Tiểu phẩm ngắn 1 nhân vật

Kịch bản phim [screenplay] là kế hoạch chi tiết của một bộ phim điện ảnh dài, phim ngắn, hay chương trình truyền hình và đây là bước đầu tiên trên con đường biến câu chuyện từ ý tưởng trên giấy lên tới màn chiếu.

Kịch bản phim [screenplay hoặc script] là tài liệu viết, mô tả mọi điều nhìn thấy và nghe được trong bộ phim: các địa điểm, thoại nhân vật và những hành động. Một kịch bản phim phải kể một câu chuyện dù từ bản nháp đầu tiên cho tới bản hoàn thiện. Bên cạnh đó, nó cũng là tài liệu kỹ thuật chứa đựng tất cả những thông tin cần thiết để ghi hình bộ phim.

Một cuốn tiểu thuyết có thể làm rõ suy nghĩ nội tâm nhân vật hay dành chữ để mô tả một khung cảnh hay địa điểm. Một kịch bản phim thì không như vậy, chỉ nên bao gồm thông tin mà bạn có thể show trên màn ảnh.

Điều này có nghĩa là nếu một nhân vật thấy buồn, bằng một cách nào đó, bạn phải cho thấy người đó đang buồn. Ví dụ, thay vì viết Lão Hạc thấy thật u sầu vì đã bán đi mất cậu Vàng thì hãy viết mắt lão Hạc nhíu chặt lại và ông bắt đầu khóc nức nở, miệng thì thầm tên cậu Vàng.

Trong kịch bản, một trang thường tương đương một phút trong phim. Vì thế, với một phim dài, kịch bản sẽ từ 90 120 trang.

Kịch bản bao gồm nhiều cảnh và mỗi cảnh có thể ngắn nửa trang hoặc dài tận mười trang. Tuy nhiên, một cảnh thường tương ứng nhiều nhất 3 trang.

Để dễ đọc và đảm bảo nguyên tắc 1 phút 1 trang, kịch bản có một số yêu cầu quy cách cụ thể.

Một yếu tố rất quan trọng là font chữ. Font chữ được sử dụng cần có khoảng cách nhất quán. Như vậy, hầu hết các kịch bản [ở Hollywood] viết bằng font Courier [font đơn cách], cỡ chữ 12, khoảng cách đơn [single-spaced].

Lần nữa, để đảm bảo nguyên tắc 1 phút 1 trang, kịch bản cần phải tuân theo chuẩn căn chỉnh sau:

  • Lề trên và dưới của mỗi trang cách mép 1 inch [2,54cm]

  • Lề trái nên là 1½ inch để có chỗ bấm khi được in

  • Lề trái nên để 1 inch

  • Các lề này tương ứng khoảng 55 dòng mỗi trang [không bao gồm phần đánh số

Tất cả kịch bản phim thường được thiết kế với chung format:

  • Sence heading [tiêu đề phân đoạn]

  • Action lines [tả hành động]

  • Characters [nhân vật]

  • Dialogue [thoại]

  • Parentheticals [chú giải, được viết trong phần thoại; thường tả hành động, cảm xúc hoặc cách nhân vật truyền tải]

Phần mở cảnh, hay còn được gọi là Tiêu đề phân đoạn [slugline], cho người xem biết họ đang ở đâu, lúc nào trong bộ phim. Ví dụ: INT. POLICE STATION NIGHT cho người xem biết họ đang ở trong [int] đồn cảnh sát [police station] vào ban đêm [night].

Sence heading nên được viết hoa [cũng có thể tô đậm], và tóm tắt. Một số biên kịch dùng mở cảnh hai phần. Ví dụ, INT. POLICE STATION BATHROOM NIGHT. Loại này thường được dùng khi bộ phim có nhiều cảnh tại một điểm quay [ví dụ sử dụng để phân biệt các phòng khác nhau khi quay trong một căn nhà].

Thêm vào đó, dù không bắt buộc nhưng một số biên kịch sử dụng kết hợp cả tiêu đề phân đoạn và phụ đề [subheader] để làm rõ bố cục cảnh.

Còn được gọi là phần mô tả, action line mô tả chuyển động của nhân vật trong cảnh, và cũng có thể tả bất cứ thứ gì người xem có thể thấy. Trong cấu trúc kịch bản, action line luôn luôn được viết ở thì hiện tại.

Bạn có thể viết hoa, gạch dưới hay in nghiêng một từ [nhóm từ] cụ thể để nhấn mạnh. Đạo cụ chính thì thường được VIẾT IN HOA; hay cảm xúc thì được nhấn mạnh bằng cách gạch dưới.

Nhân vật cần được giới thiệu trước đoạn hội thoại với tên được VIẾT HOA, dù chính hay phụ, [ngoại lệ duy nhất là nhân vật quần chúng được sắp đặt].

Cụ thể hơn, nếu bạn viết cảnh đuổi bắt với chiếc ô tô lao thẳng vào đám người đang chạy nhốn nháo, thì đám người không cần được viết hoa, bởi họ không phải là nhân vật, chỉ là một phần của sắp xếp bối cảnh].

Hầu hết nhân vật được giới thiệu kèm một số thông tin như: tính cách, tuổi, hoặc diện mạo, để giúp phác họa hình ảnh cho người đọc, và hỗ trợ tìm được diễn viên phù hợp khi cast. Những thông tin này có thẻ được thêm vào theo hai cách:

  1. Chú thích sau tên nhân vật. THIÊN ÂN [20, tóc đen bóng, lông mày cong đều].

  2. Như một phần của đoạn action line. THIÊN ÂN [20] bước xuống xe hơi, vuốt mái tóc đen bóng để lộ hàng lông mày cong đều.

Mỗi khi nhân vật nói, dù thành tiếng hay voiceover [thuyết minh], đều phải được viết trong kịch bản. Hội thoại nằm giữa trang, cách 1 inch với lề trái với tên người nói được viết hoa ở dòng bên trên.

Bạn có thể thêm bên cạnh tên nhân vật các từ viết tắt: V.O. nếu là voiceover; O.S. [off screen] hay O.C. [off camera] khi nhân vật hiện diện nhưng không có mặt trong cảnh.

Cuối cùng, nếu hội thoại viết tràn sang trang kế tiếp, hãy thêm CONTD [continued tiếp tục].

Cuối cùng, nếu đoạn hội thoại không rõ ràng, phụ chú [được viết dưới tên nhân vật] và trên hoặc giữa các đoạn thoại sẽ giúp làm rõ một điều gì đó nên được thể hiện hay diễn thế nào.

Phụ chú cũng có thể thêm vào đoạn ngắt giữa hai dòng, ra dấu là hát hoặc hét lên, hay đưa ra một tính từ gợi sắc thái.

Khi viết và lên cấu trúc kịch bản, bạn cần tránh bốn sai lầm sau:

  • Tả cảnh quá kỹ. Kịch bản phim là công thức, không phải thực đơn. Điều đó có nghĩa rằng action line của bạn cần phải miêu tả hành động càng súc tích càng tốt. Tránh sử dụng ngôn từ hoa mỹ văn chương để tả cảnh, đặc biệt là mơ hồ.

  • Quá nhiều phụ chú. Dù tầm nhìn cho các nhân vật của bạn có đến đâu, thì cuối cùng, chính đạo diễn và các diễn viên sẽ quyết định cách mà nhân vật, cảnh quay, được khắc họa. Vì thế, chỉ sử dụng khi phụ chú đó cực kỳ cần thiết cho cảnh.

  • Quá nhiều chuyển cảnh [transition]. Tương tự ý trên, nhiệm vụ của biên kịch không phải là quyết định chuyển cảnh thế nào, đó là công việc của dựng phim [editor]. Một số transition thì có thể có ích trong việc báo trước hành động hoặc tiết lộ nhân vật. Tuy nhiên, hầu hết, chỉ cần một Tiêu đề phân đoạn là đủ để ra dấu về một cảnh mới.

  • Góc quay. Kịch bản phim điển hình [đặc biệt là kịch bản đặc tả] sẽ không có thông tin về góc quay hay cách quay, bởi đó là lĩnh vực của đạo diễn. Chỉ miêu tả những gì mà bạn muốn thấy trên màn ảnh [ví dụ: dòng nước mắt giàn dụa trên khuôn mặt gã hề], và sau đó đạo diễn và đạo diễn hình ảnh sẽ quyết định sử dụng transition hay góc nào cần thiết [ví dụ: shot cận của giọt nước mắt đang làm nhòa phấn trang điểm].

Hollywood và các nền công nghiệp điện ảnh khác sử dụng hai hoại kịch bản: kịch bản đặc tả [spec script] và kịch bản quay [shooting script]. Nội dung và cấu trúc thành phần mỗi loại có những khác biệt nhỏ để phù hợp với mục đích riêng.

  • Spec script. Loại kịch bản này được viết đi sâu vào tâm trí người đọc, với sự mong chờ nó sẽ được mua và sau cùng là sản xuất thành phim. Với mục đích đó, spec script không có những thông tin kỹ thuật về việc bộ phim sẽ được quay và dựng thế nào.

  • Shooting scrip. Khi mà spec script bật đèn xanh cho nhóm sản xuất, thì một loại khác được tạo ra với mục đích như một bản tham khảo thực nghiệm cho nhóm. Một kịch bản quay sẽ bao gồm những thông tin phụ về phương thức và địa điểm bộ phim được quay, cùng các cảnh credit [credit sequence], số cảnh, và các yếu tố khác không liên quan tới biên kịch viết spec script.

Microsoft word có mẫu cho kịch bản [screenplay template], bạn có thể download miễn phí từ website của Microsoft Office. Khi được thêm vào Word, bạn chỉ đơn giản là mở lên và viết thôi. Thanh công cụ của Word sẽ tự động cập nhật để phù hợp với nhu cầu viết kịch bản.

Có nhiều phần mềm từ ứng dụng web mà bạn có thể tải xuống để thiết kế kịch bản của mình, phổ biến nhất là:

  • Final Draft

  • Celtx

  • WriterDuet

  • Movie Magic Screenwriter

  • Fade In

  • Highland

  • Scrivener

  • Screenplay Formatter [đây là một extension của Chrome cho Google Docs]

Nguồn bài viết: nedclass.com

Video liên quan

CÂY TRỨNG CÁ

(Hòa giải viên ra giữa sân khấu cúi chào hán giả và bắt đầu nói)

HGV : Kính thưa bà con ! Tôi là Hồ Văn Trưởng là tổ trưởng tổ hòa giải số 1 ấp 2 xã Tân Nghĩa huyện Cao lãnh. Tôi tham gia công tác này cũng trên chục năm có dư. Nói thiệt với bà con chứ mới đầu thì cũng khổ tâm lắm, vì thường hay bị mọi người cho là : “ An cơm nhà đi lo chuyện thiên hạ”. Tuy nhiên dần dà rồi bà con cũng hiểu được vai trò của mình đối với cuộc sống. Bây giờ thì bà con thương lắm, hể gặp thì bà con chào hỏi rộn ràng, xôm tụ. Còn có dịp đám tiệc đều không quên mới tôi và các anh em trong tổ hòa giải đến dự như người trong nhà.

Riêng đối với bản thân tôi ngày càng có nhiều kinh nghiệm trong hòa giải. Tôi vận dụng thành thạo, linh hoạt các phương châm : tầm nguyên, phát động cá biệt, vận động Đoàn thể, vận động người tốt, hòa giải đơn phương và hòa giải chung kể cả trước, trong và sau hòa giải nên đã hòa giải được nhiều vụ việc đạt kết quả tốt.

Nói thì nói vậy chứ trong thực tế, cuộc sống phức tạp nhiều hơn so với lý thuyết, cho nên nếu gọi là bí quyết thì tôi với cả các anh em trong tổ đều nhất trí với nhau là phải thật kiên trì : hòa giải một lần không thành thì tiếp tục hòa giải lần hai, lần ba đến khi thành mới thôi. Mỗi lần hòa giải không thành, cả tổ đều ngồi lại với nhau để rút kinh nghiệm, bàn cách làm cho hiệu quả hơn.

Chúng tôi cũng phát hiện ra một điều là có nhiều vụ tưởng là thua chắc, không thể hòa giải thành nhưng nhờ kiên trì, chịu khó tìm ra thực chất của vấn đề, lần ra được mối gỡ, nhiều lúc kết quả còn tốt đẹp hơn cả tưởng tượng. Chúng tôi ví von mỗi cuộc hòa giải như một trận đánh cần tỉnh táo, sáng tìm ra cách đánh phù hợp sẽ dẫn đến thắng lợi và thường là khi nào nắm chắc phần thắng trong tay chúng tôi mới tiến hành hòa giải chung để kết thúc vụ việc.

Hôm nay, thì tôi cũng đang chờ đợi để chuẩn bị hòa giải cho một vụ việc cũng tương đối là hóc búa…

(Vừa lúc đó ông Năm băng bó đầu cổ vừa đi vào vừa rên rĩ)

Ông Năm : Chắc chết chứ sống không nổi đâu chú Trưởng ơi.

HGV : Ua ! Chú bị thương hổm rày lâu rồi mà không bớt sao chú Năm ?

Ông Năm : Bớt gì mà bới chú ơi ! Chạy chữa ta nói hết thuốc tây tới thuốc tàu, hết thuốc nam đến thuốc bắc mà nó vẫn đau nhức không chịu nỗi. Bây giờ là thành thuốc tổng hợp đông tây kim cổ luôn rồi mà có thấy ăn thua gì đâu chú ơi !

HGV : Nhưng mà hôm xảy ra vụ việc tôi thấy vết thương đâu đến nỗi nào?

Ông Năm : Sao mà hổng đến nỗi. Tại chú không biết đó chứ con mẹ Tám này lòng dạ của con mẽ ta nói nó độc ác vô cùng, không thua gì Võ Tắc Thiên hay Từ Hy Thái Hậu đâu. Tui đang lui cui định chặt cây trứng cá, thì bà từ trong nhà vát cây dầm chạy ra. Tôi chưa kịp nói ất giáp gì là bả xáng vô đầu một cái bụp, ngã xuống, tắt đèn, tối thui…

HGV : Chú nói có đúng không, chứ khi không ai lại đánh chú ?

Ông Năm : Tất nhiên là không có khi không rồi, cái bà này bả ăn đàng sống nói đàng gió lắm, rõ ràng là cái cây trứng cá đó là bên đất tui nên tui đốn bỏ, mắc mớ gì bả ngăn cản còn hành hung tôi nữa.

HGV : Mà có phải là cây trứng cá đó nằm bên đất chú hay không ?

Ông Năm :  Sao không phải, đất tui chứ đất ai mà không phải.

HGV : Làm sao mà chú chắc ăn như vậy, vì tôi biết rằng hồi xưa chú với ông Tám bạn bè chí cốt cùng về đây khai phá cái đất địa này chung sức, chung lòng mới có mãnh đất đó.

Ông Năm : Đúng vậy, tại anh Tám ảnh chết đi nên vợ ảnh mới sinh chứng tráo trở.

HGV : Nhưng mà vụ việc này đã có chính quyền đứng ra giải quyết một lần rồi, đã xác định lại ranh đất chính xác cho hai bên rồi mà.

Ông Năm :  Thì đó, xác định lại chính xác đó là ranh đất nằm giữa cái cây trứng cá, như vậy tôi có quyền đốn nó chứ sao, chẳng lẽ tôi đống nữa cây chừa cho bả nửa cây à.

HGV : Chú Năm ơi là chú Năm, sao chú còn sung quá vậy, tôi thấy chỗ đất đó có bây lớn đâu mà hai nhà cứ hụt hặc với nhau hoài.

Ông Năm : Bây lớn hay không thì tôi không cần biết nhưng vấn đề ở chỗ là tôi không thể nào để thua cái con mẹ già hàm lẽo mép đó được. À mà cái đơn tôi làm chú đã chuyển cho tôi hay chưa, lần này không có hòa giải gì ráo trọi, tôi phải kiện bả ra tòa vì tội cố ý  gây thương tích cho người khác cho bả ở tù mới vừa ý tôi. Nè còn đây là bảng kê tiền thuốc nè. Kể cả các lạoi động, tây, nam, bắc hết gần mười triệu đó chứ bộ chơi sao. Chưa kể công lao động, tiền đau buồn nữa đó.

HGV : (Cười) Sao chú tính gì mà nhiều dữ vậy. Đàn bà đụng nhẹ một cái ma giá cao vậy sao ?

Ông Năm : Chứ sao ! Thứ người hung dữ đó phải làm cho nó biết mặt chứ. Ui da ! Ui da ! Đó thấy không lại đau như búa bổ nữa rồi nè ! Ui da ! Ui da!

HGV : Thôi được rồi bây giờ chú ra sau vườn nằm võng nghỉ ngơi đi cho khỏe khi nào dì Tám tới tôi nói chuyện với dì xong thì tôi kêu chú ra giải quyết luôn.

Ông Năm : Ừ! Được rồi, nhưng chú nhớ là không được bênh cho cái bà chằng đó nghe chưa. Thôi tôi vô nghe.

(Ong Năm vô trong)

HGV : (Thở dài) Một số bà con nông dân mình lâu nay vẫn vậy, chuyện bé xé ra to, cắn đắn so đo với nhau từng chút một làm cho vụ việc thêm phức tạp. Nhưng mà được cái nếu giải quyết thấu tình đạt lý thì cũng sẳn sàng hể hả bỏ qua. Do đó người hòa giải viên trước cần lắng nghe họ nói cho hả dạ học mà qua đó mình nhận ra được đâu là chân tưo1ng sự việc.

(Bà Tám bước vào )

Bà Tám : Đâu rồi ! Đâu rồi ! Đâu rồi !

HGV : Ua dì tìm cái gì vậy dì Tám ?

Bà Tám : Thì tìm thằng cha năm nằm vạ đó.

HGV : Ua ? Năm nằm vạ là ai ?

Bà Tám : Thì thằng cha năm Sung chứ còn ai … Từ đàn xa đã nghe tiếng thằng chả ỉ ôi rên rĩ, đàn ông, đàn an gì không biết nhục. Mắc cột chiếc xuồng chứ không thôi nhảy lên bắt được tại trận rồi.

HGV : À ! Chú Năm than là vết thương hành đau nhức nên ra sau nằm nghỉ rồi.

Bà Tám : Thương thiếc gì. Đụng nhẹ có cái mà nhảy đành đạch ra ăn vạ, không biết mắc cở.

HGV : Ua sao nghe chú Năm nói dì đập ổng bằng dầm.

Bà Tám : Dầm đâu mà dầm. Tao chỉ xô ổng một cái mà còn tai bay họa gió như vậy đập ổng bằng dầm chắc dở nhà trốn luôn quá. Tao nói cho mày nghe, tao đang ngồi trong nhà thấy thằng chả xách mác ra chặt vô cây trứng cá cái cụp là tao sôi gan liền. Sẳnca6y dầm kế bên, tao quơ một cái bay ra chơi liền.

HGV : Vậy là phải rồi.

Bà Tám : Hỏng phải. Tao chỉ cầm cây dầm tay trái cho oai thôi. Tao vừa lấy tay phải xô ổng một cái. Hỏng biết thằng chả yếu thiệt hay giả đò mà ngã cái rầm xuống mương, chứ tao có đập bằng dầm bao giờ.

HGV : Vậy sao, lúc anh em đến thấy chú Năm máu me tùm lum vậy ?

Bà Tám : Thằng chả té xuống mương trúng phải cái gì ai mà biết. Oi đàn ông gì mà dỡ ẹt, chứ mày thấy tao không, đàn bà giá mà thằng chả giỏi nhào vô kiếm ăn.

HGV : Bây giờ chú Năm đòi bồi thường tiền thuốc đó dì Tám tính sao ?

Bà Tám : Ừ, thôi cũng được, bồi thường thì bồi thường, tánh tao quân tử lắm, sức chơi sức chịu, bồi thường chút đỉnh cho chả bồi dưỡng mất máu …Bao nhiêu ?

Ông Năm : (Từ sau bước ra) Mười triệu tiền thuốc, năm triệu tiền ngày công lao động, năm triệu tiền bồi thường tổn thất tinh thần lo âu, buồn bả, vi chi hai chục triệu.

Bà Tám : Cái gì ? Xí ? Một đồng cũng không cho ? Đừng có bày đặt ăn vạ không biết xấu hổ.

HGV : Vậy chứ theo dì thì bao nhiêu ?

Bà Tám : Năm miếng sa lông bát, năm ngàn đồng chứ mấy. Giỏi tháo băng ra đi có đau đớn gì bao nhiêu.

Ông Năm : Trời đất, bà này nói giỡn chơi hoài, cố ý gây thương tích cho người ta mà chỉ đền có năm ngàn đồng bạc lẻ là xong hay sao. Hai chục triệu là chỉ mới nói đến trách nhiệm dân sự thôi. Bà còn phải chịu trách nhiệm hình sự nữa chứ chẳng phải chơi. Ở tù tệ lắm cũng mười tám tháng đó.

HGV : Cha, chú Năm cũng nghiên cứu pháp luật kỹ ghê hả ?

Ông Năm : Mới mua sách về đọc để làm đơn thưa bả đó mà.

Bà Tám : Tui cũng mới mua sách, thương tích của ông làm gì đủ nặng mà thành hình sự. Thôi dứt giá hai chục ngàn đồng đó lấy hông, kẽo tôi đổi ý.

HGV : Bây giờ khoan hãy nói đến vấn đề bồi thường, trước hết tôi muốn hỏi cây trứng cá bây giờ tính sao ?

Ông Năm : Thì tính sao, cây trứng cá mặc dù nằn giữ ranh đất nhưng mà là do tự tay tôi trồng bây giờ tôi muốn đốn thì tui đốn không ai được phép ngăn cản, đúng không ?

Bà Tám : Không đúng, Cây trứng cá đó là do tôi trồng, ông trồng hồi nào mà đòi đốn, của tôi tôi dứt khoát không cho ai địng đến cả.

HGV : Nhưng mà, chú Năm và dì Tám nghe tôi nói nghe nè cái cây đó nó đâu có giá trị gì bao nhiêu đâu mà hai người phải tranh chấp với nhau cho mệt. Với lại đã bao nhiêu năm nay hai bên cứ lời qua tiếng lại đâu có ích lợi gì. Ong bà mình nói một sự nhịn, chín sự lành, oan gia nên giải chớ nên kết … chú với dì nghĩ sao ?

Ông Năm : Chú hai mày nói cũng phải. Công nhận là chú mày hòa giải có duyên ghê vậy đó. Thôi bây giờ tôi tính vầy. Bớt cho bả mười triệu, còn mười triệu bả làm thinh cho tôi đốn cái cây trứng cá đó thì tôi bãi nại.

Bà Tám : Ưa phải rồi, tình làng nghĩa xóm mà, ổng đã xuống phân nữa thì tôi lên gấp đôi, bốn chục ngàn tiền thuốc với lại mười ngàn nửa cây trứng cá để nguyên đó cho tôi. Tổng cộng là năm chục ngà dứt giá.

HGV : Thôi được rồi, từ từ chuyện đâu còn có đó. Bây giờ chú Năm với dì Tám nghe tôi có y kiến nè. Tôi thấy vấn đề không phải là tiền bạc hay cây cối gì đâu mà thực chất là do quan hệ hai nhà từ trước đến nay có nhiều hục hặc căng thẳng nên mới trở nên phức tạp. Chú năm à ! Chú còn  nhớ cái thời mà chú Tám còn sống, hai chú từng là bạn nối khố, sống chết tri âm tri kỷ với nhau hay không ?

Ông Năm : Nhớ sao không nhớ …

HGV : Chính hai chú là những người đầu tiên cách đây hơn ba mươi năm về đất địa này phá lâm mở đất. Rồi hai chú cùng xây dựng cơ ngơi lấy vợ sinh con, hai gia đình cùng sinh sống cạnh nhau tình nghĩa chan hòa. Chẳng may chú Tám vì chiến tranh mà qua đời sơm… Bộ bây giờ chú không còn nhớ gì đến tình nghĩa người đã mất hay sao chú Năm ?

Ông Năm :

(Trầm ngâm có vẻ suy nghĩ) Cha chú em mày xác minh vụ việc coi bộ cũng cặn kẻ dữ nghe.

HGV : Dì Tám à ! Phần dì còn nhớ không ? Ngày xưa dì với thím Năm là hai người bạn thân, rồi cùng đi thương hai người bạn thân là chú Năm với chú Tám … Khi thím Năm bị bệnh nặng trước lúc mất đã gửi gắm lại cho dì chăm sóc giùm nhà cửa, con cái, bộ dì quên sao dì Tám…

Bà Tám : Quên thì làm sao quên được … nhưng mà …

HGV :

HGV : Đó chú Năm và dì Tám đã thấy chưa … tình nghĩa giữa hai gia đình đã có một thời rất là sâu nặng với nhau, chuyện tranh chấp ranh đất năm xưa cũng đã qua rồi, không nên vì một chút lòng tự ái, tị hiềm mà mãi xích mích với nhau cho đau lòng những người đã ra đi mãi mãi…

Ông Năm : Tui xin có ý kiến …

HGV : Rồi chú nói đi…

Ông Năm : Chú Hai mày nói phải … Nhờ chú em mày nhắc tao mới cảm thấy hối hận … Suýt chút nữa thì tao đã có lỗi với người bạn cố tri của tao … (Cảm động) Nói thiệt với chú Hai mày nghe tao thương ảnh lắm … Làm sao tao quên được những buổi chiều tà, sau một ngày lao động  vất vả bên nhau, cật lực bán lưng cho trời, bán mặt cho đất, hai thằng ngồi bên nhau lai hai hai xị rượu đế với khô cá lóc… Oi tình nghĩa đậm đà còn hơn anh em ruột thịt … Chỉ tại ảnh lấy nhằm con vợ quá trời hung dữ nên mới ra nông nổi như vầy … Thôi bây giờ tao tính vầy … Tiền thuốc men, đền bồi nhờ chú Hai mày phân giải dùm theo đúng pháp luật … Riêng cái cây trứng cá là tự tay tao trồng nên nó là của tao giờ tao muố đốn là đốn không ai được phép ngăn can…

Bà Tám : Đ1o thấy chưa … cây muố lặng mà gió chẳng chị ngừng … Chú Hai mày thấy chưa thằng cha này chỉ nói miệng thôi chớ nhớ gì tình nghĩa … Khi vợ thằng chả chết mấy đứa con thằng chả một tay tao lo chứ ai, có bao giờ nghe nhắc tới đâu … Tao cũng nói dứt điểm một câu : Tiền bạc không thành vấn đề, con gái tui ở Thị xã lấy chồng giàu lắm, tui nói một tiếng là nó lo ngay nhưng mà cái cây trứng cá đó là do tay tui trồng nên không ai được phép đốn bỏ nó.

Ông Năm : Bà có bằng chứng nào đưa ra đây để chứng minh rằng cái cây đó là do bà trồng hay không ?

Bà Tám : Vậy còn ông ? Ong có bằng chứng hay không mà hỏi ?

Ông Năm : Tui không cần có bằng chứng nào ráo trọi vì chắc chắn đó là do tui trồng…

Bà Tám : Tui mới chắc chắn đó là do tui trồng…

Ông Năm : Tui trồng…

Bà Tám : Tui trồng …

Ông Năm : Tui trồng…

Bà Tám : Tui trồng…

(Tánh từ ngoài bước vào)

Tánh : Dạ thư dì Tám, thưa ba … Cây trứng cá đó là do con …

Ông Năm : Ua Tánh ? Sao con về vậy … hôm nay rãnh về thăm ba à… Ưa mà … sao … con nói sao cây đó là do con trồng hả … đó nghe chưa… nè con nói rõ ràng cho mọi người nghe đi con… nghe nè… nghe nó nói nè…

Tánh : Dạ … Chưa chú Hai, thưa dì Tám, Cây trứng cá đó là do con tự tay bứng ngoài trước sân nhà đem qua cho em Trang và chính em Trang đã ra trồng ngay giữa hai nhà để làm kỷ niệm đó à…

Bà Tám : Ạ ! Vậy là do con gái tui trồng … phải rồi … vậy là của tui … mắc mớ gì tới ông…

HGV : Đây chính là nhân chứng sống có khả năng xác nhận nguồn gốc cây trứng cá một cách chính xác, cảm ơn cháu đã nghe lời chú về để cùng giải quyết vụ việc…

Tánh : Có gì đâu chú … chuyện nhà cháu thì cháu phải có trách nhiệm chư…

Thưa Ba … Thưa dì Tám… con nghĩ chuyện hai nhà không có gì là lớn lao mà hơn mười năm nay rồi cứ hục hặc với nhau là không nên … Con mong ba và dì Tám suy nghĩ lại … Tụi con cũng đã khổ nhiều vì cái chuyện này rồi ạ … Còn về cây trứng cá nó là kỷ niệm một thời tình yêu của tụi con… con mong Ba hãy giữ lại đừng đốn bỏ ba à …

Bà Tám : Ôi ! Người như Ba mày mà biết gì tình nghĩa Tánh ơi … Nói với ổng chi cho uổng lời … hồi đó không phải tại ổng thì tụi bây đâu có phải chia lìa … Cũng may mà nhờ vậy con gái tao nó mới lấy được chồng giáu có…

(Trang từ ngoài bước vào )

Trang : Má ! (Khóc), con xin má đừng có nói như vậy…

Bà Tám : Kì con… Ua, tự dưng sao về đây… ủa mà sao lại khóc … con đang sung sướng, hạnh phúc quá mà…

Trang : Má à ! Thôi má đừng dấu mọi người nữa… Thưa chú Năm, thưa chú Hai… cây trứng cá đó thật sự là do tay con trồng từ hồi con và anh Tánh còn nhỏ, hai đứa con đã chơi đùa, lớn lên và đã yêu thương nhau bên cái cây đó… Rồi, khi lớn lên do cái ranh đất mà hai gia đình xích mích nhau, nên tụi con đành lỡ dỡ … Anh Tánh cưới vợ còn con lấy chồng …Anh Tánh thì may mắn gặp hạnh phúc … chứ con thì chỉ sau hơn một năm chung sống đã phải ly hôn… Từ đó con không muốn trở về quê nữa…

Tánh : Trang à … Anh cũng hơn gì em đâu… vợ anh cũng đã thôi anh hơn ba năm nay rồi … Tại Ba anh không muốn cho mọi người biết đó thôi…

Trang : Má à ! Má thấy không, cũng tại người lớn bảo thủ mà bọn trẻ tụi con phải khổ…Bây giờ, Thôi đi má à cái cây trứng cá đó cũng không nên giữ lại làm gì cho thêm đau lòng …má đừng tranh chấp nữa nghe má…

HGV : Tôi nghĩ rằng đây là những người đây đủ uy tín và trọng lượng để tham gia vào cuộc hòa giải hôm nay … Sao, bây giờ chú Năm tính sao ?

Ông Năm : (Thở dài) Thôi thằng Tánh nó đã nói vậy thì thôi xí xóa không tính toán nữa … thôi chú Hai cho tôi rút đơn … chị Tám khỏi phải bồi thường nữa…

HGV : Còn dì Tám, dì tính sao dì Tám…?

Bà Tám : Anh Năm nói vậy sao được, tui đã gây thương tích cho anh thì tui phải bồi thường chứ, chú Hai nó cứ tính toán sao cho hợp lý, tui sẽ bồi thường… còn cái cây trứng cá… anh Năm cứ đốn bỏ, còn nếu anh Năm không đốn được tui sẽ mướn người đốn giùm, chi phí tui chịu…

Ông Năm : Thôi chị Tám yên tâm, thương tích có bao nhiêu đâu bồi thường mắc công, còn cái c6y… thôi để đó đi, đừng đốn…

Bà Tám : Đâu được, tui phải bồi thường cho anh để anh bồi dưỡng sức khỏe nữa chứ, còn cái cây anh khỏi lo, ngày mai tui sẽ cho người đốn, dọn sạch sẽ cho anh…

Ông Năm : (Tháo băng đầu ra) Nè chị coi đi, lành rồi, nhờ dán mấy miếng sa lông bát khỏi rồi, tốn kém bao nhiêu đâu mà bồi thường chị ơi, còn cái cây thôi đừng đốn, đau lòng lắm…

HGV : Tui có ý kiến vầy … Chú Năm đã nói vậy, thì thôi dì Tám khỏi phải bồi thường gì nữa, còn chuyện bồi dưỡng sức khỏe thì tùy tấm lòng dì Tám, à hay là để con Trang nó lo cho dì chuyện đó… Còn về cái cây trứng cá thì theo tui không nên đốn bỏ…

Ông Năm : Ua sao vậy chú Hai…?

HGV : Vì biết đâu nó sẽ gợi lại những kỷ niệm êm đẹp một thời và biết đâu những chuyện tốt đẹp lại sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai …Sẳn đây tui cho chú Năm và dì Tám biết một tin mừng …Thằng Tánh và con Trang đã hứa với tôi là sẽ trở về nhà lo cho cha mẹ chứ không tiếp tục sống xa nhà nữa rồi đó…

Bà Tám : Thiệt hả chú Hai … Thiệt hả Trang … Trời ơi …! Được vậy má mừng lắm … Cám ơn chú lắm nghe chú hai…

Ông Năm : Trời ơi ! Chú Hai ơi chú thật không hổ danh là người hòa giải viên giỏi nhất quê mình đó nghe chú Hai…Công nhận, chuyện của tui và chị Tám mà chú còn hòa giải được thì chắc không có vụ nào làm khó được chú đâu …

HGV : Nảy giờ là tự gia đình giải quyết với nhau thôi chứ tui có bao nhiêu đâu mà chú cho rằng tui giỏi…

Bà Tám : Chú không nói nhiều nhưng việc làm và tấm lòng của chú đã giúp chúng tôi hiểu ra tất cả, gia đình tui mang ơn chú lắm đó nghe chú Hai…

HGV : Thưa bà con, dì Tám nói đúng, điều quan trọng trước hết của người hòa giải viên là tấm lòng, kế đến là công việc, cuối cùng mới đến lời nói chân thật, hợp lý, hợp tình…Vụ tranh chấp cây trứng cá là vụ tranh chấp có thật ở quê tôi và cũng là một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời làm công tác hòa giải của tôi … Bây giờ thì cây trứng cá vẫn còn, hai nhà lại vui vẽ như xưa và nghe đâu đang chuẩn bị cho hai đứa trẻ kết hôn với nhau sau những lỡ vỡ đáng tiếc xảy ra ngày xưa…

Tiểu phẩm “Cây trứng cá” đến đây là hết xin kính chúc sức khỏe quý vị đại biểu khách dự, chúc hội thi thành công tốt đẹp.