyên giáo Trung ương có kế hoạch xây dựng tiêu chí về chuẩn mực đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới, qua đó làm cơ sở để tham mưu cho Đảng xem xét ban hành các nghị quyết, chỉ thị về xây dựng Đảng về đạo đức và văn hóa.

Theo đó, đây là Tọa đàm đầu tiên trong kế hoạch tổ chức một số cuộc tọa đàm cùng chủ đề của Ban Tuyên giáo Trung ương trong năm 2022.

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình đề nghị các nhà khoa học đóng góp ý kiến để từng bước xây dựng, hình thành hệ thống tiêu chí, chuẩn mực đạo đức cán bộ, đảng viên trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu lên gần đây là làm sao để dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra; đóng góp thiết thực cho công cuộc xây dựng Đảng, đồng thời thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Tieêu chí đánh giá đạo đức

GS. TS. Hoàng Chí Bảo phát biểu.

Theo GS. TS. Hoàng Chí Bảo, chưa bao giờ vấn đề nêu gương và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao được nhấn mạnh như hiện nay. Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh “Một tấm gương sống còn có giá trị và ý nghĩa, còn quý hơn hàng trăm bài diễn văn tuyên truyền” và “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Quy định về trách nhiệm nêu gương không chỉ là quy định mà còn hàm chứa cả những chế tài xử lý theo kỷ luật Đảng để phòng ngừa những vi phạm trong cán bộ, đảng viên do xem nhẹ, coi thường việc nêu gương, việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị và đạo đức dẫn tới suy thoái, thậm chí phạm tội, làm tổn thương uy tín, danh dự của Đảng trong sự nhìn nhận, đánh giá của nhân dân.

Tieêu chí đánh giá đạo đức

GS. TS. Mạch Quang Thắng phát biểu.

GS. TS. Mạch Quang Thắng nhận định, ở nước ta hiện nay đang có tình trạng sự phát triển về văn hóa đạo đức chưa tương xứng với sự tăng trưởng về kinh tế. Sự nghiệp đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Nhìn chung, các mặt, các lĩnh vực đều có sự phát triển, nhất là về kinh tế. Nhưng, thẳng thắn nhìn nhận, kết quả về xây dựng văn hóa, trong đó có đạo đức chưa tương xứng, thậm chí có không ít những biểu hiện môi trường văn hóa đạo đức bị ô nhiễm, có lúc có nơi nghiêm trọng. Nhiều tổ chức của hệ thống chính trị, nhiều cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa có nhận thức đúng về vai trò của vấn đề đạo đức trong xã hội, điều mà Hồ Chí Minh đã không ít lần bày tỏ quan điểm của mình về vai trò cực kỳ quan trọng của đạo đức cách mạng trong Đảng và ngoài xã hội.

Tieêu chí đánh giá đạo đức

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông phát biểu.

Các ý kiến phát biểu tại Tọa đàm đều thống nhất cho rằng, mục đích việc xây dựng các tiêu chí về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên nhằm: 1) Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đạo đức cách mạng, tạo chuyển biến tốt trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng chỉnh đốn Đảng về đạo đức; 2) Xây dựng các chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên, làm căn cứ cho cán bộ, đảng viên tu dưỡng, phấn đấu, rèn luyện, đáp ứng yêu cầu của đất nước và thời đại trong thời kỳ mới; 3) Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Theo đó, để xây dựng được khung tiêu chí chung như một hệ giá trị, hệ chuẩn mực, cũng là những yêu cầu phấn đấu, cần học tập, vận dụng những chỉ dẫn rất cụ thể, rất thiết thực của Bác Hồ, khi Người viết “Tư cách của một người cách mệnh” từ năm 1927. Đó là một gợi ý quý báu về tiêu chí.

Các chuyên gia, nhà khoa học cũng nhấn mạnh, việc xây dựng hệ tiêu chí, chuẩn mực đạo đức cách mạng phải dựa trên các văn kiện Đại hội Đảng, các nghị quyết của Trung ương, các chỉ thị, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Để xây dựng được hệ tiêu chí chung, có tính phổ biến, làm cơ sở cho việc vận dụng thực hiện trong toàn Đảng, từ cơ sở tới Trung ương, từ các địa phương đến các ngành, các cấp, trước hết cần thống nhất nhận thức về những vấn đề lý luận cơ bản và yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII và các nghị quyết của Trung ương, các chỉ thị, quy định của Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Đạo đức cách mạng, chuẩn mực đạo đức cách mạng và tiêu chí chuẩn mực đạo đức cách mạng là những vấn đề lý luận cơ bản phải làm rõ, từ góc nhìn đạo đức học trong Chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quan điểm của Đảng, nhấn mạnh “Tập trung xây dựng Đảng về đạo đức” theo Văn kiện Đại hội XIII.

Tieêu chí đánh giá đạo đức

Các đại biểu tham dự Tọa đàm.

Cùng với các ý kiến phát biểu trách nhiệm, tâm huyết, Tọa đàm cũng nhận được nhiều tham luận có giá trị lý luận và thực tiễn của các chuyên gia, nhà khoa học, như: “Tiêu chí về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới” của GS. TS. Hoàng Chí Bảo; “Vai trò của đạo đức trong tình hình hiện nay ở Việt Nam” của GS. TS. Mạch Quang Thắng; “Cần, kiệm, liêm chính - chuẩn mực đạo đức cơ bản của cán bộ, đảng viên” của PGS. TS. Lý Việt Quang; “Thực hành tự phê bình và phê bình - tiêu chí quan trọng về chuẩn mực đạo đức của đảng viên hiện nay” của Trung tướng, PGS. TS. Trần Vi Dân; “Xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của TS. Lê Thị Hằng.../.

Tiêu chí của đạo đức là gì?

Về tiêu chí đạo đức, lối sống: - Có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị; - Có tinh thần đoàn kết, xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong sạch, vững mạnh; - Không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.

Đạo đức xã hội có chức năng gì?

Chức năng cơ bản của đạo đức là điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩn mực và qui tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và của giáo dục.